Hôm nay,  

Người Gốc Việt Làm Giám Sát Viên Nổi Không?

29/12/200600:00:00(Xem: 4014)

Người Gốc Việt Làm Giám Sát Viên Nổi  Không"

"Người gốc Việt làm giám sát viên nổi  không" là câu hỏi đặt ra trong thời gian hạn hữu và gay cấn này. Hội Đồng Giám sát Quận Cam gồm 5 vị mà 31 năm qua người  Mỹ gốc Việt chưa có người nào.  Cơ may đến cho người gốc Việt là cuộc bầu cử điền thế một giám sát viên vào ngày 6 tháng 2 năm 2007.

Tập thể người Việt đang vận động dàn xếp từ 5 còn  3 và đối đế trước ngày bầu cử, 1hay 2 trong3 ứng cử viên này có thể tuyên bố vì quyền lợi tập thể xin đồng bào dồn phiếu một ứng cử viên bạn duy nhứt, lại càng hay. Bảy đối thủ các sắc tộc khác sẽ bị một cú bất ngờ "hồi mã thương", cái cú "đà đao" chánh trị kiểu Việt đó khó đỡ lăm.

Nhưng trong bầu không khí tạo đoàn kết, tương nhượng, thỏa hiệp ấy của ứng cử viên và tập thể người Việt, câu hỏi "Người gốc Việt làm giám sát viên nổi  không" là một chỉ trích, phê phán vào nền tảng và nỗ lực chính của người gốc Việt ra ứng cử  cũng như  của tập thể người Việt đang vận động muốn có một đại diện dân cử gốc Việt trong Hội đồng Giám sát Quận Cam. Cái bẫy của câu hỏi. Tiếng Anh nhiều accents nước mấm. Luật lệ Mỹ là một đám rừng, mà người Việt là con nai tơ. Giao tế Mỹ chắng chịt, lỡ nhìn vào ngực đàn bà là có thể bị kiện. Người Việt vào phủ bộ chánh quyền  Mỹ có ai được ở lâu đâu, v.v. và v.v. Trong khi Hội đồng Giám sát Quận Cam và Giám sát viên Quân Cam quyền thế như Tư lịnh vùng. Tiền đề câu hỏi đặt như vậy sẽ dẫn đến câu trả lời là "Người gốc Việt không làm giám sát viên nỗi." Hệ luận là nếu người Việt không làm giám sát viên nổi thì người Việt bầu làm chi cho ứng cử viên gốc Việt. Bâu cho người Mỹ Trắng hay người gốc Mễ hóa ra hay hơn.

Không một chút thượng tôn sắc tộc (ethnocentric) Việt, mà có thượng tôn Việt cũng không phải là cái tội ở Mỹ. Sau 31 năm sinh cơ lập nghiệp, đóng thuế, đi lính như người Mỹ, cùng vui buồn trên đất Mỹ như quê hương thứ hai, không cần phải là nhũng tiến sĩ  môn tổ chức chánh quyền đối chiếu của hai hệ thống Anglo Saxon và Franco Latin, người Mỹ gốc Việt cũng biết người Mỹ gốc Việt có quyền hiểu và tin tưởng người gốc Việt có đủ tài đức để làm giám sát viên. Làm nổi và rất nổi. Vừa tài lẫn đức, cả hai. Sư thật và dĩ vãng chứng minh. Hạ Viện tiểu bang, dân biểu gốc Việt Trần thái Văn tái đắc cử, tỷ lệ phiếu bầu sau cao hơn  trước. Cũng như thế đối với Nghi viên Andy Quách, Hội viên Hội đồng Giáo dục Garden Grove Nguyễn quốc Lân. Nếu không làm nổi, không đủ tài đức, cử tri không tái tín nhiệm như vậy. Trong kỳ bầu cử vừa rồi, số ứng cử viên gốc Việt thắng mọi ngành nghề, 7 người không phải lá ít. Không thạc sĩ, tiến sĩ,  học giả, bình luận, phân tích gia chánh trị nào khôn hơn cử tri, giỏi hơn quần chúng.

