Hôm nay,  

‘Đông Âu Tại Việt Nam’

12/01/200700:00:00(Xem: 3670)

Đọc Tác Phẩm Lý Thái Hùng: ‘Đông Âu Tại Việt Nam’

Năm 1989, Đông-Âu CS gần như đổ cái ụp: Ở Ba-lan và Hung-ga-ri, đảng CS cầm quyền phải chấp-nhận bầu cử tự do, rồi Hung đổi tên đảng và tên nước còn ở Đông-Đức tuổi trẻ lên đường ào ạt tràn sang Tiệp, Áo và Hung để xin tỵ nạn ở Tây-Đức, dẫn đến sự từ chức của Honecker và tường Bá-linh sụp đổ vào tháng 11 năm đó, tiếp sau là sự từ chức của Todor Zhivkov ở Bun-ga-ri và Milos Jakes ở Tiệp, để đến tháng 12 thì vợ chồng Ceaucescu bị bắn ở Ru-ma-ni và Nam-tư chấp nhận đa đảng, chưa kể ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - cũng thoát khỏi đế-chế Liên-Xô trong cùng năm.

Sửng sốt trước hiện-tượng đó, lãnh-đạo ở Hà-nội liền cử ông Trần Xuân Bách, một ủy-viên Bộ Chính-trị Hà-nội kiêm bí-thư Trung-ương Đảng CSVN, thực-hiện một cuộc nghiên cứu cấp-tốc về những nguyên-nhân sụp đổ "long trời lở đất" này của thế-giới CS ở châu Âu.

Nhờ có một ê-kíp nghiên-cứu-viên khá xuất sắc dưới quyền, đa-phần có học ở Liên-Xô và các nước Đông-Âu về, chỉ ít tháng sau ông Trần Xuân Bách đã đưa ra được một bản tường-trình khá sâu sắc, gồm ba điểm theo một số nguồn tin:

Một là thế-giới tư-bản có khả-năng chuyển-biến một sáng-kiến kỹ-thuật thành sản-phẩm nhanh hơn thế-giới CS rất nhiều. Nếu ở trong thế-giới tư-bản người ta có thể đem một sáng-kiến biến thành sản-phẩm trong vòng 6 tháng thì ở trong thế-giới CS, thời-gian này có thể là 10 năm.

Hai là sự bùng nổ thông tin trong thời hiện-đại. Ở đây, Tây-phương cũng có ưu-thế hơn do quyết-định từ thập niên 50 của thế-kỷ 20, chủ-yếu là ở Mỹ, cho máy vi-tính phát triển dưới dạng PC, nghĩa là đi vào từng nhà một, thay vì chỉ giữ kỹ-thuật đó trong tay chính-quyền như ở Liên-Xô và các nước CS kia. Điều này cho phép hàng triệu triệu người phát huy sáng-kiến của mình thay vì chỉ dành công việc đó cho các cơ-quan chính-quyền.

Và ba là sự đi lại tự do ở phương Tây, nhất là của tuổi trẻ đi sang các nước, kể cả các nước CS, cho thấy một tuổi trẻ vô tư, phóng khoáng, không bị nhồi sọ hay phải sợ sệt ai cả - tóm lại, đưa ra một gương sáng về tuổi trẻ thực-sự tự do.

Gần như ngay liền sau khi công-bố những kết-luận trên, ông Trần Xuân Bách đã bị hạ tầng công-tác, đuổi ra khỏi Bộ Chính-trị và Trung-ương Đảng vì tội vô-kỷ-luật, dù là đã làm theo chỉ-thị của cấp trên, sém mất luôn cả thẻ đảng. Cuối cùng nhờ sự quen biết với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Bách được giữ lại làm một công-chức quèn ở Bộ Ngoại-giao, với công việc chính là dịch-thuật - một hình phạt (nhẹ) được dành cho những bộ óc lớn nhất của đất nước trong thời CS.

Điều đáng tiếc là vì chuyện xảy ra cho ông nên không ai biết bản nghiên cứu do ông đỡ đầu về ảnh-hưởng của các biến-cố Đông-Âu lúc bấy giờ đối với Việt Nam như thế nào, may ra chỉ còn có đôi ba người được đọc. Thành thử một công việc tương-tự vẫn cần phải được thực-hiện. Và công việc đó, ở hải-ngoại, tác-giả Lý Thái Hùng vừa hoàn-tất sau nhiều năm nghiền ngẫm về đề-tài cũng như sang tận nơi để nghiên cứu, ở Tiệp, ở Ba-lan, ở Hung-ga-ri, ở Đông-Đức, và cả ở Nga, để cho rõ ngọn nguồn các sự-kiện và đem so sánh với những điều-kiện và tình-hình ở Việt Nam hôm nay. Kết-quả là một tác-phẩm lớn, có lẽ cặn kẽ đầy đủ nhất về đề-tài này mà ta hiện có trong tiếng Việt, cả trong lẫn ngoài nước.

