Tập Cận Bình hỗ trợ Putin thay vì hòa giải cho cuộc chiến

24/03/202300:00:00(Xem: 1932)

tap putin
 
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington.
 
Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
 
Không nghi ngờ chút nào rằng mối quan hệ này cần thiết với Nga. Cuộc chiến xâm lược Ukraine đã đẩy lùi đất nước này, và dĩ nhiên hơn bao giờ hết Nga đang rất cần đồng minh. Nhất là khi phương Tây đang làm mọi cách để hạ bệ nền kinh tế Nga và Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague đã phát lệnh truy nã Putin.
 
Nhưng Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được gì khi giúp đỡ một nước Nga ngày càng bị cô lập?
 
Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là về lợi ích riêng. Trung Quốc đã chọn dựa trên những gì được cho là có lợi cho mình. Liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, Trung Quốc luôn muốn tỏ ra trung lập nhưng vẫn sát cánh với Nga. Việc Tập Cận Bình chọn Nga là điểm đến đầu tiên sau khi được bầu lại làm chủ tịch nước tại Đại hội đại biểu nhân dân cũng là cách thể hiện điều đó. Ở Putin, ông Tập tìm được một đồng minh để chia sẻ sự thù địch của mình với Hoa Kỳ.
 
Đảng Cộng sản của Trung Quốc là sự tương phản rõ rệt nhất của các nền dân chủ tự do, và Trung Quốc luôn tỏ ra mình bị xúc phạm bất cứ khi nào bị chỉ trích vi phạm nhân quyền như ở Tân Cương hay các nơi khác. “Đó là những công việc nội bộ”, câu trả lời thường xuyên của họ. Về vấn đề đó, thì rõ ràng Nga là đồng minh của Trung. Cả hai nước đều muốn một thế giới "đa cực". Điều này có nghĩa là không ai can dự vào cách người khác quản lý công việc của họ và những từ như dân chủ có thể được diễn giải một cách tự do.
 
Trung Quốc cũng có thể sử dụng cuộc chiến ở Ukraine - điều mà nước này vẫn đang làm - để mua khí đốt và dầu mỏ với giá ưu đãi, khi phương Tây giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đâu muốn nhìn thấy một nước Nga suy yếu nghiêm trọng và Putin bị hất cẳng, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc.
 
Về cuộc chiến Ukraine, Putin ca ngợi Tập về kế hoạch hòa bình mà ông Tập đề xuất vào tháng trước, đồng thời đổ lỗi cho Kyiv và phương Tây đã từ chối kế hoạch này. Tập Cận Bình đã nhắc lại rằng Trung Quốc hoàn toàn trung lập đối với cuộc chiến ở Ukraine, nhưng  trên thực tế, Trung Quốc không hề yêu cầu quân đội Nga rời khỏi Ukraine, điều kiện tiên quyết để Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngồi vào bàn đàm phán. Thay vào đó, Tập Cận Bình đã thể hiện sự ủng hộ hơn nữa đối với người bạn thân Putin khi ông sử dụng thuật ngữ tiếng Nga để nói rằng "mối quan tâm về an ninh" của tất cả các quốc gia phải được tôn trọng. Bằng cách sử dụng kiểu nói đó, ông đã ngụ ý như những gì Nga thường nói rằng Nga bị NATO đe dọa và buộc phải xâm lược Ukraine.
 
