Hôm nay,  

Đôi Điều Suy Nghĩ Nhân Ngày “Nhà Giáo Việt Nam”

22/11/200700:00:00(Xem: 6841)

 Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì; bởi vì nó không có vào thời ấy, mà chỉ biết “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, chưa kể đến tam tòng tứ đức của Khổng giáo. Thầy dạy của tôi từ tiểu học đến trung học là những người mẫu mực vì họ là những “kỹ sư của tâm hồn”. Chúng tôi vừa được học văn hóa và đồng thời chúng tôi cũng được học “làm người”. Chúng tôi không đi tết Thầy như học sinh bây giờ vào ngày 20.11, mà chỉ đến thăm Thầy vào ngày mồng 3 Tết mà thôi. Chúng tôi chỉ đến thăm mà chẳng có quà, bởi vì đang đi học thì lấy đâu ra tiền để quà cáp cho Thầy.

 Cứ như thế, cho dù có đi xa đến đâu thì có dịp về lại trường xưa cũng đến thăm Thầy. Và cũng chỉ có thế là đủ cho một đứa học sinh biết ơn Thầy và cũng đủ để làm Thầy mãn nguyện về tấm lòng của học trò xưa. Đã gần 40 năm xa Thầy nhưng tôi vẫn nhớ và làm điều đó với sự tri ân và trân trọng đối với người đã ban tặng cho mình một khối óc, một nhân cách để phụng sự xã hội. Ngày ấy khoảng cách giữa Thầy và trò rất rõ ràng, luôn luôn hiện hữu. Chào Thầy phải biết cất mũ nón,…và cách xưng hô cũng đã thể hiện khoảng cách đó : Gọi Thầy và xưng Con.

Còn ngày nay thì sao" Hôm nay học sinh được nghĩ học vì là ngày “Hiến Chương Nhà giáo” để học sinh được “DDi Tết” Thầy Cô. Sống qua hai chế độ, tôi phải có sự so sánh bởi những gì đã và đang xãy ra trước mắt làm tôi phải suy nghĩ không ít. Tôi đã thử tìm định nghĩa của hai chữ “hiến chương” trong bách khoa toàn thư nhưng chẳng thấy. Thế thì trong những suy nghĩ ở đây, nếu tôi không nói được ý nghĩa của “hiến chương” thì mong các bạn thông cảm cho. Và chỉ mong các bạn cùng tôi chia sẽ những gì mà tôi thấy được qua ngày “Hiến Chương Nhà giáo Việt Nam” hay còn gọi là “Ngày Tết Thầy Cô” của việt cọng bày ra sau ngày 30.4.75.

 Nói đến Thầy Cô là nói đến giáo dục. Giáo dục là lãnh vực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của một đất nước. Ở Việt Nam trường học được xây dựng rất nhiều cho tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học, không những nhiều mà lại còn nguy nga đồ sộ nữa, chưa kể những trường học lớn của các tôn giáo bị ăn cướp suốt hơn 30 năm nay. Đó là hình thức, thế thì nội dung" Là chất lượng giảng dạy. Giáo viên được đào tạo đại trà. Chỉ nói riêng đối với cấp 2 trung học thì giáo viên được đào tạo ở các trường cao đẳng. Mà sinh viên vào cao đẳng là loại sinh viên không vào được đại học. Sinh viên không vào được đại học là sinh viên dốt. Và sau 3 năm, những sinh viên đó nghiễm nhiên đứng lớp ở khối cấp 2 trung học. Một số nơi tốt nghiệp cao đẳng vẫn được dạy cấp 3! Suốt hơn 30 năm qua, chất lượng đào tạo bậc trung học bị ảnh hưởng sâu đậm bởi thế hệ Thầy Cô tốt nghiệp cao đẳng đó.