Sau một chương tổng-quan, tác-giả đã đi vào chi-tiết từng nước một, với mỗi nước được đề-cập đến khá chi-tiết trong khoảng từ 30 đến 50 trang một: ít trong trường-hợp các quốc gia không rắc rối (Bun-ga-ri, Ru-ma-ni), nhiều trong trường-những quốc gia phức-tạp (Ba-lan, Tiệp Khắc, Hung, Đông-Đức). Cuối cùng là hai chương chi-tiết nhằm so sánh Việt Nam với Đông-Âu để thử nhìn ra xem kinh-nghiệm Đông-Âu có thể xảy ra tại Việt Nam không.

Chương IX, "Việt Nam trước cơn bão dân chủ tại Đông-Âu," cho thấy cái liên-hệ khá mật-thiết giữa những biến-cố ở Đông-Âu, và cả vụ Thiên-an-môn ở Trung-quốc (tháng 5-tháng 6/1986), với tình-hình Việt Nam những năm từ Đổi Mới (tháng 12/1986) đến hết năm 1995. Liên-hệ này, tuy không phải là một liên-hệ trực-tiếp, song cũng đã gây được một phong trào ngày càng lớn mạnh tiến đến một xã-hội dân-sự, một xã-hội công-dân, với ngày càng nhiều người dám nói lên những bức xúc của chính mình hay những người đồng-cảnh với mình nếu chưa hẳn đã thành một cuộc đấu tranh giai-cấp.

Chương X, chương cuối, đã so sánh trực-tiếp bốn yếu-tố làm nên các cuộc cách mạng bất bạo động lật đổ CS ở Đông-Âu (cách mạng nhung ở Tiệp Khắc, cách mạng màu da cam ở Ukraina, v.v.) buộc chúng ta phải thay đổi cách nhìn về một khả-năng khá hấp dẫn: Việt Nam từ 1996 đến giờ đã bắt đầu có nhiều yếu-tố và điều kiện làm cho ta có thể nhìn tới một cuộc cách mạng lật đổ CS mà không cần đổ máu thay vì đi con đường vũ-trang không mấy có triển-vọng trong toàn-cảnh thế-giới lúc này.

Nhưng muốn vậy, muốn cho giải-pháp đó thành công, chúng ta, trong cũng như ngoài nước, cần thống nhất được tư tưởng, thống nhất được cách nhìn, khẳng-định được một mặt trận với đại-khối dân-tộc ở một bên và một dúm lãnh-đạo CS tham nhũng, thoái-hóa sống còn nhờ công-an và quân-đội ở một bên, cũng như phải đưa được ra một lập-trường tiến-bộ, khả thi và không phản-bội những lý-tưởng độc-lập, tự do, dân-chủ và nhân-quyền đích-thực mà cha ông ta đã dầy công vun đắp. Phương-thức và lập-trường đó như thế nào, xin mời độc-giả hãy đi sâu vào trong sách để nghiệm ra xem những đề-nghị của tác-giả Lý Thái Hùng có xác-đáng hay không.

***

Chính trị học hiện đại không dành chỗ cho chủ-quan và hô hào suông. Ngôn ngữ của chính-trị-học hiện-đại cũng không còn chấp nhận sự lăng mạ hay át tiếng như một ngôn ngữ mà có thể thuyết-phục được người nghe. Chính-trị-học hiện-đại đòi hỏi "nói có sách mách có chứng" và những luận-cứ cần có sức thuyết-phục cao. Cuốn sách của tác-giả Lý Thái Hùng đã đáp ứng được những nhu-cầu đó.

Lý-thuyết chính-trị-học hiện-đại thường chấp-nhận có một số yếu-tố và qui-luật phổ-quát mà ta có thể đem ra ứng-dụng với bất cứ quốc gia nào song nó cũng lại công-nhận là trong khoa-học nhân-văn, mỗi quốc gia tất-yếu lại có những qui-luật hay nét đặc-thù của nó mà nhà phân-tích chính-trị không thể bỏ qua được. Vậy, so sánh Đông-Âu với Việt Nam sẽ khập khiễng nếu ta chỉ nhìn vào những qui-luật phổ-quát mà không nghiên-cứu những nét đặc-thù của lịch-sử cũng như dân-tộc-tính của Việt Nam. Tác-phẩm của Lý Thái Hùng đã kết-hợp được cả hai cách nhìn nên nó có một giá-trị đặc-biệt. Nó đầy đủ hơn là nếu ta chỉ lấy một số sách viết về Đông-Âu trong các thứ tiếng đem về nghiền ngẫm mà không tìm ra được những ràng mối của nó với tình-hình Việt Nam hôm nay.

