Có Tia Sáng Hy Vọng Nào Cho Nền Dân Chủ Thế Giới Đang Bước Thụt Lùi?

10/03/202300:00:00(Xem: 744)

nen dan chu
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, thế giới có nhiều chế độ độc tài hơn các nền dân chủ tự do. Hình: Jose M từ Unsplash
 
Các cuộc khảo sát về dân chủ trong những năm gần đây cho thấy nền dân chủ trên thế giới đang suy giảm, và ngày càng có nhiều người sống trong các chế độ độc tài.
 
Đại học Gothenburg, Thụy điển vừa công bố một thống kê mới cho thấy xu hướng này đang tiếp tục tăng. Thế giới chưa bao giờ lại phản dân chủ hơn trong 35 năm qua.
 
“Mức độ dân chủ của công dân trung bình trên thế giới vào năm 2022 trở lại mức của năm 1986. Điều này có nghĩa là 72% dân số thế giới, tương đương 5,7 tỷ người, sống dưới chế độ độc tài.” Staffan I. Lindberg, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Gothenburg, cho biết
 
Các chế độ dân chủ bị suy giảm mạnh mẽ nhất là ở khu vực Thái Bình Dương, Đông Âu, Trung Á, Châu Mỹ Latinh và Caribe.
 
Số quốc gia trên thế giới mà nền dân chủ bị các chế độ chuyên quyền lấn áp ngày càng tăng – từ 13 lên 42 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2022.
 
Điều thường khơi mào cho sự chuyên quyền hóa ở một quốc gia là khi các phong trào chính trị độc đoán giành được ảnh hưởng trực tiếp đối với chính sách của chính phủ, khi đó họ dỡ bỏ các thể chế dân chủ: truyền thông tự do, xã hội dân sự, các tổ chức độc lập và bộ máy tư pháp. Một khi những điều này được cho phép bắt đầu, nền dân chủ sẽ bị phá hủy.
 
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, thế giới có nhiều chế độ độc tài hơn các nền dân chủ tự do. 28 phần trăm dân số thế giới, hay 2,2 tỷ người, hiện đang sống trong các chế độ độc tài thuần túy.
 
Tuy vậy vẫn có những quốc gia mà sau một thời gian dài dưới chế độ độc tài vẫn đã có thể đảo ngược lại.
 
Bolivia, Moldova, Ecuador, Maldives, Bắc Macedonia, Slovenia, Hàn Quốc và Zambia đều là những quốc gia đã thành công trong việc đảo ngược quá trình chuyển biến từ chuyên quyền qua dân chủ.
 
“Việc 8 nước đi từ chuyên chế sang dân chủ là một điều đáng mừng. Việc các quốc gia có thể quay ngược đầu lại để trở thành một quốc gia với thể chế dân chủ tự do là một việc bất thường. Các quốc gia này đã có một cuộc vận động ủng hộ dân chủ, thiết lập lại một hệ thống luật pháp độc lập, phế truất các nhà lãnh đạo độc tài, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, những điều mà một nền dân chủ nên có.” Staffan I. Lindberg nói.
 
