Hôm nay,  

30-4-1975 Tại Đơn Vị: Ngày 41 Giờ

14/04/200700:00:00(Xem: 7432)

Tác giả SaPy Nguyễn Văn Hưởng nhận giải Viết Về Nước Mỹ

LTS.   Tác giả Sapy Nguyễn Văn Hưởng, người viết bút ký này     đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Lần đầu, giải bán kết 2001, với bài viết “Hoa Ve Chai,” kể về những người đi lượm ve chai bán để góp tiền giúp đỡ bà con quê nhà. Lần thứ hai, là giải chung kết 2004, với bút ký “Giọt Nước Mắt” kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey, do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu.

   Sau đây là bút ký của ông về biến cố 30-4-1975 tại doanh trại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 21 Truyền Tin thuộc sư đoàn 21 Bộ Binh VNCH, ngoại ô Bạc Liêu. Ông Hưởng hiện là cư dân San Diego và vị cựu Thiếu tá Lương Duy Thanh, Tiểu Đoàn Trưởng trong hồi ký của ông hiện là cư dân Los Angeles.

 Đoạn Hai: Chân Dung Người Lính

(tiếp theo)

Tôi bước vội về hướng căn nhà nằm cuối dãy, nơi Thiếu tá Thanh đang ở. Nhìn đèn trong nhà vẫn còn sáng, tôi đưa tay gõ lên cánh cửa. Tiếng ông Đơn Vị Trưởng từ bên trong hỏi vọng ra:

- Ai đó"

- Thưa tôi Hưởng đây Thiếu tá.

Cánh cửa rộng mở, Thiếu tá Thanh hiện ra nhìn tôi lên tiếng:

- Có việc gì không Hưởng"

Nghe tôi nói năng lắp bắp, ông chỉ chiếc ghế mời tôi ngồi, ôn tồn nói:

- Anh ngồi nghỉ một lát lấy lại bình tĩnh rồi kể rõ sự việc cho tôi nghe.

Ngả lưng xuống ghế, tôi móc túi lấy thuốc ra châm. Hít được vài hơi, cảm thấy trong người tỉnh táo trở lại, tôi nhanh chóng tường thuật mọi diễn biến vừa xảy ra. Thiếu tá Thanh chau mày nghĩ ngợi, một lát sau ông bảo:

- Anh trở ra cho họ vào đợi tôi trước phòng Trực.

Tôi đứng thẳng người, đưa tay lên chào, rồi lui bước.

Gặp lại tôi, Minh âu lo hỏi nhanh:

- Thiếu tá tính sao vậy Trung úy"

- Thiếu tá bảo, đưa họ vào phòng Trực đợi ông ra giải quyết.

Tôi đến bên hàng rào kẽm gai. Toán Việt Cộng vẫn đứng ngồi nguyên đấy. Tôi nói với viên chỉ huy, nhân tiện cảnh báo luôn toán lính của hắn:

- Trước khi cho anh vào gặp ông Đơn Vị Trưởng. Tôi yêu cầu anh ra lệnh cho binh sĩ thuộc quyền phải giữ gìn kỷ luật, không được đi lại lung tung. Nếu hai bên xảy ra xô xát, sẽ rất nguy hiểm cho các anh.

Viên chỉ huy lập lại câu nói ban nãy:

- Tôi nhất trí với anh.

Tôi ra dấu bảo người lính gác ra mở cổng, cả toán Việt Cộng lầm lũi bước theo sau tôi tiến vào bên trong doanh trại. Đến trước phòng Trực, tôi quay lại bảo họ:

- Mấy anh đứng đây chờ tôi đi mời ông Tiểu Đoàn Trưởng.

Lính tráng trong đơn vị kéo ra mỗi lúc mỗi đông thêm. Hai bên lườm nhau chằm chằm, như muốn ăn tươi nuốt sống nhau. Tôi đến bên Thiếu úy Minh nói vừa đủ nghe:

- Trong lúc tôi đi mời Thiếu Tá, anh ra đứng cạnh tên chỉ huy, để phòng khi có anh em nào nóng nảy làm bậy mình còn trở tay kịp.

