Hôm nay,  

Những Ngày Không Thể Quên

30/05/200700:00:00(Xem: 3949)

Học đâu được hơn nửa năm, một bữa nọ chế tui rủ:
- Ê, mở đại nhạc hội chơi bây.
Tui ngó bả, tưởng bả dởn:
- Thiệt chơi đó chế"
- Xời ai hưởn đâu mà cà rởn nhỏ. Chế tính mình mở đại nhạc hội bán vé cho khán giả vô coi mình sẵn đó tập trình diễn trước khán giả thiệt luôn.
Tui nghe khoái lắm hỏi tới:
- Rồi diễn ở đâu" ai hát ai đờn" có xin phép ai hông"
- Cần gì xin phép, nhỏ. Mình mượn thính đường một đêm trình diễn còn mấy ngày tập dợt hể bữa nào tụi thoại kịch bỏ trống thì mình nhào vô, khỏi xin phép. Chế nói với mấy anh chị tốt nghiệp, chị Hương Xuân anh Phương anh Thiêm đều nói sẽ giúp, chị Phương Ánh mắc đi luu diễn, anh Trà anh Tình thằng Hai, ai cũng chịu, có nhỏ nữa là mình đũ bắt đầu. Chừng mình có chuơng trình rồi khỏi mời mấy người kia thế nào cũng nhào vô.
Chị tui, học trên tui một khóa. Chị có tánh hay một cái là muốn làm gì thì bắt tay vô làm liền xông xáo hăng hái chớ hổng phải nhát như tui. Chỉ muốn mở một đại nhạc hội có đủ tiết mục, thoại kịch, cải lương, tân nhạc, hoà tấu nhạc tây phương, hoà tấu nhạc cổ truyền. Trời. Bả tính chuyện trên trời. Tui hỏi:
- Chế có tiền hông"
Chế hỏi một cách thiệt là ngây thơ con nai “dàng”:
- Tiền để làm gì"
- Trời. Chế tính chế cho người đứng ngoài cổng trường ngoắc khán giả vô hả" muốn bán vé thì phải có vé đặng bán, muốn người ta biết chổ mình diễn phải có bảng quảng cáo treo lên thì người ta mới biết chổ mà tới, rồi còn phải làm bảng quảng cáo, làm chương trình, làm vé, rồi quần áo trình diễn, ờ, chế nói có ca cải lương thì làm sao mời mấy thầy vô đờn đệm cho mình ca, bà" Chế tính hát buổi tối phải hông"
- Ừa. Xời. Cần gì sắm sửa quần áo nhỏ. Tụi nó nghe mình mở đại nhạc hội là tụi nó nhào vô xin cho nó hợp tác hổng công vô điều kiện gạt ra hổng hết à. Để tao đi vòng vòng trong trường quyên tiền, tụi nó cho được bi nhiêu đở bấy nhiêu.
Chế tui thiệt là hiểu tâm lý quá xá.
Mà thiệt vậy. Tụi tui học bên cải lương mỗi lần được thầy cô cho lên sân khấu trong thính đường trình diễn thì khoái lắm. Thường thường học trong lớp, lâu lâu được thầy cho lên sân khấu trong thính đường cho quen với dàn đèn. Hể bên thoại kịch lên sân khấu thì tụi nó mời bên cổ nhạc tụi tui vô ngồi làm khán giả coi và vổ tay phê bình, còn tụi tui có trình diễn cũng mời lại tụi nó. Ngộ cái là, toàn ban thoaị kịch là dân Bắc Kỳ,toàn ban cải lương là dân Nam Kỳ. Tụi nó kêu tụi tui là dân ăn gíá sống thì tụi tui kêu lại là dân rau muống. Chơi với nhau vui lắm. Học lý thuyết chung thầy mờ.
Mỗi lần thi tam cá nguyệt hay thi tốt nghiệp thì làm lớn hơn có mời phụ huynh và bạn bè vô tham dự long trọng lắm.
