Hôm nay,  

Bao Cấp Nông Sản

22/08/200400:00:00(Xem: 4621)
Bạn vào các chợ Việt, chợ Trung Hoa ở Little Saigon, ở San Jose, ở Houston... đều thấy rằng hàng hóa bán với giá rất là thấp. Kể cả các hàng nhập cảng vào Mỹ từ Việt Nam, từ Thái Lan, từ Hoa Lục. Có phải các chính phủ Á Châu đang bao cấp hàng xuất cảng" Chính phủ Mỹ có thể sẽ nghi ngờ như thế. Y hệt như Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đang lộ vẻ tin tưởng rằng Việt Nam trước giờ vẫn bao cấp tôm xuất cảng... Dù có nói giá thành ở Việït Nam thấp nên xuất cảng giá thấp, thì dường như chính phủ Mỹ cũng lộ ý không tin. Nhưng những người Việt Nam và Trung Hoa nào đã từng trải qua vài năm kinh nghiệm với các chế độ "ưu việt xếp hàng cả ngày" thì sẽ bật cười ngay. Cứ nhìn sang Bắc Hàn thì thấy, có đói thê thảm cũng đừng mong bao cấp.

Vì sao chính phủ Mỹ nhìn đâu cũng nghi ngờ là các nước khác cứ lăm le bao cấp nông sản" Lý do đơn giản: nông dân Mỹ vẫn liên tục được bao cấp, và là bao cấp bằng mọi giá. Không chỉ bao cấp, mà chính phủ còn mua giùm hàng loạt nữa. Nếu bạn đã từng lãnh trợ cấp phiếu thực phẩm (food stamp), hay đã từng lãnh trợ cấp bông sữa WIC (cho các bà mẹ mang bầu)... thì đều thấy đủ thứ sản phẩm nông nghiệp mà chính phủ Mỹ mua giùm cho nông dân. Hay nếu bạn nhớ thời ông Ngô Đình Diệm, học trò tiểu học Miền Nam VN vào giờ ra chơi được uống sữa, ăn bánh mì với phô-mai... từ viện trợ Hoa Kỳ. Đó là một hình thức bao cấp nông sản, chưa kể tới chuyện nhét thẳng tiền vào túi nông dân.

Câu chuyện bao cấp này có vẻ như đang phải giảm lại, ít nhất thì là bề mặt mà chính phủ Mỹ đang muốn tỏ lộ ra. Thời điểm đó là ngày 1-8-2004, khi 147 quốc gia thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trong một hội nghị tại Geneva đã thông qua một hiệp ước khung về vấn đề cắt giảm trợ cấp nông sản và gỡ bớt rào thuế suất của hàng nhập cảng.

Câu chuyện dai dẳng thực ra là từ gần một năm trước đó, khi hội nghị cấp Bộ Trưởng WTO tại Cancun, Mễ Tây Cơ hồi tháng 9-2003 đã thất bại thê thảm. Lúc đó, Mỹ nhất định không chịu xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp. Vấn đề lúc đó cũng chất chồng thêm một tầng bế tắc, vì các nước Liên Aâu cũng không chịu bỏ bao cấp nông sản. Nghĩa là, nông sản các nước giàu lại xuất cảng dễ dàng trong khi các nước nghèo lại không đưa nổi nông sản giành thị trường ở các nước giàu. Thế thì làm sao tự do mậu dịch với toàn cầu hóa"

Lúc đó, Pedro de Camargo Neto, trưởng đoàn thương thuyết mậu dịch Ba Tây, chỉ trích Hoa Kỳ giả hình, vì trong khi kêu gọi các nước khác mở thị trường cho nông sản Mỹ nhưng lại bao cấp cho nông dân Mỹ để làm bất lợi cho nông sản nước khác, "Thiệt là nói xạo thôi. Mỹ nói một đằng, nhưng lại làm một nẻo."
Vậy thì, sau hội nghị tháng 8 năm nay, có phải Hoa Kỳ đã chấp nhận xóa bỏ bao cấp nông sản" Thế thì nông sản Mỹ làm sao bán nổi, khi nông sản các nước nghèo tràn vào với giá quá rẻ" Chúng ta đã từng nghe chuyện mấy năm gần đây, các nông trại bông sợi ở một số tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ phải dẹp tiệm, nông dân bỏ xứ lên thành thị tìm việc khác, đất trại bỏ hoang... chỉ vì hàng may dệt Á Châu tràn vào với giá rẻ mạt. Lúc đó, bao cấp của Mỹ chỉ gây khó khăn cho hàng bông sợi từ Phi Châu, nhưng vẫn không cản nổi hàng may dệt thành phẩm từ Á Châu. Nếu chính phủ Mỹ xóa bỏ luôn bao cấp nông nghiệp, thì nông dân Mỹ sẽ còn thê thảm nhiều hơn nữa. Cầm chắc là thế. Đó là lý do mà, chính phủ Mỹ phải tìm ra các độc chiêu khác để bao cấp nông dân Mỹ.

