Hôm nay,  

Gia Đình Bác Tám Kangaroo (số 508)

23/04/200700:00:00(Xem: 2501)

Gia Đình Bác Tám Kangaroo định cư tại Úc vào năm 1978, gồm 5 người con, 3 trai, 2 gái, cộng với hai bác là bảy. Cả nhà bảy người, đều tha thiết bảo vệ chính nghĩa tỵ nạn, trước sau một lòng không chấp nhận cộng sản, nên dù cả gia đình ai cũng mồm năm miệng mười, thích bàn cãi, tranh luận đủ thứ chuyện trên đời... nhưng năm 2001, LHQ vẫn ghi nhận công lao chống cộng của gia đình bác và đã trao tặng Gia đình Bác Tám danh hiệu Family of The 20th Century; và cả 5 người con của Gia Đình Bác Tám đều được trao tặng hàng trăm huân chương, huy chương, quốc gia, quốc tế, trong đó có cả AO, AOM, BO, CO, DO, FO.... ZO.
· Bác Tám trai: Từng một thời là sinh viên luật trước khi theo học và tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh dưới thời của các Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy. Nguyên trước đây là Trưởng Ty thông Tin dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
· Bác Tám gái: Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn khoa Sử Địa, từng giảng dạy trung học “đệ nhị cấp” tại Trường Trung Học Gia Long. Trong thời gian dạy học Bác Tám gái còn ghi danh học thêm tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và tốt nghiệp cử nhân văn chương vào năm 1969.
· Cậu Cả: Trước năm 1975 là sĩ quan QLVNCH, cấp bậc cuối cùng là Đại Úy thuộc Lực Lượng Đặc Biệt, được vinh danh trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ngay khi đến Úc định cư, đã miệt mài đèn sách, sau 2 năm, đã tốt nghiệp thủ khoa ngành tâm lý xã hội học, và hiện là cố vấn đặc biệt tối cao chuyên ngành phản gián quốc tế cho ACIMIO, tổ chức tình báo xuyên quốc gia bao gồm cả ASIO của Úc; CIA của Mỹ và MI5 của Anh. Cậu Cả còn là đệ nhất cao thủ về Triệt Quyền Đạo, Không Thủ Đạo và Thái Cực Đạo trên thế giới.
· Cậu Hai: Tốt nghiệp Bác Sĩ Toàn Khoa tại Úc và Cử nhân Luật ưu hạng tại Anh. Từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ và trở thành một trong ba Bác Sĩ Chuyên Khoa về tâm thần giỏi nhất thế giới. Sau khi viết tác phẩm Forensic Psychiatry & Neo-Communism gây chấn động giới Y khoa, Luật gia và chính trị gia quốc tế, Cậu Hai được mời làm cố vấn cho International Court of Justice, đặc trách Retroactive Justice In The Communism Era (Truy Hồi Công Lý Thời Cộng Sản), với sứ mạng điều tra và truy tố những kẻ đã phạm tội ác nghiêm trọng tại những quốc gia cộng sản trong thời cộng sản cũng như những cá nhân và tổ chức hiện đang tiếp tay cho cộng sản, gây xáo trộn trật tự xã hội tại các quốc gia tự do. Cậu Hai cũng là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại Úc và tại các Đại Học Y Khoa và Luật Khoa nổi tiếng trên thế giới.
· Cô Ba: Tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại Học Sydney, là trạng sư nổi tiếng hiện đang hành nghề tại Brisbane và đang chuẩn bị mở văn phòng tại Sydney.
· Cô Tư: Tốt nghiệp tiến sĩ ngành chính trị học. Hiện là Giáo Sư tại Melbourne, cô cũng là giáo sư thỉnh giảng về môn “Chính Trị Đông Nam Á” tại các Đại Học nổi tiếng trên thế giới.
· Cậu Năm: Tốt nghiệp cử nhân computer và cử nhân kinh tế Vĩ Mô, thần đồng điện toán, chuyên viên chống tin tặc (anti-hacker), cố vấn an ninh quốc gia về IT cho CIA và Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, đồng thời là Tổng Giám Đốc GLO-CHism (Global Computer Hackerism), công ty chống tin tặc quốc tế.

Gia Đình Bác Tám (GĐBT) tuần này tranh cãi như mổ bò: về quyền tự do biểu tình, chuyện một số người đi biểu tình mà lại vô nhà hàng ăn, chuyện âm mưu họp báo của Trịnh Hội, chuyện nhân tâm nhân tướng, chuyện ăn sầu riêng bổ óc, chuyện CSVN tàn nhẫn vô luân, xử án LM Nguyễn Văn Lý, và ca ngợi ông Mai Đức Hoà và Tổng Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Úc Châu…

GIA ĐÌNH BÁC TÁM VÀ QUYỀN TỰ DO BIỂU TÌNH

- Tui đã nói hỏng biết bao nhiêu lần, cảnh sát họ hỏng có kỳ thị ai ráo trọi, ông nghe rõ hôn" Chỉ có ông là tối ngày mang cái mặc cảm bị kỳ thị trong đầu nên sanh ra nhiều chiệng à...
- Dzậy tui hỏi bà nè, họ hỏng kỳ thị mình thì tại mần sao họ cứ đòi giải táng, hỏng cho mình biểu tình ở trước cái nhà hàng Southern Stars là sao dzậy"
- Cái ông này thiệt tình tối dạ, cái gì tui cũng phải nhắc đi nhắc lợi mà dzẫng hỏng chịu nhập tâm, nhập óc chúc nào à. Tui đã nói dzới ông Southern Stars là tên cũ, còn tên mới của nó là Pioneer Function Centre. Ông nghe rỏ chưa"
- Chu mèng ơi, sao bữa nay tiếng Anh tiếng U  um xùm dzậy cà" Tui nghe mà liên  tưởng tới cái bữa  tuyên thệ nhập quốc tịch Úc hồi đó đó…, nhưng mà bà ơi, bà lạc đề rồi... Tui đang nói cái chuyện cảnh sát kỳ thị hỏng cho mình biểu tình là chuyện quan trọng, quốc gia đại sự, thì Bà lại đánh lạc hướng dzô cái chuyện tên dzới tuổi, cũ dzới mới của nhà hàng. Chà…, coi bộ Bà dạo này là có dzấn đề rồi đó nghen. Hỏng chừng  có chiều lệt hướng đó à... Hớ... hớ...
