Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

04/09/200700:00:00(Xem: 2307)

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc Châu, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Còn cơm, nước, cũng như khi trả bát, tên Tân được ra vào hai lần, mà mình lại phải mang ơn người khác. Nhưng, ở trường hợp này, lại chẳng muốn họ làm cho mình. Còn một vấn đề nữa là những khi đi giải, lúc đầu tôi thật ngượng ngùng lúng túng, chỉ có một cái thế đứng duy nhất, nếu anh kia đang ngồi, là phải vén quần ngay trước mặt anh đó. Rồi lúc đi ỉa, không thể kéo cái bô từ gầm sàn ra, mở nắp, rồi lựa thế lê đít ra cạnh mé sàn mà ngồi đi được. Trong lúc anh kia đang ngồi ở sàn bên cạnh, chỉ cách có 60 phân. Vì vậy, phải cố xách cái bô lên sàn, rồi lựa thế, một chân quỳ, một chân hơi nghiêng nghiêng trong cùm, để mông ngồi lên miệng bô. Như vậy, đỡ hôi cho người cùng phòng, nhưng mình phải chịu cạnh cùm nghiến vào chân. Mỗi lần ngồi khó khăn như thế, thường phải từ 20 đến 30 phút. Nhiều khi ê cả chân, ê cả đít, mỏi cả người. Tuy vậy, lúc rửa chỉ còn một cách duy nhất, là lại phải xách bô xuống nền, dịch đít ra mé sàn, lựa thế hai tay đưa ra phía sau, một rửa, một cầm gáo đổ.
Chưa hết, người bị cùm, người không, ở chung một phòng còn bị một khía cạnh tâm lý nhỏ nữa. Người ta nói, trong cuộc đời: Suớng, khổ, vui, buồn, một phần do môi trường chung quanh, nên mầu đen mà cạnh mầu trắng thì hai mầu càng làm rõ cho nhau. Trong khi chân mình lạnh buốt trong cùm, giở người, hoặc ngồi lên, nằm xuống cũng khó khăn; họ, sau bữa cơm, đi bách bộ, dù chỉ 4, 5 bước, đi đi lại lại hai tay chắp sau đít thật tự do. Sáng dậy, họ tập thể dục, chạy tại chỗ dăm phút cho khỏi tê chân. Mình, chân tê lại cắn rần rần cũng đành nằm im mà thèm.
Sáng hôm sau, khi Tân và tôi mỗi người một sàn đang cắm cúi ăn cơm, tự nhiên Tân lên tiếng:
- Anh Bình này, tôi thấy các anh ở miền Nam vẫn coi thường miếng ăn lắm!
Tôi quay sang nhìn y để phán đoán qua nét mặt, y hỏi như vậy là ý muốn gì" Vì chưa xác định rõ, nên tôi cũng lửng lơ:
- Miếng ăn thì cần thật, nhưng nhiều lúc chẳng coi ra gì cả.
Y cười, hơi ngượng ngùng:
- Tôi biết là anh không cần thiết ăn lắm… Anh có dám hút thuốc không"
Tôi đã nắm được ý của nó. Tôi sáng mắt lên: Nếu bỏ một bửa ăn để đổi lấy thuốc hút! Tôi đồng ý ngay! Y hơi gượng gạo:
- Bây giờ thế này nhé! Thuốc lá thì tôi không cần, tôi chỉ thích ăn thôi. Vậy, để cho công bằng: Một bao thuốc lá Trường Sơn, giá bên ngoài là 3 hào. Trong đây, tiêu chuẩn ăn, bao gồm cả thuốc men do nhà nước đài thọ, cho một phạm nhân là 12 đồng một tháng. Như thế, vị chi mỗi ngày là 4 hào, kể cả canh. Do đó, cơm là 3 hào, còn một hào là canh và thuốc men. Vậy thì, một suất cơm cả canh, 1 hào 8 hay 9, còn một xu chi cho thuốc. Tôi cứ rộng rãi, cho một suất cơm là 2 hào. Vậy nếu anh đồng ý, mỗi bữa tôi chỉ lấy nửa suất cơm thôi, còn canh phần anh. Tôi sẽ đưa cho anh 6 điếu thuốc. Hay một bao là một suất rưỡi. Nhưng mỗi ngày tôi lấy nửa suất thôi, kẻo anh đói quá!