Thì tính mở đại nhạc hội như vầy cũng như những lúc thi nhưng làm rộng ra thêm đủ tiết mục hơn. Chế tui nói thêm:
- Hổng chừng tao rủ anh Trần Quang diễn đọan Thành Cát Tư Hãn, chị Bích Thuỹ làm Người Đàn Bà Tây Hạ. (vở kịch nầy in là của thầy Vũ Khắc Khoan)
Tui bàn:
- Thôi bà. Bên mình cũng đông thấy mồ rồi.
Chế tui nói:
- Ừa. Để coi. Nếu đông quá thì thôi. Anh Trà lảnh phần vẻ “băng rô” quảng cáo. Quần áo mạnh ai nấy đem đồ nhà ra diện, thầy đờn thì… thì bán vé được bao nhiêu nạp hết cho mấy thầy uống cà phê. Chế có thêm một màn vũ đặc biệt nữa.
Tui hỏi:
- Xời còn vũ nữa. Vũ gì" phải vũ cây dù hông" Vũ đó vô diên thấy bà. Tui ghét lắm chế đừng có bắt tui lên vũ à nghe.
Chế tui trề môi, giọng khi dễ:
- Xời. Đâu có vũ thường quá vậy nhỏ. Vũ nầy là vũ dân tộc đàng hoàng à.
- Vũ dân tộc" là vũ gì" phải vũ “cuốc bẩm” của mấy cha Bắc kỳ hông" (đó là một bài vũ hồi còn nhỏ vô coi triển lãm Nhà Tiền Chế trong sân Khám Lớn trên đường Nguyễn Trung Trực trước khi khu đó xây lên Đại Học Văn Khoa và Thư Viện Quốc Gia, có chương trình văn nghệ do những nghệ sỹ miền bắc trình diễn)
- Đâu phải nhỏ. Vũ dân tộc của buôn Thượng bên sắc tộc qua đàng hoàng à.
- Ủa. Chế quen với mấy tù trưởng bộ lạc bên Bộ Sắc Tộc hà" Quen hồi nào vậy bà.
( Bộ Sắc Tộc tui có nhắc qua kỳ trước, nằm kế bên trường QGAN)
Chế tui cười bí mật:
- Hỏi chi nhỏ. Miễn quen thôi. Có mấy anh chịu qua trình diễn vũ điệu múa ống tre.
- Ạ… múa mà có hai người cầm hai ống tre đập kịch kịch chập chập kịch kịch rồi có hai ba ông nhảy tưng tưng như khỉ mắc phong đó hả" rồi ai ngồi đập"
- Nhỏ. Nhỏ với thằng Hai chớ ai.
- Xời. Dởn hoài bà.
- Chế nói thiệt. Mấy ảnh nói dễ lắm. Để mấy ảnh chỉ cách đập ống tre cho.Tập vài lần có nhịp nhàng là đựoc liền hà.
Rồi chế nói khích:
- Cở thông minh như nhỏ chỉ qua một lần là làm xếp luôn người ta mà.
Bà nầy theo chính sách “khiển tướng không bằng khích tướng” mà đúng, tui trúng ngay vô miu kế của bả liền.
Ối thôi là mê. Mê bỏ ăn quên ngũ. Mê quên tuốt luốt cuối năm nay mình thi trung học. Chế tui năm đó học thi Tú Tài một, anh Trà học đệ nhứt, anh Tình học cũng đệ nhứt đệ nhị gì đó. Nghĩa là toàn ban văn nghệ đều là năm thi. Mà có nghe ai nhắc nhở gì về vụ ôn bài thi cử đâu cà!.
Bắt đầu mua thùng nước sơn đỏ, vãi trắng, trải dài dưới đất trên nền xi măng giờ nghỉ thì lúi húi đứa căng đứa đạp chận góc nầy đè góc nọ đặng anh Trà có hoa tay, vẽ lên hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn Có Một Không Hai.
