Hôm nay,  

Đạt Lai Lạt Ma, Khoa Học Gia Góp Vào Hạnh Phúc Nhân Loại

24/06/200700:00:00(Xem: 3601)

Hội Thảo về Thiền và Thần Kinh Học tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn  vào  ngày 9, 10 và 11-11-2005 trước cử toạ 15, 000 người tham dự, trong đó có rất nhiều nhà thần kinh học.

 Ký giả Karen Gram thuộc tờ Vancouver Sun, trong bài viết  Happiness - We All Just Need a Little Faith and a Point of View vào ngày chủ nhật 28 tháng 10 năm 2006, tường thuật lại buổi gặp gỡ của nhà kinh tế học John Helliwell và nhà thần kinh học Richard J. Davidson trong buổi thảo luận chỉ nói về hạnh phúc mà thôi do Trung Tâm Hoà Bình Đạt Lai Lạt Ma tổ chức. Trong cuộc nói chuyện đó một điều ai cũng nhận thấy rõ: Hạnh phúc không phải là điều gì xảy ra cho chúng ta mà chính chúng ta phải làm cho hạnh phúc xuất hiện. Điều này hơn ai hết, ngài Đạt Lai Lạt Ma chính mình đã sống đời sống rất hạnh phúc và đem đến hạnh phúc cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới. Trên hai thập niên qua, Ngài đã hợp tác với rất nhiều nhà khoa học tổ chức các cuộc hội thảo liên hệ đến các bộ môn khoa học và Phật Giáo cùng Thiền và Khoa Thần Kinh Học nhằm mục đích dùng trí tuệ cùng ánh sáng khoa học (qua các cuộc nghiên cứu nghiêm túc về thần kinh học) tìm hiểu sâu xa về cội nguồn khổ đau cùng phương pháp cụ thể để diệt trừ khổ đau và phát triển niềm hạnh phúc lớn lao nơi tâm và nơi bộ não con người qua sự thực hành thiền quán.

HẠNH PHÚC DO TỪ BÊN NGOÀI HAY CÓ SẴN BÊN TRONG

Chúng ta có thể tóm lược bản tin về sự gặp gỡ nói trên tại Trung Tâm Hoà Bình Đạt Lai Lạt Ma như sau:

Đây là cuộc gắp gỡ giữa hai chuyên viên thượng thặng trong ngành chuyên môn của họ. Giáo sư Davidson vào năm 2006 được tờ tuần báo Time chọn là một trong 100 người ảnh hưởng đến nhân loại nhiều nhất. Giáo sư  Helliwell là một người nổi danh thế giới trong sự tiên phong tìm cách do mức độ của lành mạnh an vui. Ông ta đã tìm ra, đo đạt và so sánh các yếu tố xã hội đưa đến hạnh phúc và cho biết người ta càng hạnh phúc khi càng ra ngoài và tham gia với người khác. Và họ lại càng hạnh phúc nếu sự tham gia của họ làm cho những người khác hạnh phúc.

Ngoài việc làm cho người khác hạnh phúc gia tăng hạnh phúc của chính mình, các yếu tố khác như sự tin tưởng (tín), sức khỏe thể chất, lợi tức cá nhân, và sự tiêu thụ cũng đóng góp vào việc tạo ra hạnh phúc con người.  Ông ta đi sâu hơn về các mục đó như sau:

Tin tưởng (đứng đầu sổ): Nếu không có niềm tin thì dân chúng sẽ sợ hãi. Nếu người dân tin vào người láng diềng, vào cảnh sát, vào chính phủ nhất là những người chỉ huy trực tiếp của họ (manager, người điều hành) thì họ có thể buông xả thoải mái dù họ đang ở đâu. Ở mọi quốc gia, tin tưởng vào chính phủ là một yếu tố đóng góp vào hạnh phúc, dù nước giàu hay nghèo. Lợi tức: Có tính cách tương đối. Nếu mức độ lợi tức một người gia tăng thì họ sẽ gia tăng hạnh phúc nhưng những người có lợi tức cao đến một mức nào đó (trên trung bình) sẽ không thấy có sự  gia tăng hạnh phúc. (Ở Mỹ, lương trung bình là ở mức độ 50, 000 mỹ kim). Như vậy, ở tại các nước giàu, gia tăng lợi tức trên mức trung bình không còn là một yếu tố quan trong cho hạnh phúc, nhưng ở các nước nghèo thì đây là một điều quan trọng.

