Hôm nay,  

Quốc Tế: Vn Phá Giá Cà Phê, 600,000 Thợ Toàn Cầu Mất Việc

23/05/200400:00:00(Xem: 4507)

HANOI (KL)- Khủng hoảng cà-phê xẩy ra trên toàn cầu, đó là lỗi tại Việt Nam, theo như một giả thuyết được phổ biến trong tập chuyện ngắn 'Cà-phê: Một lịch sử đen tối' của Antony Wild, tác giả Anh quốc biết rất rõ gốc tích và ngọn ngành của cây Cà-phê và sự tương quan của chất Cà phê với chính trị, nghệ thuật và khoa học.
Có trên 25 triệu hộ gia đình của 50 quốc gia sinh sống nhờ trồng và bán Cà-phê, còn có tới cả hàng trăm triệu người có ảnh hưởng kinh tế trực tiếp tới việc mua bán Cà-phê. Nhưng giá của loại hàng mậu dịch nhiều nhất này, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau dầu, đã sụt hẳn xuống theo các thực tại sau một thế kỷ.
Các quốc gia Trung Mỹ đã chạm trán với cuộc khủng hoảng này, nơi mà Ngân hàng Thế giới phỏng đoán có tới 600 ngàn người mất sở làm vì Cà phê bị sụt giá.
Theo tác giả Wild “Cơ bản tất cả là ảnh hưởng do Cà-phê Việt Nam được gia tăng để sản xuất khổng lồ,” tác giả là người biết rõ chuyện này; vì chính tác giả là dân buôn Cà-phê có cơ sở tại London.
Tại Trung Mỹ, nhiều người đã bực mình vì Việt Nam tự chuyển mình để trở thành quốc gia sản xuất Cà-phê nhiều nhất, đứng hàng thư hai trên thế giới sau Ba-Tây. Nhưng luận thuyết của tập sách này tại Hanoi không làm cho nhiều người trợn tròn con mắt.
Ông Jan Von Enden cũng là một tay buôn Cà-phê. Ông nội của ông từng buôn bán Cà-phê, cha ông và bác ông là loại lái Cà-phê tại Đức quốc. Ông Von Enden đã bỏ ra vài năm để làm tư vấn cho công nghiệp Cà-phê tại Việt Nam, nhưng ông lại chống Việt-Nam đi vào việc kinh doanh Cà-phê.
“Lấy quyết định thiệt đúng lúc (khi việc sản xuất cà-phê bành trướng). Người ta chỉ nhìn vào các vấn đề tại Nam Mỹ. Việt Nam bán sản phẩm này ra tới tấp, cà-phê không cất trong kho những khi giá cà-phê bị sụt xuống,” lời của ông Von Eden.
Thực sự Việt Nam không trồng cà phê lu bù trong thập niên 1990. Những cái giá lạnh tại Ba Tây làm cho giá cà phê lên cao tới mức trần, 2400 Mỹ kim / một tấn trong năm 1995, nông dân miền cao nguyên Trung phần của Việt Nam nhìn thấy láng giềng của mình trở nên giầu có nhờ trồng cà phê.
Năm 1994, cà-phê trồng tại Việt Nam chỉ có 154 ngàn mẫu tây, nhưng vụ thu hoạch cà-phê hái ra tiền thúc đẩy nông dân trồng cà-phê thêm 20 phần trăm mỗi năm. Tới năm 2000, Việt Nam có tới 200 ngàn mẫu tây đất được trồng cà-phê.
Cuối cùng cà-phê bị sụt giá.
Vậy sự khủng hoảng cà-phê này là do ai làm ra " Cuối năm 1999, giá cà phê cứ thế đi xuống trong khi loại cà-phê Robusta có giá 1300 Mỹ kim/một tấn. Một năm sau giá cà phê loại này xuống tới 638 Mỹ kim cho một tấn, năm 2000 giá này còn có 500 Mỹ kim/tấn, giá này còn nằm dưới giá chi phí để trồng trọt hay sản xuất.
Tác giả Wild đã đứng trước Ngân hàng Thế giới và đổ tội là chính Việt Nam đã làm cho vụ cà-phê nổ tung ra. Tại ngân hàng, tác giả nhắm vào giới nông dân Việt Nam tầy nguầy thế giới của thị trường cà-phê toàn cầu, khiến cho các nhà trồng tỉa cà phê trên thế giới bị ảnh hưởng.
Tác giả Wild viết: “Ngân hàng Thế giới vô trách nhiệm về vụ việc của Việt Nam và vấn đề cà phê của xứ này, làm cho hàng triệu người trên thế giới bị khốn khổ.”
Ngân hàng Thế giới khăng khăng bác bỏ bất cứ sai lầm nào theo lời chỉ trích là đã tài trợ để việc trồng cà-phê bành trướng ra tại Việt Nam
Nhưng theo ông Bryan Lewin, nguyên kinh tế gia cho Hiệp hội của các Quốc gia trồng Cà-phê, hiện nay ông là phân tích gia hàng đầu về cà-phê, ông cho sự sai lầm này chính là tác giả Wild, một ông lái cà-phê.