Phận sự chánh của tui thì phải dợt đập hai thanh tre để phụ tá cho màn vũ đặc biệt số dách của bà chị gan trời.
Nhớ tối hôm đó in là thầy bịnh nghỉ dạy, thay vì đi về thì chế tui kêu ê thằng Hai mầy chạy qua bên bộ sắc tộc liền để kéo mấy ông “tù trưởng” qua lẹ lên đặng mấy ổng dạy tụi bây chớ.
(tui hổng hiểu sao chị tui cứ kêu nó là thằng Hai)
Chạy đi chạy về, sau lưng nó là hai… chàng.
Trời trời!
Sao kỳ cục dzậy ta"
Tưởng “tù trưởng” phải là hai ông già có râu mặt có vằn có vện, vác cung tên lưng mang gùi chớ, ngờ đâu là hai anh chàng trẻ khô. Bữa đó hổng biết có hội họp gì mà hai ông diện đồ vía, khúc trên bận cái áo lớn, mà khúc dưới thì đóng cái KHỐ !!!
Thôi kệ đâu dám cười người ta, chế tui nhéo tui một cái ra dấu tui hổng được ló mòi du côn của tui ra à nhe. Được rồi tui biết điều mờ. Người ta là khách người ta qua giúp mình mờ, mình phải đối xử hết sức đàng hoàng chớ.
Vậy là hai anh chàng biểu hai đứa tui, vì bất ngờ họ hổng chuẩn bị cho nên hai đứa tui phải lo kiếm hai khúc gổ rồi lên sân khấu tập cho tiện.
Nói thiệt, phần nầy vì bị “ám” tui nhớ lờ mờ thôi.
Tui nhớ hai đứa tui kiếm được hai khúc gổ giả làm hai ống tre rồi, hai chàng biểu hai đứa tui ngồi chồm hổm dưới dất, mỗi đứa một đầu, cầm hai khúc gổ đập đập nhịp nhịp. Vô. Ra. Vô. Ra. Cụp cụp. Kịch kịch. Cụp cụp. kịch kịch. Vô Ra. Ra. Vô. Cụp. Kịch. Cụp. Kịch…..


Mới đầu mãi lo giử nhịp thấy khó, chừng đập quen tay thấy cũng dễ thôi. Dân chuyên môn “nhịp bụng” mờ.
Thấy tụi tui quen tay rồi, bắt đầu ông thứ nhứt nhảy vô. Hai bàn chân không nhảy vô. Nhảy ra. Nhảy vô. Nhảy ra theo nhịp khúc gổ lụp cụp lịch kịch đập vô đập ra.
lần lần hơi quen tay tui bắt đầu ngước lên…
thì…
trời…
cái KHỐ nó cứ ngay trước mặt tui mà cà tưng cà tưng xốc xốc lên xuống lên xuống theo nhịp nhảy…
các bạn nghĩ coi, tui còn con gái. Mà cái KHỐ cứ ngay trước tầm hai con mắt mà tưng tưng… tưng tưng…
Mắc cở quá, chắc mặt mày tui đổi màu như cắc kè!
Xém chút là tui đập bể mắc cá của "anh tù trưởng" rồi
Tui buông hai khúc gổ xuống, tuyên bố tui nghỉ. Thằng Hai làm ơn kiếm ai đó thế đi, tui hổng làm cái vụ nầy đâu.
Nói chưa hết câu là tui xuống sân khấu, te te một nước một.

…….
Bước ra khỏi sân khấu tui nghe thằng Hai kêu một “tù trưởng” thôi anh ngồi xuống thế nó đi.
Rồi vẫn nghe tiếng lụp cụp lịch kịch chát chát đập nhịp tiếp tục.
Rõ ràng là chẳng ai biết lý do chánh tại sao tui bỏ nữa chừng. May phước!
Ra khỏi thính đường, thấy cả nhóm lủ khủ kẻ đứng người ngồi xung quanh tấm “băng rô” quảng cáo để đại trên đường đi, người chê kẻ khen tùm lum vui qúa mạng. Tui xáp vô.