Kiến thức của Thầy Cô không hơn học sinh là bao nhiêu! Tôi cũng đã từng đi dạy trước năm 1975, nhưng vẫn đã phải suy nghĩ là: có 10 mới cho được 1, 2; nhưng nếu chỉ có 1 hoặc 2 mà thôi, thì lấy gì để cho" Thực trạng giáo dục ở bậc trung học là thế đấy. Đó là chưa kể giáo viên dốt có tiền lo lót thì được ở đồng bằng, thành phố; còn giáo viên giỏi không tiền thì lên miền núi! Rồi ở bậc đại học, tôi cũng có một số bạn bè giảng dạy đại học, nhờ là đoàn viên, đảng viên mới được giữ lại trường cho dù “chẳng giỏi chút nào”!  Như ở trường đại học của tôi, nếu cứ mỗi năm giữ lại trường 10 sinh viên thuộc dạng top ten thì sau 30 năm cũng được 300 giáo viên và ít là cũng được 100 có học vị tiến sĩ thực sự có chất lượng. Có một tiến sĩ được gọi là “Lê Văn Ngọ” bởi vì anh ta được giữ lại trường là để “Lo Văn Nghệ”. Các bạn đừng cười, sự thật một trăm phần trăm đấy!

Còn phẩm chất đạo đức của quý thầy cô thì sao"

Nhìn quả thì biết cây! Gặp bất kỳ học sinh, sinh viên ở trình độ nào chúng ta cũng nhận ra được tầng lớp trẻ đã hấp thụ được gì từ những “kỹ sư tâm hồn” của chúng. Chỉ một tiếng “cám ơn” thôi cũng không được dạy dỗ, mà không phải là học sinh cấp 1 nhưng là sinh viên đại học đấy các bạn ạ! Anh bạn tôi làm vệ sinh và băng bó vết thương cho mấy đứa sinh viên xong, thế là chúng nó đứng dậy quay lưng đi mà chẳng hề có một lời nào. Học sinh, sinh viên bây giờ nếu có tôn trọng thầy cô thì cũng chỉ nội trong niên học của các vị ấy mà thôi. Bởi vì chúng nó đang lệ thuộc ở điểm thi; còn hết niên học rồi, học với thầy cô khác thì chúng nó chẳng còn “nhớ mặt” thầy cô năm trước nữa.

Đối với thầy cô thì học sinh, sinh viên phải “biết điều”. Có nghĩa là phải biết cách “tỏ lòng biết ơn” một cách thực tế. Đi học thêm để thầy cô tăng thu nhập là việc làm trước mắt. Nếu không sẽ “bị đì”. Đối với sinh viên đại học, ngoài “phong bì” rồi thì còn phải biết mời thầy cô đi ăn, đi nhậu, đi bar, đi karaoke,… Và thế là thầy trò gần gũi cho đến độ có thể “lên giường”. Bởi vì trò phải làm điều gì đó để gây dấu ấn với thầy, để khi thầy chấm bài thi, thầy “quan tâm” hơn. Gọi thầy và xưng em thì điều mà các bậc thầy bây giờ rất thích bởi khoảng cách thầy-trò gần gũi hơn là gọi thầy xưng con. Và chính vì thế thầy mới dễ dàng kéo trò lên giường. Báo chí trong nước đã nói quá nhiều, kể cả thầy cấp 1 với học sinh cấp 1. Tại một khu du lịch, có lần tôi gặp thầy trò dẫn nhau đi chơi, thầy ở độ tuổi 60, còn trò thì ở độ tuổi 20 và xưng hô như thời bây giờ là thầy và em. Tôi không hiểu đó là loại quan hệ gì nữa, là một “ddôi uyên ương” thì đúng hơn. Như vậy khoảng cách thầy-trò từ trước 1975 đã triệt tiêu trong xã hội cọng sản ngày nay.

Có một lần tôi được chứng kiến một giảng viên đại học say mèm đến độ không thể ngồi sau xe hai bánh để người khác chở về nhà trước sân trường đại học của mình. Rồi một giảng viên khác khi sinh viên đến lớp thì thầy đã nằm gục trên bàn; đến khi thấy thầy tè ra quần thì sinh viên mới bỏ ra về. Chuyện khó tin nhưng có thật là vì nếu không là thế thì không phải là Việt Nam.

Cũng cần nói thêm là một số sinh viên ở các cơ quan hành chính đang được gởi đi học tại chức đã phát biểu: “DDi học lúc nầy chẳng phải lo gì cả, chỉ một điều là sợ không có tiền!”.Giáo viên tuyên bố thẳng thừng giữa lớp : “Em nào muốn đậu thì nộp mỗi môn là 500 ngàn đồng!”. Giáo dục việt cọng là thế đó các bạn!

