Hôm nay,  

Người Thọ Thuế Gốc Việt Ở Mỹ Và Thông Tin Thuế Vụ Việt Ngữ

24/10/200700:00:00(Xem: 6598)

Cộng Đồng Người Việt ở Hoa Kỳ là một cộng đồng mới, trẻ, đầy sức sống cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy không đông như nhóm chủng tộc Spanish, không lâu đời như các nhóm kiều dân Trung Hoa và Nhật Bản là hai dân tộc láng giềng Châu Á, những thành công tiếp nối của Người Việt ở Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực khác nhau là điều không thể phủ nhận, đặc biệt là các hoạt động báo chí. Báo tiếng Việt có mặt ở hầu hết mọi tiểu bang Hoa Kỳ, và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tin Việt có thể đọc được ở khắp nơi qua mạng thông tin điện tử. Nhưng điều đáng tự hào của mọi người dân Việt không chỉ là những thành quả thấy được này mà chính là ý chí và tinh thần dân tộc Việt thể hiện qua việc bảo vệ, duy trì và phát triển văn hóa và ngôn ngữ Việt, cùng những nỗ lực đưa tiếng Việt lên ngang tầm quan trọng với các ngôn ngữ quốc tế chính thức khác. Cụ thể, cơ quan IRS - Sở Thuế Vụ, cơ quan quyền lực thứ ba ở Hoa Kỳ, từ  năm 2001 đã bắt đầu cung cấp trực tiếp nguồn thông tin thuế vụ bằng tiếng Việt cho các báo ở các tiểu bang Oregon, Washington và California. Năm 2002, chương trình phát thanh thuế vụ bằng tiếng Việt đầu tiên, do Viet Communications ở San Jose tài trợ, mở đầu một sinh hoạt văn hóa mới mẻ ở Hoa Kỳ: Thuế Vụ & Đời Sống. Năm sau, qua đài Việt Nam Hải Ngoại, chương trình phát thanh thuế vụ của tổ chức Boat People S.O.S. và cơ quan IRS, người Việt ở trên 22 thành phố lớn của Hoa Kỳ đã thường xuyên nghe các buổi phát thanh thuế vụ tiếng Việt.

Để đánh dấu 6 năm kể từ cuộc họp báo đầu tiên với đại diện báo chí Việt Nam, ngày thứ ba 23 tháng 10 năm 2007, Phó Ủy Viên Hội Đồng bộ phận W&I của IRS, ông Rick Byrd, có cuộc họp báo với riêng các đại diện báo tiếng Việt tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Mục đích của cuộc họp báo nhằm giúp Sở Thuế Vụ hiểu rõ hơn tác dụng của nguồn thông tin thuế vụ bằng tiếng Việt  đối với các cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ. Riêng đối với các cộng đồng Việt Nam, sự kiện này còn ghi nhận một thành quả không nhỏ của sự hợp tác giữa chính quyền Liên Bang và các hệ thống truyền thông tiếng Việt, nói lên mối quan tâm của cả hai bên đến một trọng tâm chung: Người Việt ở Hoa Kỳ.

Bài viết dưới đây là tài liệu tham khảo của bộ phận SPEC - Stakeholder Partnership Education and Communications thuộc cơ quan IRS.

- Người Nhập Cư ở Hoa Kỳ

Cộng đồng người nhập cư ở Hoa Kỳ rất đa dạng, họ đến từ mọi nơi trên thế giới, chia xẻ và đóng góp nét riêng của dân tộc họ vào quốc gia này, nhưng cũng như  bao người khác sinh trưởng tại đây, người nhập cư cũng là người thọ thuế. Theo số liệu của Phòng Thống Kê Dân Số, tính đến năm 2006 cả nước có khoảng 37.5 triệu người nhập cư, bao gồm những người nhập cư chính thức, không chính thức và người tị nạn. Bằng tiền đóng thuế của mình, người nhập cư Hoa Kỳ dự phần trang trải các chi phí giáo dục, y tế, xây sửa đường xá, cầu cống, tham gia các chương trình cứu trợ xã hội, an sinh và các chi phí quốc phòng. Dĩ nhiên, người nhập cư cũng đồng thời là người sử dụng và thừa hưởng các quy chế phúc lợi của chính phủ Hoa Kỳ.

