Hôm nay,  

Chính Phủ Hoa Kỳ Bị Tố Bỏ Rơi Dân Iraq Tị Nạn Chiến Tranh

18/11/200700:00:00(Xem: 1100)

CAIRO, Egypt - Chính phủ Hoa Kỳ đang hết sức chậm chạp -khó tha thứ-trong vấn đề định cư người tị nạn Iraq và đã thất bại trong việc hợp tác với các đồng minh Ả Rập để tái định cư khoảng 4.5 triệu người Iraq đau khổ. Một tổ chức đấu tranh cho người tị nạn có trụ sở tại Washington đã công bố một phúc trình gay gắt chỉ trích chính phủ Mỹ như thế.

Tổ chức đấu tranh này nói rằng Bạch Ốc đã lãng quên những nạn nhân chiến tranh tang thương, và chỉ trích chính phủ Bush không làm được gì cho một dân số bị đau khổ vì chiến tranh. Tổ chức này, Refugees International, vừa tới thăm các cộng đồng dân Iraq tị nạn ở Trung Đông.

Kristele Younes, đồng tác giả phúc trình của Refugees International cho rằng nguyên nhân đầu tiên là thiếu một ý chí chính trị. Bà nói: "Cho tới gần đây, chính phủ Bush cũng không hề nhận thức được tình trạng khủng hoảng nhân đạo của 5 triệu người dân Iraq đã phải rời khỏi nhà của họ tị nạn chiến tranh."

Mặc dù hứa hẹn cho phép 7,000 người tị nạn Iraq tới Hoa Kỳ năm nay, nhưng chỉ có 1,608 người được chấp thuận vào cuối Tháng Chín và khoảng 450 người nữa trong Tháng Mười. Thay vào đó, chính phủ Hoa Kỳ lại giải quyết cho gần gấp 3 số đó, tức là 5,481 người Iran vào Mỹ năm nay, mặc dù cả hai dân tộc Iran và Iraq đều phải chia sẻ cùng một lịch sử tôn giáo và chính trị.

Các viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng việc phỏng vấn và định cư cho người tị nạn Iraq bị cản trở bởi nhu cầu lên kế hoạch cơ cấu người tị nạn ở các nước khác như Syria, cũng như các biện pháp an ninh sau 9/11 của Bộ Nội An. Các viên chức này cũng nói chính phủ Bush không hề cam kết giải quyết cho 7,000 người tị nạn Iraq trong tài khóa 2007.

Gordon Johndroe, phát ngôn nhân Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói rằng người Syria đã cản trở bằng cách không cho phép các nhân viên Hoa Kỳ phỏng vấn được vào nước họ để cứu xét đơn xin định cư của người Iraq tị nạn. Trong khi đó, nhân một chuyến đến Jordan tuần này, trông thấy khoảng 1 triệu người Iraq ở đó, Bộ Trưởng Bộ Nội An Michael Chertoff mô tả tiến trình đó là "hiệu quả, nhanh và không có trở ngại."

Chỉ kiểm soát các trường hợp của người dân 15 nước dựa vào sự hợp tác của Cairo, Hoa Kỳ thiếu các nguồn thông tin nhân dụng để lưu giữ hàng ngàn trường hợp chất đống ở văn phòng tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Các viên chức ở Arab League, đại diện cho 22 quốc gia nói rằng Hoa Kỳ không hề tiếp xúc với họ về vấn đề người tị nạn Iraq.

Các nước khác, như Lebanon, Jordan và Ai Cập - đều là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ- đã nhận được rất ít hoặc không hề được sự trợ giúp nào của Hoa Kỳ và vì vậy nên đã bắt đầu từ chối tiếp nhận người Iraq, bắt giam những người quá hạn chiếu khán và áp lực họ trở về quê trừ những người rất giàu. 

Tổ chức này cũng nói sẽ là tai họa cho Syria nếu nước này áp dụng chính sách mở cửa cho người Iraq, đã quá tải với 1.4 triệu người Iraq tị nạn. Syria đã đóng cửa biên giới hồi tháng rồi theo yêu cầu của chính phủ Iraq, nhưng sau đó tiếp nhận người Iraq có chiếu khán 3 tháng.

Samir Sadeq Mahmoud, một người Hồi Giáo Sunni 40 tuổi, rời Baghdad cùng với vợ và 4 con một năm về trước khi du kích Hồi Giáo Shiite kiểm soát khu phố của họ. Gia đình họ định cư ở Cairo.  Mahmoud nói rằng họ thường nhận tiền và thuốc men viện trợ của một tổ chức từ thiện trong nước, nhưng tính toán số tiền đi xe taxi tới văn phòng và những nơi khác trong thành phố cũng gần bằng với số tiền họ được viện trợ. Một người khác, Khaled Ezzat, tài xế của một chi nhánh truyền hình Hoa Kỳ có văn phòng tại Baghdad, vừa rời Iraq năm ngoái với 3 con trai sau khi bị dọa giết vì làm việc với người Mỹ. Gia đình họ tới Syria, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì tìm cơ hội tới Ai Cập vì nghĩ rằng sẽ dễ tìm việc làm. Nhưng bây giờ thì ông nói đã sai lầm khi họ rời khỏi Syria vì tất cả mọi thứ ở Syria đều tốt hơn: người dân tử tế, chính phủ tử tế, trường học, thực phẩm, thời tiết đều tốt…trong khi người Ai Cập nghĩ rằng người Iraq đến Ai Cập với một cái giếng dầu. Mỗi ngày Ezzat bàn bạc cách trở lại Syria với những người Iraq khác nhưng họ đang gặp trở ngại vì không có tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.