Hôm nay,  

Thời sự nước Úc: Đảng Lao Động thắng cử nhờ TT John Howard

23/10/200700:00:00(Xem: 1761)

LND: Chúa Nhật 14/10/07 vừa qua thủ tướng John Howard đã quyết định công bố ngày bầu cử mặc dầu thời cơ có vẻ như không được thuận lợi lắm cho chính phủ. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng chiếu theo hệ thống Westminster của các quốc gia như Úc thì mặc dầu mỗi nhiệm kỳ có thể kéo dài tối đa là ba năm, nhưng vị thủ tướng đương nhiệm quyền lựa chọn ngày bầu cử cho nhiệm kỳ tới vào bất cứ lúc nào, và vì thế, nó cho phép chính phủ tổ chức tổng tuyển cử vào những thời điểm có lợi nhất cho chính mình để hầu tạo nhiều cơ hội nhất cho mình tái đắc cử. Thế nhưng, kể từ khi Kevin Rudd trở thành lãnh tụ đối lập thì dường như chính phủ Howard không thể chiếm được thế thượng phong và trong thời gian vài tháng gần đây luôn về hạng nhì trong tất cả các cuộc thăm dò ý kiến quần chúng. Đấy là lý do vì sao mà John Howard chần chừ, ngập ngừng mãi và đợi đến hết thời gian tối đa của nhiệm kỳ mới chọn ngày bầu cử. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận xét của ký giả Tony Wright của nhật báo The Age, tựa đề “Men In The Mirror” về lý do chủ yếu đã giúp phe đối lập liên bang chiếm thế thượng phong kể từ khi ông Kevin Rudd nắm quyền lãnh tụ cho đến nay.

*

Ngay cả khi ông John Hoard, trong một nỗ lực bày tỏ sự tuyệt vọng khôn cùng để chiếm thế thượng phong trong tuần qua bằng lời kêu gọi cử tri tha thứ cho ông với chính sách hoà hợp hoà giải cùng người thổ dân thì đối thủ của ông là Kevin Rudd vẫn ung dung, bình thản không hề rối trí.
Chẳng những ông Rudd bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ông Howard đề nghị sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc thừa nhận vai trò của người thổ dân trong lời bạt của hiến chương – một đề nghị vốn dĩ được xem như là hệ quả của một hành trình dài đối với ông Howard, người từng tuyên bố nước Úc chẳng có gì để phải xin lỗi người thổ dân - mà ông Rudd còn nhẹ nhàng đưa ra lời nhắc nhở, việc mà ông Howard vừa khám phá ra và đề nghị chính là chính sách của đảng Lao Động từ nhiều năm qua. Quả thật, ông Rudd đã vô hiệu hoá sự thách thức cùng nỗ lực chiếm thế thượng phong của John Howard thật dễ dàng, dễ hơn cả lấy vật gì trong túi nữa.
Ngài thủ tướng  cùng các vị bộ trưởng của ông lớn tiếng hô hào rằng ông Rudd chẳng qua chỉ là Little Lord Echo mà thôi, một cái thùng rỗng tuếch, một cái bóng nhái theo người khác chứ chẳng hề có được một chính sách gì đặc sắc của chính mình cả.
Tuy nhiên, chính chiến lược này của ông  Rudd đã làm cùn nhụt bất kỳ một cây gươm nào mà ông Howard dùng để múa may.
Bất kỳ một chính phủ đương nhiệm nào ở trong thời điểm mà kinh tế vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tỷ lệ thất nhiệp sụt giảm xuống mức kỷ lục, thấp nhất trong suốt  33 năm qua, thì cũng đều có thế thượng phong tất thắng cả. Và theo lịch sử chính trị thông thường như thế thì lẽ ra chính phủ Howard phải vững như bàn thạch, bất khả bại.