Tôi im lặng ngồi nghe và nhìn y tính toán. Rồi y lại tỏ ra một người có lòng nhân ái nữa. Y sợ tôi đói quá, nên mỗi ngày chỉ lấy nửa suất cơm thôi!
Lòng tôi trỗi dậy một niềm tê tái lẫn oán thù. Tê tái vì tình người như nước ao bèo. Oán thù, vì một chế độ kinh khủng đã tạo ra một cuộc sống, cùng khổ cho người dân. Những nếp suy nghĩ tính toán vặt vãnh, làm tan hoang cái truyền thống nhân ái, đạo đức, đùm bọc tốt đẹp của dân tộc.
Tuy trong lòng nghĩ như vậy, nhưng trong cái thế và cảnh này, tôi sẽ đồng ý đổi nửa suất cơm thôi, và sẽ là lần đổi duy nhất đối với nó. Vì thế, tôi lạnh lùng:
- Tôi chỉ cần ăn để không chết thôi! Vậy, chiều nay tôi hãy đổi thử nửa suất thôi, xem sao đã.
Y ra trả bát, xong xuôi y lấy bao thuốc đưa cho tôi 6 điếu. Trông y có vẻ hưng phấn, thỏa mãn, cũng lấy một điếu thuốc phì phèo. Tâm tư của tôi thực nặng chĩu. Tôi cũng châm một điếu thuốc, rồi nằm đắp chăn, mắt nhắm nghiền cho hồn say sưa, mà lòng thì quặn thắt.
Ngay chiều hôm ấy, khi y lấy cơm vào. Sau khi quản giáo đóng cửa, tôi bảo y cứ xẻ lấy một nửa suất theo ý muốn, rồi đưa lại cho tôi.
Vì hút thuốc mà trong lòng lại chẳng vui gì, nên mỗi ngày, tôi chỉ hút một điếu vào lúc sắp đi ngủ. Y tỏ vẻ không được vui khi thấy tôi hút ít như vậy. Những ngày sau đó, lúc hút cũng như lúc thở khói, y cố ý gợi cho tôi thèm, nhưng tôi vẫn lạnh lùng. Thậm chí, y phải hỏi:
- Anh không hút thuốc lá nữa à"
Tôi thủng thẳng khô khan:
- Không thích hút nữa!
Một hôm, y còn gạ tôi trắng trợn:
- Tôi biết anh chỉ thích hưởng hương hoa tinh thần thôi! Vậy, tôi còn một cái bánh chưng, giá ở ngoài là 5 hào. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ lấy hai suất rưỡi, cũng mỗi ngày nửa suất thôi. Anh ăn một lần để thưởng thức cái ngon của bánh chưng"
Tôi lạnh lùng nhìn y, lòng căm phẫn:
- Cám ơn, tôi không thích!
Mặt y cứ trơ ra, không một chút ngượng ngùng. Điều làm tôi không hiểu được là tại sao, y ăn nhiều thế, mà vẫn còn đói dữ như vậy" Mới ngày hôm kia, buổi trưa y đã được quản giáo gọi ra, rồi mang vào một suất cơm thêm. Suất cơm của buồng số 6. Chẳng hiểu vì sao buồng đó, sau một lần đi cung về rồi bị cùm một chân, anh ta đã tuyệt thực, tới nay đã 4 ngày rồi. Vì tên Tân thỉnh thoảng quét dọn, nên tên Tư đã gọi ra cho một suất cơm.