Những người dân nước phát triển hạnh phúc hơn người ở những nước kém phát triển: Tuy nhiên, điều này liên hệ nhiều đến các yếu tố như không có tham những và chính phủ hoạt động có hiệu quả tốt.

Giáo sư Helliwell kêu gọi nhà cầm quyền: " Chúng ta đã không còn ra ngoài tham gia các hoạt động, chúng ta sợ hãi, và điều đó do kết quả của mức độ tin tưởng bị xuống thấp. Mọi người đều thu rút vào bên trong. Vậy chúng ta phải tạo một hoàn cảnh để khích lệ mọi người đi ra ngoài gặp gỡ những người khác và có sự tin tưởng lẫn nhau, dù họ là người cao niên, người tật nguyền, vì điều đó sẽ giúp tất cả mọi người."

Giáo sư  Davidson cũng đồng ý là những yếu tố bên ngoài làm cho chúng ta hạnh phúc, nhưng điều quan trọng chính là cách chúng ta giải thích các sự kiện đó làm cho chúng ta hạnh phúc. Thường chúng ta nghĩ mình không thể nào kiểm soát cảm xúc của chính mình, nhưng ngược lại, chúng ta có thể huấn luyện để làm cho mình hạnh phúc như chúng ta học đàn hay học chơi đá bóng. Bộ não chúng ta rất mền dẽo, và chúng ta có thể làm cho những khu vực hạnh phúc trong bộ não chúng ta phát triển và trở thành lớn mạnh. Giáo sư Davidson đã chứng tỏ điều này qua sự nghiên cứu các bộ não của những thiền sư Tây Tạng mà ông gọi là những lực sĩ thế vận hội của sự huấn luyện bộ não vì các vị thiền sư  này thiền từ 15, 000 giờ đến 45, 000 giờ hay hơn nữa. Họ là những người cực kỳ hạnh phúc. Vùng vỏ não trước trán bên trái của họ hoạt động gia tăng 800% so với các sinh viên Hoa Kỳ mới tập thiền tăng chỉ từ 10 đến 15 phần trăm.

Mọi người khi được hỏi muốn có hạnh phúc không thì thường ai cũng trả lời là muốn có hạnh phúc. Nhưng khi được hỏi thêm hạnh phúc là gì thì thường chúng ta ngập ngừng, chỉ nhớ đó là một trạng thái an vui sung sướng nói chung.

Một cách tổng quát, hạnh phúc là cảm giác sung sướng, an vui, tốt đẹp bao gồm nhiều trạng thái thân tâm khác nhau như khỏe mạnh, vui vẻ, thoải mái, hài lòng, sung sướng, thoả mãn những đòi hỏi của giác quan, bình an, thương yêu, v.v…. Hạnh phúc đối nghịch với khổ đau rất rõ rệt gồm có lo âu, sợ hãi, buồn rầu, thương tiếc, giận dữ, đau đớn nơi thân thể, quặn thắc trong lòng, ham muốn không được thoả mãn v.v…

HẠNH PHÚC LÀ GÌ"

Theo nhà tâm lý học Paul Ekman, chuyên gia tâm lý về nét mặt con người và cũng là một chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc, cho rằng hạnh phúc là một nhóm cảm xúc tích cực bao gồn nhiều thứ khác nhau như sau:

Sự  thú vị (như nghe một bài hát hay, một điều gì diễn ra làm cho vui): Sự thú vị có nhiều mức độ từ cái cắhc lưởi đến cười vang rền,

Hứng khởi - hào hứng (như khi làm một công việc gì khó mà mình có khả năng hoàn thành tốt đẹp),