Tuy nhiên, ông Howard, trong những ngày cuối cùng trước khi công bố ngày tổng tuyển cử, có vẻ như đang cố viết lại lịch sử đầy lỗi lầm của chính ông về mối quan hệ với người thổ dân chỉ vì một lý do thật đơn giản: chiến lược “tớ cũng thế” của ông Rudd đã vô hiệu hoá mọi nỗ lực kích động quần chúng của ông Howard trong những lãnh vực vốn là khu săn bắn quen thuộc của ông. Ông Howard đã buộc lòng phải thay đổi chiến thuật một cách thật bi thảm.
Hành động của ông Howard gợi nhớ lại việc cựu thủ tướng Paul Keating, trong những ngày cuối cùng cầm quyền, tung ra một lá bài mà ông cho là lá bài tẩy khả dĩ giúp ông chiếm lại thế thượng phong. Ông Keating công bố một việc mà không ai lúc ấy có thể tưởng tượng được: Thoả ước về an ninh với Nam Dương. Nhưng rồi thì đấy chẳng phải là lá tẩy mà ông Keating mong muốn và nó cũng chẳng giúp được gì cho ông ta cả.
Cay đắng hơn nữa cho ông Howard về nỗi khốn khó hiện nay của ông là việc ông nhận thức được vai trò của chính mình trong chiến lược của ông Rudd ngày hôm nay. Đấy chỉ là một sự sao chép của chiến lược mà chính ông Hoard đã áp dụng một cách thật hữu hiệu để làm ông Keating quẫn trí trong năm 1995 và vài tháng đầu của năm 1996.
Ông Keating lúc ấy không thể nào suy tưởng và chấp nhận được rằng một kẻ có viễn kiến như ông lại có thể thấy sự nghiệp chính trị của mình bị huỷ hoai bởi một kẻ như ông Hoard, một kẻ mà ông đã kinh miệt cho là “bộ óc trống rỗng không chính sách” – “policy-free zone”.
Lúc bấy giờ, vì cảm nhận được rằng cử tri Úc quả thật đã chán ngấy ông Keating để sẵn sàng quay sang một sự chon lựa khác có vẻ ít đe dọa hơn, ông Howard công khai tuyên bố rằng ông không hề có ý định công bố bất kỳ một chính sách nào cả cho đến khi ông Keating công bố ngày bầu cử. Và ông Howard đã làm y như lời tuyên bố ấy.
Trong tháng 5/1995, người ta còn nhớ ông Howard đã từng nói, tuyên bố bất kỳ một chính sách nào sẽ là một sự mời mọc ông Keating – một kẻ mà lúc ấy ông gọi là “ông thủ tướng cụt hơi, hết sáng kiến” – cuỗm chúng.
Thuở ấy, ông Howard chỉ đọc những “bài diễn văn" thật mơ hồ, đưa ra một hình ảnh chung chung tổng quát về một nước Úc thoải mái và thảnh thơi (comfortable and relaxed Australia) mà ông muốn lãnh đạo. Ông không hề đưa ra một nguyên lý hoặc một chính sách nào thật rõ rệt vốn có thể trở thành mục tiêu cho ông Keating đả kích. Bất kỳ nơi nào ở Úc mà ông Keating viếng thăm thì chỉ vài ngày sau là ông Howard cũng sẽ xuất hiện ở đấy. Lúc bấy giờ người ta gọi ông Howard là cái bóng. Như ông Rudd bây giờ vậy.
Và khi thời gian vận động bầu cử chính thức bắt đầu thì ông Howard cùng nội các đối lập của ông nhanh chóng liên tục công bố chính sách của họ, như mưa bão khiến ông Keating và đồng đội không có thời gian để nghiên cứu các chính sách ấy, đừng nói chi đến việc tấn công đả kích bất kỳ một chính sách nào. Hành động này làm ông Keating quẫn trí đến phẫn nộ và đồng thời bị các nhà bình luận chính trị đồng loạt không ngớt lời chê bai, chế nhạo là một hành động hèn nhát. Quả nhiên, chiến lược này đã đem lại thành quả mỹ mãn cho ông Howard.