- Mum à…, sao hổm rày con thấy Ba nói cái gì mà có hai chữ “lệt hướng” hay “chệch hướng” gì đó… là Ba cứ hay cười hớ hớ dzậy hả Mum"
- Sao mày hỏng hỏi ổng mà lợi hỏi tao"
-  Cái thằng Năm này thiệt tình… tối ngày ôm computer, mang tiếng cử nhơn kinh tế Vĩ Mô với Vi Mô gì mà dốt tiếng Việt dữ dzậy mày"
- Thì con dốt con mới hỏi. Dốt mà hỏi thì chỉ dốt có 5 phút, thôi Ba. Còn dốt mà không hỏi thì dốt suốt đời. Thầy giáo con vẫn nói, “He who asks is a fool for five minutes, but he who does not ask remains a fool forever”.
- Biết rồi, biết rồi, khổ lắm nói mãi. Mần ơn im đi một chút được hôn,  để tao nói chiệng với Má bây nè. Còn cái dzụ “chệch hướng” thì nó dài dòng văn tự có nói cả năm cũng hỏng rồi. Chỉ biết dzắn tắt, nếu ngày xưa tao mà “chệch hướng” thì đã không có mày. Phải không má con Ba"
- Hỏng sai, Ông hồi đó mà “chệch hướng” thì chẳng những hỏng có đứa nào, mà tui đã cạo đầu cạo râu, vác chổi chà rượt ông ra khỏi nhà...
- Thôi thôi Bà chằng ơi, nói dzòng dzo tam quốc mất thì giờ quá. Bây giờ tui hỏi Bà nè, cảnh sát họ đòi giải tán cuộc biểu tình...
- Thì tui đã nói rồi, cảnh sát họ hỏng hề đòi giải tán cuộc biểu tình. Họ chỉ đòi mình hỏng được đứng trong bãi đậu xe của nhà hàng thôi à.
- Dzậy chớ cảnh sát có quyền cấm mình biểu tình hay không"
- Thì con Ba hồi chiều nó đã nói rồi, ông quên mất rồi sao" Cảnh sát có quyền giải tán một cuộc biểu tình, nếu người biểu tình cản trở giao thông, hay có những hành vi phạm pháp. Nhưng cảnh sát không có quyền cấm mình không cho mình biểu tình.
- Bà nói gì vòng vo quá tui  hỏng hiểu"
- Thưa Ba Má, con không phải là luật sư như chị Ba, nhưng theo như những gì con đã học ở nhà trường thì một người hay một nhóm người muốn tổ chức một cuộc biểu tình, thì ban tổ chức biểu tình không bắt buộc phải báo cảnh sát. Nhưng để cuộc biểu tình của mình được thành công, tránh gặp những chuyện đáng tiếc, và được cảnh sát giúp đỡ, thì việc báo cho cảnh sát là đều rất cần thiết.
- Mày nói như dzậy nghĩa là mọi người đều có quyền biểu tình"
- Dạ thưa Má đúng dzậy. Biểu tình ôn hoà là một quyền quan trọng trong xã hội dân chủ. Peaceful protest it is a vital part of a democratic society mà Má.
- Nhưng ban tổ chức biểu tình vẫn phải nên xin phép cảnh sát"
- Thưa Ba, con nói lúc trước là ban tổ chức biểu tình nên báo cho cảnh sát biết, chớ không phải phải xin phép cảnh sát. Xin phép và thông báo là hai chuyện khác nhau.
- Nói một cách vắn tắt là, nếu chúng tao muốn biểu tình ôn hoà...
- Dạ, all Dady have to do is THÔNG BÁO cho cảnh sát biết ba định biểu tình ở đâu, vào lúc nào, ước tính có bao nhiêu người tham dự, thời gian kéo dài bao lâu, và mục đích của cuộc biểu tình là gì.
- Tao cần phải thông báo cho cảnh sát biết trước ngày biểu tình khoảng bao lâu"
- Dạ thưa Ba, con nghĩ ít nhất là 7 ngày.
- Tao thông báo bằng miệng hay bằng thư"
- Dạ thưa, Ba phải điền vô một cái form, được gọi là “Form 1 - Notice of intention to hold a public assembly”. Cái form này đơn giản lắm, ai điền cũng được.
- Nếu mày nói, biểu tình ôn hoà là quyền công dân thì tại sao Ba mày lại phải thông báo cho cảnh sát biết trước 7 ngày"
- Thưa Má, Ba phải làm vậy để cảnh sát có đủ thì giờ sắp xếp việc giữ gìn trật tự an ninh, giao thông cho người biểu tình. Con lấy thí dụ như ban tổ chức biểu tình ước lượng sẽ có 10 ngàn người tham dự biểu tình tại địa điểm A, thì cảnh sát bắt buộc phải phong toả một số con đường trong khu vực A, để người biểu tình có chỗ đứng biểu tình. Đó là con nói thí dụ như vzậy. Còn chi tiết thì phải hỏi cảnh sát, hay chị Ba.
- Nếu Ba mày không báo cảnh sát thì có được quyền biểu tình hay không"
- Dạ, thì như con nói, biểu tình là quyền công dân. Dù Ba không báo cảnh sát, Ba vẫn có quyền biểu tình, nhưng trong trường hợp này, những người biểu tình không được cản trở giao thông, hay xâm phạm quyền tự do của người khác. Thí dụ như xâm phạm quyền tư hữu đất đai, quyền tự do cá nhân, như gây ồn ào, huyên náo chẳng hạn. Thông thường, nếu ban tổ chức biểu tình không thông báo cho cảnh sát, cảnh sát có thể mượn những lý do này để giải tán cuộc biểu tình, nếu cư dân phản đối.