Tôi nhìn cơ thể tên Tân, thấy y chỉ mập hơn tôi vì người tôi quá gầy thôi, chứ y làm sao khỏe, rắn chắc như lúc tôi chưa bị bắt. Vậy mà đồ tiếp tế với lại thỉnh thoảng được cán bộ cho ra vơ vét. Thế mà, nhiều lúc y như điên cuồng, đứng ngồi không yên vì đói.
Tôi chẳng hiểu buồng số 6 tội gì, phải tuyệt thực. Chỉ nghe thấy báo cáo xin nước uống, còn nhất định không ăn. Nhưng, cán bộ xà lim cương quyết, có ăn mới cho uống nước.
Một bữa sáng, sau khi các buồng đổ bô xong, tên Tư vào gọi tên Tân ra. Tôi nghe mở buồng số 6. Hôm nay cũng là ngày thứ 6 anh ta không ăn. Tôi nghe tiếng nước dội rửa và tiếng quét. Chừng 30 phút sau thì Tân về. Tôi hỏi, được biết: Buồng số 6, năm, sáu ngày nay đầy sàn cứt đái, bôi đầy lên tường. Vào buồng, cơm canh đổ lẫn với cứt, có mùi xông lên không chịu được. Anh ta cứ nằm ngửa, đắp chăn che mặt. Lợi dụng một lúc tên Tư quay ra, Tân hỏi anh ta tội gì, nhưng anh ta không trả lời. Tân nhấc cái chân xuống xem mặt, chừng 30 tuổi, trắng trẻo, anh ta vẫn nhắm nghiền mắt. Tân vội phải đậy chăn lại sợ tên Tư vào biết.
Theo Tân, tên Tư nói là, nếu anh ta tuyệt thực mà cho uống nước, chỉ từ 5 tới 7 ngày là chết thôi, bởi vì nước sẽ hòa loãng máu rồi theo nước đi giải ra. Còn nếu không cho uống nước, 20 ngày hay một tháng cũng không chết. Nhưng, có một điều quần áo, chăn của anh ta toàn cứt và cơm thiu nên dù quét dọn, buồng vẫn thối lắm.
Những ngày thứ bốn, thứ năm, tôi còn nghe tiếng đập cửa xin nước, nhưng từ ngày thứ 6 trở đi cứ thấy im lìm. Mãi tới đêm ngày thứ 9. Khoảng 10 giờ, nghe có tiếng mở cửa buống số 6, rối tiếng chân người khiêng đi sau khi, có tiếng rút chốt cùm. Tôi và Tân, trong buồng cố lắng nghe, nhưng không biết là anh ta chết hay sống, hay đưa đi đâu. Báo hại, sáng hôm sau tên Tân lại phải quét rửa buồng.
Tân về, nhăn nhó bảo là cái chăn cứt thối quá, mà tên Tư bắt giặt phơi ở phía buồng vãng lai. Tân lại kể, khi ra đấy, nhìn vào sân trại chung, y thấy bây giờ Hỏa Lò đầy tù, ngồi đầy cả sân. Cách đây hai tháng, khi Tân còn ở trại chung, trại chỉ có khoảng 4, 5 trăm người. Nhiều buồng chỉ 4, 5 chục người, có buồng để không. Y nói, y gặp người nhà tiếp tế, nói thầm cho biết, ngoài xã hội bây giờ dân chúng hoang mang lắm. Ở đâu, tỉnh nào cũng thế, các nhà tù chật ních. Đầu tháng Tư vừa rồi, có lệnh của Bộ Công An: Tất cả những ai từ lính trơn cho đến Thượng sĩ, mà hồi 1954 chỉ bị học tập và giáo dục tại địa phuơng mấy ngày rồi cho về (Chỉ có sĩ quan mới bị bắt đi học tập ở trại giam). Nay đều được mời vào “ấp” để lao động "xây dựng xã hội chủ nghĩa".