Vậy thì Mỹ phải giải quyết ra sao với lời cam kết cắt giảm bao cấp nông nghiệp 20% mà Hoa Kỳ đưa ra trong hội nghị Geneva ngày 1-8-2004"
Đây mới gọi là độc chiêu. Bởi vì vẫn có những chương trình nằm ngoaì vòng kiểm soát của hiệp ước khung Geneva và vòng kiểm soát WTO. Trong vài trường hợp, Hoa Kỳ đang bao cấp các nông trại trồng lúa mì, bắp, bông sợi và gạo bằng cách tách rời tiền chi trả ra khỏi một số các vụ mùa cụ thể -- trong khu vực mà các chuyên gia gọi là đưa tiền vào "Hộp Xanh Da Trời" (Blue Box).

Còn một độc chiêu khác. Chính phủ Mỹ chi tiền cho các nông dân để bảo tồn đất (soil conservation) và nghiên cứu về mùa màng (crop research) - những lĩnh vực nằm ngoài các luật lệ của WTO. Kỹ thuật bao cấp này gọi là "Hộp Xanh Lá Cây" (Green Box). Điều này sẽ còn làm hài lòng các nhà hoạt động môi sinh nữa.

Đó là chưa kể các trường hợp khác, bao cấp sẽ vẫn cung cấp cho nông dân theo thỏa thuận về mức tối thiểu, để cho phép đặc miễn 5% trên tổng lượng nông sản của cả nước.
Theo bản kết toán kiểu mới này, thì nông dân Hoa Kỳ sẽ lãnh tới 50 tỉ đô tiền bao cấp từ liên bang qua các hình thức trên. Như thế, khi mở hết tốc lực, thì lại là bao cấp quá nhiều, bởi vì hiện nay nông dân Mỹ đang được Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ cấp cho khoảng có 19 tỉ đô.

Như thế, thì các nước khác chỉ hưởng lợi từ các nước thật thà khác, chịu cắt giảm bao cấp theo hiệp ước khung. Theo Robert Paarlberg, giáo sư trường Wellesley College và là đồng tác giả cuốn sách "Policy Reform in American Agriculture: Analysis and Prognosis", thì chính phủ Mỹ vẫn thoải mái bao cấp nông sản theo kiểu mới, và "được phép tiếp tục bảo hộ một số nông sản đặc biệt."

Còn một vấn đề nữa: các hiệp ước mậu dịch phải được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận, và các thượng nghị sĩ các tiểu bang nông nghiệp chắc chắn là phải bảo vệ nông dân Mỹ bằng mọi giá. Đó là chưa nói tới áp lực từ các nhóm vận động hành lang đầy thế lực. Ngành thủy sản Việt Nam đã kinh nghiệm phần nào về các nhóm vận động hành lang này qua các trận chiến cá basa và tôm xuất cảng.

Bruce Babcock, giáo sư của Iowa State University, ghi nhận rằng "các thế lực nông nghiệp rất ảnh hưởng" tại các hành lang tòa nhà quốc hội liên bang. Chính điều đó đã giải thích được hiện tượng nghịch lý: Sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua Luật Tự Do Nông Nghiệp năm 1996, trong đó hứa hẹn cắt giảm bao cấp, thì các khoản tiền nhét vào túi nông dân lại tăng lên đều đặn - lên tới mức kỷ lục là 23.5 tỉ đô trong năm 2000.

Như thế, Mỹ giả bộ lùi một bước, chỉ để tiến ba bước. Bởi vì với hiệp ước khung trên, một số nông trại Mỹ - trong đó có các nông trại California chuyên trồng trái cây, đậu phộng và rau quả - sẽ hưởng lợi nhờ các thị trường Á Châu đang mở ra. Mặt khác, các kỹ nghệ khác của Mỹ cũng hưởng lợi nếu bản hiệp ước mậu dịch cuối cùng hoàn tất, trong đó buộc 147 quốc gia mở nhiều thị trường, kể cả lĩnh vực bảo hiểm, tài chánh và giải trí.

Thế cho nên những đơn kiện vẫn tiếp diễn. Thí dụ, một đơn kiện của Ba Tây đang níu áo các nông trại bông sợi Mỹ ra trước WTO, và nếu thành công thì trên nguyên tắc sẽ đẩy một số nông trại Hoa Kỳ dẹp tiệm. Nhưng hãy tin rằng, không chính khách Mỹ nào dám thành khẩn dẹp bỏ bao cấp nông sản cả. Cho nên, trong mọi trường hợp thì chính phủ Mỹ vẫn có cách bao cấp nông sản. Cho dù, khi đó Hoa Kỳ có đang ồn ào lên án 6 nước, trong đó có Việt Nam, chơi trò bao cấp để phá giá tôm xuất cảng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.