Minh gật đầu, tôi rảo bước. Cánh cửa nhà Thiếu tá Thanh vẫn mở. Thấy Tôi vào đến, ông lên tiếng hỏi ngay:

- Đưa họ vào chưa"

- Thưa Thiếu tá, tụi nó đang đứng chờ bên ngoài phòng Trực.

- Đúng năm phút sau tôi ra tới.

Trở lại phòng Trực, tôi báo cho mọi người biết để sửa soạn đón tiếp ông. Khi Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng vào đến phòng Trực, tôi dõng dạc hô lớn:

- Vào hàng! Phất!

Mọi người đồng loạt đứng lên, nghiêm chỉnh giơ tay chào. Thiếu tá Thanh chào lại rồi kéo ghế ngồi vào bàn sĩ quan Trực. Toán Việt Cộng đứng bên ngoài ngơ ngác, tỏ vẻ sợ sệt vì không hiểu chúng tôi đang làm trò gì. Chào kính xong, tôi ra dấu bằng mắt để Minh đưa tên chỉ huy vào. Anh ta tiến đến đứng đối diện tôi, dáng dấp không còn hùng hổ như lúc đứng bên ngoài hàng rào. Thiếu tá Thanh ngẩng mặt lên, nghiêm nghị nói:

- Tôi Thiếu tá Lương Duy Thanh chỉ huy đơn vị này, anh cho tôi biết anh là ai"

- Tui là Năm Tất Trung Đội Trưởng.

- Anh muốn gặp tôi để làm gì"

Năm Tất lập lại tất cả những điều đã nói với tôi. Dù đã biết rõ mọi sự việc, Thiếu tá Thanh vẫn lắng tai nghe từng lời tường thuật. Năm Tất dứt lời, ông nhìn thẳng vào mặt anh ta, bằng một giọng ôn tồn nhưng đanh thép ông nói:

- Tôi lấy làm tiếc cho sự việc vừa xảy ra. Anh có điều tra rõ nguyên nhân không" Anh có biết lính anh đã ngang nhiên vào đây cướp giựt súng đơn vị tôi không" Tôi cho anh biết trong tỉnh Bạc Liêu lúc này có nhiều tên côn đồ xuất hiện. Làm sao binh sĩ tôi phân biệt được người đến giựt súng là côn đồ hay Cách Mạng" Rất may, binh sĩ tôi biết tuân hành kỷ luật, nếu không đã có nổ súng, thì sự việc còn đáng tiếc biết là chừng nào. Chúng tôi đã tuân lệnh bàn giao của thượng cấp. Ngày mai, sau khi bàn giao đơn vị xong, tất cả súng ống ở đây đều thuộc về các anh. Việc gì các anh phải đi cướp giựt. Thuộc cấp tôi báo cho tôi biết, các anh giựt của chúng tôi một khẩu M79 và một khẩu M16. Anh có biết chuyện này không"

Năm Tất ấp úng đáp:

- Có.

- Vậy anh phải ký giấy nhận là lính anh đã vào cướp của đơn vị tôi mấy cây súng đó, để ngày mai khi bàn giao, người phía các anh không gây khó khăn cho chúng tôi. Anh biết cách làm việc chứ"

Nói xong ông xé một mảnh giấy trong quyển sổ trực trao cho hắn. Năm Tất lom khom cúi xuống bàn viết tờ biên nhận. Khi trao tờ giấy lại cho Thiếu tá Thanh xong y lại đòi hỏi:

- Giờ tôi yêu cầu anh giao nạp ngay người đã đánh chiến sĩ tôi bị thương.

Nhìn thẳng vào mặt năm Tất, Thiếu tá Thanh gằn giọng:

- Anh đã ký nhận là lính anh vào đây giựt hai khẩu súng. Như vậy người giựt súng có tội hay người giữ súng có tội" Đã gọi là “chiến sĩ” thì phải biết kỷ cương chứ!

Năm Tất ú ớ không trả lời được, cứ đứng nguyên một chỗ. Thấy vậy, Thiếu tá Thanh mỉm cười rồi nhỏ nhẹ gỡ rối cho hắn:

- Tôi biết...anh nóng lòng vì người bên anh bị thương, nhưng nay anh hiểu rõ mọi chuyện rồi, tôi tin sẽ không còn việc gì rắc rối nữa. Tôi phải về lo xếp đặt mọi thứ để ngày mai bàn giao cho phía các anh, cám ơn anh nhiều.