- Như vậy, có khi nào tao đem nộp cảnh sát Form 1 mà bị cảnh sát từ chối hay không"
- Con đã thưa với Ba, biểu tình là quyền, nên ban tổ chức biểu tình chỉ cần thông báo chớ không phải xin phép. Tuy nhiên, trong trường hợp có luật nghiêm cấm không cho biểu tình tại địa điểm A, B nào đó, thì cảnh sát sẽ thông báo cho ban tổ chức biểu tình biết. Điều này có nghĩa, người biểu tình không được biểu tình ở chỗ đó vì luật cấm, chớ không phải cảnh sát không cho phép. Ngoài ra, nếu cảnh sát muốn ngăn cản một cuộc biểu tình, cảnh sát phải xin trát lệnh của toà án.
- Nếu tao thấy cảnh sát cấm không cho tao biểu tình, thì tao phải mần sao"
- Có rất nhiều cách Ba có thể làm như khiếu nại với dân biểu, hay các tổ chức bảo vệ dân quyền. Như tại NSW, con biết có một tổ chức, tiếng Anh gọi là NSW Council for Civil Liberties mà con không biết dịch ra tiếng Việt là gì... Tổ chức này sẽ giúp Ba hành xử đầy đủ quyền tự do biểu tình.

(…)


BÁC TÁM GÁI KHUYÊN BÁC TÁM TRAI ĂN SẦU RIÊNG BỔ ÓC

- Í da, ông ôm cái giống chi mà nặng dữ dzậy hả ông" Tui đã biểu ông goài, tuổi thì đã già, cái lưng thì bị trật lên trật xuống, động chúc là rên la, mần khổ dzợ khổ con, mà vẫn hỏng nghe. Dục ngay xuống đó! Tôi kiêu ông dục ngay nó xuống đó!…
- Thì thủng thẳng coi, mần cái gì mà Bà cuống quít lên như dzậy"
- Hỏng từ từ cũng hỏng cuống quít cuống cam gì ráo. Tôi biểu ông đặt ngay xuống đó.
- OK, tuân lịnh bà… để xuống thì để xuống…
- Cái gì trỏng mà xem ông mặt mũi hí ha hí hửng vậy chớ"
- Đó thử xem, xưa rày Bà nổi tiếng là người khôn ngoan, “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông”, tôi đố Bà đó…
- Cái lão già này, đã dốt mà cứ hay nói chữ. Bầy đặt, mở miệng lúc nào là ca dao tục ngữ, mà toàn nói hươu nói vượn không à.
- Tui nói sai chỗ nào" Chính bà vẫn nói tui “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”. Nay tui lặp lại không sai một chữ thì biểu tui hươu vượn. Tôi hươu vượn ở chỗ nào…
- Chèn đét ơi, tui đã dậy ông bao nhiêu lần mà sao ông vẫn hỏng nhớ. Thiệt đầu óc u mê gì đâu. Đã biểu ráng ăn thiệt nhiều sầu riêng vô mỗi ngày cho đầu óc nó mở mang, mà vẫn hỏng chịu nghe. Ông phải hiểu, tui nói câu đó với ông không phải là khen ông thông minh mà là chê ông có tính hay hớt lẻo, chuyên mang chuyện trong nhà ra thoọc với mấy ông bạn nhậu của ông, nên chuyện trong nhà chưa có ai biết mà thiên hạ đã tỏ tường. Chớ ai mà mang câu đó để khen vợ khôn ngoan thông minh bao giờ.
- Thì ra là dzậy. Ai kiêu Bà không giải thích cho ngọn ngành đầu đuôi...
- Với ông có giải thích cả ngàn lần thì cũng chỉ dzô tai này ra tai kia. Mà tui hỏi ông cái gì ở trỏng, ông chưa trả lời tui...
- Thì cũng nghe  Bà biểu phải ăn sầu riêng cho bổ óc, nên bữa nay tôi đố Bà, đoán xem trái gì ở trong thùng này"
- Ông đố gì mà khờ dzậy. Đố kiểu đó thì ai mà chả đoán được trong thùng là trái sầu riêng! Đúng hay không"
- Hớ… hớ… Như dzậy thì bà mới chỉ trúng có một nửa. Mà trúng có một nửa là chả trúng tí ti ông cụ nào. Bà phải hiểu, một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Còn một nửa sự thực thì không còn là sự thực.
- Chà… bữa nay ông ăn nói ngon lành quá heng. Dzậy sự thực trong thùng là trái gì"
- Nó là trái sầu riêng!
- Nhưng sầu riêng gì mà chả có mùi gì vậy"
- Thì nó là trái sầu riêng không mùi sầu riêng.
- Ông nói sao, sầu riêng mà lại không có mùi sầu riêng, thì ai gọi là sầu riêng" Mà không có mùi thì ai thèm ăn"
- Ai ăn, ai không thì tôi không biết. Nhưng đây là quà của thằng Hai nó gửi về từ bên Thái Lan đó nghe.
- Nó lại qua Thái Lan vì vụ đảo chánh, phải không ông"
- Tui đâu có hỏi nó mà tui biết. Nhưng chắc cũng chuyện ông vua Thái nhờ nó cái chuyện đó đó thôi.
Vừa lúc đó, cô Ba từ trong phòng ngủ đi ra. Trông thấy chiếc thùng nhập cảng có mấy chữ tiếng Anh, tiếng Thái, cô reo lên…
- Ủa, ở đâu mà Ba Má có loại sầu riêng không mùi này dzậy"
- Mày nói sao" Có loại sầu riêng không mùi thiệt sao Ba"
- Thì tui đã nói mà Bà lại hỏng tin...
- Ông im đi một chút cho tui nhờ đi. Tui đang nói chuyện với con Ba, ông không thấy hay sao"
- Dạ, thưa Má, mấy tuần trước con có nhận được email của anh Hai. Ảnh nói là bên Thái Lan, sau ba chục năm nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học đã chế tạo được loại sầu riêng không mùi mà tiếng Anh tạm gọi là non-smelly durian.
- Chèng đéc ơi, nghiên cứu cái gì hỏng nghiên cứu... Với tao thì sầu riêng càng nặng mùi thì càng ngon...