Bây giờ, nhiều năm sau đó, mặc dù hoàn cảnh có khác xưa đôi chút và mặc dù ông Howard không bị cử tri ghét cay ghét đắng như ông Keating dạo ấy và mặc dù ông Rudd khác hơn ông Howard, nhưng ông Rudd đã khéo léo mượn đỡ những điểm chính yếu của chiến lược cũ của ông Howard và tu bổ nó cho thích hợp với thời đại mới này một cách thật hữu hiệu, chẳng khác gì thuật gậy ông đập lưng ông.
Ông Rudd và dàn cố vấn của ông thuộc nằm lòng chân lý bất di bất dịch về chính trị: phe đối lập không hề giành được chính quyền, chỉ có chính phủ đánh mất chính quyền mà thôi. Phe đối lập chỉ cần đưa mình ra  như một sự chọn lựa khác. Thế thôi. Vì cảm nhận được rằng có nhiều công dân Úc, mặc dầu có phần nào thoải mái, đã qúa nhàm chán Howard, nên ông Rudd đã quyết định đưa ra hình ảnh một ấn bản tân thời, một đời mới của cùng một loại xe: không quá mới để trở thành một sự đe doạ làm mất số khách hàng hơi tò mò ra khỏi cửa tiệm, nhưng đồng thời cũng có một số đặc tính đủ mới mẻ để thu hút người ta.
Nói tóm lại, ông Rudd cố tình ủng hộ, hoặc không chống đối thật mãnh liệt, rất nhiều chính sách mà ông Howard đưa ra và đồng thời tạo cho mình một thế đứng vững chãi, độc lập về một số vấn đề mà ông tin là cử tri quan tâm đến nhiều nhất. Và, các cuộc thăm dò ý kiến cử tri trong suốt năm nay cho thấy, chiến lược này đã đạt được nhiều thành quả như ông Howard đã gặt hái 12 năm về trước.
Để có thể hiểu thấu được việc mà ông Rudd đã làm, chúng ta cần phải quay ngược giòng thời gian. Vào ngày 4/12 năm ngoái, đảng Lao động liên bang quyết định hạ bệ Kim Beazley và đưa ông Rudd lên làm lãnh tụ.
Ông Rudd, một người không ngần ngại dùng những câu sáo ngữ cũ rích để diễn đạt ý kiến của mình đã tuyên bố như sau trong cuộc họp báo đầu tiên trong vai trò lãnh tụ: ”Sở dĩ mà ngã ba đường này ló dạng ngày hôm nay là vì ông Howard đã đi quá một cây cầu, quá mức về quan hệ lao tư, quá độ khi đưa quân đến Iraq và qúa độ về vấn đề khí hậu."
Chỉ qua một câu tuyên bố ngoằn ngoèo như hế, ông Rudd đã đưa ra 3 vấn đề hệ trọng (big picture items) mà đảng Lao động sẽ sử dụng để phân biệt giữa phe đối lập và chính phủ: chính sách quan hệ lao tư WorkChoices, sự tham chiến của Úc ở Iraq và thái độ của nước Úc về ảnh hưởng lồng kiếng của khí thải.
Sau đó, ông Rudd lại đưa ra thêm một ngã ba đường nữa qua sự tuyên bố rằng hệ thống liên bang của Úc (mối quan hệ giữa các chính phủ cấp tiểu bang và chính phủ liên bang) cần phải được cải tổ sâu rộng để bảo đảm rằng người dân được phục vụ hữu hiệu hơn trong học đường, bệnh viện cũng như về trị an. Đấy là một cú đại bác bắn thẳng vào chính sách của ông Howard và nó đã liên tục mang đến nhiều lợi thế cho ông Rudd cho đến bây giờ.
Thế nhưng, nước cờ khôn khéo nhất của ông Rudd vẫn là chuyện chọn Work Choices, Iraq và sự thay đổi khí hậu làm 3 mặt trận tấn công chính phủ Howard bởi vì ông có thể dễ dàng sử dụng sự quan ngại của cử tri trong các vấn đề này.
