Hôm nay,  

Căn Nhà Họa Sĩ Upside-Down, Mùa Xuân Và Khu Holly Park

04/04/200700:00:00(Xem: 3364)

Họa phẩm của Nguyễn Đại Giang

  Đó là nhan đề một bài thơ tôi viết chung với cố thi sĩ Phan Lac Giang Đông giữa sáng mồng một tết năm Canh Thìn năm 2000 tại căn nhà của họa sĩ Upside Down Nguyễn Đại Giang. Bài thơ này có liên quan với họa phẩm “Mẹ và Con” của họa sĩ Nguyễn Đại Giang vừa đoạt gải ba trong cuộc thi hội họa thế giới tổ chức tại Canada Tây Ban Nha với đông đảo họa sĩ thuộc 43 quốc gia tham dự. Bức vẽ ấy và đã cảm hứng Phan Lạc Giang Đông và tôi viết chung một bài thơ có nhan đề trên. Đến tháng 11 năm 2001 thì thi sĩ Phan Lạc Giang Đông mất vì bị ung thư phổi. Sau đó ít lâu, họa sĩ Nguyễn Đại Giang cũng giã từ Holly Park để đến định cư tại New Jersey gần thành phố New York. Trong bữa tiệc từ giã bạn bè Giang đã nói: “Tôi phải đến sinh sống ở một vùng đất được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hội họa Hoa Kỳ và thế giới để biểu dương nghệ thuật Upside Down của tôi.” Khi họa sĩ Nguyễn Đại Giang rời bỏ khu chung cư Holly Park thành phố Seattle, chúng tôi mất một nơi họp mặt lý tưởng. Một nơi rất tự do và đầy ắp cảm hứng nghệ thuật. Giang sống một mình và căn nhà của anh cũng đầy ắp và bề bộn những bức tranh Upside Down, ở đó những người yêu văn học nghệ thuật như Phan Lạc Giang Đông, Hồ Tuấn Nhã, Trần Thế Phong và tôi thường họp mặt bàn chuyện văn nghệ,nghe nhạc cổ điển và thưởng lãm những bức vẽ Upside Down vừa hoàn thành của Giang. Chính những bức vẽ của Giang đã tạo cảm hứng cho tôi và nhất là Phan Lạc Giang Đông sáng tác thơ tại chỗ.

Cố thi sĩ Phan Lạc Giang Đông cho rằng nghệ thuật Upside Down của Giang là một thứ nghệ thuật còn Dang Dở. Dang Dở vì Giang luôn luôn say mê tìm kiếm, đào bới, khai quật những đề tài, những khía cạnh của thực tại để khám phá cái mới lạ, cái bên trong, các nghịch đảo khi thể hiện những bức vẽ Upside Down. Dang Dở còn có nghĩa là có nhiều bức tranh đã hoàn thành sau một thời gian rất lâu, Giang vẫn xóa bỏ và vẽ lại, có khi thay đổi hoàn toàn, có khi thay đổi một vài đường nét, hình tượng, mầu sắc v.v… Bức vẽ “Mẹ và Con” (Mother and Son) nằm trong trường hợp đó.

 Từ nhận xét “Nghệ thuật Upside Down là một thứ nghệ thuật còn dang dở, trong bài thơ có nhan đề kể trên Giang Đông đã viết:

“Bản nhạc nào đang trỗi khúc hương quê,

Tấm tranh Dang Dở nằm vừa lối đi về.

Khung cửa còn mùa xuân thoáng hiện,

Cõi lòng tràn mầu sắc thu mê.”

Tôi nối tiếp đoạn thơ trên mang ít nhiều tính cách biểu tượng của Giang Đông bằng cách ghi lại cái ấn tượng khi xem bức vẽ “Mẹ và Con”:

“Bức tranh Upside Down Đại Giang vừa vẽ

Người mẹ da đen gội tắm cho con,

Chiếc gáo có cán lạc loài nghịch lý,

Lòng đầy ấp hương xuân vẫn cứ thấy bồn chồn”

