Hôm nay,  

Bao Cấp Nông Sản

22/08/200400:00:00(Xem: 4628)
Bạn vào các chợ Việt, chợ Trung Hoa ở Little Saigon, ở San Jose, ở Houston... đều thấy rằng hàng hóa bán với giá rất là thấp. Kể cả các hàng nhập cảng vào Mỹ từ Việt Nam, từ Thái Lan, từ Hoa Lục. Có phải các chính phủ Á Châu đang bao cấp hàng xuất cảng" Chính phủ Mỹ có thể sẽ nghi ngờ như thế. Y hệt như Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đang lộ vẻ tin tưởng rằng Việt Nam trước giờ vẫn bao cấp tôm xuất cảng... Dù có nói giá thành ở Việït Nam thấp nên xuất cảng giá thấp, thì dường như chính phủ Mỹ cũng lộ ý không tin. Nhưng những người Việt Nam và Trung Hoa nào đã từng trải qua vài năm kinh nghiệm với các chế độ "ưu việt xếp hàng cả ngày" thì sẽ bật cười ngay. Cứ nhìn sang Bắc Hàn thì thấy, có đói thê thảm cũng đừng mong bao cấp.

Vì sao chính phủ Mỹ nhìn đâu cũng nghi ngờ là các nước khác cứ lăm le bao cấp nông sản" Lý do đơn giản: nông dân Mỹ vẫn liên tục được bao cấp, và là bao cấp bằng mọi giá. Không chỉ bao cấp, mà chính phủ còn mua giùm hàng loạt nữa. Nếu bạn đã từng lãnh trợ cấp phiếu thực phẩm (food stamp), hay đã từng lãnh trợ cấp bông sữa WIC (cho các bà mẹ mang bầu)... thì đều thấy đủ thứ sản phẩm nông nghiệp mà chính phủ Mỹ mua giùm cho nông dân. Hay nếu bạn nhớ thời ông Ngô Đình Diệm, học trò tiểu học Miền Nam VN vào giờ ra chơi được uống sữa, ăn bánh mì với phô-mai... từ viện trợ Hoa Kỳ. Đó là một hình thức bao cấp nông sản, chưa kể tới chuyện nhét thẳng tiền vào túi nông dân.

Câu chuyện bao cấp này có vẻ như đang phải giảm lại, ít nhất thì là bề mặt mà chính phủ Mỹ đang muốn tỏ lộ ra. Thời điểm đó là ngày 1-8-2004, khi 147 quốc gia thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trong một hội nghị tại Geneva đã thông qua một hiệp ước khung về vấn đề cắt giảm trợ cấp nông sản và gỡ bớt rào thuế suất của hàng nhập cảng.

Câu chuyện dai dẳng thực ra là từ gần một năm trước đó, khi hội nghị cấp Bộ Trưởng WTO tại Cancun, Mễ Tây Cơ hồi tháng 9-2003 đã thất bại thê thảm. Lúc đó, Mỹ nhất định không chịu xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp. Vấn đề lúc đó cũng chất chồng thêm một tầng bế tắc, vì các nước Liên Aâu cũng không chịu bỏ bao cấp nông sản. Nghĩa là, nông sản các nước giàu lại xuất cảng dễ dàng trong khi các nước nghèo lại không đưa nổi nông sản giành thị trường ở các nước giàu. Thế thì làm sao tự do mậu dịch với toàn cầu hóa"

Lúc đó, Pedro de Camargo Neto, trưởng đoàn thương thuyết mậu dịch Ba Tây, chỉ trích Hoa Kỳ giả hình, vì trong khi kêu gọi các nước khác mở thị trường cho nông sản Mỹ nhưng lại bao cấp cho nông dân Mỹ để làm bất lợi cho nông sản nước khác, "Thiệt là nói xạo thôi. Mỹ nói một đằng, nhưng lại làm một nẻo."
Vậy thì, sau hội nghị tháng 8 năm nay, có phải Hoa Kỳ đã chấp nhận xóa bỏ bao cấp nông sản" Thế thì nông sản Mỹ làm sao bán nổi, khi nông sản các nước nghèo tràn vào với giá quá rẻ" Chúng ta đã từng nghe chuyện mấy năm gần đây, các nông trại bông sợi ở một số tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ phải dẹp tiệm, nông dân bỏ xứ lên thành thị tìm việc khác, đất trại bỏ hoang... chỉ vì hàng may dệt Á Châu tràn vào với giá rẻ mạt. Lúc đó, bao cấp của Mỹ chỉ gây khó khăn cho hàng bông sợi từ Phi Châu, nhưng vẫn không cản nổi hàng may dệt thành phẩm từ Á Châu. Nếu chính phủ Mỹ xóa bỏ luôn bao cấp nông nghiệp, thì nông dân Mỹ sẽ còn thê thảm nhiều hơn nữa. Cầm chắc là thế. Đó là lý do mà, chính phủ Mỹ phải tìm ra các độc chiêu khác để bao cấp nông dân Mỹ.