Những người Hạ sĩ quan và lính tráng này, biết mình có tí đuôi với chế độ cũ, nên dù ở địa phương nào. Họ luôn luôn tỏ ra là những người tích cực, năng nổ trong mọi lĩnh vực với chế độ mới. Ở địa phương, hợp tác xã, nhà máy, công nông trường, v.v… đâu đâu cũng vậy. Chính vì thế, sau 9 năm nỗ lực công tác, nên ngày nay rất nhiều người đã được đảng hoặc chính quyền tín nhiệm, tin cậy. Có người đã trở thành đoàn viên, có người là tổ trưởng tổ lao động xã hội chủ nghĩa của, công trường hay nhà máy v.v…Thậm chí, có người do tinh thần hăng say, đã công tác, học tập ngày đêm quên mình, nên đã trở thành chủ nhiệm hợp tác xã, hay thư ký công đoàn... Họ tưởng rằng như vậy là cuộc đời từ nay yên lành, chỉ còn một lòng phơi phới yêu thương chế độ mới của mình. Nhưng, đùng một cái! Bây giờ tất cả được mời đi học tập, bất kể anh đang ở cương vị nào. Lý do: An ninh của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa đang bị đe dọa!
Ngoài nhân dân có cái từ mới là: "Trót xỏ nhầm giầy” (đã đi lính hoặc làm việc với chính quyền Quốc Gia). Dù xỏ nhầm giầy một ngày cũng phải đi. Tỉnh nào vào trại giam tỉnh đó. Sau khi lập hồ sơ và xét hỏi qua loa, rồi được chuyển đi các trại trung ương.
Bao nhiêu người ngã ngửa ra. Không những bản thân người đi tù và gia đình người ấy, mà ngay các cán bộ địa phương cũng không thể nào ngờ được. Bởi vì, đã 9 năm trường dài đằng đẵng, trôi qua rồi!
Như thế, cho phép ta nhận định (sau tháng 4/1975). Nếu, Cộng Sản chưa hỏi tội đến những người đã từng cộng tác với “DDịch” dù chỉ một ngày, là vì chúng còn muốn lợi dụng, hoặc vì chưa ổn định những công việc khác lớn hơn. Vì tình thế, điều kiện chưa cho phép, sợ hoang mang lòng dân, trong khi chưa ổn định xã hội, chưa nắm được chặt những tầng, loại người chúng nghi ngờ. Chứ trước sau, sớm muộn gì chúng cũng sẽ hỏi tội. Lúc đó chúng có đầy rẫy lý do hợp lý: Nào là Hạm Đội 7 tập trung về biển Đông, Trung Quốc chuyển quân, Thái Lan động đậy, v.v… và v.v…

35: Người Nữ Tù Xà Lim II

Cuối Xuân và trời đã bắt đầu sang Hè, không khí trở nên dìu dịu. Thỉnh thoảng vẫn còn những trận mưa Xuân lưa thưa phảng phất, như báo cho nhân thế chuẩn bị đón nhận những ngày nắng hạn.