- Tui cũng đồng ý với Bà. Giống như mình ăn mấy món cheeses của Pháp, hễ nó càng thối thì nó càng ngon. Mà vợ chồng già cũng dzậy phải không Bà hỉ" Bà càng già thì tui càng thấy Bà thơm như múi... sầu riêng, í mà không phải, Bà càng thơm như múi mít mới đúng.
- Gớm hôm này, ông ăn cái gì mà khôn ngoan tình tứ thế không biết. Mùi sầu riêng là số dzách với nhà này, phải không con Ba"
- Con biết, con biết. Ai thích ăn sầu riêng cũng đều thích cái mùi của nó. Nhưng những ai chưa ăn bao giờ, nhất là những người tây phương, thì họ không thể chịu đựng được cái mùi sầu riêng. Vì thế, nên trên các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Thái, người ta phải cấm hành khách không được ăn sầu riêng. Kết quả là những khách thích ăn sầu riêng họ đi chọn các hãng hàng không khác.
- Mày nói nghe có lý. Như vậy là hãng hàng không Thái bỏ tiền cho các khoa học gia nghiên cứu để chế tạo loại sầu riêng không có mùi"
- Thưa Ba, sự thực thì không phải là các hãng hàng không bỏ tiền, mà chính phủ Thái bỏ tiền đầu tư thì đúng hơn. Lý do là khí hậu, thuỷ thổ của Thái Lan rất thích hợp cho việc trồng sầu riêng, và nếu trồng được loại sầu riêng không có mùi, được ngoại quốc ưa chuộng thì đây là một nguồn ngoại tệ khổng lồ cho nước Thái.
- Vậy về phẩm chất thì sầu riêng có mùi và không mùi có khác nhau không"
- Thưa Ba, theo con biết qua nghiên cứu thì ở Việt Nam mình có 2 giống sầu riêng, là “sầu riêng mỡ” có lớp cơm màu trắng xám như mỡ, và “sầu riêng đường” có lớp cơm màu vàng như đường mía. Trong đó giống “sầu riêng đường không hạt” có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết. Loại này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: cơm ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một. Còn giống sầu riêng không mùi vị thì cũng ngon tương tự, cây cũng có thể cao tới 40 mét và trái thì có thể nặng tới 6, 7 kí lô. Chỉ có điều lạ là con không hiểu sao, sầu riêng có mùi thì khi chín đều rụng vào một thời điểm nhất định trong ngày, nhiều nhất vào lúc giữa đêm, và một số ít vào giữa trưa. Nhưng sầu riêng không mùi thì lại rơi không vào giờ giấc nhất định nên rất nguy hiểm cho người trồng. Ba Má cứ tưởng tượng coi, một trái sầu riêng đầy gai, nặng 6, 7 kí lô từ trên cao mấy chục thước mà bất thình lình rơi trúng đầu ai, thì người đó không hết thở thì cũng khó sống...

GIA ĐÌNH BÁC TÁM & VỤ XỬ LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ

- Ông Tám ơi…, tía thằng Năm đâu rồi!
- Cái gì mà kêu réo um sùm dzậy cà! Chuyện gì thì cũng từ từ dzô nhà rồi nói có được hông hả"
- Hỏng được, gấp lắm hỏng từ từ gì hết….!
- Hứ…Tui mà kêu réo kiểu đó chắc bà cằng nhằng tui tới điếc con ráy lắm à" Chuyện gì mà quan trọng dữ dzậy bà nội"
- Cha Lý bị CSVN bỏ tù 8 năm. Ông có nghe tin đó chưa"
- 8 năm hả" Bà lấy nguồn tin đó từ đâu dzậy"
- Thì thiên hạ đồn rân ngòai chợ đó.
- Tui có mua tờ báo dzìa cho ông đây nè.
Ông tám đang cầm tờ báo định đọc thì thấy chiếc taxi ngừng trước cổng. Ông lột mắt kiếng ra nhìn kỹ rồi la lên:
- Bà ơi, bà, con Ba nó dzìa tới rồi kìa.
- Bà Tám chạy ào từ trong bếp lên, vừa thở vừa hỏi:
- Thiệt sao ông" Nó dzìa tới rồi hả"
- Thưa ba, thưa má con mới dzìa.
- Mầy dzìa đúng lúc quá. Tao dzới ba mày đang bàn dzề dzụ xét xử LM Lý đây"
Cô Ba ngồi phịch xuống ghế tại phòng khách, liếc thấy mấy tờ báo nằm ngỗn ngang trên bàn. Cô cầm lấy một tờ và nói:
- Ở trển con cũng có đọc trên website tường thuật dzề dzụ xét xử Cha Lý. Thiệt là một lối xét xử theo luật rừng. Lối xử này trong chính trị người ta thường gọi là xét xử theo lối kangaroo.
- Mày nói sao mà nghe khó hiểu lạ! Xét xử theo lối Kangaroo là xét xử như thế nào"
- Má à! Đó là một thuật từ chính trị thường được dùng để chỉ lối xét xử chiếu lệ, không cần theo các thủ tục, hoặc tiến trình được pháp luật quy định. Thông thường tại các tòa án này vị chánh án, công tố viên, hoặc luật sư bào chữa cho bị cáo cũng chỉ là một người. Vì tất cả đều đã được sắp đặt trước, và tòa phải tuyên đọc bản án đã được định sẵn.
- Mèng đéc ơi! Luật lệ cái giống gì mà kỳ cục dzậy cà.
- Thì tòa án của xã hội chủ nghĩa mà má.
- Mầy thấy phiên tòa xử Linh Mục Lý như thế nào"
- Má à, thủ tục xét xử tại Việt Nam hiện thời đang cố dựa theo “hệ thống truy tụng, hay còn gọi là hệ thống xét xử theo lối thẩm cứu” (inquisitorial system). Thủ tục xét xử này hiện được áp dụng tại nhiều quốc gia thuộc Châu Mỹ La Tinh và tại các quốc gia Tây Âu.