Nguyên Hòa
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2023, Bộ Giáo Dục Florida ra thông báo từ chối 35% số lượng sách nghiên cứu xã hội mà các nhà xuất bản đã gửi để xem xét chuẩn thuận sử dụng trong các trường công lập của tiểu bang. Những cuốn sách bị loại với lý do có chứa các tài liệu tham khảo liên quan đến các vấn đề về công bằng xã hội “và các thông tin khác” không phù hợp với luật pháp Florida.
Rác thuộc quyền sở hữu của ai? Câu hỏi nóng hổi đang được đặt ra bởi những người gom nhặt rác trên khắp thế giới, họ đang đoàn kết để đấu tranh cho sự sống còn của mình. Những người gom nhặt rác cho rằng, những gì mà mọi người đã vứt bỏ thì ai cũng có thể lấy. Trên toàn cầu, có tới 56 triệu người mua bán ve chai, họ thu mua và bán lại các loại kim loại, thủy tinh, bìa cứng và nhựa mà mọi người không còn sử dụng và vứt bỏ.
Gói lập pháp mà Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua vào ngày 26 tháng 4 năm 2023 với tỷ lệ hẹp sẽ cắt giảm chi tiêu liên bang trong thập kỷ tới đồng thời tăng mức trần nợ. Một biện pháp cắt giảm trong dự luật do Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn sẽ hạn chế quyền tiếp cận Medicaid đối với hàng triệu người Mỹ. Khoảng 1 trong 4 người Mỹ có bảo hiểm y tế thông qua chương trình Medicaid, chương trình này chủ yếu phục vụ những người có thu nhập thấp và người khuyết tật và được chính phủ liên bang và các tiểu bang đồng tài trợ. Nếu luật được Đảng Cộng hòa ủng hộ thắng thế, chính phủ liên bang sẽ yêu cầu những người trưởng thành được bảo hiểm bởi Medicaid từ 19 đến 55 tuổi và không có con hoặc những người phụ thuộc khác phải dành 80 giờ mỗi tháng để làm công việc được trả lương, đào tạo nghề hoặc phục vụ cộng đồng.
Trong những tuần qua, người Việt khắp nơi đồng lòng tưởng niệm tháng Tư đen, hồi tưởng những ngày Sài Gòn thất thủ và quãng thời gian dài đen tối sau 30 tháng 4 năm 1975, khi hàng triệu người Việt phải liều mạng bỏ nước ra đi vì hai chữ Tự Do. Với người Việt tị nạn, quyền tự do hoàn toàn bị tước đoạt sau khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, cướp nhà, bỏ tù toàn bộ giới quân nhân, trí thức cũng như bất kỳ ai có liên quan đến chính phủ cộng hòa, và cho đến nay, tiếp tục bắt bớ bất cứ ai có quan điểm chính trị trái chiều. Là thân phận tị nạn, Người Việt ít nhiều hiểu được ý nghĩa của hai chữ tự do, những giá trị mà con người khắp nơi trên thế giới đổi máu xương tranh đấu vì nó.
Suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, miền Nam Việt Nam ở trong tình trạng dao động, bất ổn nhất về mặt quân sự lẫn chính trị. Chiến tranh leo thang, Mỹ đổ quân vào chiến trường, các chính phủ Nam Việt Nam thi nhau sụp đổ, đời sống kinh tế của người dân càng lúc càng khó khăn. Sau hơn nửa thế kỷ, nhìn lại, tác giả Đỗ Kim Thêm đã có những đánh giá và nhận định sâu sắc, trung thực, khách quan về giai đoạn lịch sử đó. Việt Báo trân trọng giới thiệu
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Quý vị có thể đã nghe qua cụm từ “quyền của các bậc cha mẹ” (hay “quyền của phụ huynh”). Thoạt nghe thì có vẻ chẳng có gì phải bàn cãi – tất nhiên là các bậc phụ huynh phải có quyền của cha mẹ – và đó có lẽ là lý do khiến nó trở thành thuật ngữ sử dụng cho những nỗ lực bảo thủ để cấm đoán sách vở, xét nét các chương trình giảng dạy ở trường lớp, cũng như những lệnh cấm sặc mùi chính trị về việc không cho phép giảng dạy một số kiến thức.
Cuộc chiến tranh Ukraine đang tiếp tục và viễn ảnh hòa bình rất xa vời vì Nga không tỏ ra chút nào muốn ngồi đàm phán tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc chiến xảy ra hơn năm trời với lý do không ai có thể biện minh được. Quyết định của cuộc chiến tranh nằm trong tay một cá nhân: Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã phát động cuộc chiến vào cuối tháng hai năm 2022.
Những tháng mùa đông năm nay, nước Mỹ phải đối phó với nhiều bệnh nhiễm trùng do virus cùng một lúc. Bộ ba Covid-19, RSV (respiratory syncytial virus, siêu vi hợp bào hô hấp) và bệnh cúm thường niên) gây một tình trạng khó khăn cho giới y khoa vì triệu chứng có thể trùng với nhau và khó phân biệt, trong lúc đó là tắc nghẽn hệ thống nhà thương và phòng cấp cứu, không những ở Mỹ mà luôn ở châu Âu. Hiện tượng này gọi là dịch mùa đông tay ba (“triple winter epidemic”).
Các cuộc khảo sát về dân chủ trong những năm gần đây cho thấy nền dân chủ trên thế giới đang suy giảm, và ngày càng có nhiều người sống trong các chế độ độc tài. Đại học Gothenburg, Thụy điển vừa công bố một thống kê mới cho thấy xu hướng này đang tiếp tục tăng. Thế giới chưa bao giờ lại phản dân chủ hơn trong 35 năm qua.
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.