Điều đó phải chăng vẫn cho chúng ta một tia sáng hy vọng, dù rằng nền dân chủ trên thế giới đang dần dần đi ngược lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 24 tháng 5 năm 2023, Tina Turner, Nữ hoàng nhạc Rock 'N' Roll, từ giã cõi đời ở tuổi 83 tại nhà riêng ở Küsnacht, Thụy Sĩ. Truyền thông báo chí đã cùng nhìn lại và ca ngợi những cống hiến và thành tựu trong sự nghiệp của bà. Nhưng có một điều mà có thể nhiều người không biết là trong 50 năm qua, Tina Turner đã tu tập Phật Giáo, tông phái Nichiren (Nichiren Buddhism) theo tổ chức Soka Gakkai International (SGI).
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2023, Bộ Giáo Dục Florida ra thông báo từ chối 35% số lượng sách nghiên cứu xã hội mà các nhà xuất bản đã gửi để xem xét chuẩn thuận sử dụng trong các trường công lập của tiểu bang. Những cuốn sách bị loại với lý do có chứa các tài liệu tham khảo liên quan đến các vấn đề về công bằng xã hội “và các thông tin khác” không phù hợp với luật pháp Florida.
Rác thuộc quyền sở hữu của ai? Câu hỏi nóng hổi đang được đặt ra bởi những người gom nhặt rác trên khắp thế giới, họ đang đoàn kết để đấu tranh cho sự sống còn của mình. Những người gom nhặt rác cho rằng, những gì mà mọi người đã vứt bỏ thì ai cũng có thể lấy. Trên toàn cầu, có tới 56 triệu người mua bán ve chai, họ thu mua và bán lại các loại kim loại, thủy tinh, bìa cứng và nhựa mà mọi người không còn sử dụng và vứt bỏ.
Gói lập pháp mà Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua vào ngày 26 tháng 4 năm 2023 với tỷ lệ hẹp sẽ cắt giảm chi tiêu liên bang trong thập kỷ tới đồng thời tăng mức trần nợ. Một biện pháp cắt giảm trong dự luật do Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn sẽ hạn chế quyền tiếp cận Medicaid đối với hàng triệu người Mỹ. Khoảng 1 trong 4 người Mỹ có bảo hiểm y tế thông qua chương trình Medicaid, chương trình này chủ yếu phục vụ những người có thu nhập thấp và người khuyết tật và được chính phủ liên bang và các tiểu bang đồng tài trợ. Nếu luật được Đảng Cộng hòa ủng hộ thắng thế, chính phủ liên bang sẽ yêu cầu những người trưởng thành được bảo hiểm bởi Medicaid từ 19 đến 55 tuổi và không có con hoặc những người phụ thuộc khác phải dành 80 giờ mỗi tháng để làm công việc được trả lương, đào tạo nghề hoặc phục vụ cộng đồng.
Trong những tuần qua, người Việt khắp nơi đồng lòng tưởng niệm tháng Tư đen, hồi tưởng những ngày Sài Gòn thất thủ và quãng thời gian dài đen tối sau 30 tháng 4 năm 1975, khi hàng triệu người Việt phải liều mạng bỏ nước ra đi vì hai chữ Tự Do. Với người Việt tị nạn, quyền tự do hoàn toàn bị tước đoạt sau khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, cướp nhà, bỏ tù toàn bộ giới quân nhân, trí thức cũng như bất kỳ ai có liên quan đến chính phủ cộng hòa, và cho đến nay, tiếp tục bắt bớ bất cứ ai có quan điểm chính trị trái chiều. Là thân phận tị nạn, Người Việt ít nhiều hiểu được ý nghĩa của hai chữ tự do, những giá trị mà con người khắp nơi trên thế giới đổi máu xương tranh đấu vì nó.
Suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, miền Nam Việt Nam ở trong tình trạng dao động, bất ổn nhất về mặt quân sự lẫn chính trị. Chiến tranh leo thang, Mỹ đổ quân vào chiến trường, các chính phủ Nam Việt Nam thi nhau sụp đổ, đời sống kinh tế của người dân càng lúc càng khó khăn. Sau hơn nửa thế kỷ, nhìn lại, tác giả Đỗ Kim Thêm đã có những đánh giá và nhận định sâu sắc, trung thực, khách quan về giai đoạn lịch sử đó. Việt Báo trân trọng giới thiệu
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Quý vị có thể đã nghe qua cụm từ “quyền của các bậc cha mẹ” (hay “quyền của phụ huynh”). Thoạt nghe thì có vẻ chẳng có gì phải bàn cãi – tất nhiên là các bậc phụ huynh phải có quyền của cha mẹ – và đó có lẽ là lý do khiến nó trở thành thuật ngữ sử dụng cho những nỗ lực bảo thủ để cấm đoán sách vở, xét nét các chương trình giảng dạy ở trường lớp, cũng như những lệnh cấm sặc mùi chính trị về việc không cho phép giảng dạy một số kiến thức.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Cuộc chiến tranh Ukraine đang tiếp tục và viễn ảnh hòa bình rất xa vời vì Nga không tỏ ra chút nào muốn ngồi đàm phán tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc chiến xảy ra hơn năm trời với lý do không ai có thể biện minh được. Quyết định của cuộc chiến tranh nằm trong tay một cá nhân: Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã phát động cuộc chiến vào cuối tháng hai năm 2022.
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.