- Mày nói như dzậy thì lối xét xử của CSVN là dân chủ quá rồi! Còn gì mà chống đối nữa"


- Hổng phải dzậy đâu má à! Các nước áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu này thì hiến pháp của họ có sự phân quyền rõ rệt giữa các ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp để các quyền hiến định của người dân phải được tôn trọng và bảo vệ; chớ đâu phải như tại VN, tòan bộ quyền hành đều nằm trong tay của đảng CS. Người ta áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu là để bảo vệ các quyền hiến định của người dân, còn CSVN áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu này đặng dễ bề bắt bớ, giam cầm những nhân vật bất đồng chính kiến, hoặc các người đấu tranh đòi dân chủ.
- Tại sao lại có điều trái cẳng ngỗng dzậy mầy" Cùng áp dụng một thủ tục xét xử mà một bên thì bảo dzệ được các quyền hiến định của người dân, còn bên kia thì lại chèn ép và chà đạp lên các quyền này là tại sao"
- Má à, các nước đó là những nước có nền dân chủ lâu đời, chính quyền được thiết lập do dân, bởi dân và vì dân. Do đó, nguyên tắc pháp trị được áp dụng triệt để; và vì thế, khi áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu này đương nhiên là các quyền hiến định của dân chúng phải được tôn trọng và bảo vệ triệt để.
- Nhưng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu là gì" Tao không hiểu gì ráo trọi. Mầy nói rõ hơn được không"
- Trong hệ thống xét xử theo lối thâm cứu, hay còn được gọi là hệ thống truy tụng; vị “Dự Thẩm” (investigating magistrate or jude; pre-trial judge) sẽ thực hiện công việc điều tra và thâu thập tất cả các dữ kiện liên hệ đến vụ án trước khi xét xử. Vị Dự Thẩm hòan tòan độc lập đối với ngành hành pháp và công tố viện.
- Dự Thẩm có phải là quan tòa hay không"
- Dự Thẩm cũng có ngạch trật như một thẩm phán. Tuy thế, ông ta chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra về hồ sơ của vụ kiện. Nếu sau khi điều tra, ông ta nhận thấy có đủ yếu tố để truy tố bị can thì ổng sẽ chuyển giao hồ sơ cho vị “thẩm phán tọa xử, chánh án” (a trial judge) để xét xử.
- Như vậy vị Dự Thẩm sẽ đóng vai trò gì trong lúc xét xử"
- Theo hệ thống xét xử theo lối thâm cứu này thì vị Dự Thẩm không được quyền tham dự tại phiên tòa xét xử bị cáo, và ông ta cũng không được phép xét xử hoặc tham dự bất cứ phiên tòa nào liên hệ đến bị cáo, hoặc vụ kiện mà ông ta đã tiến hành cuộc điều tra trước đây.
- Mầy nói dzậy có nghĩa là sau khi vị Dự Thẩm điều tra xong và nghĩ rằng người ta có tội thì tòa sẽ đưa ra bản án. Có phải dzậy không"
- Theo thủ tục của hệ thống xét xử theo lối thâm cứu này thì không phải đơn giản như dzậy"
- Dzậy thủ tục kế tiếp là gì"
- Khi vụ kiện được đưa ra xét xử thì công tố viện sẽ thay mặt cho xã hội lên án hành động phạm pháp của bị cáo và yêu cầu tòa hoặc bồi thẩm đòan kết tội bị cáo. Trong lúc đó luật sư của bị cáo sẽ đưa ra những bằng chứng cũng như các điều luật liên hệ nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo. Cuối cùng vị thẩm phán tọa xử hoặc bồi thẩm đòan sẽ cân nhắc các bằng chứng đã được trưng dẫn rồi đưa ra phán quyết có tội hoặc tha bổng cho bị cáo về những hành động mà đương sự đã bị cáo buộc.
- Nói như dzậy thì hệ thống này hòan tòan trái nghịch dzới hệ thống hiện đang áp dụng tại Úc, Mỹ, Anh phải không mầy"
- Đúng dzậy, vì các quốc gia này áp dụng “hệ thống đối tụng” (adversarial system). Tòa án hoặc vị thẩm phán tọa xử trong hệ thống đối tụng chỉ đóng vai trò trọng tài, trung gian và hòan tòan vô tư trong lúc xét xử.
- Mầy nói thế tao dzẩn chưa hiểu được!
- Nếu má muốn thì con sẽ kể sơ lược về trình tự của một vụ xét xử theo hệ thống này cho má nghe, nhưng hơi dài dòng sợ má hổng có thì giờ.
- Đừng có lo thì giờ, tao chỉ muốn biết là nếu Cha Lý được xét xử tại Úc thì tiến trình pháp lý phải trải qua những giai đọan nào"
- Nếu chính quyền CSVN áp dụng đúng theo thủ tục đối tụng, nếu họ cáo buộc Cha Lý về một tội hình sự nghiêm trọng như vậy, thì trước tiên Cha Lý phải được đưa ra trước tòa sơ thẩm. Tại đây, nếu sau khi công tố viện tống đạt cho Cha tất cả các bằng chứng và Cha không chịu nhận tội thì một sự “thụ lý sơ thẩm” (committal hearing) sẽ được tiến hành.
- Mục đích của sự thụ lý sơ thẩm là để làm gì dzậy mầy"
- Sự thụ lý sơ thẩm này nhằm mục đích là để xét xem với những bằng chứng mà công tố viện trưng dẫn liệu tòa có thể kết tội Cha hay không" Nếu sau khi lắng nghe bằng chứng của 2 phía, mà vị thẩm phán tại tòa sơ thẩm nghĩ rằng Cha có thể đã vi phạm tội trạng mà công tố viện cáo buộc, thì vị thẩm phán này phải đưa ra án lệnh “chuyển giao vụ kiện để cho tòa đại hình xét xử”, tiếng Anh gọi là (committal for trial).
- Tại sao tòa sơ thẩm không chịu xử luôn mà lại chuyển giao cho tòa đại hình"
- Vì những tội trạng này vượt quá thẩm quyền tư pháp của tòa. Nói nôm na là vượt quá quyền hạn xét xử của tòa sơ thẩm.