Ông Lewin cho biết: “Việc sản xuất loại cà-phê Robusta mở lớn ra thực đúng lúc Ngân hàng Thế giới cam kết làm việc với Việt Nam.”
Ngân hàng này lúc đó chỉ mới bắt đầu cho vùng nông thôn tại Việt Nam vay tiền vào năm 1996, sau vụ cà phê đã bắt đầụ nổ ra.
“Một số tài khoản nhỏ nhoi được chia cho việc sản xuất cà-phê sau này, nhưng tài trợ chưa tới 3 phần trăm cho cả một vùng trồng cà-phê,” lời của ông Lewin.
Ngay cả cơ quan Oxfam vô chính phủ tại Anh quốc chuyên chống nghèo đói, cũng thường đả kích Ngân hàng Thế giới, nhưng không quy lỗi như Việt Nam làm nổ tung vụ cà phê này.
Mặc dầu Ngân hàng Thế giới ưa đưa ra việc sản xuất theo mức thang lớn, theo như đại diện Mandy Woodhouse trong chương trình Việt Nam cho biết, không có chứng cớ nào dính trong vụ bùng nổ này. Theo quy hoạch có sẵn từ trước cho vùng Trung phần, Ngân hàng Thế giới không cần thiết phải khuyến khích chút síu nào cả.
“Chắc chắn là Việt Nam phải sản xuất vượt mức, làm ảnh hưởng tới thị truờng, nhưng theo cá nhân tôi, dân Việt Nam rất hữu hiệu để làm những gì theo những mức độ thực to và rộng,” lời của ông Woodhouse.
Vì áp lực dân số Việt Nam quá đông, vùng cao nguyên miền Trung có dân thưa thớt, trở thành một cái súp-páp an toàn được các nhà kế hoạch của chính quyền chú ý tới. Có trên nửa triệu dân đã di rời vào vùng Dak Lak trong nửa thập niên 1990 sau này.
Theo Ngân hàng Phát triển Á châu, 70% di dân là người Kinh, những người Việt Nam ở vùng đất thấp. Kết quả đang tạo ra sự sôi động căng thẳng về chủ quyền đất đai giữa Kinh với một số bộ lạc vùng núi đã chiếm cứ vùng cao nguyên Trung phần xưa nay. Đầu năm 2001, các cuộc tạo loạn nẩy ra, xung đột với chính quyền lại phà ra nữa trong tháng vừa qua.


Câu hỏi đặt ra, có hay không để qui lỗi cho Ngân hàng Thế giới trongviệc bành trướng này, hoặc mặt khác vụ bùng nổ do sự thừa thãi trên thế giới đã gây ra. Nhưng theo ông Lewin, Việt Nam không hẳn chỉ là một thủ phạm trong vụ này.
Ông Lewin cho biết : “Ba Tây cần một năm để làm những gì mà Việt Nam cần phải làm trong 12 năm. Trong khi Việt Nam chỉ tung ra được 15 triệu bao 60 kí cà-phê trong 12 năm qua, còn Ba Tây chỉ cần một vụ thu hoạch từ 2001-02 cho tới 2002-03, đã tung ra trên 15 triệu bao cà phê loại này.”
“Các dữ liệu của các quốc gia tiêu thụ cà-phê chỉ cho thấy, cà-phê của Trung Mỹ đã mất phần thị trường vì loại cà-phê Arabica của Ba Tây,” theo như ông Lewin cho biết thêm, mặc dầu ông rất đau lòng phải chỉ thẳng ra cái nguyên do gây ra vụ khủng hoảng cà-phê không được chụp mũ cho Việt Nam hoặc Ba Tây.
Không có cà phê rẻ tiền: Hãy qui lỗi cho những đại gia rang cà-phê đang làm giá cao khi các bạn mong đợi cà-phê có giá rẻ hơn dành cho giới tiêu thụ. Nhưng nó không rẻ đâu. Cớ quan Oxfam chỉ thẳng vào các công ty đa quốc như Philip Morris, Nestle, Proctor & Gamble và Sara Lee, cho thấy các công ty này đang khống chế 63 phần trăm thị trường cà phê uống liền và cà phê đang rang rồi.
“Các đại gia hung hiểm là những hãng rang cà-phê. Thị trường cà phê lên xuống bừa bãi, còn lợi nhuận của các hãng này chắc chắn là không lên xuống như thế. Năm hãng cà phê lớn này mua hầu hết tất cả số cà-phê của thế giới,” theo lời của ông Woodhouse.
Tính sổi thôi,cơ quan Oxfam cũng thấy giới nông dânViêt Nam chỉ nhận được có 36 xu cho một kí cà-phê. Hãy so sánh số tiền xu này với 16 Mỹ kim mà giới tiêu thụ tại Hoa kỳ đang trả cho mỗi kí cà-phê.