- Mỗi năm, tổng số tiền thuế người nhập cư đóng góp cho chính phủ là bao nhiêu"

Bằng con số dự đoán thận trọng, có thể nói, tiền thuế người nhập cư đóng trực tiếp cho chính phủ Liên bang, tiểu bang và địa phương năm 1997, mười năm trước đây, vào khoảng 133 tỉ mỹ kim. Con số dự đoán này thực tế tăng lên hằng năm. Mặc dầu không phải mọi người nhập cư đóng cùng một khoản tiền thuế như nhau, hay nhận được các mức phúc lợi bằng nhau, thước đo chung dùng để đo lường khả năng thành công, cũng như số tiền thuế họ đóng cho chính phủ là tay nghề, trình độ học vấn và vốn liếng Anh ngữ. Hoặc nhận xét theo cách khác, nếu thiếu tay nghề, trình độ học thức không cao, và khả năng anh ngữ hạn hẹp, người nhập cư sẽ phải trông cậy vào các chương trình giúp đỡ của chính phủ và cũng sẽ đóng thuế ít hơn những người có kiến thức và nghề nghiệp vững vàng hơn.

- Tiền thuế người nhập cư đóng cho chính phủ có đủ trang trải các chi phí dịch vụ công cộng cung cấp cho họ không"

Nói chung, người nhập cư và con cái của họ mang đến các nguồn lợi kinh tế lâu dài cho Hoa Kỳ. Khảo sát của viện khoa học quốc gia - the National Academy of Science (NCR) cho thấy từ lúc nhập cư  cho đến tuổi già, số tiền thuế một người di dân bình thường và con cái họ đóng cho chính phủ Liên bang, tiểu bang và địa phương nhiều hơn tất cả các nguồn phúc lợi họ nhận được.

Những người di dân trở thành công dân Hoa Kỳ thường phải đóng thuế nhiều hơn các công dân tự nhiên khác. Từ những phiếu thăm dò năm 1996, viện thống kê Quốc gia Hoa Kỳ - the U.S. Census Bureau Current Population Survey (CRS) mới đây kết luận rằng những gia đình có một người lớn sinh ở một quốc gia khác, nhập cư vào Hoa Kỳ, trở thành công dân Mỹ, thực có nguồn lợi tức sau khi điều chỉnh (AGI - Adjusted Gross Income) trung bình là $40,502 cao hơn mức AGI trung bình của những công dân gốc Mỹ là $35,249. Ngoài ra, nguồn thu nhập phải đóng thuế của những gia đình người nhập cư trung bình là $32,585 cũng cao hơn mức thu nhập phải đóng thuế của gia đình người Mỹ bản sứ  bình quân là $27,076. Do đó, tiền thuế phải đóng của những gia đình có một người là người di cư có quốc tịch Mỹ bình quân là $6,580 so với $5,070 của những gia đình thuần Mỹ.

Người Việt ở Hoa Kỳ

Kết quả thăm dò các cộng đồng Hoa Kỳ tiến hành năm 2005 phỏng đoán có khoảng 1,418,334 cư dân gốc Việt sinh sống ở Hoa Kỳ. Con số này cao hơn thống kê dự đoán năm 2000 là 1,122,528 người. Cộng đồng người Việt hiện nay sống phân bổ tại các tiểu bang thuộc bốn khu vực chính của Hoa Kỳ như sau:

Khu Tây: 694,859

Khu Nam: 425,248

Khu Đông Bắc: 162,707

Khu Trung Tây: 135,520

Tuổi trung bình của cộng đồng cư dân Việt ở Hoa Kỳ theo kết quả năm 2005 là 33.4 tuổi, "hơi trẻ" hơn tuổi trung bình của dân Mỹ nói chung là 36.3 tuổi. Ngoài tuổi tác trẻ hơn, cộng đồng người Việt ở đây cũng "khỏe mạnh" hơn cộng đồng người bản xứ nói chung. Chỉ có 10.3% tổng số người Việt bị tàn tật so với tỉ lệ tàn tật 14.9% tổng số dân Mỹ.

Về trình độ học vấn, cũng theo kết quả thăm dò của ACS, có đến 18.2% tổng số dân gốc Việt từ 25 tuổi trở lên có một bằng đại học so với con số này là 17.2% của dân Mỹ nói chung, nhưng chỉ có 7.3% người nhập cư gốc Việt có bằng cấp sau đại học; tỉ lệ này là 10% tổng số dân Mỹ. Như vậy, có nhiều người Việt ở Hoa Kỳ có trình độ đại học hơn người Mỹ, nhưng ngược lại, có ít người Việt di dân theo đuổi các chương trình cao học so với người bản xứ.

Tài liệu ACS năm 2005 tóm lược quá trình di dân của người Việt Nam phỏng đoán có đến 46.7% tổng số người Việt đến Hoa Kỳ trước năm 1990, 41.7% nhập cư trong thập niên 1990, và số còn lại 11.6% từ sau năm 2000. Cũng theo tài liệu này, 51.6% người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ khai không nói giỏi tiếng Anh.

