Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

16/04/200700:00:00(Xem: 2302)

  [LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]

Hỏi (Bà Nguyễn T.T.H.): Tôi lập gia đình vào năm 1994, có 3 người con, 6, 8 và 10 tuổi. Vào cuối năm 2003, chúng tôi đã ly dị.
Nay tôi muốn đưa các cháu về Việt Nam thăm gia đình nhưng chồng tôi không chịu ký vào đơn xin hộ chiếu cho các cháu. Sau đó tôi đã tự ý đi nộp đơn nhưng họ từ chối.
Xin LS cho biết là trong trường hợp đó tôi phải làm gì để con tôi được cấp hộ chiếu đi về Việt Nam.

*

Trả lời: Trong vụ A & B [2004] FMC fam 558, người vợ 43 tuổi và người chồng 51 tuổi. Hai vợ chồng là người Nam Mỹ (South America), đã di dân đến Úc. Cả hai đều có quốc tịch Úc.
Họ đã kết hôn vào năm 1989 và ly thân vào năm 1997, rồi ly dị vào năm 1998. Họ có với nhau một đứa con tên C 14 tuổi.
Vào năm 2000, trong thủ tục dành nuôi con, tòa án gia đình đã đưa ra phán quyết như sau: (1) Cả 2 vợ chồng đều có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng đứa bé; (2) Đứa bé sẽ sống với người mẹ; (3) Người mẹ có nhiệm vụ chăm sóc đời sống hàng ngày cho đứa bé. 
Tuy nhiên, kể từ 24.12.2002 người cha đã không viếng thăm đứa bé, và cũng từ ngày đó người cha đã ngưng trả tiền cấp dưỡng cho đứa bé.
Vào ngày 18.1.2003, người vợ kết hôn với một người khác, ông E, họ không có con với nhau, nhưng đứa con của người chồng trước đã sống chung với họ.
Vào ngày 16.4.2004, người mẹ viết thư cho cha của đứa bé yêu cầu ông ta ký vào đơn xin hộ chiếu cho đứa bé để bà ta có thể đưa đứa bé đi Colombia, Nam Mỹ. Người chồng từ chối lời yêu cầu này của người vợ, vì thế bà ta đã đến luật sư để hỏi ý kiến. Vào ngày 9.7.2004, luật sư của bà ta bèn viết thư cho cha của đứa bé.  Vào ngày 19.7.2004 người vợ nhận được lá thư do người chồng gửi đến với nội dung là: Tôi hoàn toàn không đồng ý về việc C đi Colombia vì lo ngại cho sự an toàn và phúc lợi của C về tình hình chính trị cũng như sự thay đổi khí hậu tại Colombo cũng như sự bất ổn của chế độ, đặc biệt là đối với các du khách ngoại quốc.
“Tôi nghĩ rằng C có thể dễ bị tổn thương trong giai đoạn này và ở tuổi đời này của nó” (I fell C could be extremely vulnerable at this stage and age in his life).
Vào ngày 27.7.2004, người mẹ, người chồng mới của bà, cùng C và đứa con gái riêng của người mẹ, nay được 21 tuổi, đã đặt vé máy bay đi Colombia, sẽ rời Úc vào ngày 1.12.2004 và trở về Úc vào ngày 25.1.2005. Việc đặt vé đã được xác nhận và phải trả tiền vào cuối tháng 10.2004.
Vào ngày 9.8.2004, người mẹ đã nộp đơn xin tòa để cho viên “Lục Sự” (Registrar) ký vào đơn xin passport dù không có sự đồng ý của người chồng.
Khi luật sư của người vợ tống đạt đơn xin này cho cha của đứa bé, ông ta bèn nộp đơn phản đối sự thỉnh cầu của người vợ, và thỉnh cầu tòa đưa ra án lệnh với nội dung như sau:
(1)Người mẹ không được đưa C đến bất cứ quốc gia nào thuộc Nam Mỹ cho đến lúc C được 18 tuổi; (2) Luật sư của người chồng sẽ nộp đơn xin hộ chiếu cho C [tòa rất ngạc nhiên về lời thỉnh cầu này, vì tòa không biết được luật sư của người chồng sẽ xin hộ chiếu cho C bằng cách nào] ; (3) Luật sư của người chồng sẽ giữ hộ chiếu của C cho đến lúc C được 18 tuổi, và người mẹ phải giao nộp hộ chiếu của C cho luật sư của người chồng 7 ngày sau khi từ ngoại quốc và trở lại Úc cho đến lúc C được 18 tuổi; (4) Và bất cứ lúc nào người vợ muốn đưa C ra khỏi ngườc Úc, cho đến lúc C được 18 tuổi, người vợ phải báo cho người chồng lịch trình của chuyến đi qua văn phòng luật sư của ông ta. Người vợ phải cho ông thấy biên nhận về việc trả tiền vé máy bay, đồng thời văn phòng bán vé phải viết thư xác nhận về lịch trình của chuyến đi. Nếu có sự thay đổi về lịch trình của chuyến đi thì phải gởi phó bản về sự thay đổi đó cho ông ta biết; (5) Người mẹ không được nộp đơn xin song tịch cho đứa bé.