Vậy thì Mỹ phải giải quyết ra sao với lời cam kết cắt giảm bao cấp nông nghiệp 20% mà Hoa Kỳ đưa ra trong hội nghị Geneva ngày 1-8-2004"
Đây mới gọi là độc chiêu. Bởi vì vẫn có những chương trình nằm ngoaì vòng kiểm soát của hiệp ước khung Geneva và vòng kiểm soát WTO. Trong vài trường hợp, Hoa Kỳ đang bao cấp các nông trại trồng lúa mì, bắp, bông sợi và gạo bằng cách tách rời tiền chi trả ra khỏi một số các vụ mùa cụ thể -- trong khu vực mà các chuyên gia gọi là đưa tiền vào "Hộp Xanh Da Trời" (Blue Box).

Còn một độc chiêu khác. Chính phủ Mỹ chi tiền cho các nông dân để bảo tồn đất (soil conservation) và nghiên cứu về mùa màng (crop research) - những lĩnh vực nằm ngoài các luật lệ của WTO. Kỹ thuật bao cấp này gọi là "Hộp Xanh Lá Cây" (Green Box). Điều này sẽ còn làm hài lòng các nhà hoạt động môi sinh nữa.

Đó là chưa kể các trường hợp khác, bao cấp sẽ vẫn cung cấp cho nông dân theo thỏa thuận về mức tối thiểu, để cho phép đặc miễn 5% trên tổng lượng nông sản của cả nước.
Theo bản kết toán kiểu mới này, thì nông dân Hoa Kỳ sẽ lãnh tới 50 tỉ đô tiền bao cấp từ liên bang qua các hình thức trên. Như thế, khi mở hết tốc lực, thì lại là bao cấp quá nhiều, bởi vì hiện nay nông dân Mỹ đang được Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ cấp cho khoảng có 19 tỉ đô.

Như thế, thì các nước khác chỉ hưởng lợi từ các nước thật thà khác, chịu cắt giảm bao cấp theo hiệp ước khung. Theo Robert Paarlberg, giáo sư trường Wellesley College và là đồng tác giả cuốn sách "Policy Reform in American Agriculture: Analysis and Prognosis", thì chính phủ Mỹ vẫn thoải mái bao cấp nông sản theo kiểu mới, và "được phép tiếp tục bảo hộ một số nông sản đặc biệt."

Còn một vấn đề nữa: các hiệp ước mậu dịch phải được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận, và các thượng nghị sĩ các tiểu bang nông nghiệp chắc chắn là phải bảo vệ nông dân Mỹ bằng mọi giá. Đó là chưa nói tới áp lực từ các nhóm vận động hành lang đầy thế lực. Ngành thủy sản Việt Nam đã kinh nghiệm phần nào về các nhóm vận động hành lang này qua các trận chiến cá basa và tôm xuất cảng.

Bruce Babcock, giáo sư của Iowa State University, ghi nhận rằng "các thế lực nông nghiệp rất ảnh hưởng" tại các hành lang tòa nhà quốc hội liên bang. Chính điều đó đã giải thích được hiện tượng nghịch lý: Sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua Luật Tự Do Nông Nghiệp năm 1996, trong đó hứa hẹn cắt giảm bao cấp, thì các khoản tiền nhét vào túi nông dân lại tăng lên đều đặn - lên tới mức kỷ lục là 23.5 tỉ đô trong năm 2000.

Như thế, Mỹ giả bộ lùi một bước, chỉ để tiến ba bước. Bởi vì với hiệp ước khung trên, một số nông trại Mỹ - trong đó có các nông trại California chuyên trồng trái cây, đậu phộng và rau quả - sẽ hưởng lợi nhờ các thị trường Á Châu đang mở ra. Mặt khác, các kỹ nghệ khác của Mỹ cũng hưởng lợi nếu bản hiệp ước mậu dịch cuối cùng hoàn tất, trong đó buộc 147 quốc gia mở nhiều thị trường, kể cả lĩnh vực bảo hiểm, tài chánh và giải trí.

Thế cho nên những đơn kiện vẫn tiếp diễn. Thí dụ, một đơn kiện của Ba Tây đang níu áo các nông trại bông sợi Mỹ ra trước WTO, và nếu thành công thì trên nguyên tắc sẽ đẩy một số nông trại Hoa Kỳ dẹp tiệm. Nhưng hãy tin rằng, không chính khách Mỹ nào dám thành khẩn dẹp bỏ bao cấp nông sản cả. Cho nên, trong mọi trường hợp thì chính phủ Mỹ vẫn có cách bao cấp nông sản. Cho dù, khi đó Hoa Kỳ có đang ồn ào lên án 6 nước, trong đó có Việt Nam, chơi trò bao cấp để phá giá tôm xuất cảng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.