Hôm nay,  

Viện Bảo Tàng Vatican: Các Nước Truyền Giáo

17/04/200400:00:00(Xem: 4356)
Tủ kính N2: Trưng bày các tượng thần linh của nhiều bộ lạc Phi Châu bằng gỗ hay bằng đá (Sierra Leone, Nigeria, Dahomey vv…)

Tủ kính N5: Trưng bày một số mặt nạ dùng cho các lễ nghi tế tự, diễn tả các thần linh khác nhau cũng như các thú vật thiêng và thần chết. Phần lớn các dân tộc vùng Tây Phi Châu theo hồi giáo.
Trung Phi Châu: (Gabon, Cameroon, Zair, Congo, Angola, Zambia)

Bên trái tủ kính 0-1: Các tượng gỗ nhỏ đủ loại từ đơn sơ cho đến chỗ chạm trổ tinh vi, diễn tả các vật linh hay thần linh. Tấm gương trên bụng một số tượng bắt chước tượng các Thánh mà người Bồ Đào Nha đem đến các vùng này dạo thế kỷ XVII. Các bức tượng này thường mang trên ngực hài cốt các thánh và có mảnh kiếng đậy lại.
Rất nhiều tượng nói trên được dùng cho các nghi lễ bùa chú.

Bên trái tủ kính O-2: Trưng bày ba cây thánh giá. Hai cây nhỏ phát xuất từ Âu Châu do các thừa sai đem sang hồi thế kỷ XVI. Cây thánh giá lớn được đúc bên Phi Châu với hình 4 chú khỉ con, cây thánh giá này được tìm thấy trong một cái hang miền nam Congo.
Ba tượng gỗ bọc kim loại diễn tả ba vật linh (thuộc vùng Bakota bên Gabon).

Tủ kính O-3 trưng bày các mặt nạ dùng trong các lễ nghi tế tự vùng Trung Phi Châu.
Đông Phi Châu (Ruanda, Burundi, Keyna, Tanzania, Malawi)

Tủ kính P-1: Các mũ rơm đựng trong các lễ nghi thờ kính vật linh. Các chòi đựng trong rừng để dân chúng đem các lễ dâng cho các thần linh, khi gặp khốn khó. Các dụng cụ thơ từ khác, một loạt các bùa hộ mạnh và các sừng nhỏ. Những chiếc cuối cùng có dồn cỏ thơm hay các vật khác, dân chúng coi là có ma lực trợ giúp chống sấm sét, thù địch và bệnh tật hay chống lại các hành động báo oán của người chết. Trong nhiều vùng thuộc các quốc gia trên đây hồi giáo bành trướng mạnh.
Nam Phi Châu (Zambia, Nam Rhodesia, Betshuana, Lesotho, Mozambique, Nam Phi).
Hai bức hình theo nguyên tắc các bức vẽ thời tiền sử và diễn tả lễ nghi săn bắn phù phép (Nam Phi).

Tủ kính Q1: Tượng các vật linh và thần linh bằng gỗ. Các tượng bằng đất xét có đeo đồ trang sức diễn tả vật linh, rất được giới phụ nữ vùng Batsuto tôn kính kính để xin ơn sinh nở phong phú. Các mặt nạ đựng trong lễ nghi tế tự (mosambique) và các bùa hộ mạng.

Tủ kính Q2: Các vật dụng thuộc của hồi môn của một cô dâu người Zulu.
Phi Châu Kitô:

Tủ kính R1: Trưng bày một loạt các tượng bằng gỗ mun dùng để làm hang đá giáng sinh. Tượng chúa hài đồng bằng ngà. Các tượng này chịu ảnh hưởng nghệ thuật Âu Châu (Zair).

Tủ kính R2: Trưng bày bốn nhóm tượng bằng gang, diễn tả ảnh tử đạo, ngôn sứ Giôna, Chúa Chiên Lành, người cầu nguyện. Đề tài bắt chước các cảnh tạc trên các quan tài đá Roma, những kiểu cách và hình dáng mang sắc thái địa phương (Nigeria Benin). Trong cùng tủ kính còn có nhiều tượng đức mẹ thuộc nhiều vùng khác nhau tại Phi Châu. Trừ tượng số Af 13 (Madagasca) còn tất cả đều bắt chước nghệ thuật Âu Châu.

Tủ kính R3: Tượng Chúa Giêsu và các thánh do các sinh viên trường nghệ thuật Kiranda bên Tanzania khắc, thánh giá bằng ngà (Zair) và tượng ông Adong và bà Eva tuyệt đẹp (Dahomey).
Nam Mỹ: (Argentina, Brazil, Chilie, Peru, Surinam, Guvana, Colombia, Eccuado, Ecuador, Venezuela).
Bên phải là một cái chòi dùng cho các lễ nghi gia nhập bộ lạc thuộc một bộ lạc da đỏ.

Các tủ kính S, 5, 7: trưng bày các đồ trang sức, cắm lông chim đựng trong các lễ nghi phụng tự và các vũ điệu tôn giáo của thổ dân sống tại các nước Châu Mỹ La Tinh: Argentina, Brazil, Peru, Colombia.
Bạn lên vài bậc thang vào trong một phòng nhỏ cao hơn. Tủ kính S8 trưng bày các tác phẩm tế tự của Châu Mã La Tinh. Một nhóm 5 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ thuộc vùng Sabta Maria bên Colombia. Các tác phẩm này được đem về Roma năm 1692 và là các tác phẩm điêu khắc cổ xưa nhất của Colombia hiện có ở Âu Châu. Tủ kính S9 trưng bày các dụng cụ dùng cho việc tế tự.
Xuống thang bạn vào phòng nhỏ bên trái nơi trưng bày các kiểu mặt nạ dùng trong nghi lễ tế tự (Terre de Feu và Brazil).
Tiếp theo là một phong hình bán nguyệt trưng bày các tác phẩm tôn giáo tại Châu Mã La Tinh vào thời Kha Luân Bố, cạnh cửa vào là hai bức tượng của nữ thần Bachue (thuộc vùng Chibcha bên Colombia và hai thần linh của dân Inca thuộc vùng Huaray bên Peru).

Tủ kính S13 trưng bày tượng của nhiều vị thần khác nhau của Colombia.

Tủ kính S14 trưng bày các hình và các mảnh khác hình thức tôn giáo thời tiền Colombia tìm thấy tại Peru (Naska, Tiahuana, cao nguyên Trujillo). Đáng chú ý là bình chứa tro người chết có tác phương thức hình học và hình người. Trên vách bức chạm hình nổi "Năm đêm trăng" (Chavin de Huantar Peru).
Lối vào có hai bức chạm nổi bên trái: Thần lửa và một người múa nhảy với bộ xương người. Bên phải một tộc trưởng (Guatemala Maya). Phía trên tường một bức chạm nổi thần giáo Quetzalcolt (Chicken Itza, Yukatan. Phía dưới là mô hình đến Copan hoang tàn (Honduras). Tiếp đến là bức chạm biểu hiện mặt trời trên đá xanh (cao nguyên Mexico). Bên cạnh là một cây cột chạm trổ rất tinh vi tìm thấy tại đền thờ Copan Hondarus.
Phía phải: mô hình đền thờ gọi là đền thờ thánh giá, bên trên cũng là cái sọ người. Trên cánh ngang có rắn cuốn và các hình khác diễn tả thần thoại và chữ viết của dân Maya. Hai bên có các loại chim thần thoại và các thầy tế lễ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.