Tối hôm đó, tôi đang ngồi đăm chiêu với bao nỗi đầy vơi của cuộc đời. Giữa cái vắng lặng đến lạnh lùng, sau khi cái loa cạnh xà lim đã tắt ngủm lúc 9 giờ tối. Đột nhiên, từ một cái loa phòng ngoài góc sân có giàn nho phía trước, tiếng một người miền Nam thong thả dõng dạc:
“Các anh em chiến sĩ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa thân mến! Tôi là Phan Thanh Vân, Trung úy phi công thuộc phi đội “X” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã nghe theo lời phỉnh phờ dụ dỗ của Mỹ Diệm, lái chiếc C-47 xâm nhập bầu trời miền Bắc xã hội chủ nghĩa để thả gián điệp biệt kích, đã bị bộ đội phòng không của chính phủ cách mạng hạ tại Cồn Thoi, Ninh Bình. Tôi đã bị thương nặng, nhưng do chính sách khoan hồng của nhà nước cách mạng, đã tận tình cứu chữa cho tôi. Nay, tôi đã bình phục. Được sự giáo dục, đùm bọc của cách mạng, tôi đã thấy được tội lỗi phản dân hại nước của tôi, hiểu được đường lối nhân đạo thuơng yêu dân của đảng và chính phủ. Tôi kêu gọi tất cả các bạn thuộc binh chủng Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hãy vì độc lập của Tổ Quốc, vì hạnh phúc tự do của nhân dân. Các bạn hãy mạnh dạn đứng lên quay về với chính phủ cách mạng, về với nhân dân. Hãy lái máy bay về vùng Mặt Trận Giải Phóng, các bạn sẽ được đón tiếp nồng hậu như anh hùng. Các bạn sẽ góp sức mình cùng nhân dân tiêu diệt kẻ thù là Mỹ Diệm…”
Nguyên văn thì tôi không thể nhớ rõ, nhưng nội dung là như vậy. Tai tôi lắng nghe, mà lòng tôi rỉ máu dần dần, tên Tân đang nằm cũng bò dậy nghe. Mắt tôi hơi sượng sùng khi gặp ánh mắt y. Tôi hỏi một câu thăm dò, để giảm nét hổ lòng:
- Họ bắt Phan Thanh Vân phải đọc như vậy sao"
Tên Tân tỏ vẻ hiểu biết:
- Mỗi lần đọc một bản như vậy, được thù lao 5 đồng. Một phần do họ bắt đọc, phần khác, cũng do mình muốn tiến bộ.
Thấy y có vẻ hiểu biết thật, tôi hỏi tiếp để sáng tỏ:
- Bài viết do họ viết sẵn, hay do mình phải viết"
- Họ gợi ý cho mình viết, rồi họ sửa!
Tuy ngoài miệng hỏi chuyện Tân, nhưng trong đầu tôi liên miên với giòng suy tưởng. Nếu chúng thu thanh tiếng nói của Phan Thanh Vân, rồi đem về miền Nam, phát cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa nghe. Hoặc cho nhân dân nghe, thì có thể làm ruỗng lòng người có tinh thần, làm nghiêng ngả cho người không có chính kiến, khi những người này còn mơ hồ về Cộng Sản. Thật là tai hại!
Tên Tân còn nói tiếp là đã nghe Phan Thanh Vân đọc mấy lần rồi. Hiện nay Vân được ở trại thợ trong khu nhà bếp, tỏ ra rất tiến bộ, cán bộ chiếu cố rất nhiều mặt. Thảo nào, tôi nhớ tới hình ảnh Vân ngồi gốc cây bàng, hôm đầu tiên tôi bị bắt vào Hỏa Lò. Tôi im lặng, chẳng muốn hỏi nữa, về một câu chuyện mà trong lòng mình chẳng vui gì. Lòng tôi cứ bồng bềnh, lững lờ chảy về miền Nam xa xôi.
Hàng ngày, tiếng loa ở cổng trại chung cứ chọc vào tai tôi, tình hình Phật giáo sôi sục đấu tranh với chính quyền… Tôi chẳng lạ gì khi nghe đài truyền thanh của địa phương Hà Nội và phát thanh trên vô tuyến của Cộng Sản. Nhưng, với khả năng nghiệp vụ của tôi, cộng với kiến thức riêng, tôi cũng thâu nhận được một số tin tức qua từng khía cạnh của từng sự việc. Những người chịu suy nghĩ thấu đáo, ai cũng hiểu ở đây chính là do bàn tay máu của Cộng Sản. Cộng với cái tự do nhố nhăng không đúng chỗ, không đúng lúc của miền Nam. Với tác phong lề lối làm việc, mang sẵn tinh thần tắc trách nói chung của cán bộ cũng như chính quyền miền Nam. Cộng sản tha hồ, lợi dụng thao túng… Chúng gieo rắc lẫn thổi phồng, bóp méo, khích lệ mọi mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân, với tôn giáo, với đảng phái. Rồi chờ, khi có điều kiện, có thời cơ, chúng chỉ cần cầm cái gậy chọc vào từng điểm.