Được tới đâu rồi ta"
Như đã kể lần trứoc, anh Trà điều khiễn vụ nầy hay lắm. Kẻ đứng người ngồi chằng qua kéo lại, chỉ trỏ phê bình, anh Trà tay cầm cây cọ bự bản, ảnh sơn lên vải và tay chưn thì dính sơn đỏ tầy huầy.
Anh nầy rất đẹp trai như Blulai, đa tình như Nhân Sâm, người cao ráo như ông Hạnh, dáng dấp thư sinh, mái tóc dầy hơi dợn dợn bồng bềnh nghệ sỹ như anh TVB… lúc nào cũng tươm tất quần tây đen áo sơ mi trắng đàng hoàng bỏ trong quần như Sơn Khê. Dù làm thợ sơn bất đắc dĩ cũng vậy.
Và luôn luôn có người đẹp Chí Mỹ đeo cái bóp đầm đứng kế bên!!!
Ạ. Anh Trà tướng thư sinh nầy vậy mà hay. Chỉ cần sơ sơ vài đường gạch mà ảnh đã gần xong phận sự.
Vài ngừơi trong nhóm thoại kịch cũng cà rà hỏi han.
Có một anh giọng Bắc kỳ y như giọng của TVB, hỏi:
- Ối dzời ơi, xao lâu thế, khi nào các anh chị dựng lên"
Chị Long Thượng cười rùi, trả lời:
- Chèn đéc ơi, hỏi lạ! chừng nào xong thì dựng.
Nhỏ Ngà đứng kế bên cười ỏn ẻn:
- Ui chu choaaaa…. trả lời huề vốn.
Nhỏ NA phụ họa một cách du côn:
- Còn hổng xong thì còn trải dưới đất chận đường chơi.
Anh TVB biết bị mấy bà nội nầy chọc bèn kêu cứu:
- Nầy nầy anh Sơn Khê, chị Quế Hương ơi, lên sân khấu dợt tiếp đoạn kịch lúc nảy đang bỏ dở
(Những tên Blulai, Nhân Sâm, ông Hạnh, anh TVB, Sơn Khê, Long Thượng, Ngà, nhỏ Na, Quế Hương đều là thân hửu)
Chị tui (dân Trưng Vương, đâu vừa gì), nạt liền:
- Ê. Dành kỳ vậy mấy cha. Tụi tui mượn thính đường từ giờ cho tới tối. Mấy người muốn dợt, đợi ngày mai
Xây qua thấy tui, bả hỏi:
- Ủa" sao ra đây đây" Còn ai tập ở trỏng"
Tui vẫn còn sượng trân, nói:
- Mình thằng Hai hà… Chế. Bộ mấy ngừơi nầy lúc nào cũng bận khố vậy hả" rồi bữa lên trình diễn thì sao"
Chị tui cười ngất.
- Ha ha ha, Trời Phật ơiiii… chớ nhỏ muốn ngừơi ta bận gì" sắc tộc thì phải ăn bận theo sắc tộc mới kêu là màn vũ đặc biệt chớ nhỏ" Mọi ngày cũng thấy mấy ảnh bận quần tây áo sơ mi, chắc tại bữa nay hội họp thì họ phải bận quốc phục. Khố thì khố có gì mà … Ừa, mà sao nhỏ chạy ra đây"
Tui sùng lên, nạt:
- Bà nội, tập gì bất nhơn. Vậy thì chế vô đập ống tre cho mấy ổng nhảy thế tui chớ tui hổng làm đâu. Tui ca. Tân nhạc.
Chị tui nói:
- Xời xời, nhỏ muốn ca cổ nhạc cũng hổng dám để nhỏ ca. (bả còn chêm thêm một câu … tàn nhẫn) Nhỏ mà ca cổ nhạc có đường trả vé còn thền tiền xe cho khán giã!