Quay sang tôi, Thiếu tá Thanh bảo:

- Trung úy, tiễn anh Năm Tất giùm tôi.

Nói xong ông đứng lên, bước nhanh ra cửa. Năm Tất biết chẳng làm gì hơn được, hắn quay ra ngoài, ngoắc tay gọi đám lính theo y rời khỏi doanh trại.

Năm Tất ra đi tuy không đem ra được người anh ta đòi hỏi, ngược lại hắn đã nhìn rõ chân tướng người lính Việt Nam Cộng Hòa trong uy thế của một quân lực chính quy.

Tuy bị buộc buông súng, nhưng không chịu khiếp nhược trước kẻ thù. Không biết anh em trong đơn vị nghĩ gì về sự việc ấy" Riêng tôi thì thở phào nhẹ nhõm vì vừa trút bỏ được mọi sự âu lo trước một vấn đề quá khó khăn. Tôi cũng vừa học được bài học quý giá về sự bình tĩnh trước sự đòi hỏi phi lý của kẻ tự coi mình chiến thắng.

Thế mới biết: không chỉ vâng phục theo mọi mệnh lệnh của người Cộng Sản là được an thân. Mình tiến thì nó lùi, không dám đặng đằng chân, lân đằng đầu đối với mình.

Sau này gặp lại Năm Tất trong trại tù, ngụy trang dưới mỹ danh học tập cải tạo. Nhận ra tôi, anh đến gần nói vài câu xã giao xong, anh nhắc lại chuyện cũ rồi thổ lộ:

- Tôi rất cảm phục ông Đơn Vị Trưởng của anh, mọi người bên “ngụy” mà đều như anh ta thì sự việc đã đổi khác rồi.

Tôi cũng bảo anh ta:

- Bây giờ ông Đơn Vị Trưởng tôi đang là “chiến lợi phẩm” của Cách Mạng rồi đó!

Suốt đêm hôm ấy, không riêng gì tôi mà hầu như mọi anh em trong đơn vị đều thức trắng, chia sẻ với nhau nỗi đớn đau từ khi có lệnh buông súng, nỗi ưu tư về một tương lai u tối. Ngoài chuyện Việt Cộng vào giựt súng, không còn sự việc gì đáng ghi nhớ xảy ra.

Đoạn Ba

Danh Dự - Trách Nhiệm

Tôi bước ra khỏi giường ngủ lúc trời tờ mờ sáng, trên người vẫn còn nguyên bộ quân phục mặc từ hôm qua. Tờ lịch 30-4 vẫn còn đó. Đối với mọi người một ngày mới đã bước sang. Còn riêng quân nhân Tiểu Đoàn 21 Truyền Tin, ngày đau thương nhất nước, ngày đau thương nhất đời vẫn còn đang tiếp diễn.

Đồng hồ trên tay tôi chỉ đúng 6 giờ sáng, tức giờ thứ 30 của biến cố 30-4 trong tôi. Nghĩ đến người Đơn Vị Trưởng đáng kính, tôi quyết định thay bộ quân phục mới. Dù bị buộc phải làm kẻ chiến bại, nhưng hình hài tôi không thể nhầu nát trước mặt đối phương.

Thay xong bộ quân phục ủi hồ thẳng nếp, như một phản ứng tự nhiên, tôi bước thẳng xuống Câu lạc bộ tìm ly cà phê buổi sáng. Vừa đi tôi vừa nghĩ, chẳng biết hôm nay Câu lạc bộ có mở cửa không" Tôi có ngay câu trả lời, bởi mũi tôi vừa ngửi được mùi cà phê mới pha thơm phức.

Bước vào bên trong Câu lạc bộ, chẳng còn chiếc ghế nào trống. Thấy tôi đưa mắt nhìn quanh tìm chỗ ngồi, một binh sĩ đứng lên nhường cho tôi chiếc ghế, tôi kéo lại ngồi bên cạnh Đại úy Trần Duy Chinh. Đại úy Chinh, là sĩ quan ở Tiểu Đoàn lâu nhất, tuổi đời và tuổi lính ông đều hơn nhóm sĩ quan trẻ chúng tôi. Nhưng khi nói chuyện với đàn em, không khi nào ông xưng hô mày tao chi tớ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.