Chiếc gáo có cán trong tay một người mẹ da đen chính là hình tượng gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm bởi tính chất lạc loài của nó, bởi người da đen có lẽ không bao giờ biết đến chiếc gáo dừa có cán, một đồ dùng để gội nước tắm chỉ có ở vùng thôn dã Việt Nam, nhất là vùng thôn dã miền Bắc Việt Nam. Nếu như Giang vẽ một người mẹ miền Bắc Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ mặc váy, áo nâu sòng đầu vấn khăn đen hoặc nâu, tắm cho con trên một cái cầu ao làm bằng mấy cây tre ghép lại và bà mẹ dùng gáo dừa có cán để gội nước tắm cho con thì bức tranh ấy chỉ là một bức tranh hiện thực bình thường. Một bức tranh như thế có lẽ không có cách nào để Giang thể hiện phong cách Upside Down của anh. Bức vẽ “Mẹ và Con” của Giang là một người mẹ da đen ở Mỹ bởi y phục bà mang chỉ rõ cho chúng tôi biết điều đó chứ không phải người mẹ da đen ở Phi Châu. Phi Châu là một ý niệm gợi ra tính cách bán khai, lạc hậu mà nền văn minh cơ khí kỹ thuật của nhân loại vẫn còn là xa lạ đối với nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc ở đó. Nhưng người mẹ da đen dù ở Mỹ thoát khỏi tình trạng bán khai lạc hậu, vẫn cứ còn nguồn gốc chủng tộc Phi Châu. Sở dĩ tôi nêu ra tình trạng bán khai lạc hậu từ đó dẫn đưa tâm trí tôi đến ba ý niệm: - Ý thức, tình cảm và bản năng. - Nơi những dân tộc văn minh có ý thức sáng suốt và mãnh liệt nhưng tình cảm có thể phai nhạt vẻ mặn nồng, đằm thắm và đôn hậu và bản năng cũng có thể như tính bén nhậy. - Tình mẫu tử nơi thú vật hoàn toàn thuộc về bản năng. Với những dân tộc bán khai vừa bản năng vừa tình cảm, còn nơi những dân tộc văn minh ý thức về tình mẫu tử lấn át tình cảm và bản năng. Có lẽ từ ba ý niệm ấy, ý thức, tình cảm và bản năng, họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã thể hiện các nghịch lý, tính cách Upside Down qua bức tranh “Mẹ và Con” của anh.

Bức tranh “Mẹ và Con” của họa sĩ Nguyễn Đại Giang đoạt giải ba trong cuộc thi hội họa thế giới ở Canada Tây Ban Nha do hội văn hóa Tây Ban Nha Valentine Ruiz Aznar tổ chức không phải là bức tranh mà tôi và Giang Đông đã thấy và cảm hứng làm bài thơ chung ngày mồng một tết Canh Thìn. Tôi không có ảnh hay chụp bức tranh này nhưng tôi thấy nó trong một bài thông tin sự thành công của Giang trên tuần báo “Việt Báo Miền Nam”.  Ở bức tranh này Giang đã thay chiếc gáo bằng một ống dẫn nước, ống dẫn nước bằng nhựa (whater pipe) chứ không phải bằng vòi hoa sen (shower bath). Những đường nét khác có lẽ không thay đổi. Ở xa nên tôi không rõ lý do nào đã khiến Giang thay chiếc gáo có cán bằng một ống nước. Có lẽ Giang sợ chiếc gáo có cán là một vật xa lạ đối với người Tây Phương chăng" Từ chiếc gáo có cán, đến ống dẫn nước là một bước tiến hóa dài về văn minh kỹ thuật. Đối với tôi, tôi thích bức vẽ có chiếc gáo có cán hơn vì nó có tính cách gần gũi với thiên nhiên hơn và làm nổi bật tính cách nghịch lý, tính cách Upside Down hơn giữa ý thức với tình cảm và bản năng nơi người mẹ.

Tôi đang có trong tay sáu tấm ảnh mầu chụp từ sau bức tranh mới nhất của họa sĩ Nguyễn Đại Giang. Đó là: - Trong quán cà phê. - Người đàn ông nghiện ma tuý. - Ăn thịt chó. Một gia đình ở Florida. - Thị Mầu và Bữa ăn sáng. Tất cả sáu bức vẽ này đều là tranh sơn dầu được Giang vẽ năm 2006. Thật là khó để nhận xét và phân tích khi tôi không được xem tận mắt những bức vẽ đó. Vậy chỉ xin điểm qua những nét đổi mới trong tiến trình sáng tạo nghệ thuật Upside Down của Giang.

Điều đổi mới thứ nhất, theo tôi là càng ngày tranh của Giang càng gần gũi với trường phái Vô Thể (inprmal art – art informel) nhưng tranh Vô Thể thì không có nhan đề, cũng không có phong cách Upside Down, còn tranh Upside Down của họa sĩ Nguyễn Đại Giang có chủ đề rút ra từ thực tại của đời sống. Tôi nói gần gũi vì nếu tôi có bức tranh của Giang, tôi muốn treo chiều nào cũng được, thây kệ chủ đề. Nhưng tranh của Giang không thể cắt đôi cắt ba hay bốn để có hai, ba, bốn bức tranh như tranh Vô Thể vì như thế là xé rời xa thực tại mà Giang muốn thể hiện qua đường nét (line) hình tượng (shape) mầu sắc, ánh sáng, kết cấu (texture) bố cục (conduct).

Qua bức vẽ “Người đàn ông nghiện ma túy”  (an opium adict) tôi thấy Giang đã thể hiện một hình tượng dị thường choán gần hết khung vải với một mầu sắc loang lổ xám xịt, con mắt mở to gây ấn tượng ma quái. Bức tranh “Trong quán cà phê” (in the coffee house). Giang cũng thể hiện một hình tương tự. Tấm thân có khổ rộng phủ xuống mặt bàn như một nỗi cô đơn hiu hắt, cái đầu tách lìa với con mắt to đen như một sự phân hủy của ý thức. Tôi mạo muội diễn tả nhân vật bức vẽ này với mấy câu thơ của tôi:

Một buổi tối thu mình vào góc vắng

Cùng với hắn là ly cà phê

Những giọt cà phê như những giọt ăn năn

Dấy lên từ một niềm tin ác quỷ

Đó là chân lý.