Nhẹ nhỏm (như khi nghe tin báo tin buồn thì nay nhận được tin vui chính mình hay người thân không bị ung thư hay nhà không bị cháy),

Thích thú khi thấy cảnh mới lạ (như khi đi du lịch những nơi có cảnh đẹp, mới lạ),

Bằng lòng (một sự thoả mãn trong, có tính cách êm dịu),

Sùng kính, kinh ngạc (như thấy những gì to lớn, vĩ đại, thiên nhiên bao la),

Sự tự hào (như khi con mình học thuộc loại thật xuất sắc, có bằng khen của Tổng Thống hay tốt nghiệp ngành chuyên môn),

Cảm giác sung sướng từ năm giác quan (như mắt thấy điều mình ưa thích, tai nghe lời nói êm dịu, mũi thưởng thức mùi thơm, lưỡi nếm vị ngon ngọt, thân thể cảm thấy ấm áp dễ chịu, v.v…),

Cảm giác an bình, thoải mái (không có các ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực xuất hiện)

Sung sướng (khi thấy anh em, bà con, bạn bè thành công, khỏe mạnh).

Tuy nhiên, các điều đem đến hạnh phúc nói trên bị một định luật tâm lý chi phối: Định luật thích nghi khoái cảm. Theo định luật thích nghi khoái cảm này, những điều mang đến cho chúng ta niềm vui sẽ phai dần và biến mất. Một món ăn ngon làm chúng ta thích, nhưng ăn nhiều lần thì hết ưa. Một căn nhà thật đẹp làm cho chúng ta vui sướng khi mới dọn về, sau đó dần dần chúng ta sẽ quen đi và không còn thấy sung sướng như trước đây.

HẠNH PHÚC MONG MANH

Do đó, chúng ta thường hay nói: "Hạnh phúc thật mong manh." Điều này giáo sư Daniel Gilbert, giáo sư  tâm lý học thuộc trường đại học Harvard University, xác nhận khi nghiên cứu về hạnh phúc con người qua cuộc tranh cử chức thống đốc tại Texas vào năm 1992 giữa ông George Bush và bà Ann Richards. Ban đầu, ngay sau khi thắng cử, nhóm ủng hộ ông Bush rất vui sướng và nhóm bị thua rất buồn rầu. Nhưng chỉ độ một tháng sau thì mọi sự trở lại gần như bình thường: Niềm vui thắng cử giảm xuống và nỗi buồn thất cử cũng vơi đi. Giáo sư  Gilbert tiếp tục nghiên cứu cuộc bầu cử thổng thống hoa kỳ vào năm 2004 cũng thấy như trên. Như vậy, theo ông, hạnh phúc và buồn rầu cũng giống nhau: Chúng đến và chúng lại đi! Đó là tính cách vô thường, chuyển biến không ngừng của vạn pháp.

Giáo sư  Gilbert phát biểu: "Điều chúng ta tiên đoán những gì làm cho mình hạnh phúc thường chúng ta nghĩ sai lầm. Các nhà nghiên cứu khắp thế giới đều tìm ra sự sai lầm của ý tưởng đó trong tình yêu, mua sắm xe mới, hay một bữa ăn đắc tiền." Nói khác đi, niềm hạnh phúc không bao giờ tốt đẹp như chúng ta nghĩ hay tưởng tượng khi chúng ta chưa có thứ đó, và cũng không bao giờ kéo dài như chúng ta mong ước trước đây. Chưa có thì chúng ta mong ước thật nhiều và nghĩ mình sẽ rất hạnh phúc khi có, nhưng khi có được thì sau đó niềm sung sướng sẽ tàn dần. Và điều đó cũng đúng cho những nỗi buồn. Ông ta cho rằng người buồn sẽ cố gắng lý luận để thích nghi với hoàn cảnh mới không vừa ý như  phe thua cuộc tranh cử tự nhủ người thắng cuộc cũng chẳng có nhiều quyền hành, hay trong một cuộc tình tan vở, người đàn ông tự an ủi: Cô này không hợp với mình, cô ta lùn quá hay cao quá, tánh tình cô ta không tốt, hay nhiều lý do khác! Và phía phụ nữ cũng có những suy nghĩ tương tự. Như vậy, hạnh phúc và khổ đau cũng mong manh. Tuy nhiên, chúng ta thường thấy hạnh phúc thì ít mà khổ đau thì nhiều nên ai cũng mong muốn kiếm tìm hạnh phúc vì hạnh phúc không phải là sự vắng mặt của khổ đau mà là một loại cảm xúc vui tươi, sung sướng, thoải mái làm thắp sáng đời sống chúng ta. Vậy tánh chất hạnh phúc là gì"

