Hôm nay,  

Tôn Giáo Hậu WTO

21/01/200700:00:00(Xem: 3378)

Tôn Giáo Hậu WTO

Tòan cầu hóa thực sự là một trận sóng thần. Nó tràn qua địa cầu chúng ta, và đang biến thế giới khổng lồ này gần gũi nhau lại như một ngôi làng. Từ những cộng đồng cô lập, chúng ta đã gần nhau hơn khi tiếp cận các dòng sống đa văn hóa. Trong khi toàn cầu hóa đang xuất cảng phim ảnh Hollywood đi khắp thế giới, thì nó cũng xuất cảng cả hàng triệu việc làm của công nhân Mỹ sang các nứơc nghèo. Và trong khi làn sóng này đưa Phật Giáo phát triển mạnh thêm ở Hoa Kỳ, thì các hệ phái Cơ Đốc Giáo cũng tràn sang Á Châu và Phi Châu. Thế giới thực sự là đã thu nhỏ lại, với nhiều lực dao động qua lại. Tất cả đều đang biến đổi, từ con người cho tới xã hội.

Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO cũng đang đứng trứơc làn sóng tòan cầu hóa này. Câu thần chú thường nghe ở quê nhà bây giờ là: Hội nhập, hội nhập, hội nhập… Tuy nhiên, có một khía cạnh cần tiên đóan trứơc, rằng dòng sống mãnh liệt của xã hội tòan cầu hóa tất sẽ một phần nào thương mại hóa một số sinh họat tôn giáo. Không hẳn là tốt hơn, cũng không hẳn là xấu hơn… Có lẽ nên nói mọi chuyện còn là tùy... Khó chỉ là làm sao gìn giữ và bồi đắp kinh nghiệm tâm linh.

Những suy nghĩ đó chợt khởi lên trong tôi, khi tình cờ đọc một quảng cáo trên báo Giác Ngộ của Thành Hội Phật Giáo, trong đó một công ty du lịch tổ chức các chuyến hành hương 10 chùa ở các tỉnh gần Sài Gòn, trong đó có một ngôi chùa mà khi tôi lên thăm hồi hơn hai thập niên trứơc thì vốn rất là điêu tàn. Nhưng lúc đó là khác, tất nhiên. Bây giờ mà điêu tàn thì du khách nào mà lên.

Chuyện thương mại nương tựa tôn giáo là bình thường. Rất thường. Nhưng nó vẫn là cái gì dễ làm chúng ta khựng lại, để bùi ngùi suy nghĩ. Dù rằng rất nhiều người trong chúng ta vẫn tiếp cận với các sinh họat thương mại ăn theo tôn giáo. Như các nhà xuất bản kinh sách, in băng đĩa, vân vân. Bởi vì hầu hết chúng ta lớn lên từ một truyền thống rằng cái gì của chùa cũng đều có thể được “xài chùa,” hầu hết. Thuở nhỏ ai trong chúng ta đều từng có kỷ niệm khi bước lên chùa là được các vị sư dúi vào tay quả cam, quả táo... Như dường, đã là chùa thì phải luôn luôn là cho. Hình như các vị sư lúc nào cũng mang tâm thức là phải buộc các em bé cầm cái gì về nhà, coi như mang nợ Đức Phật, rồi không trả kiếp này thì rồi kiếp sau cũng lại quay bứơc lên chùa.

Chớ hề có chuyện mua vé để vào cổng chùa.

Bây giờ thì, đã có nhiều chính phủ kinh doanh tôn giáo công khai. Vừa có tiền, lại vừa có tiếng lành.  Như báo Times of India hôm 10-1-2007 loan tin rằng Bộ Du Lịch An Độ sẽ làm trang web tiếng Trung Quốc để chiêu dụ du khách Hoa Lục. Ong Bộ Trưởng Amitabh Kant nói rõ rằng du lịch An sẽ có "hai mũi giáp công" nhắm vào du khách Trung Quốc là Phật Giáo và phim ảnh Bollywood, "Chúng tôi muốn khuyến khích du khách Trung Hoa tới mua sắm ở An Độ trong khi viếng thăm các thánh địa Phật Giáo ở An Độ. Thêm nữa, các phim ảnh An Độ sẽ cho họ cảm xúc về bầu không khí An."

Đơn giản vì Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO đã tiên đóan Trung Quốc sẽ là thị trừơng có lượng du khách ra hải ngọai đông nhất kể từ năm 2020 với 100 triệu dân Trung Quốc du lịch ngòai nứơc mỗi năm. Hiện thời con số đó chỉ mới 12 triệu người thôi.

Như thế là Bộ Du Lịch An Độ vẫn còn chậm chân. Bởi vì  Trung Quốc đã làm ăn lớn kiểu ăn theo tôn giáo từ lâu rồi. Thí dụ, bản tin Xinhua hôm 3-1-2007 viết rằng Núi Ngũ Đài (Wutai Mountain) -- nơi được Phật Tử Trung Hoa tin là núi linh thiêng và là trú xứ của Bồ Tát Quan Thế Am, thuộc tỉnh Sơn Tây - có tới 47 ngôi chùa Phật Giáo Trung Hoa và Tây Tạng, và được kỹ nghệ du lịch vây quanh là 700 khách sạn, 1,000 tiệm ăn và vô số tiệm bán kỷ vật. Hầu hết các cơ sở kinh doanh là dựng lên trong 2 thập niên qua nhờ làn sóng khách hành hương tràn tới giúp cho kinh tế địa phương.