Sùng chưa" Đáng nổi sùng lên chưa" Một sự thật quá sức…vô nhân đạo! Tui nói:
- Vậy thôi chế kiếm ai khác lên thế tui .
Nói rồi ngoe nguẩy tui đi
Các bạn ơi, bây giờ tiếc làm sao. Chỉ vì lý do ngu si cao ngạo thiển cận mà tui đã mất đi một dịp may hiếm có để học hỏi và thực hành, một lối vũ đặc biệt và có lẻ còn biết bao nhiêu điều mà hai anh “tù trưởng” có lẻ đã sẵn sàng giảng giải cho tui biết.
Nếu lúc đó tui hiểu được sự hiếm quí về nhạc cổ truyền và về các màn vũ của dân tộc thiểu số đã gần như thất truyền thì
sá gì một cái KHỐ,
mà MƯỜI CÁI KHỐ TUI CŨNG CHẤP !!!
Tui nhớ lại thì hai anh “tù trưởng” thiệt là chất phác dễ thương hiền hậu, miệng lúc nào cũng cười cười. Họ hảnh diện vì được chúng tôi mời tham dự và có lẻ cũng muốn cho khán giả bíêt chút đỉnh về màu sắc dân thiểu số của họ. Hay tại thấy bên nây tụi tui vui quá" Dù gì đi nữa cũng là hảo ý của người ta.
Và có lẻ họ chỉ coi tui như một đứa em nhỏ hay dở chứng mà thôi.
Tui đã quên mất lời thầy dạy, khi lên sân khấu dù đóng một vai trò gì đi nữa, vai chánh vai phụ vai nói vai câm… đều phải tập trung tư tưởng để quên đi CÁI TÔI thì mới diễn được.
Nếu tui đã tập trung thì có lẻ cái khố chẳng làm tui xanh mặt.
Còn một điều nữa tui dấu trong tim bao lâu nay, giờ khai thiệt.
Tui đã có ý coi thường họ.
Cái thành kiến thấy người nào không giống mình thì … kỳ thị…
Tánh tự cao tự đại chuyện gì cũng tưởng mình hay của tui, núi mình thấp chủng mà cứ tưởng là đã cao lắm rồi, là một sự thiệt hại cho cá nhân mịnh
Tui cũng đã từng bị kỳ thị .
Hồi nhỏ hay bị con nít hàng xóm chọc ghẹo :
“xẩm lai đái gốc xoài phạt đồng hai
gặp chú cai phạt đồng tám
gặp chú lính bắt bỏ tù”
mà tui nhứt định hổng chịu học nói tiếng Tàu. Mấy đứa con cô tui người nào cũng nói tiếng Tiều tiếng Quãng tiếng Quang Thoại rành rẽ, trên đường đời thành công gấp mấy lần chị em tụi tui.
Khi hiểu câu “ Núi cao có núi cao hơn” thì đã … tiếc làm sao!!!

Năm 1998 trở về thăm quê hương, xe chạy ngang đường Đà Lạt, tui chứng kiến một cảnh tượng đã làm cho lòng rất xốn xang thương cảm.
Một đoàn người dân thiểu số đi về hướng chợ. Đường rộng raĩ không tản ra mà đi, họ đi thành chùm.
Sợ gì mà họ dựa với nhau đi chùm nhum gom gom lại dựa với nhau, mắt ngó dáo dác"""
Phải chăng cái mặc cảm của dân thiểu số vẫn còn đè nặng trên số phận họ"

Có lần, coi một phim thời sự nói về dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chồng tôi bật lên một câu:
- Những chiến sĩ “mountain yard” đó sát cánh, trung thành và rất dũng cảm
Tôi mong rằng hai anh “tù trưởng” của ngày xa xưa đó còn sống, vững lòng, hảnh diện về sắc tộc của mình và đã truyền lại cho con cháu những cổ tục của dân tộc họ để những thế hệ tới sẽ hết lòng gìn giữ và tôn trọng một cách thật sự thành tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.