Trong cuốn  Stumbling on Happiness, Trượt Chân Trên Hạnh Phúc, giáo sư Daniel Gilbert đã viện dẫn rất nhiều cuộc nghiên cứu của chính ông ta tại viện đại học Harvard hay của các nhà nghiên cứu khác và đi đến kết luận các điều quan trọng cần biết tới về hạnh phúc như sau:

1. Thông thường, trong bộ não chúng ta có một vùng gốc (baseline, như một vùng cố định hay điểm định sẵn) nơi vùng vỏ não phía trước trán liên hệ đến các cảm xúc vui buồn. Đây là những hoạt động của các vùng vỏ não trước trán bên trái và bên phải. (Đúng ra, chúng ta phải nói mức đô" hay vùng căn bản hay vùng gốc của hoạt động các tế bào thần kinh vùng vỏ não trước trán bên trái và bên phải. Nhưng để nói cho gọn hơn, chúng ta dùng chữ vùng gốc) Sau khi chúng ta bị buồn khổ thì chúng ta trở về mức độ an vui bình thường, hay sau khi vui thì trở lại trạng thái buồn. Nơi vùng vỏ não trước trán, hễ bên trái gia tăng hoạt động thì cảm giác vui xuất hiện, còn bên phải gia tăng hoạt động thì cảm giác buồn xuất hiện. Vùng gốc giữa vui buồn này nằm gần nơi chính giữa các hoạt động hai bên vỏ não trái và phải trước trán.  Những điều này đã được giáo sư tâm lý và thần kinh học David J. Davidson nghiên cứu rất tường tận nơi bộ não của các thiền sư Tây Tạng đối chiếu với các sinh viên Hoa Kỳ tuyển chọn cho cuộc thí nghiệm và thấy hoạt động của vỏ não trước trán bên trái các thiền sư Tây Tạng cao 800% khi so với hoạt động vùng vỏ não trước trán bên trái của các sinh viên thực hành thiền trong vài tuần.

2.  Chúng ta thích nghi với hoàn cảnh qua sự giải thích cho dịu bớt cơn đau buồn: Khi gặp cảnh khổ đau hay bất như  ý, chúng ta thường lý luận để hợp lý hóa tình trạng không như ý này để dịu bớt cơn dau hay buồn (đây thuộc loại cơ chế tự vệ),

3. Các cảm xúc vui buồn thật ra không quá quan trọng như chúng ta nghĩ: Chúng ta thường khuyếch đại những cảm xúc vui buồn từ những biến cố xảy ra ảnh hưởng dài hạn đến đời sống chúng ta (thật ra chúng có ảnh hưởng nhưng chúng cũng tàn phai).

4. Thường mỗi chúng ta có thói quen là 'đứng núi này, trông núi nọ', nghĩ mình sẽ hạnh phúc hơn nếu đạt được những thứ mơ ước. Thường chúng ta tưởng tượng mình sẽ có hạnh phúc nếu được cái này hay cái kia và đa số thường là sai lầm. Sau khi được điều mình mong ước, thì niềm vui cũng sẽ hết dần (nhà mới, xe mới, tăng lương, trúng số, lên chức, sống với người yêu…).

