Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Kerry Tranh Phiếu Hispanics

26/05/200400:00:00(Xem: 4478)
Trung tuần tháng Năm, còn 171 ngày nữa là bầu cử Tổng thống Mỹ. Thời sự về Chiến tranh Iraq, xì- căn- đan tra tấn tù Iraq, hành động dã man của phiến quân Iraq chặc đầu Berg người Mỹ, làm lu mờ những cố gắng tranh cử ở Mỹ, của hai ứng cử viên tổng thống, Bush và Kerry. Bush phải đình hoãn bài diễn văn tranh cử chuẩn bị cả tháng nay, liên quan đến những vấn đề nội địa căn cơ và tối yếu, như vấn đề y tế, giáo dục, việc làm. Kerry cũng thế, không đưa ra được đề tài tranh cử ruột của mình. Cả hai chỉ đi vòng vòng, nói chỗ này một chuyện, chỗ kia một chuyện, không tập trung được. Dù vậy Bộ Tham Mưu Chiến dịch Tranh cử của hai đảng đều cố gắng hoạt động hết công suất để vận động, tổ chức quần chúng cử tri. Trung tuần tháng Năm được đánh dấu bằng cuộc họp thượng đỉnh lãnh tụ DC có tính toàn quốc của khối cử tri gốc Hiapanics, sau khi Bush đã làm việc này tại nhiều tiểu bang, trong nhiều dịp từ trước, cả ba năm nay. Vấn đề là liệu Kerry đi sau có thể về trước Bush trên con đường vận động khối cử tri gốc Hispanics từ New York tới Calfornia không. Thái độ của Đại Hội Toàn quốc Các Lãnh tụ Dân chủ người Mỹ gốc Hispanics do đảng DC tổ chức cho thấy dường như không được như ý muốn của Kerry.
Thực vậy khai thác thời cơ mức ủng hộ TT Bush bị sụt giảm, Bộ Tham Mưu Chiến dịch Tranh cử của Kerry thừa thắng xông lên, kết họp nỗ lực tối đa để xiết chặt hàng ngũ cử tri gốc người Hispanics theo đảng DC và lôi kéo thêm những cử gốc Hispanics độc lập, còn lưng chừng, để ủng hộ Kerry. Một đại hội toàn quốc các lãnh tụ DC người Mỹ gốc Hispanics được tổ chức tại một đại khách sạn ở trong phi trường Orlando, vào ngày thứ Bảy 15 tháng 5. Đại hội xảy ra sau khi thăm dò của Đài CNN và báo Times công bố Kerry được 51% ủng hộ và Bush chỉ có 46% và của báo Newsweek cho biết chỉ 42% dân chúng vừa lòng Bush về việc làm. Terry McAuliffe, Chủ tịch Toàn quốc Đảng DC, đương nhiên tỏ ra hứng khởi tin rằng, cử tri gốc Hispanics sau cùng sẽ quyết định ai thắng trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11. Nếu DC chiếm được 2 phần 3 tổng số cử tri gốc Hispanics là 3 triệu, thì Kerry sẽ thắng vừa phiếu quần chúng vừa phiếu cử tri đoàn. Do vậy DC mở một chiến dịch vận động đặc biệt "Unidos con Kerry" (Đoàn kết với Kerry). Cụ thể như mở một đại hội thượng đỉnh nói trên, qui tụ trên 350 lãnh tụ DC gốc Hispanics đến từ mười mấy tiểu bang Mỹ. Tung ra một đợt quảng cáo truyền hình tranh cử nói tiếng Tây ban nha, đề cập đến những điều người Mỹ Hispanics đang tha thiết: việc làm, trường học, và y tế. Nghị viên Antonio Villaraigosa của thành phố Los Angeles, đồng chủ tịch Uûy ban Tranh cử Cali của Kerry, tuyên bố sẽ "nỗ lực chưa từng có" để đến với củ tri Latinos, trong thời gian còn 171 ngày nữa là bầu tổng thống. Paul Rivera tin chắc cử tri gốc Latinos sẽ làm cho cuộc bầu cử khác đi.

