Hôm nay,  

Giáo Dục California

11/02/200700:00:00(Xem: 3614)

Giáo Dục California

Nhiều người bực bội về nền giáo dục tại tiểu bang California. Bất toàn… Đúng vậy. Nhiều nhà giáo dục nêu lên các bất tòan, đưa ra các bản thống kê, các số liệu, cho thấy rằng học sinh và sinh viên tiểu bang California thua vài chục tiểu bang khác về một số phương diện. Và chúng ta đòi hỏi phải làm tốt hơn. Đúng vậy, phải làm tốt hơn. Vậy đó, tuy rằng thường thì chúng ta không đồng ý với nhau, và bây giờ ít nhất, có thể đồng ý là chúng ta phải biến đổi, phải cải thiện nền giáo dục California.

Tôi may mắn quen nhiều nhà giáo, hay những người có liên hệ tới giáo dục. Trong số những người xuất sắc nhất, nhiệt tâm nhất, và mong muốn đóng góp hết lòng hết sức cho nền giáo dục California vào lúc này mà tôi nhớ được, và may mắn biết một số công việc của họ, có các nhà văn/nhà giáo Quyên Di, Bùi Vĩnh Phúc, Bùi Văn Phú, Chu Tất Tiến, có giáo sư tiến sĩ và là ủy viên học khu Nguyễn Lâm Kim Oanh, có hai luật sư và cũng là ủy viên học khu Nguyễn Quốc Lân và Nguyễn Quang Trung… Và nhiều nữa, nếu muốn kể ra cho hết. Cũng nên kể thêm anh Frank Trần, người ứng cử viên chức ủy viên Học Khu Westminster và rồi tuy thất cử cuối năm 2006, nhưng đã trở thành một người anh hùng thượng thặng trong mắt tôi  nhìn. Tất cả họ -- các nhà văn, nhà giáo, hay nhà hoạt động giaó dục nhiệt tâm đó -- đều mong muốn góp sức đẩy thật mạnh cỗ xe giáo dục California. Nhưng, cũng có nhiều khi họ tranh cãi nhau, đưa ra các quan điểm bất đồng nhau; và rồi tôi luôn luôn là kẻ đứng nghe, dựa cột mà nghe, dù rằng thực sự trong nhiều năm mình cũng góp sức vào nền giáo dục Quận Cam, không nhiều thì ít.

Vậy thì tiểu bang California có gì làm chúng ta không hài lòng" Chắc chắn rằng độc giả cũng phần nào chia sẻ các kinh nghiệm này, vì ai cũng có con, hay em, hay cháu học trong hệ thống giáo dục California. Bản thân tôi, ngừơi viết những dòng chữ này, cũng có nhiều kinh nghiệm như hầu hết mọi ngừơi dân bình thừơng ở California, và cũng có thẩm quyền để trình bày vấn đề. Con tôi năm nay 13 tuổi, đã học một năm tiền-mẫu-giáo ở trừơng tư nhân, vào mẫu giáo trừơng công ở Tiểu Học Carrillo Elementary, lên tới lớp 5 thì vào hệ thống Gate giành cho học sinh xuất sắc tại Trường Ethan Allen, sau đó vào lớp 7 Trung Học McGarvin.

Do vậy tôi cũng có góc nhìn riêng của mình về giáo dục California, hay thu hẹp là Học Khu Garden Grove, nơi có 3 ủy viên giáo dục ngừơi Mỹ gốc Việt đang ngồi trong Hội Đồng Học Khu - GS Lâm Nguyễn Kim Oanh, LS Nguyễn Quốc Lân, LS Nguyễn Quang Trung - nghĩa là mật độ dầy đặc nhất Hoa Kỳ và cũng là đa số trong Hội Đồng này. Tôi cũng hiểu một chút về quý thầy cô, trong cách tiếp cận khác của mình. Tôi đã gửi con đi học kèm tại Tu Viện Hoa Nghiêm khi nơi này còn các lớp dạy kèm nhiều năm trước, và khi các lớp này đóng cửa thì tôi đưa con qua học kèm ở trường của Giáo Sư Phạm Thư Đăng, lúc đó trường dạy kèm này mượn chỗ ở Chùa Bảo Quang. Rồi trường dạy kèm của GS Đăng cũng dẹp tiệm, tôi mới quyết định cho con ở nhà để tự mình trở thành thầy dạy kèm. Tôi lại ở trong một khu nhà di động, mobile home, thế nên hàng xóm bèn gửi con qua học mỗi đêm, có lúc đông nhất là 4 học trò, kể cả con tôi, nhưng sau đó là chỉ một đứa cùng lớp với con tôi qua học thôi. Rồi đứa cháu của tôi, con của nhỏ em gái, cũng do tôi dạy kèm mỗi đêm cho tới khi nó dọn nhà xa hơn.