5. Tiếp tục bước theo vết xe đổ: Sau khi chúng ta đạt được những điều mong ước nhưng không có được hạnh phúc như ý, chúng ta lại tiếp tục nghĩ tưởng sai lầm trong sự mong ước để đạt được hạnh phúc. Như trong một bài hát tình ca của một nhạc sĩ Việt Nam: "Đi thêm một bước, trót nhỡ thêm một bước…"   6. Những mối bất hạnh chúng ta gặp phải như tai nạn, bệnh tật, mất mát có thể trở nên một cơ hội tạo ra niềm hạnh phúc (như một người bị bại liệt, ngồi xe lăn lại cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn một số người bình thường vì khu vực bị tổn thương trong não nằm ở bên phải vỏ não trước trán bên phải.

7. Hạnh phúc thật rất ít ỏi so với sự tưởng tượng của chúng ta về hạnh phúc, và thường không kéo dài như chúng ta nghĩ. Chính cả những điều không hạnh phúc, những nỗi buồn rầu cũng chóng tàn phai.

Đó là kết quả nghiên cứu dài hạn của giáo Daniel Gilbert về hạnh phúc. Thường chúng ta ai cũng nói: Hạnh phúc thật là mong manh, có đó rồi mất đó. Như vậy đa số nhân loại đồng ý với kết luận trên. Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện, giáo sư Gilbert diễn tả rõ hơn về hạnh phúc: Theo ông hạnh phúc chỉ là một cảm giác phát sinh từ nhiều kinh nghiệm khác nhau. Khi chúng ta ăn một thoải sô cô la, khi chúng ta chỉ đường cho một người khách du lịch, khi chúng ta giải quyết được những ô đố chữ , v.v…thì tất cả những điều đó đưa đến một cảm giác giống nhau mà chúng ta goi là hạnh phúc. Khi được phóng viên đài hỏi đa số chúng ta có biết khi mình hạnh phúc không thì giáo sư Gilbert cho biết thường người ta rất kém về hồi tưởng mức độ hạnh phúc trong quá khứ, họ cũng rất kém về tiên đoán mức độ hạnh phúc trong tương lai và họ cũng không khá gì hơn khi diễn tả họ đang hạnh phúc như thế nào. Chúng ta tiên đoán rất kém cỏi về hạnh phúc tương lai là do nền văn hóa chúng ta truyền cho cho chúng ta những ý tưởng sai lầm về hạnh phúc như phải mua sắm nhiều hơn, phải tiêu thụ nhiều hơn, phải tham dự nhiều cuộc giải trí hơn, phải có nhiều thắng lợi hơn. Nguyên do thứ hai là chúng ta bị ảnh hưởng bởi các gen (gene) đòi hỏi chúng ta phải truyền giống, phải sinh sản, hay nói khác đi phải có con cái. Hai thứ đó kết hợp với nhau và tạo ra sự thúc đẩy phải có tiền bạc cho nhiều và phải sinh con để cái mới có hạnh phúc. Đó là chiều hướng phổ thông ở mọi xã hội.

Dĩ nhiên là tiền bạc là một yếu tố cần có cho hạnh phúc. Tuy nhiên, khi đạt đến một mức lợi tức nào đó thì có nhiều thêm nữa cũng không làm cho hạnh phúc gia tăng bao nhiêu. Những cuộc nghiên cứu cho thấy những người có ít tiền bạc khi lợi tức của họ tăng từ 5 ngàn cho đến 50 ngàn mỹ kim trong một năm tại Hoa Kỳ thì hạnh phúc của họ gia tăng rất nhiều. Tuy nhiên, sau mức lợi tức này như từ 50 ngàn tăng lên 500 ngàn mỹ kim trong một năm thì hạnh phúc của họ không gia tăng bao nhiêu dù tài sản của họ gia tăng rất lớn lao.