Vào những năm khấm khá, phần lớn người trồng cà-phê tại Việt Nam có thể nở mày, nở mặt. Tại Dak Lak, tổng sản lượng GDP tính theo đầu người năm 1990 là 204 Mỹ kim, đã nhẩy lên 390 Mỹ kim trong năm 2000.
“Các trẻ em được đi học, các gia đình mua được xe mô-tô mới, nhưng khi trồng cà- phê bắt đầu bị đổ vỡ, nhiều người bị sạt nghiệp ngay và lại nghèo như xưa,” theo lời của ông Woodhouse.
Khi giá mấp mé vào khoảng 620 Mỹ kim, một tấn, giới nông dân khấm khá tại Việt Nam đã tự động rút chân ra khi giá xuống thấp nhất vào năm 2001.
Cái khó bó cái khôn.
Đối với hầu hết giới nông dân sống ở lằn ranh nghèo trong mảnh đất cằn cỗi, không biết tin tức và không có sẵn vốn, bài học về giá cả bốc hơi của hàng hóa không làm cho họ được vui cho lắm.
Cái tin tốt nếu so sánh với nông dân của các quốc gia khác, giới nông dân tại Việt Nam chiếm được phần lớn hơn của chiếc bánh này. “Giới nông dân tại Viêt Nam chiếm bách phân cao về giá cà phê được xuất cảng,” theo lời của ông Jan Von Enden.
“ Chính quyền Việt Nam rất tinh ranh cho ổn định giá cả để tránh bất cứ rắc rối nào với giới nông dân bất mãn vì lời đường mật của các cán bộ vận động làm kinh tế,” theo lời giải thích của ông Von Enden.
Cái tin xấu là sự bốc hơi về giá cả hầu như không biến đi được, chiều hướng của giá cả còn đi xuống thấp nữa.
“Nói về cơ bản, bản thể về chuyển biến của giá cà-phê là giá vọt lên cao, tiếp sau đó giá cả xuống thấp thiệt lâu. Mỗi lần giá cao làm cho công nghiệp này phải thay đổi và tiếp theo đó là giá xuống thấp kéo dài sau này từ 5 năm cho tới 7 năm. Mỗi lần giá xuống thấp, một số nhà nhà trồng tỉa phải chi ra nhiều hơn và đưa ra cái khả năng hữu hiệu hơn vào chỗ nào đó để còn sống được. Kết quả mỗi lần giá xuống thấp, nó không bao giờ đi lên như trước được nữa,” theo lời của ông Lewin.
Hồi tháng bẩy, Hiệp hội Cà-phê Việt Nam và Cocoa (Vicofa) đã ký một bản văn nhận định (MoU) với Hiệp hội Xuất Cảng Cà-phê của Nam Dương để hạn chế sản xuất và xuất cảng cà-phê để đẩy giá lên cao. Nhưng giá cả không nhúc nhích. Mùa cà-phê giữa tháng mười năm 2003 và tháng tư năm 2004, số cà phê xuất cảng của Việt Nam nhích lên 30 phần trăm.
“Tuy thế vẫn chiếu theo văn bản nhận định của hai nước,” theo như chủ tịch Đoàn Triệu Nhân tuyên bố. “Có nhiều điều không thể đưa ra để bàn. Chúng tôi đã đồng ý với nhau để tăng giá cà-phê loại Robusta theo hướng lâu dài, nhưng còn đợi thời gian.”
Trong khi đó Việt Nam đẩy một số nông ra khỏi chảo chiên để vào đống lửa, theo kế hoạch khuyến khích họ không trồng cà-phê nữa để làm việc thu hoạch tiền bốc hơi khác như trồng cây cao su và cây hạt điều.
Cái hy vọng lớn nhất về lâu dài như cà-phê là thị trường uống trà theo truyền thống. Hiệp hội Vicofa mới đây đã ký một thỏa ước hợp tác với Trung quốc để cho xuất khẩu trà vào năm tới.
Ông Nhân tuyên bố : “Tôi mong rằng chúng tôi chỉ nhờ đại láng giềng của chúng tôi một chút síu thôi. Nếu như mọi người tại Trung quốc chỉ uống một tách trà mỗi ngày, thực là vui biết mấy.”
Bản tường trình của Ngân hàng Thế giới mới đây, tác giả là ông Lewin, luận ra rằng khả năng làm cho có giá khá ngay tại đầu ra, càng nhà trồng tỉa cần phải có tổ chức và các quốc gia trồng tỉa phải có hành động để cải tiến khả năng canh tác và tư thế thương lượng.
Theo như hiện nay, việc này đều dựa vào các tổ chức như cơ quan ICO (International Coffee Organization : Cơ quan Cà-phê Quốc tế). Nhưng ông Von Enden chỉ rõ, quyền lực của cơ quan ICO có giới hạn.
“Tổ chức ICO không giống như tổ chức OPEC của các quốc gia xuất cảng xăng dầu - Các bạn không khóa vòi lại như xăng dầu được. Vì Cà-phê đã trồng thì phải hái,” theo lời ông Enden.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.