Tôi phải nói rằng các thầy cô mà tôi từng hỏi chuyện trên trừơng Carrillo, rồi Ethan Allen, rồi qúy thầy cô dạy kèm ở Hoa Nghiêm, trên trừơng của GS Đăng… đều là những người nhiệt tâm, tận tụy, tận lực giúp mở mang tâm trí học trò.

Vậy thì có gì sai ở nền giáo dục California mà chúng ta không vui"

Theo thống kê của California Student Aid Commission (CSAC) thì có những con số không vui:

- Khuynh hướng giáo dục mới đây tại California cho thấy tiểu bang đứng hạng thứ 40 tại Hoa Kỳ, về các em học sinh trung học học lên cao hơn sau trung học. (Source: State of Decline" The Institute for Higher Educational Leadership and Policy. CSU, Sacramento. October 2006)

- Tỉ lệ các HS tốt nghiệp trung học ghi danh thẳng vào đại học đã giảm trong thập niên qua, từ 61% năm 1995 sụt còn 52% trong năm 2005. (Source: như trên)

- Chỉ có 35% học sinh trung học ở lớp 9 trung học tại California ghi danh vào đại học trong vòng 4 năm, trong khi các tiểu bang cao điểm hơn lại có tỉ lệ này là 53%. (Source: như trên)

- Tỉ lệ vào thẳng đại học đã giảm cho mọi nhóm sắc dân trong thập niên qua. Tới 70% học sinh gốc Á tốt nghiệp trung học vào thẳng đại học, trong khi số này là 47% học sinh da trắng, 49% học sinh da đen và 43% học sinh gốc Latino. (Source: như trên)

- California là tiểu bang thứ 47 trong các tiểu bang về số lượng chứng chỉ và văn bằng cấp ra trên mỗi 100 em sinh viên ghi danh bậc cử nhân. (Source: như trên)

Tuy nhiên, có một điểm ưu tại California:

- Tới 57% sinh viên năm thứ nhất ở đại học cộng đồng trở lại cho năm thứ nhì. Tới 83% sinh viên năm thứ nhất ở các đại học 4 năm hệ công lập và tư thục đã trở lại cho năm thứ nhì, làm California trở thành tiểu bang cao hàng đầu về phương diện này. (Source: Measuring Up 2006. The State Report Card on Higher Education. The National Center For Public Policy and Higher Education.)

Thực sự, các em California học thua học trò các tiểu bang khác như vậy sao"

Vậy rồi tiểu bang đã làm gì để thay đổi" Cứ mỗi hai năm là có một đợt bầu cử mới, và cứ mỗi hai năm lại có các ủy viên học khu bị cử tri mời về vườn, và rồi lại có các ủy viên học khu mới đắc cử. Thay đổi vài ủy viên học khu có giúp gì cho học trò trong học khu không" Hay cách đơn giản nhất là mỗi 4 năm lại bầu cho một tân Thống Đốc để có một tân Bộ Trưởng Giáo Dục nhiều trách nhiệm hơn, nhiều sáng kiến hơn"

Cử tri California thực sự đã dùng lá phiếu để làm những chuyện như thế hay tương tự như thế. Đâu có phải là không làm gì đâu. Nhưng thực tế là, theo mắt nhìn và tiếp cận của cá nhân tôi, thì các thầy cô và các ủy viên giaó dục mà tôi quen đều đã thực sự là có trách nhiệm, đã hết lòng hết sức.

Cách đơn giản nhất tiểu bang California đã ứng phó là bơm tiền ra ào ạt, nhằm giúp các em có phương tiện tài chánh để học cao hơn. Món tiền trao tặng tuyệt diệu nhất cho các em là tiền Cal Grant, tiền này tặng không, khỏi phải hoàn trả. Trong niên học 2006-2007, ủy ban CSAC đã trao gần 900 triệu đô la tiền Cal Grant và các trợ cấp tài chánh khác cho 290,000 sinh viên khắp tiểu bang.

Mỗi em đủ điều kiện sẽ được tiểu bang California trao tặng tới 9,700 đô la mỗi năm tiền Cal Grant. Hình như chưa có nơi nào trên thế giới đã tặng cho sinh viên nhiều như thế mỗi năm, gần 10 ngàn đô la cho cả năm, mà tính cho đúng thì chỉ có hai học kỳ, sau khi trừ các tháng hè ra - nghĩa là tặng không mỗi đầu sinh viên trung bình gần 1,000 đô la mỗi tháng. Nghĩa là tiền trợ cấp học bổng này, còn cao hơn lương tháng một người đi làm với lương thiểu số.