Giáo sư  Gilbert cũng nhắc lại là xã hội Hoa Kỳ tràn ngập những hàng hóa tiêu thụ và người ta mua sắm rất nhiều. Nhưng trên thực tế, các sản phẩm vật chất đó không đem đến hạnh phúc cho chúng ta. Mua sắm làm chúng ta vui thích nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, sau đó lại đi mua sắm tiếp tục. Ông ta nhấn mạnh: "Một lỗi lầm là người ta thường làm là đầu tư vào các loại sản phẩm vật chất trong khi nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy người ta hạnh phúc hơn khi đầu tư vào các kinh nghiệm sống." Đầu tư vào kinh nghiệm sống tức là thực hành một phương pháp để cảm nhận và phát triển niềm an vui nơi thân và nơi tâm của chính mình. Điều này chúng ta có thể thấy rõ nơi lời đức Phật diễn tả rõ ràng về kinh nghiệm hạnh phúc mà ngài đang thực sự có khi thực hành chú tâm thoải mái vào hơi thở hay thực hành chánh niệm mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm để thực hành cho có kết quả là sống lâu dài bền vững trong trạng thái an vui hạnh phúc kỳ diệu.

CHÚNG TA CÓ KHẢ NĂNG LÀM CHO MÌNH SUNG SƯỚNG HƠN

Giáo sư giáo Daniel Gilbert nghiên cứu về hạnh phúc và cho biết chúng ta không hiểu rõ mình muốn gì để có hạnh phúc thật sư và những điều chúng ta ước mơ thì sau khi có được cũng không đem lai cho mình niềm vui lâu dài. Do đó, chúng ta ai cũng nói: Hạnh phúc thật là mong manh, có đó rồi mất đó.  Đa số nhân loại đồng ý với kết luận trên.   Tuy nhiên, những điều khám phá mới mẻ của khoa thần kinh học trong phạm vi thực hành thiền mở cho chúng ta thấy một phương trời cao rộng của niềm an vui hạnh phúc.

Vào tháng 11 năm 2006 tại thính đường thuộc Neuroscience Research Building Auditorium. giáo sư  Richard J. Davidson, khi nhận giải thưởng The Mani Bhaumik do Cousins Center for Psychoneuroimmunology thuộc viện đại học  UCLA, đã trình bày tại thính đường của trụ sở nghiên cứu về thần kinh học, trước một cử tọa đông đảo các nhà khoa học đề tài "Thay Đổi Bộ Óc Cảm Xúc" (Transforming the Emotional Brain)" nhấn mạnh các điểm như sau về hạnh phúc:

Đa số loài người có khả năng rất kém khi tiên đoán những gì làm cho họ hạnh   phúc. Nói khác đi, họ nghĩ rất sai lầm về những gì đem đến cho họ hạnh phúc thật sự.

Mội người trong chúng ta có một vùng gốc về hạnh phúc, và chúng ta sẽ trở lại vùng gốc hạnh phúc định sẵn này sau những thay đổi cảm xúc lớn lao trong hoàn cảnh sinh sống . Nói khác đi, khi hết sung sướng thì trở lại buồn như xưa, hay sau khi khổ nhiều thì lại bình thường trở lại như trước.

Vùng gốc định sẵn hạnh phúc hay điểm gốc của mỗi người khác nhau liên hệ đến những nét chức năng của bộ não cùng với các nét của hệ sinh hoc (cơ thể).

Con người có khả năng tự mình điều hành ( làm cho êm dịu, cho tốt hơn) các cảm xúc theo ý muốn. Điều này giúp chúng ta giải thích tại sao trong cùng một hoàn cảnh có người có khả năng sống yên ổn trong khi người khác lại cảm thấy đau buồn hay bị tổn thường.

Thực hành thiền có thể giúp cho chúng ta sống rất hạnh phúc qua sự phát triển khu vực hạn phúc trong bộ não.

