Hôm nay,  

Những Điều Lẽ Ra...

26/06/200700:00:00(Xem: 4650)

Lẽ ra, lẽ ra... Đáng lý ra, đáng lý ra... Hay phải chi hồi đó... Phải chi mà...Chúng ta có quá nhiều lần để nói lên những lời hối tiếc. Rằng lý ra chúng ta đã có thể làm đẹp hơn, làm hay hơn. Và nếu ai cũng có thể đoán trứơc những bất trắc, sai lầm để tránh thì thế giới này đẹp biết là bao nhiêu.

Những chuyện linh tinh thì có quá nhiều khó tránh nổi. Mỗi khi chúng ta bị phạt vì cách laí xe thế này, thế nọ, và rồi chúng ta lại tự hối tiếc rằng phaỉ chi mình đi chậm lại, hay quẹo cho đúng theo đèn, và vân vân. Mỗi khi có chuyện gây gỗ trong nhà, rồi chúng ta lại phải làm hòa, và trong lòng lại tiếc phải chi nhẫn nhịn trứơc, để buồn lòng nhau mà chi.

Nhưng có những chuyện hối tiếc cũng không kịp nữa. Và không gì có thể đền bù, vì không còn là chuyện nhỏ nữa. Một người đã chết, là đau thương cho cả một gia đình. Một người vào tù, là đau đớn cho cả một gia đình. Thời gian rồi sẽ làm quên đi mọi chuyện, sẽ xóa nhòa mọi chuyện, nhưng vẫn không thể làm người chết sống lại.

Và đó là những vết thương lớn của quê nhà. Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Minh Triết trong buổi tiệc đêm Thứ Sáu ở Dana Point, một thành phố biển cách thủ đô tị nạn Little Saigon, đã nói rằng không có gì đẹp bằng lòng yêu thương, rằng căm thù mà chi nữa, rằng hãy cùng góp sức xây dựng lại cho Mẹ Việt Nam...

Phaỉ chi mà, người chết nghe những lời naỳ mà sống lại được. Cuộc chiến thống nhất quê nhà thì đã xong rồi, phải chi mà, đúng vậy, phaỉ chi mà,,, lúc đó Miền Bắc thật tâm làm hòa với Miền Nam sau khi toàn thắng thì hay biết mấy.

Hàng trăm ngàn người vào tù cải tạo, và nhiều người không còn sức để chờ ngày ra tù. Hàng triệu người bị đẩy đi kinh tế mới, lên rừng, lên thác, để lại thành phố cho những kẻ chiến thắng kiêu căng. Cả triệu người ùa ra biển vượt biên, trong đó số người bỏ mạng ngoaì khơi không ít.

Đúng rằng đó là chuyện quá khứ. Nhưng chính phủ CSVN chưa bao giờ thật tâm nói tới chữ hối tiếc.

Kiêu căng tới nỗi Vũ Hạnh lôi mấy cuốn sách mới in lại của Dương Nghiễm Mậu ra giưã chợ để lấy roi đánh (Nói theo kiểu văn chương của truyện “Nhan Sắc,” của nhà văn họ Dương.) Trời ạ, 32 năm rồi đấy.

Căm thù tới nỗi mới mấy tuần trứơc còn cấm nhiếp ảnh gia Nick Út triển lãm, dù mọi giấy phép và vấn đề tổ chức đã sửa soạn xong. Có phaỉ chỉ vì tấm ảnh người anh của nhiếp ảnh gia Nick Út mặc áo trận phi công VNCH" Hay vì lý do nào khác.

Đó là những chuyện mới xảy ra vài tuần nay. Chưa cần nhắc tới chuyện ông Trần Đức Lương áp lực Mã Lai và Indonesia đập vỡ các tượng đaì thuyền nhân ở đảo Pulau Bidong và đảo Galang mấy năm trứơc.

Và bây giờ ông Nguyễn Minh Triết kêu gọi người Việt hải ngoại hãy quên quá khứ, “ôm lòng căm thù mà chi,” nhưng thực sự nên thấy, những người thất trận không có quyền đòi hỏi gì, vì luôn luôn quả bóng nằm trên sân kẻ thắng trận.

Những gì ông Triết hứa hẹn, như bỏ visa nhập cảnh, hay giúp mua nhà dễ dàng, vân vân... thực sự chỉ nhìn người Việt hải ngoại như người vụ lợi, cần về VN để tìm lợi riêng, và như thế đã nhìn sai vấn đề.

