Hôm nay,  

Bắc Kinh: Thất Nghiệp Tăng

04/03/200700:00:00(Xem: 2236)

Bắc Kinh: Thất Nghiệp Tăng, Ra Trường Đại học Đi Bán Kẹo

Bắc Kinh (Xinhuanet).- Bài báo nói về câu chuyện của những người trẻ tốt nghiệp đại học ở Bắc Kinh đã nếm vị đắng cay của cuộc đời khi phải đi bán kẹo trên đường phố để kiếm sống, trong dòng người lao vào thị trường lao động để kiếm việc.

Điển hình là Wu Xiaofeng 23 tuổi, đã nộp hồ sơ tìm việc làm tất cả 10 nơi. Trong khi chờ đợi kết quả, anh giúp bố mẹ bán kẹo, kiếm chút thu nhập ít ỏi nuôi sống cả nhà nghèo túng của anh.

Không phải câu chuyện săn kiếm việc làm nào rồi cũng kết thúc tốt đẹp. Nhu cầu việc làm cao nhất hiện nay bởi có tới 4.23 triệu sinh viên cả nước nộp đơn xin việc sau kỳ tốt nghiệp đại học vào mùa hè này, tăng 730,000 người so với năm ngoái, và tăng 1.15 triệu người so với năm 2001. Bộ Giáo Dục tiên đoán sẽ có ít nhất 25 triệu sinh viên cao đẳng ra trường trong khoảng thời gian từ 2006 tới 2010. Bộ này nói rằng có ¼ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng năm rồi bị thất nghiệp.

Liu Dawei, viên chức Bộ Giáo Dục cho biết: 'Có 9 triệu việc làm mới trong cả nước trong năm 2005 nhưng trong đó có 5 triệu việc phải để dành cho công nhân các nhà máy quốc doanh có thể bị mất việc.'

Chính sách tuyển dụng từ lâu đã không được đưa vào kế hoạch của chính quyền trung ương. Chỉ có 1% sinh viên năm thứ hai bước vào đại học và chính phủ ấn định việc làm cho các sinh viên này. Hệ thống này đã thay đổi vĩnh viễn từ năm 1988, khi hội chợ việc làm dành cho sinh viên ra trường đại học, được tổ chức lần đầu tiên tại Temple of Heaven ở Bắc Kinh. Việc làm được chính phủ bảo đảm cho một số lượng nhỏ bé sinh viên thi đậu đại học cuối cùng cũng đã bị hủy bỏ vào năm 2000.

Một cuộc khảo sát của sina.com thực hiện với 1,431 người cho thấy gần 93% nói rằng họ khổ sở vì quá mong một việc làm, trong khi 77.5% nói rằng áp lực việc làm đối với họ rất nặng nề. Khoảng 57% cho là áp lực gia tăng theo số lần đi tìm việc sau lần đầu tiên, trong khi 56% đổ thừa cho tình trạng cách biệt quá lớn giữa thực tế và mong muốn của các thành viên trong gia đình, kể cả của bản thân người sinh viên.

Trong một quốc gia có tới 1.3 tỉ người trong khi chỉ có 1,500 chỗ ngỗi ở các học viện cao cấp, thì cuộc săn tìm một mảnh bằng tốt nghiệp ở các trường trở nên dữ dội cũng như săn việc làm sau khi tốt nghiệp.

Trong số 1.27 triệu học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học quốc gia mỗi năm, tăng 9% trong năm rồi, con số kỷ lục. Chỉ có một nửa số đó đậu kỳ thi tốt nghiệp. Vậy nhưng các viện nghiên cứu, các trường đại học và trường cao đẳng khắp nước chỉ có thể nhận vào khoảng 344,000 học sinh trong năm 2006, có nghĩa là gần 75% ứng viên sẽ phải chuyển sang kế hoạch khác của cuộc đời.

Ngay cả những người thành công trong việc học, cái bằng cử nhân cũng chưa phải là tờ hộ chiếu để vươn đến sự thành công. Họ còn cần phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm đương nổi công việc, khi họ có cơ may tìm được một việc làm, theo giáo sư Huang Mingdong, phó giám đốc Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Wuhan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.