Chúng ta thường nghe đức Phật nói hãy thương yêu chúng sanh như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất của mình. Chúng ta nghĩ đây chỉ là lời khuyên của một người tu hành có lòng từ bi, của một bậc giác ngộ khó thực hành trên thực tế. Nhưng trên thực tế, các cuộc nghiên cứu thần kinh học cho chúng ta một cái thấy biết rất khoa học phù hợp với tình thương yêu rộng lớn đó: Trong bộ não của những thiền sư Tây Tạng các vùng thùy đáo phải (righ insula, liên hệ đến cảm xúc) và vùng nhân đuôi (caudate, trước đây được xem là liên hệ đến sự kiểm soát các hoạt động cố ý, ngày nay được biết thêm là liên hệ đến sự học hỏi và ký ức của bộ não), một hệ thống kết hợp hay một mạng làm phát sinh lòng cảm thông và tình mẫu tử. Những bộ não của họ cũng có sự nối kết mạnh mẽ hơn giữa các vùng trán trước và các vùng cảm xúc, các hoạt động nơi đây gia tăng rất nhiều khi so với bộ não của các người mới tập thiền. Điều này cho biết các vị thiền sư có khả năng điều hành cảm xúc của họ tốt đẹp hơn nhiều, vì đó là con đường mà các ý tưởng về tình thương yêu, sự hiểu biết, cảm thông và bao dung làm cho cảm xúc trở thành tốt đẹp hơn. Giáo sư  Davidson nhấn mạnh trong bài nói chuyện khi nhận các giải thưởng hay trong các bài viết khảo cứu là: " Trạng thái tâm thức tích cực này là một kỹ năng có thể huấn luyện được. Những cuộc khảo cứu khoa học đã xác định rõ ràng là thiền có thể thay đổi chức năng của bộ não một cách vững bền.". Và đúng như lời phát biểu trên, các nhà thần kinh học nhận thấy những người càng thiền lâu thì bộ não của họ càng thay đổi một cách lớn lao. Điều này có thể giải thích là sự huấn luyện tâm qua thiền làm bộ não khích động mạch thần kinh của từ bi và cảm thông cùng làm cho chúng gia tăng hoạt động và lớn mạnh. HỢP TÁC GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Đạo Phật nói nhiều về Tâm, các nhà thần kinh học  nói nhiều về những hoạt động của các khu vực trong bộ  não. Một bên nhấn mạnh đến các hoạt động tâm ý, không  phải là vật chất, một bên nhấn mạnh đến các hoạt động  của các tế bào thần kinh, là những dòng điện và các phản  ứng hóa học, hoàn toàn là vật chất. Trong buổi nói chuyện  với trên mười ngàn nhà thần kinh học vào ngày 12 tháng  11, năm 2005 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, ngài Đạt Lai Lạt  Ma đã khích lệ sự liên hệ hợp tác hỗ tương như sau:

"Về phương diện thực hành thì đạo Phật và khoa học  đều nhấn mạnh vai trò thực nghiệm. Truyền thống Thiền  quán Phật giáo có thể giúp cho sự tìm hiểu của khoa học  qua cách đề nghị phương pháp huấn luyện tâm, cũng  liên hệ đến tính cách mền dẻo (dễ thay đổi) của bộ não…  Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa đạo Phật và khoa học hiện đại trong một lãnh vực rộng lớn liên hệ đến Tâm con người, từ nhận thức  đến cảm xúc, để hiểu khả năng thay đổi vốn đã có sẵn trong  bộ não loài người, vốn rất đáng quan tâm và có nhiều lợi  ích.

Đã từ lâu, đạo Phật cổ võ về khả năng lớn lao của sự  thay đổi đã có nơi Tâm của con người. Trong mục đích đó,  đạo Phật đã phát triển nhiều kỹ thuật thiền, hay cách  thực hành thiền, nhằm đến hai mục tiêu chính: Trau dồi  tình thương yêu rộng lớn (từ bi) và trau dồi sự thấy biết  chân thật (trí tuệ), đó là sự hợp nhất của Bi và Trí. Cốt tủy  của cách thực hành hai điều trên nằm trong hai kỹ thuật  chính yếu: Làm cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự ứng  dụng thực sự, cũng như sự điều hành và chuyển hoá các  cảm xúc. Trong hai lãnh vực nói trên, tôi nghĩ rằng có thể  có sự hợp tác lớn lao giữa truyền thống thiền  nơi đạo  Phật và khoa thần kinh học. Ví dụ, khoa thần kinh học đã  phát triển phong phú về sự hiểu biết cơ cấu của bộ não liên  hệ với chú ý và cảm xúc. Mặc khác, truyền thống thiền  trong đạo Phật, với một lịch sử lâu dài chú tâm vào  sự đào luyện tinh thần, sẽ cung cấp các kỹ thuật cụ thể làm  cho sự chú ý thành tinh tế hơn cùng sự điều hành và chuyển  hóa cảm xúc."