Thí dụ “Vụ Phật Giáo”.. Chúng sẽ có hàng trăm cách, tùy theo từng nơi, từng lúc. Tôi cứ hình dung: Trong một đám rước đang diễn hành trang nghiêm trên đường phố ở Huế chẳng hạn, của một ngày lễ Phật giáo đặc biệt. Ngay trong đám Phật tử đang diễn hành này, thậm chí ngay trong các tiểu chức sắc ni tăng, chúng đã cài người của chúng vào, cùng làm việc với nhau mà cũng không biết, lợi dụng điều kiện lúc đông đúc, cũng như lúc thuận tiện, chúng dễ dàng bí mật thả truyền đơn chống và mạt sát chính quyền. Các cơ quan có trách nhiệm về an ninh như cảnh sát, mật vụ, v.v… Lúc đó sẽ giải quyết thế nào" Khi chưa hiểu rõ đầy đủ những thủ đoạn tinh vi của Cộng Sản. Khi chưa có kinh nghiệm hữu hiệu để giải quyết những trường hợp phức tạp như thế, chỉ còn một phương pháp ngăn chặn, bằng cách tìm tòi, khám xét làm ngưng đọng đám rước. Đám rước đã rối loạn, Cộng Sản càng làm rối loạn hơn, hò la chính quyền Công Giáo phân biệt, đàn áp Phật tử, v.v…Mâu thuẫn chồng lên mẫu thuẫn, lòng căm hờn chồng lên lòng căm hờn. Lúc đó chỉ có trời mới giải quyết nổi.
Thân tôi đang chìm trong nỗi tăm tối ngục tù, giờ đây lại đắp thêm mối ưu tư cho quê nhà miền Nam thương yêu.
Hôm sau, chiếc loa ở cổng đã ngừng mồm mép, như vậy là đã 8 giờ, giờ bắt đầu làm việc của một ngày, thế mà vẫn không thấy tên trực xà lim đến cho tù ra đổ bô. Tên Tân ngồi chờ mãi, y đừng dậy đi đi lại lại, rồi không hiểu y nghĩ thế nào lại trở lên sàn, rồi lựa thế kiễng chân, nhìn ra phía cổng xà lim. Y tỏ vẻ phấn khởi, cúi xuống nhìn tôi:
- Cửa xà lim vẫn đóng!
Tên Tân quái lắm khi cửa xà lim đóng hay khép là an toàn. Y có thể nói chuyện với buồng khác, nhưng mắt vẫn để ý nhìn mép trên của cánh cửa xà lim, khi thấy hé ra là trong này tụt xuống rồi, vì thế ít khi bị bắt. Y cất tiếng gọi:
- Số 7! Số 7!
Im lặng một lát, y gọi nữa:
- Số 7!
Một giọng phụ nữ rất trong:
- Ai gọi đấy"
- Số 4 đây! Dạo này có khỏe không"
Vẫn giọng khi nãy:
- Cám ơn, khỏe!
- Bị bắt vì tội gì đấy"
Im lặng một phút, rồi giọng trong lại cất lên:
- Kéo chuông nhà thờ Nam Đồng báo cho giáo dân vì công an vào bắt Cha phó.
- Bao lâu rồi"
Bỗng Tân nhớn nhác tụt vội xuống, trong khi tôi không nghe thấy một tiếng động gì khác. Cửa con xịch mở, tên Tư mắt long sòng sọc:
- Anh nào trong buồng này vừa đứng lên nói chuyện"
Y hỏi để mà hỏi, chứ y thấy tôi ngồi cùm, làm sao mà đứng dậy được. Tên Tân nắm hai tay vào nhau, vặn vẹo:
- Thưa cán bộ…
Tân chưa nói hết câu, tên Tư đã cúi xuống rút xoạch chốt cùm ra, rồi quát:
- Bỏ chân vào!