- Khi chuyển giao như dzậy là Cha sẽ được xử liền chứ gì"
- Không đơn giản dzậy đâu. Vì thủ tục tại tòa án này rất phức tạp và mất nhiều thì giờ.
- Thế thì tại tòa án vùng, một người sẽ bị xét xử như thế nào"
- Nếu người đó không chịu nhận tội, nên tại tòa đại hình, thường là “tòa án vùng” (District Court), Cha sẽ được “xét xử bởi bồi thẩm đòan” mà tiếng Anh gọi là “trial by jury”.
- Tại sao lại xét xử bởi bồi thẩm đòan"
- Đó là sự quy định của hiến pháp để bảo vệ quyền căn bản của người dân.
- Nhưng bồi thẩm đòan sẽ gồm những ai"
- Bồi thẩm đòan đây là những người dân bình thường như ba, hoặc má dzậy đó. Những người này phải có tên trong “danh sách của cử tri” (electoral roll) thì mới được chọn.
- Mầy nói cái gì mà lạ kỳ dzậy hả. Nếu bồi thẩm đòan là những người bình thường thì họ biết gì về luật pháp mà xét xử"
- Không phải dzậy đâu má ơi! Chính vì họ là những người bình thường nên họ mới nhận xét được những hành động của một người là có vi phạm luật pháp hay không đó.
- Tao vẫn chưa hiểu mầy nói thế nghĩa là gì"
- Má à, “bồi thẩm đòan” (jury) được gọi là “tribunal of facts” có nghĩa là một cơ chế tài phán xem xét về các sự kiện, nói rõ hơn họ là những người bình thường làm những ngành nghề khác nhau, thuộc nhiều thế hệ, đẳng cấp, tuổi tác, nghề nghiệp và kinh nghiệm sống hòan tòan khác nhau. Sau khi lắng nghe bằng chứng của công tố viện, rồi bằng chứng từ luật sư của bị cáo, họ sẽ dựa vào các bằng chứng đó để quyết định là bị cáo có tội hay không"
- Như dzậy tất cả mọi người đều có thể làm bồi thẩm"
- Không hẵn như dzậy! vì các dân biểu, nghị sĩ, luật sư, cũng như các viên chức thuộc ngành tư pháp và nhiều người khác mặc dầu có tên trên danh sách cử tri, nhưng họ không được làm bồi thẩm.
- Như thế nếu những vị bồi thẩm này ghét bị cáo thì họ cứ cho rằng bị cáo có tội thế thì chết bị cáo rồi,
- Không phải dậy đâu má ạ! Bồi thẩm đòan phải đưa ra “phán quyết đồng thuận” hay còn gọi là “phán quyết nhất trí”, mà tiếng Anh gọi là “unanimous verdict”.
- Phán quyết đồng thuận là phán quyết gì dzậy hả"
- Phán quyết đồng thuận là phán quyết mà tất cả mọi người đều đồng ý.
- Nói dzậy thì nếu có người không đồng ý rồi sao"
- Nếu có người không đồng ý thì quan tòa phải giải tán bồi thẩm đòan"
- Như dzậy là bị cáo được tha tội hay sao"
- Cái này tùy thuộc vào công tố viện. Nếu công tố viện quyết định không muốn truy tố nữa thì bị cáo sẽ được tha miễn. Ngược lại, nếu công tố viện muốn tiếp tục truy tố thì tòa sẽ quyết định dời phiên xử lại một ngày khác, và một bồi thẩm đòan mới sẽ được tuyển chọn.
- À, mầy nói về việc tuyển chọn bồi thẩm đoàn thì tao muốn hỏi là tuyển chọn như thế nào"
- Thông thường trước khi xét xử các trọng tội, có khỏang chừng 30 đến 40 người được chọn từ danh sách cử tri. Những người này được thông báo là họ phải đến tòa để có thể được tuyển chọn làm bồi thẩm. Mỗi người sẽ được trao cho một mã số. Khi phiên tòa khởi nhóm, nhân viên của tòa sẽ gọi mã số của từng bồi thẩm viên. Khi được gọi số, bồi thẩm viên đó có nhiệm vụ đi về hướng bục ngồi của bồi thẩm. Nếu công tố viện cũng như luật sư của bị cáo không “challenge” (hồi tỵ). Hồi tỵ có nghĩa là luật sư của bị cáo hoặc công tố viện yêu cầu bồi thẩm viên đó được miễn khỏi tham dự vào vụ xét xử, thì bồi thẩm viên đó có quyền tiến vào bục của bồi thẩm và ngồi vào ghế bồi thẩm để chờ tuyên thệ trở thành bồi thẩm viên của vụ xét xử.
- Nói như dzậy thì nếu công tố viện và luật sư của bị cáo cứ “hồi tỵ” dài dài thì vụ kiện không được xét xử hả"
- Không phải dzậy đâu má à, tại Úc thì công tố viện và luật sư của bị cáo được “hồi tỵ” 3 bồi thẩm viên mà không cần phải nêu lý do. Sự “hồi tỵ” theo lối này tiếng Anh gọi là “peremptory challenge” (sự hồi tỵ không cần đưa ra lý do). Tại Hoa Kỳ thì mỗi bên được hồi tỵ 6 người theo lối này.
- Vì sao “hồi tỵ” người ta mà không đưa ra lý do"
- Đó là sự quy định của luật pháp. Hồi tỵ theo lối này đòi hỏi luật sư phải dày dạn kinh nghiệm để xem tướng những bồi thẩm viên nào có thể có lợi cho thân chủ của mình.
- Mầy nói như dzậy rồi khi mình thấy khuôn mặt của một người có thể có lợi cho thân chủ của mình, nhưng công tố viện thấy ngừơi đó không có lợi cho họ rồi họ hồi tỵ thì sao"
- Thì mình phải chịu thôi má ơi, ngược lại mình cũng có thể làm điều đó dzậy. Nhưng má phải nhớ rằng mỗi bên chỉ được “hồi tỵ” như thế 3 lần thôi [tùy tiểu bang]. Nên cần phải cẩn thận.