Căn cứ theo bản thăm dò 2005 của ACS lợi tức bình quân của một gia đình người nhập cư Việt Nam là $54,227, so với mức thu nhập bình quân của một gia đình Hoa Kỳ là $55,832, chỉ khoảng $1,300 thấp hơn. Thế nhưng lại có đến 64.8% gia đình di dân người Việt sống trong ngôi nhà do họ làm chủ; số còn lại 35.2% thuê nhà để ở. Tỉ lệ người Mỹ có nhà riêng trong năm 2005 được biết là 67%.

Thông Tin Thuế Vụ Tiếng Việt Cho Người Thọ Thuế Gốc Việt 

Thật hiển nhiên đời sống sẽ trở nên dễ dàng hơn, và mang lại nhiều lợi tức hơn khi người nhập cư nói được ngôn ngữ địa phương của nơi họ đến sinh sống. Ở Hoa Kỳ, Anh ngữ là ngôn ngữ giao tiếp chính thức được sử dụng như quốc ngữ. Khi đề cập đến các vấn đề thuế vụ, giúp đỡ người nhập cư hoặc người thọ thuế không nói tiếng Anh tuân theo các quy định của luật pháp còn có nghĩa là cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ những nhóm di dân này có thể hiểu được.

Kết quả thăm dò cung cấp một sự kiện thực tế là đã có khoảng 88.4% tổng số người Việt hiện  sinh sống ở Hoa Kỳ đến đây trước năm 2000 và hơn nửa số dân Việt không nói tiếng Anh trôi chảy. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với nhận xét của Việt Báo về vấn đề tại sao việc cung cấp thông tin thuế vụ bằng tiếng Việt cho người thọ thuế gốc Việt rất quan trọng. Như bao nhiêu người nhập cư khác ở Hoa Kỳ, người thọ thuế gốc Việt cũng đóng một mức thuế bằng mức thuế của người bản xứ, nhưng họ lại không biết hay chỉ biết chút ít tiếng Anh là ngôn ngữ chuyển tải thông tin về luật thuế vụ. Theo lời ông Phan Tấn Hải, trưởng ban biên tập tờ Việt Báo, một trong những tờ báo ngày bằng tiếng Việt ở California, có bốn lý do chính giải thích tại sao IRS nên tiếp tục cung cấp thông tin thuế vụ bằng tiếng Việt cho các cơ quan báo chí hợp tác với bộ phận thông tin và giáo dục cộng đồng của Sở Thuế Vụ.

1. Nói chung, đọc giả Việt Nam thích đọc thông tin bằng tiếng Việt vì họ hiểu bản tin rõ hơn. Người thọ thuế cũng sẽ hiểu các quy định thuế vụ tốt hơn nếu các cột báo được viết hay được chuyển ngữ chính xác sang tiếng Việt. Tuy nhiên, đối với các thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ hơn, họ có khuynh hướng thích đọc tiếng Anh hơn vì khả năng tiếng Việt của số người này kém hơn.

2. Việt Báo thích nhận được tin thuế vụ và tài liệu viết bằng tiếng Việt hơn. Nếu tin tức viết bằng tiếng Anh, để phục vụ đọc giả, Việt Báo phải chuyển sang tiếng Việt. Đối với nguồn tin thuế vụ, Việt Báo không có các chuyên viên hiểu sâu về thuế để dịch chính xác tài liệu. Nguồn tin thuế vụ hiện nay của IRS/SPEC rất chính xác và hữu ích đối với đọc giả Việt Nam.

3. Các tài liệu thuế vụ chuyển đến các báo tiếng Việt thường gồm cả hai văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Nguồn tin rất phong phú và cập nhật. Đọc giả Việt Nam thích các cột báo thuế vụ vì chúng mang lại nhiều thông tin cần thiết và mới mẻ đối với bạn đọc.

4. Duy trì việc cung cấp thông tin thuế vụ bằng tiếng Việt rất cần thiết vì hằng ngày, thậm chí hằng năm, Hoa Kỳ tiếp nhận thêm nhiều người nhập cư từ những quốc gia khác đến qua các chương trình bảo lãnh. Hầu hết những người nhập cư trong hai mươi năm đầu ở quê hương mới vẫn không hoàn toàn hiểu hết tiếng Anh, nhất là hệ thống thuế vụ của chính phủ Hoa Kỳ. Thực tế hầu như chỉ những người Mỹ gốc Việt có trình độ văn hóa cao, sinh trưởng ở đây hoặc được gia đình mang đến Mỹ khi còn rất trẻ mới hiểu tiếng Anh thấu đáo.