Mà tiền này trao tặng đâu có khó gì, chỉ cần có nhu cầu tài chánh và có điểm trên 2.0, nghĩa là học dưới trung bình cũng có thể xin tiền này, miễn đừng lọt thấp hơn 2.0 điểm thôi. (Hệ thống giáo dục California dùng hệ thống điểm 4.0 cao nhất, tương đương điểm A, rồi 3.0 tương đương điểm B, rồi 2.0 tương đương điểm C, rồi 1.0 tương đương điểm D. Điểm F tương đương zero.)

Nếu cả tiểu bang học kém, tại sao chúng ta đổ lỗi cho học khu này hay học khu kia, quy lỗi cho nhà giáo này hay ủy viên kia, chất vấn quận này hay thành phố nọ"

Thậm chí, chúng ta có khi nghe nói rằng tại sao học sinh Việt mình đông tỉ lệ, mà số giáo viên gốc Việt lại ít. Trong tư cách người dạy kèm, tôi từng nghe một vị phụ huynh nêu nỗi lo sợ là con mình có cô giáo ngừơi gốc Việt hay người gốc Latin rồi sẽ nói tiếng Anh không chuẩn theo cô giáo Việt hay Mễ. Và tôi đã lập tức bênh vực rằng, Trời ơi, sao mà thành kiến dzậy kìa, các thầy cô trẻ bây giờ có khi quên tiếng Việt rồi, và đại đa số có thể đã nói tiếng Mỹ còn hay hơn Mỹ trắng nữa kìa… Thế đó, rồi tuổi trẻ Việt lại ưa thích học bác sĩ, luật sư hơn là học nghề giáo, thì làm sao kiếm cho ra đúng tỉ lệ.

Mà nói thêm về học trình. Con tôi đang học lớp 7, mỗi ngày có 45 phút học thổi kèn saxo. Tôi hỏi sao lại chọn học lớp này, và được nghe rằng đó là lớp elective, nghĩa là tiết học này được chọn một trong các môn, hoặc thổi kèn saxo, hoặc học về Internet, hoặc học vẽ, hoặc học tiếng Spanish (Tây Ban Nha). Tôi nghe vậy rồi im lặng, không trách gì con mình sao thích kèn saxo, nhưng biết rằng đại đa số bố mẹ người Việt mình muốn con nên chọn học môn Internet để lên đại học dễ hơn, hay học tiếng Spanish để dễ tìm việc hơn. Ở chỗ tôi đang ngụ, trường McGarvin chưa có, mà phải vào trung học La Quinta mới có lớp tiếng Việt, nghĩa là lớp 7 vẫn chưa có lớp Việt ngữ.

Thực tế, khi tiểu bang cho học trình đa dạng như thế, sẽ giúp các em vào đời có nhiều hạnh phúc hơn, tuy rằng có thể chưa chắc thành công về tài chánh. Mà trường cho các lớp elective như thế là tốn ngân quỹ ghê lắm, vì phải thuê các thầy cô âm nhạc, thầy cô hội họa, thầy cô dạy Spanish. Thực tế, nếu muốn tăng số lượng học sinh vào đại học, và muốn tiết kiệm ngân sách, California có thể sa thải hàng lọat thầy nhạc, thầy vẽ, thầy tiếng Spanish, và chỉ cho dạy lớp Internet duy nhất cho tiết học này thôi. Nhưng California không lựa chọn kiểu thực dụng Việt Nam như thế. Và vì một nhạc sĩ, hay một họa sĩ vẫn có một giá trị nhân văn tương đương với một kỹ sư tin học.

Kiểu Việt Nam mình hồi học trung học, thi Tú Tài cũng thế. Bỏ hết mọi môn rườm rà, chủ yếu học Toán Lý Hóa và Anh ngữ chỉ để nhằm trúng tuyển đại học thôi.

Nhưng California không làm như thế. Calif. đã chọn con đường hạnh phúc, con đường phát triển nhân văn đa dạng cho các em. Và như thế, đã phải trả giá, theo tôi nhận thấy. Cũng y hệt như thời tôi mới lớn: ba mẹ nào cũng muốn con phải thi vào Đại Học Y Khoa Sài Gòn, hay Đaị Học Kỹ Thuật Phú Thọ... Khi biết chuyện tôi học Đại Học Văn Khoa, thì các cụ không hài lòng mấy... Đơn giản, vì ai cũng thích con số. Hoặc là tiền sau này thu về sẽ cao hơn, vân vân...