Tuy nhiên, phàm trong chánh tri, hễ có ủng hộ thì cũng có chống đối, kể cả trong nội bộ cũa một đảng hay một khối quần chúng dù sắc tộc hay tôn giáo, trong xã hội tự do, dân chủ, đa văn hoá, đa nguyên như Mỹ này. Do vậy, không ít những lãnh tụ DC gốc Latinos không đồng ý với Chủ tịch Toàn quốc Đảng Dân Chủ McAuliffe và Ô. Nghị viên gốc Latinos Villaraigosa của thành phố Los Angeles. Cũng ngay trong đại hội này, nhiều vị lãnh tụ DC gốc Latinos đã chỉ trích Kerry quá coi thường người Mỹ gốc Latinos, nên quá chậm trễ trong việc đến với người gốc Latinos và đưa những nguyện vọng của người gốc Latinos vào chương trình tranh cử. Thị trưởng Marty Chavez của TP Albuquerque, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thị trưởng gốc Dân Chủ, nói lên nỗi buồn thiểu số đối với Kerry. Nếu Kerry đi vào phòng khiêu vũ của khách sạn nơi ông và hàng trăm nhà lãnh đạo DC gốc Latinos trong đảng [DC] đang họp hai ngày này, vị Thượng Nghị sĩ Massachusetts có thể không biết tên đến năm người. Và còn nữa, trong 28 vị hàng đầu trong bộ tham mưu chiến dịch tranh cử toàn quốc của Kerry đã công bố và làm việc, chẳûng những không có một người gốc Hispanics nào, mà không có một tên tộc hay tên thường gọi nào nghe có vẻ Spanish cả. "Tôi không muốn đứng với chánh quyền một đêm. Tôi muốn một cuộc hôn nhân 8 năm." Còn Raul Martinez, Thị Trưởng rất nhiều năm của TP Hialeah, ở TB Florida, nói "thái độ cách biệt" (aloof demeanor) của Kerry cần phải thay đổi tận gốc nếu DC muốn nối kết với dân gốc Latinos. Martinez đề nghị TNS Kerry của Boston hãy bay xuống Texas ăn tacos, để "cho tiêu thấùm vào bên trong ông ta…Chúng tôi có thể nói tất cả những điều tốt về DC. Nhưng nếu ứng cử viên không có những thứ ấy trong lòng, và không bày tỏ được ra ngoài, người ta không thể thấy điều đó được." Còn Nghị viên Villaraigosa của TP Los Angeles dù nói sẽ làm việc hết mình cho chiến dịch tranh cử, vẫn than phiền Kerry. Than phiền Kerry cứ đi lòng vòng bên ngoài, chỉ trích CH, mà không đi sâu, đi sát với nguyệïn vọng của người dân Mỹ Latinos, trong khi Bush đã bắùt đầu đến với dân Latinos, trước rất lâu rồi. "Sự thật là CH đã xây dựng chiến dịch ở Los Angeles trước 3 năm, trong khi "chúng ta DC mới bắùt đầu có 6 tuần nay."
Còn quá sớm để nói Bush hay Kerry ai được nhiều phiếu Mỹ gốc Latinos hơn. Những tiếng nói ghi nhận được trong đại hội lãnh tụ DC gốc Hipanics nói trên chỉ là tiếng nói của lá thăm Latinos từng là thăm gốc của DC. Lá thăm gốc DC trong khối sắc tộc Hispanics mà đang đầy tranh luận như vậy; lá thăm độc lập, lá thăm lưng chừng của sắc dân gốc Latinos ắt hẵn còn bất ổn hơn nữa đối với Kerry. Kerry còn phải làm nhiều việc hơn nữa để tranh phiếu Latinos với Bush. Kerry -- gốc Tân Anh Cát lợi, người Miền Đông, thuộc giai cấp thượng thượng lưu (upper upper class), loại giàu "máu xanh", bản tánh "phớt tỉnh Anglais", nội hướng (introvert), khác với dân gốc Latinos ngoại hướng (extrovert), thiểu số và nghèo -- e khó hoà đồng ăn tacos, bô lô, ba la như người gốc Hispanics. Bush dân gốc Texas, Miền Nam, gần gũi với dân Latinos, lại được TT Mexico công khai yễm trợ, đã đi trước nhiều bước với dân Latinos. E ngựa khó về ngược trên con đường tranh phiếu Mỹ gốc Latinos.
Xem người lại nghĩ đến ta, người Mỹ gốc Việt. Tại sao CH lẫn DC chưa đoái hoài gì đến lá phiếu Mỹ gốc Việt" Phải chăng vì người Mỹ gốc Việt chúng ta thiếu đoàn kết, thiếu kỷ luật đầu phiếu, thiếu người gần gũi với Bush lẫn Kerry; nói khác chưa đi được vào dòng chánh chính trị bầu cử 2004 Mỹ. Mong những bậc cao nhân, cao kiến có ý kiến giải quyết. Tính đảng CH hay DC đối với người Mỹ gốc Việt không quan trọng bằng chánh nghĩa đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền VN. Bây giờ đưa chánh nghĩa ấy vào chương trình tranh cử của ứng cử viên tổng thống đã hơi trễ. Nhưng trễ còn hơn không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.