Trở lại với ngày nhà giáo Việt Nam, 20.11, tôi thấy đau lòng và lo cho những gia đình nghèo. Con tôi thì tuyệt đối tôi không phải lo khoản đi Tết thầy cô, vì tôi không cần phải kiếm điểm cho con tôi bằng quà, bằng tiền. Nhưng tội nghiệp cho những gia đình nghèo, thiếu ăn, thậm chí thiếu cả tiền lo cho con ăn học, từ áo quần đến sách vở. Nếu không có quà cho thầy cô vào ngày ấy thì thật “khó sống”. Thế mà thầy cô dặn dò học sinh “trước ngày Tết thầy cô rằng : “Các em đừng mua xà phòng cho cô! Các em hãy mua vải áo dài hay quần tây cho cô!”. Nghe mà muốn khóc được cho một xã hội.

Thưa các bạn, trên hành tinh nầy có ai lại đi gợi ý phải mua quà gì cho mình" Nhất là khi người gợi ý đó là một “kỹ sư của tâm hồn”! Trả lời cho câu hỏi đó chính là viết lên cái mà việt cọng gọi là “hiến chương nhà giáo Việt Nam”.

Tôi không dám vơ đũa cả nắm, nhưng nhà giáo bây giờ họ được đào tạo là để “bán chử”. Đó là chưa nói đến những người không đủ chử để bán. Họ chẳng cần biết đến người mua là ai; bán cho ai được có lời hơn là bán. Sau khi ở trường về thì như là họ ở chợ về. Họ bất chấp đến cuộc sống của họ. Sống sao cũng được miễn là bán chử được cho thật nhiều tiền. Các vị rủ nhau đi bia ôm trước mặt học sinh của họ và thậm chí khi vào những nơi đó, bia ôm, karaoke ôm, họ lại gặp những đệ tử của mình và thầy trò chào hỏi nhau một cách bình thường.

Trên hành tinh nầy có xã hội nào như thế không các bạn" Có hiến chương nhà giáo nào viết lên những điều đó không các bạn" Tôi chắc chắn một điều là chỉ có ở xã hội cọng sản. Bởi vì cọng sản cần gì ở giáo dục. Trí thức là tầng lớp đầu tiên trong 4 tầng lớp bị lên án trong Cải Cách Ruộng Đất mà các bạn! Giáo dục của họ là nhồi nhét cho con người lòng hận thù nhau, nghi ngờ nhau, chém giết nhau. Con đấu tố cha, thì trò cũng đấu tố thầy, thế đấy!

Chính vì thế mà xã hội Việt Nam bây giờ đạo đức suy đồi một cách khủng khiếp, cụ thể là thầy giáo kéo trò lên giường, rồi hiếp dâm học sinh, thầy trò cùng ngồi một phòng karaoke ôm, cùng ngồi chung một bàn nhậu…Những học sinh được giáo dục bởi những con người như thế sẽ làm được gì cho một xã hội tương lai" Hay là chúng sẽ trở thành những đoàn viên, rồi đảng viên để rồi thành lãnh đạo đè đầu cởi cổ nhân dân" Nhân dân Việt Nam đang chịu đựng một sự lãnh đạo dốt nát của cọng sản. Và với nền giáo dục như hiện nay thì tương lai lãnh đạo đất nước còn bi thảm hơn nhiều, bởi nền giáo dục chúng nó được tiếp thu là một nền giáo dục phi nhân bản. Cọng thêm với những thủ đoạn côn đồ của cọng sản thì giới lãnh đạo mai sau sẽ còn dã man hơn rất nhiều.

Đến đây tôi chẳng còn lời lẽ nào để nói lên được thực trạng giáo dục Việt Nam ngày nay nữa. Nhưng dù sao thì tôi cũng xin được đóng góp thêm vài nét vào bức tranh của cái gọi là “hiến chương nhà giáo Việt Nam”.

Để tưởng nhớ những Người Thầy yêu quý.

Lê Đạo, http://ddcnd.org/main/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.