Vì cả vợ lẫn chồng đều có nhiệm vụ lo lắng về phúc lợi của đứa bé, C, nên sự thoả thuận của cha vẫn mẹ là điều cần thiết trong việc xin cấp passport cho đứa bé.
Tuy nhiên, Điều 7A(2) & (8) của “Đạo Luật Hộ Chiếu 1938” (the Passport Act 1938) quy định rằng: “nếu có lệnh của tòa cho phép đứa bé rời Úc, thì hộ chiếu có thể được cấp phát” (if there is an order of the court permitting a minor to leave Australia, a passport may be issued).
Vì thế, trên căn bản, đơn xin của người mẹ [“mặc dầu đã không hành văn theo lối đó” (although not worded in that way)] là yêu cầu tòa đưa ra án lệnh cho C được phép rời Úc để đi Colombia, thay vì yêu cầu tòa ký vào đơn xin passport thay cho người cha.
Về phần người cha thì không phản đối việc cấp phát hộ chiếu cho đứa bé. Ông ta chỉ phản đối việc đưa đứa bé đến bất cứ nơi nào tại Nam Mỹ.
Trong bản khai hữu thệ của ông, ông ta nói rằng lý do tại sao ông muốn cấm đưa đứa bé trên toàn bộ Nam Mỹ là vì tại bất cứ đâu ở Nam Mỹ cũng có thể qua các biên giới để đến Colombia.
Về việc này, vấn đề được đặt ra là liệu tòa có nên vượt lên trên trách nhiệm mà trước đây tòa đã trao cho người cha liên hệ đến việc chăm sóc về phúc lợi lâu dài cho đứa bé hay không" Ngừơi cha cho rằng có thể có sự rủi ro nếu để cho đứa bé đi Colombia, vì thế tòa cần phải cân nhắc sự rủi ro để đưa đến quyết định là “liệu sự rủi ro đó là không thể chấp chấp nhận được hay không"” (whether or not the risk is unacceptable).
“Nếu tòa thấy rằng sự rủi ro đó là không thể chấp nhận thì tòa không cho phép cấp hộ chiếu cho C để đi Colombia” (If the court finds that the risk is unacceptable then the court must not permit the issue of a passport to C to enable him to travel to Colombia).
Sau khi cân nhắc toàn bộ vấn đề tòa cho biết rằng Colombia đương nhiên là một quốc gia nguy hiểm hơn Úc Đại Lợi. Tuy nhiên, đó là một quốc gia rộng lớn, và sự tìm hiểu của tòa về quốc gia này cho thấy rằng dân số của quốc gia này chừng 40 triệu người, đồng thời tòa xét thấy rằng đại thể thì dân chúng ở Colombia sống một cách an bình và hài hòa.
Tuy nhiên, có những nguy hiểm nhất định đối với người ngoại quốc, vì người ngoại quốc đến đây tự họ đã thấy khác với dân bản xứ, và trông có vẻ giàu có hơn là dân bản xứ.
Sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố, tòa nhận thấy rằng mặc dầu có sự nguy hiểm trong việc du hành đến Colombia, tuy nhiên, những nguy hiểm đó không phải là những nguy hiểm không thể chấp nhận được. Vì thế, việc du hành đến Colombia sẽ mang nhiều lợi ích hơn cho đứa bé.
Cuối cùng, Tòa đưa ra án lệnh là C được phép rời Úc để đi Colombia, và văn phòng Bộ Ngoại Gia phải cấp phát hộ chiếu cho C dù rằng cha của em bé không đồng ý.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy được rằng nếu cha của các cháu không chịu ký vào đơn xin hộ chiếu cho các cháu, thì bà có thể đến văn phòng luật sư để nhờ họ nộp đơn xin tòa đưa ra quyết định để xin hộ chiếu cho các cháu về Việt nam thăm gia đình.
Nếu bà còn thắc mắc xin điện thoại cho văn phòng của chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.