Tính toán sai lầm nhất của John Howard khi chính phủ giật được quyền quyết định tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, một sự việc hiếm khi xảy ra trên chính trường Úc, là ông đã thực hiện giấc mộng mà ông ấp ủ suốt sự nghiệp chính trị của ông và tháo gỡ toàn bộ hệ thống lao tư hiện hữu của Úc. Sự phản kháng mãnh liệt của phong trào công đoàn cũng như của đảng Lao Động trong việc miêu tả rằng chính sách WorkChoices quả thật rất nguy hiểm, quá phức tap và thiếu công bình cho người làm việc ăn lương đã buộc chính phủ phải tung ra hàng chục triệu Úc Kim để bào chữa cho đạo luật này. Việc bỏ công quỹ quảng cáo cho WorkChoices cũng khiến quần chúng hết sức bất mãn. Ông Rudd và bà Julia Gilard chẳng cần phải đổ một giọt mồ hôi mà cũng chiếm thế thượng phong trong vấn đề này!
Sự tham dự của Úc trong cuộc chiến tại Iraq, chưa bao giờ được đại đa số dân Úc ủng hộ, và ông Rudd, với kinh nghiệm làm việc trong bộ ngoại giao thuở xưa, đã khéo léo vạch ra một chính sách khá êm đẹp về việc rút quân dần dần từ Iraq. Chính sách này khác hẳn với chính sách của Mark Latham, vốn đầy dẫy những lời lẽ khẩu hiệu rỗng tuếch rặt tính bài bác, đả kích Hoa Kỳ khiến cho cử tri Úc lúc bấy giờ cho rằng ông Latham không ứng đáng để lèo lái nước Úc.
Thế nhưng, sự nhận xét khôn khéo nhất của ông Rudd là việc ông biết được rằng càng ngày càng có nhiều người Úc vô cùng lo âu về tương lai của Địa Cầu và ông Howard bị dân chúng cho là đã chối bỏ, hoặc ngó lơ trong một thời gian quá dài những hiểm hoạ của sự thay đổi khí hậu. Ông Rudd, sát cánh với Peter Garet – một người vốn được xem như nhà tranh đấu không ngừng nghỉ cho môi sinh – trong vai trò phát ngôn nhân đối lập về môi sinh, đã không hề gặp một khó khăn nào trong việc gồm chung chính mình vào một thế hệ trẻ trung hơn có quan tâm nhiều hơn ông Hoard.
Chiến thuật của ông Rudd dĩ nhiên sẽ làm phật lòng một số cử tri vốn đòi hỏi rằng đảng Lao động phải dũng cảm và có tôn chỉ rõ rệt (boldness and unbending principle). Thế nhưng, ông Rudd và đồng đội của ông rõ ràng đã quyết định, đảng Lao động nếu chỉ biết giữ vững tôn chỉ của mình thì mãi mãi chỉ là phe đối lập; còn nếu biết áp dụng sách lược thực tiễn, thực dụng thì có thể giành được chiến thắng tối hậu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Quả thật là một sự trớ trêu cho ông Howard, từ khi trúng đòn gậy ông đập lưng ông thì hầu như những lợi thế của ông đều bị triệt giảm: Là kẻ lèo lái một nền kinh tế vững mạnh nhưng ông lại không thể nào mở miệng lập lại lời hứa hẹn khi xưa rằng ông sẽ giữ cho lãi suất nằm ở mức thấp; Một người hùng sắt thép (man of steel) trong vấn đề an ninh quốc gia nhưng lại sa lầy với chuyện Iraq trở thành sào huyệt sản sinh khủng bố; Một nhà lãnh tụ quyền thế nhưng lại bị đưa vào hoàn cảnh phải hứa hẹn với cử tri rằng mình sẽ từ nhiệm về hưu sau kỳ tổng tuyển cử tới đây.
Còn ông Rudd thì sao" Ông chỉ phủi bụi trên áo thì cũng được cử tri bày tỏ sự ủng hộ qua các cuộc thăm dò dân ý! Và ai là kẻ đã vạch đường chỉ hướng cho ông" Chẳng ai khác hơn là ông Howard!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.