Hôm nay,  

Pháp 86% Đi Bầu

12/05/200700:00:00(Xem: 2633)

Đó là tỷ lệ đi bầu đông kỷ lục của Pháp từ năm 1965 trở lại đây. Đó là một trong những tỷ lệ rất cao công dân cử tri tham dự vào việc xây dưng chánh quyền của nền đệ ngũ Cộng Hòa Pháp, năm 1974 tỷ lệ 87,33%, năm 1981 tỷ lệ  85,85%. Chắc chắn không phải là tỷ lệ duy ý chí, khoa trương của nhà cầm quyền ngụy dân chủ, tỷ lệ đắc cử dưới 95% là không vừa lòng, viên chức lo tổ chức bầu cử  bị trừng phạt mất chức hay vào vào khám để khóc than cho Nữ Thần Dân Chủ. Ở Pháp, một quốc gia dân tộc, người dân đã giành chủ quyền, lật đổ chánh quyền, giết hoàng hậu, phá ngục Bastille từ năm 1789, trải qua 5 nền công hòa, khó mà có chuyện ăn gian bầu cử để tổng thống đắc cử tỷ lệ cao. 

Trong kỳ bầu cử tổng thông Pháp năm nay, sự tham gia bầu cử của cử tri đông vì cử tri Pháp ở hải ngoại hay nội địa đều muốn dùng lá phiếu làm một cuộc đổi thay. Không những cử tri bầu vòng hai đông, cao 86%, mà vòng 1 cũng đông. Tổng hợp tin của các nguồn tin độc lập,  cử tri Pháp ở hải ngoại, ở ngoài Đại Tây Dương, ở Thái bình Dương, xếp hàng dài dòng dọc tại các phòng bầu cử do sứ quán Pháp tổ chức ngay trong kỳ bầu cử vòng 1. Ờ  Mỹ, vùng San Fran của TB Cali là một bà giáo phụ khuyết Pháp có 3 con  đến Mỹ dạy tiếng Pháp ở trường Pháp ba năm nay, Bà Carole Neilson-Thumm, nói với báo Le Figaro. Bà đi bầu, nhiều người Pháp trong vùng đi bầu rất đông và vui. Tòa Tổng lãnh sự Pháp vòng hai mở nhiều phòng phiếu hơn trên đường  Bush Street, giữa thành phố San Fran, từ  cửa 8  đến 20 giờ. Bà đi bầu lúc 13 giờ, nên khỏi phải chờ lâu. Chớ kỳ trước vòng 1 trời mưa, mà cử tri vẫn đứng chờ cả 1 hay 2 tiếng đồng hồ để bỏ thăm.  Sau khi làm nhiệm vụ công dân Pháp, những đồng bào Pháp ‘bô lô ba la  ngoài phòng phiếu hay trên đường, tỏ ra vui vẻ, thông cảm, gắn bó giữa những người xa đất mẹ với nhau. Sự tích cực tham gia bầu cử không ngừng ở phòng phiếu. Người Pháp ở Mỹ, thức đến 11 giờ khuya để xem đài Pháp vì giờ giấc sai biệt. Bà giáo 43 tuổi này cũng nói những cử tri nói với Bà kỳ bầu cử này có điều mới và tỏ ra tiếc hai ứng cử viên không tranh luận nhiều lần, đi sâu vào các vấn đề như ở Mỹ. 

Còn tại nội địa, đặc biệt ở Paris, 65.000 phòng phiếu mở cưa từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều, có nơi mở tới 20 để cử tri có thể bầu. Cũng có một vài trục trặc kỹ thuật, nhưng tất cả được giải quyết công khai ổn thỏa. Thí dụ ở Mayenne, có 3 phòng phiếu vùng Meslay-du-Maine mất 2000 lá phiếu của Nicolas Sarkozy trong đêm nên được lập biên bản, và mở trể 40 phút.

Bầu hay không bầu là do lòng dân, Pháp không có việc gây rắc rối cho công dân vì không bầu cử nếu có chuyện phải đến công sở như ở phường, xã, quận huyện VN trong chế độ CS Hà nội dùng hình thức đó để bó buộc dân đi bầu.