Núi Ngũ Đài nổi tiếng từ nhiều thế kỷ, nơi đó ngôi chùa cổ nhất là Xiaotong Temple đầu tiên xây từ đời nhà Hán (nhà Hán kéo dài trong các năm 25-220 sau công nguyên).  Nghĩa là xây cũng gần 2,000 năm rồi. Nhưng nơi đó cũng có một Phật Học Viện nổi tiếng, xây từ thời nhà Đường (các năm 618-907), từng thu hút học tăng từ nhiều nứơc Châu Á tới.

Vậy rồi nhà chùa đã kinh doanh thành công ra sao" Thực tế, nhiều chùa Trung Quốc đã thành công lớn về mặt kinh doanh, và cũng y hệt như các đại công ty để có dư tiền thuê các sinh viên tốt nghiệp về làm việc.

Bản tin khác của Xinhua ngày 8-1-2007 tựa đề "Temple opens for university graduates" (Chùa Mở Cửa Cho Các Sinh Viên Tốt Nghiệp) cho thấy một hiện tượng đang xảy ra tại Trung Quốc, và có thể rồi tương lai cũng có thể xảy ra tại Việt Nam.

Đó là Chùa Famen, một trong 4 ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã thuê 4 sinh viên bậc cao học (bản tin ghi là graduate students, nghĩa là các sinh viên bậc cao học hay tiến sĩ) và 5 người có bằng Cử Nhân tại buổi hội chợ việc làm tại Đại Học Nông Lâm Tây Bắc (Northwest Agriculture & Forestry University) tại Tây An, tỉnh Sơn Tây.

Chùa cũng thuê 18 sinh viên bậc cao học từ hai đại học khác.

Đây là lần đầu tiên ngôi chùa này ra hội chợ việc làm để thuê các sinh viên tốt nghiệp, theo lời Xiankong, một nhà sư chức sắc trong chùa.

Sư này nói, "Việc chúng tôi trao đổi với thế giới bên ngòai đang tăng thêm mỗi năm, cho nên chúng tôi cần chuyên gia các lĩnh vực như quảng bá, tiếp tân và quản trị."

Chùa này dự tính thuê 2 người có bằng tiến sĩ, 3 ngừơi có bằng cao học, 14 có bằng cử nhân, và 2 người tốt nghiệp đại học kỹ thuật các chuyên ngành ngoại ngữ, nghệ thuật, quản trị kinh tế, làm vườn, tin học và văn học Trung Quốc.

Gần 60 sinh viên nộp đơn. Thầy Xiankong nói cuộc tuyển dụng thành công, dù không thuê được tiến sĩ nào. Các nhân viên mới này phải ký hợp đồng một năm và phải sống trong chùa. Không giống như các sư ở đó, họ sẽ tự do làm điều họ múôn vào ban đêm.

Chùa trả lương cho người có bằng cử nhân từ 700 tới 1200 yuan (từ 90 tới 155 U.S. dollars) mỗi tháng. Còn lương chuyên gia có bằng cao hơn sẽ thương lượng, theo lời thầy Xiankong.

Các nhà khảo cổ đã khám phá một số xương người, cùng khỏang 2,000 xá lợi trong một hội trường dưới lòng đất ngôi chùa, xưa từ 1,000 năm trứơc, hồi năm 1987. Xương này được cho là xương ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế là từ đó, Chùa Famen, xa 118 kilômét cách Tây An, trở thành thánh địa cho Phật Tử toàn cầu.

Còn nữa. Còn Chùa Thiếu Lâm nữa, nơi sư trụ trì là thầy Shi Yongxin, có bằng cao học quản trị kinh doanh MBA. Chùa này có riêng một hội từ thiện, một tạp chí, một công ty phim ảnh và truyền hình, và một công ty quảng bá võ thuật. Cũng chính chùa này đã tổ chức thi giải võ thuật qúôc tế trên truyền hình năm 2006.

Việt Nam rồi cũng sẽ đối diện với làn sóng thương mại. Các chùa rồi có thể cũng sẽ tới lúc biết cách thu tiền, và rồi sẽ dư tiền và sẽ phải thuê chuyên gia giúp cho việc kinh doanh. Rồi có thể tương lai cũng sẽ có ngôi chùa nào ở Bình Định đứng ra tổ chức các giải võ thuật qúôc tế nào đó.

Đó là một trận sóng thần. Những gì đứng không vững rồi sẽ bị cuốn đi. Vấn đề cho các tôn giáo sẽ là, tất nhiên là phải chấp nhận biến đổi, nhưng những gì cốt tủy để làm nên nền tảng tôn giáo đó rồi có sẽ còn hay không…  Một trực giác tâm linh, một kinh nghiệm thiền học, một bầu không khí độc đáo xa lìa các khổ đau trần gian... Câu hỏi không riêng cho Phật Giáo, hay một tôn giáo nào. Mà còn cho cả một dân tộc đang khát khao biến đổi từng ngày. Trước trận sóng thần này, những gì sẽ còn lại"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.