- Như dzậy chỉ có lọai hồi tỵ đó thôi sao"
- Ngòai ra cũng còn một lọai hồi tỵ khác gọi là “challenge for cause” (sự hồi tỵ cần phải có lý do”.
- Phải có lý do là lý do gì"
- Chẳng hạn như công tố viện biết được một bồi thẩm viên đã từng vi phạm tội trạng mà bị cáo đang bị xét xử, hoặc vì lý do tương phản quyền lợi. Chẳng hạn như cùng là anh em, bạn bè, họ hàng, hoặc đã cùng làm chung sở trước đây. Thông thường thì công tố viện dùng lối hồi tỵ này.
- Như dzậy phải tuyển chọn cho tới lúc nào lận hả mầy"
- Bồi thẩm đòan thường là 12 người. Khi tuyển đủ số thì họ sẽ được tuyên thệ để trở thành bồi thẩm đòan để xét xử vụ án.
- Sau khi tuyển xong 12 người là bắt đầu xét xử hả"
- Sau khi tuyển xong 12 bồi thẩm viên, quan tòa sẽ yêu cầu bồi thẩm đòan rời tòa để vào phòng riêng của họ nhằm mục đích bầu ra một “foreperson, foreman” (vị trưởng đòan bồi thẩm).
- Bầu ra vị này để làm gì dzậy"
- Vị này có nhiệm vụ truyền đạt cho quan tòa những gì mà bồi thẩm viên muốn, chẳng hạn như họ muốn xem lại các bằng chứng đặc biệt nào đó, hoặc vị này sẽ thay mặt cho bồi thẩm đoàn để đọc lên phán quyết có tội, hay vô tội.
- Và thế là phiên xử sẽ bắt đầu"
- Điều này cũng còn tùy thuộc vào những vấn đề pháp lý khác giữa công tố viện và luật sư của bị cáo. Nếu có những vấn đề pháp lý cần phải được thanh thỏa trước khi xét xử thì vị thẩm phán cho ra lệnh cho bồi thẩm đòan “trở về phòng của họ” (retire) cho đến lúc vấn đề pháp lý đó đã được giải quyết.
- Nếu giải quyết xong các vấn đề đó thì phiên xử sẽ bắt đầu"
- Đúng zậy đó má.
- Phiên xử sẽ bắt đầu bởi những thủ tục gì"
- Trước tiên công tố viện sẽ đưa ra lý do khởi tố cho bồi thẩm đòan biết, và tiếp theo đó là luật sư của bị cáo sẽ đưa ra lời biện bạch sơ lược về tội trạng mà bị cáo bị cáo buộc, tiếng Anh gọi là “opening address”.
- Rồi tiếp theo là. . .
- Tiếp theo là công tố viện gọi nhân chứng của phe công tố.
- Các nhân chứng của công tố viện sẽ được gọi lên khai trước hả"
- Đúng thế, vì họ truy tố người ta thì phải đưa ra bằng chứng trước.
- Mầy nói cho tao nghe họ sẽ khai như thế nào tòa trước tòa"
- Khi phía công tố viện, hoặc luật sư của bị cáo gọi nhân chứng của mình lên “bục nhân chứng”  (Witness box) thì công tố viên hoặc luật sư của bị cáo có nhiệm vụ hỏi để hướng dẫn cho nhân chứng trưng dẫn những bằng chứng có lợi cho mình. Thủ tục này gọi là “sự chất vấn trực tiếp” (examination-in-chief, direct examination). Tuy nhiên, mình không được đặt “những câu hỏi có tính cách hướng dẫn” (leading questions). Mình không được hỏi “có phải vào lúc 8 giờ sáng bà đi vào tiệm và mua 2 ổ bánh mì không"” vì câu này thuộc lọai “leading question”, mà phải hỏi: “vào lúc 8 giờ sáng bà làm gì"”
- Sao mà rắc rối quá zậy mầy!
- Tranh tụng đương nhiên là phải rắc rối rồi. Sau khi luật sư của công tố đã chất vấn nhân chứng của họ, thì sẽ tới phiên luật sư của bị cáo “đối chất” (cross-examination) nhân chứng này của công tố viện. Sau khi đối chất xong, nêu có lời khai nào mới lạ thì công tố viện có quyền “tái đối chất” (re-examnination) nhân chứng của họ. Và cứ thế cho đến lúc nhân chứng của cả 2 bên trưng dẫn tòan bộ bằng chứng ra trước tòa. Sau đó công tố viện rồi đến luật sư của bị cáo tuần tự đưa ra “lời tranh biện để kết thúc” (closing address). Thông thường, trong lời tranh biện để kết thúc này công tố viện thường nhắc lại một số chứng cớ quan trọng đã được khai trước tòa và yêu cầu bồi thẩm đoàn kết tội bị cáo. Riêng luật sư của bị cáo thì sẽ đưa ra, một cách tóm lược, các chứng cớ mơ hồ mà các nhân chứng của công tố viện đã khai trước tòa, đồng thời yêu cầu bồi thẩm đòan hãy đưa ra phán quyết vô tội.
- Rồi sao nữa mầy"
- Sau đó quan tòa sẽ đưa ra “lời hướng dẫn cho bồi thẩm đòan” (direction to the jury).
- Hướng dẫn về vấn đề gì zậy mầy"
- Hướng dẫn về những khúc mắc mà quan thấy cần phải làm sáng tỏ. Chẳng hạn như nếu bị cáo trước đây đã từng bị kết án về tội chống đối chính quyền, và nay cũng đang bị xét xử về tội trạng này, thì quan tòa có nhiệm vụ hướng dẫn cho bồi thẩm đòan rằng: Mặc dầu trước đây bị cáo đã từng bị kết án về tội chống đối chính quyền, và nay đang bị xét xử với tội trạng này, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng vì bị cáo từng bị kết án về tội chống đối chính quyền trước đây mà nay quý vị sẽ suy đóan và cho rằng bị cáo cũng đã phạm phải tội trạng này trong trường hợp này. Quý vị nên lưu ý rằng quý vị chỉ cần căn cứ vào các chứng cớ mà quý vị đã nghe, thấy, trong phiên tòa trước khi đưa ra quyết định. Sau đó bồi thẩm đòan sẽ được lệnh lui vào phòng để “cân nhắc, suy tưởng” (deliberation) về những chứng cớ, cũng như các sự kiện hầu đưa ra một phán quyết thích đáng.