Theo nhận định của tiến sĩ chánh trị học người Việt là Ô Phan văn Song trên đài Á châu Tự do của Mỹ, "kể từ thời ông Francois Mitterand, tức từ thời 1981 đến nay, chưa bao giờ cử tri Pháp đi bầu đông như thế này. Đó là điều rất hiếm có trong các cuộc bàu cử ở nước Pháp, chứng tỏ người Pháp rất lo lắng cho tương lai của ho. Người Pháp trông chờ và hy vọng rất nhiều ở vị Tổng Thống mới. Ông Sarkozy nói chương trình hành động của ông không đi sát với phe hữu nữa, tức hoàn toàn khác với chương trình hành động của ông Jacques Chirac, và ông hứa hẹn những việc mà cử tri nghĩ rằng có thể làm được. Làm được hẳn 100% thì chưa biết, nhưng ngày hôm nay ông đang được sự ủng hộ rất rộng, từ tả đến hữu, cả phe giữa và những người theo phe tả cũng lên tiếng ủng hộ ông. Ông hứa hẹn một xã hội mới, giảm thất nghiệp, huấn nghệ.

Trên phương đối ngoại, tổng thống tân cử của Pháp ông Sarkozy gần với Mỹ hơn, muốn có một chính sách đối ngoại khác với chính sách của thời ông Chirac. Ông Tân Tổng Thống sẽ bám sát Âu Châu hơn, dùng Âu Châu để định vị thế của nước Pháp." Đó là những lý do đại đa số cử tri người Pháp thấy Ong là người gần gũi với mình hơn, dể chấp nhân hơn.

TT Nga Poutine là người lên tiếng sau cùng mừng tổng thống đắc cử Pháp so với các siêu cường. TT Bush hy vọng một kỷ nguyên mới để hai bờ đại Tây dương xích lại nhau hơn. Để biến hy vọng thành hiện thức, cuối tháng Tư vừa rồi, TT Bush đã ký một thỏa hiệp,  Mỹ liên minh với Liên Au thành một khối  thường trục, hợp tác kinh tế sâu sắc đôi bờ Đại Tây Dượng, một hành vi chánh phủ không cần sự  phê chuẩn của Thượng Viện. Văn kiện này mang tên "Transatlantic Economic Integration" between the US.  Một bên là TT Bush một bên là Thủ Tướng Đức Angela Merkel với tư cách Chủ Tịch Hội Đồng Liên Au  và một Uy viên Hội Đồng này đồng ký tại Tòa Bạch Oc. Văn kiện này xác nhận sư hội nhập Au Mỹ sẽ là lực lượng tiền phong của kinh tế toàn cầu.  Và chiếu thỏa hiệp này, sẽ thành lập một tổ chức gồm có một viên chức cấp chánh phủ về phía Mỹ và một ủy viên Hội Đồng Liên Au thay phiên làm chủ tịch. Nội dung công vụ là tập trung nỗ lực giải quyết cùng một hướng khoảng 40 vấn đề công cộng mà hai bờ Đại Tây Dương cùng quan tâm. Trong đó vấn đề bản quyền trí tuệ, giá cả, sữ dụng tần số phát thanh, khoa học kỹ thuật sinh học, những trở ngại tài chánh và đầu tư.

 Sau cùng hai cái bịnh đáng sợ của nền dân chủ là bịnh muôn năm nơi người lãnh đạo tham quyền cố vị nhưng thiếu liêm sĩ và bịnh lơ là bầu cử nơi công dân cử tri nghĩ bầu ai lên cũng thế thôi. Nếu cá nhân người lãnh đạo tham lam bị hạn chế bởi số nhiệm kỳ không ra ứng cử được nữa thì biến thái qua hình thức con tiếp theo cha, em tiếp theo anh, vợ tiếp theo chồng ra ứng cử, như gia đình trị vậy. Bịnh muôn năm phát sanh được và trầm trọng thêm là do người dân thơ ơ với chánh trị, ai lên cũng vậy chẳng đổi thay gì, để những người làm chánh trị chuyên nghiệp thao túng bầu cử bằng tiền bạc, bằng phe đảng. Bịnh muôn năm trầm trọng thêm cũng do công dân cử tri lơ là bầu cử, không làm trách nhiệm công dân xây dựng chánh quyền bằng lá phiếu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.