Theo một tài liệu báo cáo khác của cơ quan NIACE, một tổ chức giáo dục từ thiện dành cho người lớn, khi những người di dân thông thạo tiếng Anh, khả năng kiếm được việc làm của họ cao hơn những người không biết tiếng Anh nhiều hơn 20%, và khả năng kiếm được tiền của nhóm thứ nhất, biết thông thạo tiếng Anh, cũng 20% nhiều hơn nhóm thứ hai, không biết tiếng Anh nhiều. Học Viện Brookings trong một bộ tài liệu nghiên cứu năm 2003 cũng đã dẫn chứng một công thức thành công ở Hoa Kỳ là: "học tiếng Anh và đạt được tình trạng cư trú hợp pháp sẽ giúp nhận được mức lương cao hơn và (tất nhiên cũng phải) đóng thuế nhiều hơn."

Chẳng có gì nghi ngờ rằng khả năng Anh ngữ là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với người nhập cư nói chung, và người Việt như một cộng đồng kinh tế nói riêng, nhưng vấn đề hiểu được hệ thống thuế vụ phức tạp hiện nay của Hoa Kỳ và thi hành đúng các quy định thuế vụ không chỉ đơn giản như việc học nói tiếng Anh. Hơn nữa, hệ thống thuế của chúng ta vẫn còn khó hiểu đối với nhiều người, kể cả những người làm luật. Theo thống kê do cơ quan IRS cung cấp, ba người trong ê-kíp bốn nhà soạn luật lão thành của Hạ Viện "the Senate finance and House Ways and Means Committees"phụ trách việc soạn thảo bộ luật thuế còn phải trả tiền thuê các chuyên gia khai thuế làm giúp hồ sơ thuế hằng năm của họ, ngoại trừ một nhân vật: Ngài Chủ Tịch trưởng nhóm Bill Thomas!

Vì lý do "bộ luật thuế của Hoa Kỳ quá đỗi phức tạp, và chính tính chất phức tạp này đặt gánh nặng cùng sự tốn kém lên vai người thọ thuế khi họ cố gắng thực thi bộ luật thuế bao gồm vô số điều," cơ quan liên hệ thông tin và giáo dục cộng đồng SPEC tin rằng việc cung cấp nguồn thông tin thuế vụ bằng các ngôn ngữ khác sẽ giúp người thọ thuế di dân hiểu và thực hiện các quy định thuế có hiệu quả và ích lợi hơn. Trong tương lai, sẽ có nhiều người thuộc lĩnh vực tư nhân có trình độ chuyên môn thuế vụ cao, những chuyên gia và soạn giả của các tài liệu thuế Hoa Kỳ, có khả năng cung cấp những dịch vụ tương tự hiện thời cho cộng đồng người thọ thuế nói tiếng Việt. Công việc cung cấp và hỗ trợ cần thiết hiện nay của chính phủ đối với nhu cầu cung cấp thông tin đã chuyển ngữ cũng còn tùy thuộc nhiều vào tình hình di dân và số người thuộc hệ thống dịch vụ tư nhân có khả năng làm được điều này. Đọc giả đã có thể mua được sách và tài liệu thuế viết bằng Hoa ngữ ở Hoa Kỳ, trong tương lai không xa, chắc chắn các loại sách thuế viết bằng tiếng Việt cũng sẽ góp mặt trên thị trường.

Cơ quan SPEC thuộc Sở Thuế Vụ Liên Bang và các đơn vị cộng tác thuộc lĩnh vực truyền thông

Hiện nay cơ quan SPEC thuộc khu vực Portland làm việc chung với hai đài phát thanh phát sóng 24 giờ mỗi ngày ở hai thànnh phố lớn Seattle và Dallas, và 18 tờ báo ngày, tuần, nguyệt san, và bán nguyệt san. Đa số các tòa soạn báo tiếng Việt có trụ sở chính tại các tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống như California, Texas, Washington, Oregon, và Virginia.

Mạng tin thông tấn bằng tiếng Việt trải rộng khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ và các thuộc địa. Nhằm mục đích phục vụ cộng đồng người thọ thuế nói tiếng Việt, tin tức thuế vụ, trong giòng tin tiếng Việt, đến với đọc giả và thính giả Việt Nam ở 45 tiểu bang bằng báo giấy, các mạng thông tin điện tử và các hệ thống truyền thanh.

Chương trình thuế vụ của bộ phận thông tin và giáo dục SPEC của IRS với mạng thông tin tiếng Việt giúp mang đến nguồn thông tin quan trọng bậc nhất là Tin Thuế Vụ. Cùng nhau tất cả các cơ quan này góp một phần đáng kể vào cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ.

McGraw,Stakeholder Relationship Tax Consultant

GHI CHÚ:

1.--  PO-2088: Treasury Release First In Series of Tax Simplification Proposals - April 15, 2002.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.