Còn nhức đầu nữa, là chuyện chính trị Quận Cam. Có phải vì chúng ta cần một Tổng Giám Đốc Học Khu là một người gốc Việt" Hay cần toàn bộ 5 ủy viên Học Khu phải là người gốc Việt để thêm các học trình có lợi về mặt bảo tồn văn hóa Việt, hay là thế này, hay là thế kia, hay là… Thực sự không hẳn như thế. Nếu muốn tăng tỉ lệ em vào đại học, cách đơn giản nhất là làm theo kiểu các lớp dạy Thi Tuyển Đại Học như ở VN. Nghĩa là, học toàn Tóan Lý Hóa, Anh Văn… thì bảo đảm sẽ vượt xa các tiểu bang khác. Nhưng California đã không chọn cách như thế. Tôi cũng đoán là không thấy bao nhiêu em ghi danh học tiếng Việt ở La Quinta hay Bolsa Grande HS, hai ngôi trường có lớp Việt Ngữ. Bao nhiêu em" Vài chục em ghi danh trong tổng số cả trăm ngàn em học sinh gốc Việt ở Nam Calif." Hay là các bậc ba mẹ chỉ muốn ép con mình học Toán, Anh Ngữ"

Thêm nữa, còn chuyện phải kể. Mùa hè vừa rồi, tôi mỗi ngày chở thằng cháu, chuẩn bị lên lớp 11 ở Học Khu Westminster, về nhà tôi mỗi chiều để dạy kèm  cháu về cách đặt câu, cách bố cục cách viết bài tiểu luận cho môn Anh Văn. Tôi mua tặng cháu cuốn sách về 20 cách khuôn mẫu đặt câu, và dạy tới mẫu câu thứ 15 thì thôi. Các buổi dạy kèm cũng bỏ ngang, vì trừơng lại khai giảng. Tuần sau đó, tôi nghe nói là đứa cháu này phải đi làm ở chợ Albertson vào ban đêm, vì vừa đủ 17 tuổi để lao động, và vì nhà quá nghèo, cần giúp bố mẹ. Tôi lo sợ, đồng bào mình ở Quận Cam đa số đâu có giàu gì, rồi các em đi làm như thế, không biết có kiên nhẫn học qua đại học không.

Cũng nên kể thêm, tôi có đứa cháu khác nữa. Qua Mỹ 2 năm rồi, đang học cũng lớp 7, và trong các giờ học, thì trong lớp có khỏang 3 hay 4 học sinh phải quy tụ ngồi ở phía sau, toàn là học sinh gốc Việt, tiếng Anh còn rất dở, phải nghe một cô phụ giáo dịch lời cô giáo chính sang tiếng Việt cho các em hiểu. Hai năm rồi… cháu tôi vẫn cần thông dịch viên ngồi phía sau. Đó là chuyện xảy ra ngay niên khóa này, tại Học Khu Garden Grove tuyệt diệu này, nơi đang có 3 ủy viên giáo dục gốc Việt đang lèo lái. Có nền giáo dục nào trên thế giới cung cấp thông dịch viên trong một lớp 7 bé tí xíu như thế không"

Tôi cũng còn nhớ, một lần tôi hỏi một cô giáo trên trường Gate, vì sao lại dạy các em theo một học trình quá khó rồi lại đẩy các em về lại các ngôi trừơng bình thường. Một cô giáo tại Ethan Allen nói, vì cần các em giỏi học về phương pháp lý luận và cách tự học để rồi đưa các em về bên cạnh các em học dở hơn, để bạn bè với nhau mới dạy và dìu nhau học cao hơn được. Chứ trường Gate không nhằm đào tạo các thiên tài, các nhà khoa học về hỏa tiễn. Mà chỉ giúp các em biết suy luận, và về truyền lại cho các em còn kém.

Tôi phải nói rằng tôi hoan hô California, bất kể mọi con số lẹt đẹt thua các tiểu bang khác. Thử hỏi, có nơi nào trên thế giới nhân bản như vậy không" Không muốn bỏ rơi một em học sinh nào cả...

Nếu chúng ta tin vào con số, chúng ta có thể dễ bị lừa gạt. Thí dụ, hãy đếm tiền trong túi các nhà triệu phú. Nhưng tiền đó, đâu có tương đương với hạnh phúc. Yếu tố làm cho học sinh California thua các tiểu bang khác hẳn là nhiều lắm, nhưng phần lớn là vì đa số là di dân mới qua, tiếng Anh còn dở, nhà lại nghèo. Nhưng cốt tủy cũng là, học trình quá đa dạng và quá nhân văn.

Có lẽ thế. Tôi không đổ tội cho ủy viên này, hay quy lỗi cho học khu kia. Tôi tin rằng tôi đang sống ở thiên đường, và con tôi cũng đang ngồi học trên các cõi trời. Và trên cõi trời này, chúng ta vẫn kiên nhẫn nghe các ủy viên giaó dục khả kính, nhiệt tâm và tài năng liên tục tranh luận với nhau... Đúng vậy, một thiên đường với những bất tòan của nó. Và tôi ước mơ quê nhà mình, sẽ có ngày được như vậy. Một nền giáo dục thiên đường. Và quyền tranh luận tự do về các bất toàn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.