- Thế là việc xét xử về một sự truy tố hình sự sẽ được kết thúc ở đây"
- Đúng thế, nếu bồi thẩm đòan đưa ra phán quyết có tội, thì quan tòa sẽ tuyên bố “miễn nhiệm” (discharge) cho bồi thẩm đòan. Đồng thời yêu cầu một “bản tường trình trước khi tuyên án” (pre-sentence report) cần phải được thực hiện, và ấn định ngày tuyên án (thông thường là khỏang 6 đến 8 tuần lễ sau khi kết thúc phiên xử).
- Má thấy việc xét xử thật quá ư là rắc rối và phức tạp.
- Theo tui, trong dzụ xét xử LM Lý thì chính quyền CSVN đã vu oan giá hoạ cho Cha Lý đủ thứ tội. Vì thế họ đưa ra bản án thôi.
- Thực ra chính quyền CSVN trên danh nghĩa thì cố áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu để được độc quyền truy cứu và xét xử Linh Mục Lý có thế thôi. Nhưng thực ra đây là một lối xét xử đầu voi đuôi chuột đấy ông à.
- Tui nghĩ rằng các quốc gia chậm tiến, hoặc độc tài độc đảng cần phải áp dụng hệ thống đối tụng để luật sư của bị cáo có cơ hội hạch hỏi công an, hoặc cảnh sát về các bằng chứng mà họ thâu thập được.
- Ba nói điều đó cũng hợp lý đó. Nhưng đã là độc tài, độc đảng rồi thì dại gì phải áp dụng một thủ tục xét xử mà luật sư của bị cáo có thể hạch hỏi nhân viên công lực của chính quyền một cách công khai trước tòa.
- Con Ba đã giải thích cho ông nghe dzề cái hệ thống xét xử theo lối truy cứu rồi, nhưng tôi chẳng thấy CSVN truy cứu gì cả. Tụi nó truy nã người ta thì có! Ông thấy đó, Dự Thẩm trong chế độ có được độc lập trong lúc điều tra dzụ án đâu" Tụi nó là “cá mè một lứa cả mà”
- Bà này nói hay à! Làm sao có thể độc lập được khi điều 4 hiến pháp còn nằm chình ình ra đó. Dự Thẩm cũng chỉ là đảng viên cao cấp của đảng CSVN thôi.
- Còn công tố viện, quan tòa và bồi thẩm nhân dân thì sao"
- Họ cũng dzậy thôi, tòan là cán bộ và đảng viên của đảng CS.
- Thế thì tìm đâu ra được sự độc lập trong việc xét xử Linh Mục Lý.
- Ông à, làm gì có độc lập mà mơ tưởng. Tui nghĩ rằng CSVN áp dụng hệ thống tòa án Kangaroo để xử Linh Mục Lý chớ không phải hệ thống truy tụng, truy cứu gì cả. Một luật sư để bào chữa cho LM Lý còn không có mà truy tụng, truy cứu cái gì hả!
- Con không nói là tòa án của CSVN đang áp dụng hệ thống xét xử theo lối thâm cứu, nhưng nếu đem so sánh giữa hệ thống đối tụng và hệ thống thâm cứu thì lối xét xử của CSVN có khuynh hướng theo hệ thống thâm cứu hơn.
- Theo mày thì lối xét xử nào công bằng hơn"
- Cả 2 thủ tục xét xử đều công bằng, và đều có thể bảo vệ được các quyền hiến định của người dân, nhưng với điều kiện là đất nước đó, quốc gia đó phải có một bản hiến pháp được tòan dân chấp nhận, và một chính quyền phải thực sự được tạo lập do dân, bởi dân, và vì dân mới được.
- Này má nghĩ rằng tụi CSVN chẳng theo hệ thống nào cả, vì nó muốn bắt ai thì bắt, bỏ tù ai thì bỏ. Cứ kéo bừa người ta ra trước tòa để nghe bản án rồi đưa người ta dzô tù. Có dzậy thôi. Chắc mầy hiểu hiểu điều đó"
- Thì đó là bản chất của chế độ độc tài đảng trị mà bà.
- Những gì con nói ở trên là chỉ muốn giải thích để ba, má, hiểu sơ về các hệ thống pháp luật thôi, chớ con đây cũng thừa hiểu rằng làm thế nào có được một nền tư pháp độc lập khi tòan bộ quyền lực nằm trong tay của Đảng CSVN.
- Bà thấy đó, nếu LM Lý được xét xử theo tiến trình và thủ tục do hiến pháp và luật pháp quy định thì chắc chắn rằng LM lý sẽ không cần phải đã đảo và phản đối như LM đã làm đâu.
- Điều này thì tui nghĩ rằng ông đã nói đúng rồi đó. Vì chính quyền CSVN áp dụng luật rừng bằng cách để cho tòa án Kangaroo xét xử, nên LM Lý nghĩ rằng đây chỉ là một hình thức dân chủ giả hiệu. Vì thế LM Lý đã thấy trước được rằng có tử tế với tụi nó cũng dzô ích thôi.
- Bà sao mà rành mấy cái dzụ này quá ha!
- Mấy bữa rày ông hăm he, đòi đập, đòi giết cái thằng công an chìm bịt miệng Cha Lý, sao bây giờ ông không tính chuyện này dzới con Ba đi"
- Má à, việc nhân viên công lực đối xử thô bạo với Cha Lý thì là chuyện đương nhiên vì đó là chính sách, là chủ trương của chính quyền CSVN. Họ chỉ là những người thừa hành, bị bắt buộc phải thi hành mệnh lệnh của cấp trên. Vì thế, nếu có lên án thì phải lên án chính sách bất nhân của chính quyền CSVN.                   

(…)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.