Mặt tên Tân chảy dài. Y biết không còn cách nào khác, nên tự tay nhấc cùm và từ từ nhấc một chân bỏ vào. Tên Tư nhìn qua cửa con theo dõi, y chốt cùm vào, không nói gì thêm. Như vậy, tên Tư cũng quái. Y chưa mở cửa, đứng ngoài im lặng nghe đã. Nếu khi y đến, dù đẩy khẽ cửa đi vào. Tân đã biết rồi. Tiếng nói của Tân, Tư còn lạ gì. Thế là tình cảm hay chẳng tình cảm gì, sai là vẫn cùm.
Tôi nghe tiếng mở cửa mấy buồng đổ bô, rồi tự nhiên thấy chốt cùm tôi rút ra. Tôi nhẹ tay nhấc cùm, nhấc chân. Cái chân ê đi, bước xuống đất cứ bì bì. Tôi tưởng đi cung, nhưng khi mở cửa, tên Tư không nói gì, tôi chợt hiểu, ôm vội bô vào nhà tắm để đổ, rửa. Tôi gõ nhẹ vào tuồng số 7 mấy cái như ý nói: “Các cô đã làm cho một người nữa bị cùm đấy nhé!”. Đến bữa cơm, tên Tư lại mở cùm cho tôi ra lấy cơm cho cả Tân. Tên Tân mặt rất buồn. Theo y, bị cùm là một chuyện, y còn sợ là vụ của y sắp xử, có thể bị ảnh hưởng xấu vì y đã không giữ tốt nội quy trại giam.
Trước đây, ngay khi mới tới xà lim II được mấy ngày, tôi đã biết buồng số 7 có hai cô gái đều bị cùm. Tôi rất băn khoăn, dứt khoát đây không phải là tội hình sự rồi. Bởi vì, hình sự rất hiếm phải vào xà lim, cá biệt nào đó. Phải là những tội tương đối quan trọng, nhưng cũng chỉ đến 1 vài tuần hay một tháng là cùng. Hai cô phải là tội chính trị nặng ký mới phải vào xà lim, và còn bị cùm nữa. Mặc dù về lý trí, tôi tin là không phải, nhưng phần tình cảm trong lòng tôi, cũng lắng lo một cách phảng phất. Biết đâu, đây lại chả là chính “ddối tượng” nhận tài liệu “M”" Cho mãi tới một hôm, tôi bắt Tân phải tả lại. Y nói dáng người đó như nhà tu, mới khoảng 20 tuổi, tôi mới yên tâm. Dù vậy, tôi vẫn để ý theo dõi với mọi khả năng có thể, kết hợp suy đoán dựa trên những điều kiện đã biết. Cùng một tội, hoặc cùng một tổ chức, không bao giờ chúng giam chung một buồng ở xà lim. Nhưng nếu hai tội khác nhau, tại sao lại cùng bị cùm" Ngay phạm nhân nam ở xà lim, cũng ít khi cùng bị cùm, huống chi là nữ. Vậy nữ bị cùm là hãn hữu, ở đây lại cả hai thì lại càng hiếm hoi hơn! Tại sao có sự trùng hợp kỳ lạ như vậy" Câu giải đáp chỉ có thể thỏa đáng là phải có một người thực, một người giả!
Với điều kiện của mình như thế này, muốn làm sáng tỏ vấn đề trên. Tôi chỉ còn cách duy nhất là phải lắng nghe những âm thanh, sự việc, rồi từ đấy suy lý dần. Từ định tâm đó, tôi thấy cá biệt, lẻ tẻ vài lần thôi, còn hầu như cứ cô nằm phía trái, tức cô có dáng nhà tu đi cung thì sau đó, cô nằm bên sàn phải lại đi, rồi thông thường là về trước. Như vậy, nếu cô đi sau về trước này không nói, thì cô đi trước về sau không hề biết là cô sau có đi cung.