Tôi tin rằng rất nhiều người Việt hải ngoại không còn lòng căm thù qúôc cộng nữa, mà đại đa số đều mong muốn quê nhà có nhân quyền thực sự, có các quyền tự do căn bản thực sự cho người dân. Đaị đa số không nhìn Việt Nam như chỗ để nghỉ hè, nghỉ mát để cần phaỉ miễn visa. Đaị đa số cũng không nhìn VN như nơi để về hưu dưỡng già, để cần mua nhà thủ tục dễ dàng.

Và đại đa số cũng không dễ bị nhà nứớc mua chuộc, dù hôm nay chính phủ và các sở tình báo CSVN tiền rừng bạc biển. Nhà nứớc có thể hỏi hải ngoại rằng giá bao nhiêu thì có thể họ sẽ bán linh hồn" Một căn nhà Phú Mỹ Hưng" Một số tiền" Hay gì nưã"

Thực sự, nhà nứơc nên thấy đại đa số doanh nhân về VN kinh doanh đều muốn VN kinh tế vững mạnh, muốn tạo thêm việc làm cho dân Việt qúôc nội. Chứ còn đâu có bao nhiêu trong họ dễ dàng bán linh hồn cho CSVN...

Phải chi mà, đúng là phaỉ chi mà... nhà nước CSVN thực sự nhìn Miền Nam như anh em một nhà từ 1975 thì xong từ lâu rồi. Cũng hệt như Hoa Lục khi đón nhận Hồng Kông và vẫn tôn trọng các quyền căn bản của người dân Hồng Kông, và đã xem mô hình tài chánh Hồng Kông như khuôn mẫu đáng học hỏi.

Không phải chuyện Bắc Kinh đã ký cam kết giữ nguyên trạng 50 năm cho Hồng Kông đâu. Mà đơn giản chỉ vì, Bắc Kinh không nhìn dân Hồng Kông như kẻ thù. Trong khi đó, Hà Nội lại nhìn dân Sài Gòn như kẻ thù.

Đaì BBC hôm 25-6-2007 có bản tin ghi lời ông Võ Văn Kiệt trên baó Singapore, trích:

“...Trả lời phỏng vấn của một tờ báo Singapore, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bày tỏ sự không hài lòng về tốc độ cải cách ở Việt Nam.

Ông Kiệt tỏ ý thất vọng là chính phủ hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không tăng tốc tiến trình đổi mới để theo kịp thế giới toàn cầu hóa...”

Đài BBC trong bản tin ghi thêm:

“...Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của BBC, ông Võ Văn Kiệt lên tiếng rằng nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến.

Ông nói với BBC khi ấy rằng "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng..."

Chuyện ông Kiệt nói thì chỉ là chuyện ông Kiệt nói. Còn công an làm lại là chuyện của công an. Nhưng đây là chỗ lý thú để ông Nguyễn Minh Triết suy ngẫm.

Trong khi chính phủ bắt hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến, thì ông Triết kêu gọi những người hải ngoại, đại đa số là bất đồng chính kiến với Hà Nội, hãy về làm ăn kinh doanh và quên quá khứ.

Thực sự, quá khứ đã quên rồi.  Chuyện trứơc mắt là đối thoaị trong nứơc còn không chịu làm, thì làm sao chính phủ thật tâm đối thoại với hải ngoại. Tới mấy tảng đá trên đaỏ xa còn bị đánh vỡ để tầm thù, thì tất nhiên bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý là điều dễ hiểu.

Phải chi mà, Hà Nội nhìn Sài Gòn như anh em thật sự, như Bắc Kinh từ 10 năm nay nhìn về Hồng Kông, thì đâu cần tới chuyến đi của ông Triết hôm nay làm chi.

Chuyện qua rồi, thôi bỏ, dù là khó quên lắm, nhưng vì nghĩa lớn cũng sẵn sàng. Dù rằng người chết không thể sống lại. Vậy thì cùng nhìn về tương lai đi. Tuy nhiên, chuyện bây giờ làm gì, vẫn là trong quyền của nhà nứơc Hà Nội trứơc hết. Và toàn dân mong đợi rằng, trứơc hết, nhà nứơc hãy trả tự do cho các nhà dân chủ, hãy nhìn họ như anh em để đối thoại trứơc hết. Không có gì đẹp hơn là khi cả nứơc nhìn nhau như anh em, dù là bất đồng và phaỉ chấp nhận bất đồng của nhau. Và hãy cho những người bất đồng đó quyền tự do phát biểu, tự do báo chí... Không phải là đẹp sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.