31 năm, mới có ứng cử viên gốc Việt tranh cử vào Hội đồng Giám sát Quân Canm là một nhìn và chờ xem quá cẩn trọng và trễ, nhưng trễ còn hơn không. Thực tiễn sinh hoạt của người Việt trong dòng chánh chánh trị dân cử và chánh quyền Mỹ đã chứng minh người gốc Việt không phải là dân FOB (fresh off boat), dân mới lên khỏi tàu nữa. Gia đình VN, truyền thống đoàn kết, cột băt kèo, kèo bắt cột; văn hóa VN, tình đồng bào tương trợ; xã hội VN, 4.000 năm văn hiến, phát huy tốt đẹp nơi xứ sở tư do, dân chủ này. Không phải người Việt khen người Việt mà các nhà xã hội học Mỹ, những chánh trị gia Mỹ đã phân tích rõ và hành động cụ thể. Không phải TT Bush nổi hứng khơi khơi để chỉ định người Việt làm Thứ Trưởng Tư Pháp, nhiều cố vấn gốc Việt trong nhiều ngành nghề. Không phải Thống Đốc  Arnold nổi hứng khơi khơi xuống Little Saigon ký sắc lịnh công nhận và ủng hộ Cờ VN. Tập thể người Mỹ gốc Việt không có lá phiếu, không có thế lực chánh trị thi không ai ngó ngàng tới đâu. So với các sắc dân thiều số khác đến trước người Việt, người Việt sở hữu nhà, đậu bằng đại học 4 năm, tỷ lệ cao hơn. Người Việt găn bó với đồng bào ở nước nhà sâu sắc, đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN bền bỉ hơn  dân Mỹ gốc Đại Hàn, Cuba và Trung Hoa. Vào Bô Tư Pháp như một thứ trưởng, vào nhiều đại học Mỹ ngồi trên bục giảng, vào hướng dẫn chương trình trên truyền hình Mỹ là nơi rất dè dặt với các sắc dân thiểu số vì đòi hỏi Anh ngữ phải chuẩn. Vào trung tâm không gian Mỹ điều chỉnh đường bay phi thuyền thám hiểm không gian của Mỹ, vào quân đội Mỹ hải lục không quân Mỹ cấp tá rất nhiều. Và ngành lập pháp tại hai tiểu bang đông người Việt định cư là Cali và Texas đã có hai người Việt vào Quốc Hội, tái đắc cử vẻ vang. Tại thủ đô Little Saigon trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống, người Mỹ thường lơ là, 7 ứng cử viên Việt đắc cử vào các cơ quan thiết yếu cho sư sống, hội đồng nhân dân lập qui, giáo dục, vệ sinh. So sánh bằng cấp của 7 người dân cử Việt này với đồng viện các sắc tộc khác, cũng có thua ai đâu. Còn kinh nghiệm hiểu biết sắc tộc Việt, những đồng viện sắc tộc khác có lẽ phải học thêm ít nhứt một chục năm nữa về văn minh Việt Nam. Ở  Mỹ không thiếu tiến sĩ, luật sư, bác sĩ, kỹ sư có bằng Mỹ mà hiếm người có bằng cao còn có cái tâm Việt Nam.

Đại diện dân cử không cần phải có một Tề Thiên Đại Thánh có tài cân đấu vân ngàn dặm, nhổ lông khỉ  thổi một cái phèo biến thành quân binh trừ tà, diệt quỉ. Nhưng đại diện dân cử sẽ là một Phù Đổng Thiên Vương khi được cử tri hậu thuẫn. Không có cái khôn của cá nhân nào, không có cái tài của cá nhân nào khôn và tài của quần chúng. Bao lâu mà một đại diện dân cử được quần chúng ủng hộ, hậu thuẫn  thì kinh nghiệm về thủ tục làm việc, tranh luận, thỏa hiệp ở nghi trường sẽ là chuyện nhỏ; quần chúng các chuyên viên sẽ chia xẻ, và giúp đỡ. Cơ quan luôn cung ứng chuyên viên, phụ tá để làm tròn nhiệm vụ.

31 năm nay, từ khi người Việt đến lập Little Saigon nằm trong Quận Cam, người Mỹ gốc Latino, gốc Anglo Saxon làm giám sát viên được, thì người gốc Việt vẫn làm được. Người gốc Việt không có gì để phải măc cảm tư ti cả. Trừ ra vô tình hay cố ý muốn làm người gốc Việt nản chí ứng cử và đi bầu, để sân trống cho những người ngoài Việt làm chánh trị được một mình một chợ. Không dễ dàng đâu, người Mỹ gốc Việt biết rõ, chánh trị mình không làm, người khác sẽ làm và làm thiệt hại quyền lợi của mình...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.