Lúc này, tôi đã có thể phân biệt được, tiếng động của chốt cùm nào rút, tiếng mở cửa buồng nào; mụ Hoa vào gọi cung hay Bằng, hay Kim già, hoặc lão Tư, họ chưa mở cửa tôi đã biết ngay là ai, qua cách bước sền sệt trên nền nhà, cách cầm chùm chìa khóa lắc, cách mở cửa buồng... Còn những tật khịt mũi hay hắng giọng thì quá rõ. Óc tổng hợp ngay các âm thanh để ra lời giải đáp không khó khăn gì. Hơn nữa, trừ buồng tôi, cả xà lim chỉ có chiếc cùm buồng 1, và 2 cô gái bị cùm ở số 7. Như vậy, chỉ phân biệt 3 tiếng cùm thì hầu như không lầm. Vì thế, tôi đã nhận định được đến 80% là 2 cô ở buồng số 7: Một cô giả và một cô thật. Nếu chính mình không bị cùm, tôi có thừa khả năng để thử, cũng như mắt nhìn để kết luận. Ngay bây giờ, tôi muốn báo cho cô thật biết để cảnh giác. Không để ý thì khổ. Nhưng đành chịu vì cái chân trong cùm. Cách nào cũng có chỗ bất lợi cả. Vì người kia thường xuyên có mặt ở đấy. Chỉ còn cách chờ đợi một bữa nào bất ngờ cô bên phải đi cung, cô bên trái ở nhà, tôi sẽ lên tiếng nói bâng quơ. Thí dụ: “Chớ có tin người cùng buồng mình” chẳng hạn. Nếu cán bộ có đứng rình, mở cửa con hỏi, giả vờ nằm nhắm mắt ngủ, nằm mơ. Nó chẳng làm gì được mình.
Chiều hôm đó, tôi đang nằm vẩn vơ suy nghĩ, cửa con xoạch mở, tên Bằng chỉ tôi:
- Mặc quần áo đi cung!
Đã hơn một tuần nay không gọi. Hôm nay, không hiểu có gì khác chăng" Từ đêm đem tôi đi bắn tới giờ đã hơn ba tháng rồi, cứ một tuần hai, ba lần chúng gọi tôi đi cung. Vẫn những trò dụ dỗ phỉnh phờ, đe dọa, rồi lại tình cảm. Truy hết chỗ này, lại đến điểm khác. Có lúc, chúng bắt tôi viết hẳn lại một sự việc nào đó cho rõ ràng. Tôi vẫn trước sau như một. Có một vài chỗ do cái dốt của tôi đã bị bục, tôi đã phải lao đao vất vả. Bây giờ đã có thêm kinh nghiệm, đã nắm được những mánh khóe khai thác, những động tác thật, giả hầu như tôi đã thấy trước. Tuy vậy, tôi vẫn tỏ vẻ còn ngây thơ, hiểu biết kém. Đôi khi, tôi phải vờ sa vào những cái bẫy chúng đã giương ra, nhưng tôi vẫn chủ động lái nó thành vô hại, hoặc hại ít. Cũng có lúc tôi làm như hoang mang, dao động để chúng khó xét đoán, hoặc sẽ hiểu sai về con người thực của tôi.
Thí dụ: Một hôm 3 đứa hùng hổ đập bàn, xô ghế, nào là xin tha tội xử tử cho tôi, vì tôi còn quá trẻ, chưa suy nghĩ chín chắn; mong đường lối khoan hồng, nhân đạo của đảng sẽ thấm nhuần vào tim vào óc tôi, để tôi sẽ thành thật khai báo hết, v.v. Nào ngờ, tôi vẫn là một tên ngoan cố ngu xuẩn, cho nên chuyến này, chúng sẽ cho tôi đi luôn… Nào là cứu một người là để hy vọng nó sẽ trở nên tốt, chứ không phải cứu một người mà tật xấu vẫn cứ khư khư giữ trong mình; Mười thằng mà ngoan cố như thế cũng bắn bỏ….. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.