Đó là con đường tốt đẹp mà ngài Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích người Phật tử thực hành để làm cho đạo Phật trở thành sinh động cùng đáp ứng nhu cầu xây dựng hạnh phúc cho nhân loại thế kỷ 21 này. Ngài cũng nhắc nhở chúng ta phải biết phối hợp những truyền thống hiện đang có với những phương pháp huấn luyện thân và tâm mới mẻ để đáp ứng nhu cầu của con người trong thế kỷ 21 này, vì theo ngài Đạt Lai Lạt Ma, mỗi thời đại cần có những phương pháp thực hành đáp ứng với nhu cầu con người của thời đại đó:

"Về cách huấn luyện Tâm liên hệđến điều hành chú ý và cảm xúc,  câu hỏi cần thiết phải được nêu lên là mỗi phương pháp thực hành đặc biệt (pháp môn) phải đáp ứng nhu cầu thời đại  thì mới đưa đến kết quả, vậy chúng ta có thể tạo ra những phương pháp thực hành mới để đáp ứng với tuổi tác, trình trạng sức khỏe cũng như nhiềuyếu tố khác."

Trong chiều hướng khuyến khích của ngài Dạt Lai Lạt Ma nói trên, hiện nay có nhiều phương pháp thiền được xử dụng trong các lớp học, trong các bệnh viện, trong các chương trình vận động thể lực như khí công, yoga hay dưỡng sinh để gia tăng sức khỏe và hạnh phúc. Khí Công Tâm Pháp cũng là một phương pháp phối hợp thiền và vận động, là phương pháp tập luyện để phát triển sức khỏe và niềm hạnh phúc nơi tâm và nơi bộ não, giúp cho chất xám dày thêm qua sự phối hợp của ba khuynh hướng đang được thực hành hiện nay:

1. Tập luyện khí công vận chân khí vào  lục phủ ngũ tạng trên nền tảng lý thuyết Ngũ Hành Tương  Sanh của Đông Y cùng vận động thể lực để gia tăng sức  khỏe cùng làm cho bộ não duy trì các chức năng tốt đẹp.

2. Phối hợp âm nhạc với tập luyện theo những khám  phá mới mẽ của Tây Y.         

3. Ngồi thiền trong yên lặng hay thiền tĩnh lặng giúp cho phát triển các khu vực  liên hệ đến phát triển hạnh phúc, chú ý và trí nhớ trong bộ não. Sự tập luyện này có mục đích phát triển niềm hạnh phúc cùng gia tăng hoạt động của vỏ não trước trán bên trái (vùng gốc của an vui) và làm cho khu vực cảm xúc (hệ bán tính) trở nên êm dịu. Bên cạnh đó, những người tập luyện phát triển sức khỏe và gia tăng trí nhớ (xin đọc thêm trong cuốn Khí Công Tâm Pháp 2)

(Những vị nào muốn thực hành Khí Công Tâm Pháp để phát triển sức khỏe và hạnh phúc xin vui lòng liên lạc với bác sĩ Trịnh Văn Chính, trưởng nhóm Khí Công Tâm Pháp tại Orange County (Quận Cam) ở số điện thoại (714) 636-6804 để ghi tên tập vào mỗi sáng thứ bảy, từ 9 giờ đến 11 giờ, nơi võ đường đối diện với khu Phước Lộc Thọ. Ở San Diego xin gọi số (760) 758-4645. Vị nào muốn đọc cuốn sách Khí Công Tâm Pháp 2 xin liên lạc với B.S. Chính hay vào mạng lưới quangduc.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.