Bức tranh “Thị Mầu” có mầu sắc tươi thắm có lẽ Giang muốn thể hiện vẻ si mê của cô gái quê đồng ruộng đối với chú tiểu giả trai. Nỗi oan Thị Kính, cái nghiệp đĩ phải vượt qua để thành Bồ Tát có lẽ là phong cách Upside Down mà họa sĩ muốn thể hiện.

Bức tranh “Thị Mầu” và “Ăn thịt chó” là những đề tài mới lạ của họa sĩ Nguyễn Đại Giang thể hiện bản sắc quê hương Việt Nam. Đề tài này thật là xa lạ đối với người Mỹ và cũng xa lạ đối với tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ. Khai quật bản sắc quê hương, một khuynh hướng mới trong tiến trình đổi mới của Giang chăng" Gay cấn đấy

 và coi chừng đấy họa sĩ !

Với bức tranh “Thị Mầu” làm sao để diễn tả nỗi oan nghiệt của Thị Kính, sự điêu ngoa và lòng căm hận đến nỗi vu oan giá họa cho chú tiểu giả trai của Thị Mầu không được đáp lại tình yêu với phong cách Upside Down.

“Ăn thịt chó” là đề tài tương đối dễ biểu hiện hơn và nét đặc thù để biểu hiện việc ăn thịt chó là củ giềng và lá mơ và húng quế cũng gọi là húng chó vì lá đó thường dùng để ăn với thịt chó. Lá mơ và húng quế có thể không có cũng được nhưng củ giềng không thể thiếu được trong việc nấu và ăn thịt chó.

“Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng”

Nói đến “Ăn thịt chó” tôi hình dung rất rõ những quán ăn bên đường ở miền Bắc trước năm 54 hay những quán ăn thịt chó ở ngã ba Ông Tạ, Xóm Mới, Hối Nai, Tân Mai, Tam Hiệp là những nơi đông dân cư 54.

Một cái bàn có hai thanh gỗ hoặc tre dùng làm cột và một thanh ngang phía trên có những móc sắt dùng để treo thịt chó: Những khúc dồi chó treo lủng lẳng thòng hai đầu xương theo hình vòng cung. Những đùi chó hay một phần con chó đã luộc hay còn sống cũng được treo ở đó.

Rựa mận (tôi không rõ phát âm là rựa mận hay dựa mận) và món hầm chó thì để bên dưới có lưới che hoặc kính chắn.

“Ăn thịt chó là một sự đối nghịch. Cực kỳ đối cực nghịch. Giữa quan niệm của người Tây Phương và Đông Phương nói chung, Việt nam nói riêng. Tây Phương cho việc ăn thịt chó có tính cách là phi nhân bản, dã man, mọi rợ. Việt nam cho việc ăn thịt chó, nhất là dồi chó là một sự khoái khẩu tuyệt vời:

“Sống trên đời

Ăn miếng dồi chó.

Chết xuống âm phủ

Biết có hay không"”

Những câu thơ vè này là một chân lý đích thực và tuyệt vời đối với dân ăn thịt chó.

“Ăn thịt chó” tôi nghĩ, Giang phải thể hiện nổi bật cái phong cách Upside Down ấy.

“Bữa ăn sáng” là một bức vẽ có đường nét, hình tượng và mầu sắc hài hòa toát ra sự buồn tẻ, nỗi cô đơn và sự dửng dưng.

“Một gia đình ở Florida” có mầu sắc vui tươi. Những phần tử trong gia đình có sắc thái phóng khoáng, thoải mái và rất tự do.

Để kết thúc bài viết nhỏ này, tôi mạo muội trích đoạn kết do Phan Lạc Giang Đông viết có nhan đề dùng làm nhan đề của bài viết này:

“Cơn gió lạnh báo mùa xuân nhỏ bé

Tạ ơn nhau những cảm nghĩ vô cùng

Thôi tạm biệt những ngày đông quạnh quẻ

Chở người em nghệ thuật đến muôn trùng”.

Cầu chúc họa sĩ Nguyễn Đại Giang chuyên chở nghệ thuật Upside Down vươn tới mãi đến muôn trùng, đến chân trời bất diệt của nghệ thuật mà tên tuổi của Giang liền với những tác phẩm Upside Down bất hủ làm vẻ vang cho cộng đồng người Việt hải ngoại và dân tộc Việt Nam. Góp phần đáng kể vào kho tàng nghệ thuật Hoa Kỳ và thế giới:

“Bằng nghệ thuật Upside Down Giang đi tới mãi

Mãi mãi xoay vần cái đẹp nẩy sinh”

Seattle 01-15-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.