Hôm nay,  

Tị Nạn Tới Cam Bốt Vẫn Bị Nguy

26/07/201200:00:00(Xem: 17171)
Bản tin RFA ghi nhận rằng, những người bị kết tội chống đối ở Việt Nam, dù có chạy sang Campuchia hay Thái Lan để tránh bị trừng phạt, dù được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại hai nước này cấp qui chế tị nạn thì chưa hẳn đã yên thân và luôn phải cảnh giác trước những tình huống bất ngờ.

Bản tin viết: “Đó cũng là trường hợp của gia đình bà Vương Thị Viếng ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, mà vợ chồng con cái cùng tham gia đảng Nhân Dân Hành Động, tổ chức chính trị của một nhóm người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, để rồi phải lây lất trốn tránh hai mươi năm trời từ lao tù trong nước sang tới Campuchia rồi qua tận Thái Lan.”

RFA đã phỏng vấn bà Vương Thị Viếng trình bày, trích như sau:

“Mật vụ Việt Nam ở Campuchia?

Năm 1992, tôi cùng gia đình bỏ sang Campuchia tại sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn vào tay cộng sản thì gia đình tôi không thể chấp nhận chế độ, bởi thế nên gia đình tôi mới tìm một đảng phái nào để tham gia để đấu tranh tìm tự do. Tôi muốn đấu tranh để đòi hỏi đa nguyên đa đảng. Ông chồng tôi sang Campuchia trước, sau mấy mẹ con tôi mới sang năm 1992. Trốn đi chứ không phải là đi hợp pháp.

Bà Vương Thị Viếng kể, nêu nghi vấn rằng công an CSVN đã hoạt động phá hoại tích cực ở Cam Bốt.

Năm 1993, gia đình bà Viếng bắt đầu tham gia đảng Nhân Dân Hành Động. Năm 1996 hai vợ chồng đi qua Thái Lan để gặp ông Nguyễn Sĩ Bình là trung ương đảng của Nhân Dân Hành Động, để ông sắp đặt cái vấn đề về Việt Nam đấu tranh. Khi mà sang biên giới Thái Lan rồi, mới sang tới biên giới thì bị mật vụ Việt Nam, cộng tác với công an Campuchia, bắt giải giao về Việt Nam. Trong lúc bắt thì 28 người nhưng đưa về Campuchia thì thả ra hết chín người. Những người đó họ nói là có quốc tịch Campuchia, còn 19.


Bà Viếng kể :

“...Họ xử người thì hai mươi năm, người mười chín năm, Nguyễn Tuấn Nam chồng tôi 19 năm, Lê Văn Tính 20 năm, rồi tất cả 16 năm, 14 năm, tôi là 10 năm. Hiện giờ chồng tôi chưa ra mà bị tai biến lần thứ hai rồi.”

Bà Viếng thêm: “Khi tôi mãn án tù về họ cứ phân biệt đối xử, họ làm khó dể đủ điều. Vì chỗ đó mà tôi sống không được tôi mới trốn sang Campuchia để xin tị nạn ở UN Liên Hiệp Quốc (UNHCR) .

Khi tôi đi tù thì con tôi (ở Campuchia), chiến tranh hai đảng đánh nhau, thì nó chạy về Việt Nam, sống lưu vong làm mướn làm thuê ở Sài Gòn chứ không dám sống ở địa phương.”

Bà Vương Thị Viếng tiếp: “Khi được UN Campuchia (UNHCR) cấp quí chế thì tôi cũng tính ở đó sống ở đó dưới sự bảo vệ của UN Liên Hiệp Quốc. Một tháng sau khi được qui chế rồi thì tôi bị đụng xe. Cái đó thì UN cũng biết. Tôi bị bất tỉnh tôi không biết gì hết, tỉnh dậy thì xe họ chạy đâu hết rồi còn mình tôi nằm trên bờ lề đó thì họ đưa tôi vô bệnh viện mới biết ra là gãy một chân. Đó là tôi nghĩ do sự tổ chức của mật vụ Việt Nam, tại vì khi tôi đi xong rồi thì con tôi ở dưới Việt Nam tiếp tục bị đàn áp, hỏi là mẹ đi tù về rồi đi đâu, tụi nó nói không biết rồi họ tiếp tục đàn áp thì con tôi mới chạy lên (Campuchia) được đâu có mười ngày thì tôi bị đụng xe.” Toàn văn cuộc phỏng vấn còn lưu ở mạng RFA.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản tin VOA loan rằng, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp mạnh mẽ lên án chiến dịch mới của chính quyền Việt Nam đối với các blogger và những nhà hoạt động nhân quyền trong nước.
Một bài phân tích trên báo Doanh Nhân Sài Gòn cho thấy tiền kiều hối gửi về Sài Gòn sẽ ngày càng giảm.
HANOI -- Ngành đường vận tải thủy Việt Nam lại gặp nạn lớn, theo bản tin từ báo Giao Thông Vận Tải.
NEW DELHI -- Công ty dầu quốc doanh Ấn Độ ONGC sẽ tiếp tục thăm dò lô dầu 128 trên Biển Đông của Việt Nam thêm 2 năm nữa.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nên là một người Mỹ gốc Việt? Đó là ý kiến được một dân biểu Mỹ nêu lên.
SAIGON -- Nửa cuối 2012: DN sẽ tuyên bố phá sản nhiều hơn?
HANOI -- Một bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân báo động rằng tình hình “lợi ích nhóm” đang băm xẻ tài sản quốc gia, cán bộ đảng chạy chức, chạy quyền, nợ xấu ngân hàng bóp méo để các quan chức hưởng lương cao, và đây là cơ nguy để “diễn biến hòa bình.”
SAIGON -- Một tai nạn bi thảm vừa xảy ra tại Sài Gòn: Ghe 150 tấn chìm trên sông Sài Gòn, 4 người thoát chết.
Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam một cách chính thức là rất thấp, nhưng thực tế lại thê thảm tới mức ngay cả du học sinh tốt nghiệp xong, về nước cũng khó tìm việc.
Tiền gửi về nước giảm thê thảm, cụ thể là Sài Gòn sụt giảm kiều hối trong 6 tháng đầu năm: Theo số liệu vừa công bố, kiều hối sáu tháng đầu năm của TP. Sài Gòn chỉ đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kì năm ngoái.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.