Đến đây, tôi xin được phép làm rõ một đôi điều về liên-hệ giữa tôi và tác-giả Lý Thái Hùng. Do một sự ngẫu-nhiên hoàn-toàn, cả tác-giả lẫn tôi đều đã có thời-gian học ở Nhật, tôi ngắn ngủi hơn còn tác-giả thì đã có bằng Nhật-bản, nói tiếng Nhật lưu loát và đã có dịp làm việc lâu năm ở đất Phù-tang. Hai chúng tôi không hề quen biết nhau trước kia vì tôi học ở Kyodai (tức VĐH Kyoto) về văn-học Nhật trung-đại từ đầu thập niên 60 của thế-kỷ trước còn tác-giả Lý Thái Hùng thì mãi đến gần thập niên 70 mới sang học ở Tokyo mà lại theo học một ngành kỹ-thuật. Nói theo kiểu Nhật thì dù tôi có là sempai, nghĩa là thuộc hàng tiền-bối, còn tác-giả là kohai, hậu-bối, điều này không nhất thiết có nghĩa là có một sự gắn bó nào giữa hai chúng tôi ngoại-trừ một chuyện là chúng tôi đều nặng lòng với tổ-quốc - mà có thể là do Ỷ muốn noi gương những bậc đàn anh trong phong trào Đông-du của đầu thế-kỷ trước. Hoặc thế, hoặc là khung-cảnh, môi-trường học ở Nhật đã dễ cho chúng tôi nghĩ đến quê hương xứ sở, làm cho chúng tôi thường "trông người lại ngẫm đến ta."

Sau này, trên đường đời hoạt-động, tôi và tác-giả cũng đã có khá nhiều cơ-hội gặp gỡ nhau trong những dịp như Đại-hội Chính-nghĩa 1983 ở George Washington University ở thủ-đô Hoa-kỳ, rồi mấy hội-nghị Liên-kết I (1995), Liên-kết II (1996), Liên-kết III (1998), Liên-kết IV (2000) và hai Hội-nghị Diên Hồng Hải-ngoại Bảo-toàn Đất Tổ (2002, 2004), kể cả dự Đại-hội Ra mắt của Việt Tân ở Berlin, Đức (tháng 9/2004). Song trong tất cả những sinh-hoạt đó, tôi thuộc một tổ-chức khác và chưa hề bao giờ ở trong cùng một đảng với anh. Hai tổ-chức của chúng tôi, khi thì phối-hợp lỏng lẻo trong một liên-minh nhất thời nhằm thực-hiện một vài công-tác chung có tính-cách ngắn hạn (như công-tác Nhân-quyền trong hai năm 1996-1998), khi thì phối-hợp chặt chẽ hơn để nhắm vào những mục-tiêu dài hạn hơn, một điều tổ-chức của tôi vẫn làm đều đặn với một số tổ-chức, đoàn-thể hay chính-đảng khác (như Cộng-đồng NVTD Úc-châu, Liên-hội Người Việt Canada, hoặc Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, HMDC, v.v.) song chưa bao giờ chúng tôi nghĩ là mình thuộc về những tổ-chức hay đoàn-thể, chính-đảng kia. Sở dĩ vậy là vì Việt Tân của tác-giả Lý Thái Hùng là một chính-đảng mà mục-tiêu chính nhắm vào Việt Nam trong khi tổ-chức thống thuộc của tôi, Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, là một tổ-chức chủ-yếu hoạt-động ở Mỹ với những quan-tâm chính-yếu là cuộc sống ở xứ này. Hai tổ-chức với những mục-tiêu và địa-bàn hoạt-động khác nhau rõ rệt như vậy thì không thể nào là một được.

Có hiểu thế thì mới rõ, tôi viết lời giới-thiệu này không do một động-cơ nào khác hơn là nhìn vào tác-phẩm từ một góc nhìn học-thuật, không thiên-kiến, mà dựa hoàn-toàn trên lý-thuyết chính-trị-học (mà tôi được học trong các trường Âu-Mỹ) để đánh giá tác-phẩm. Cũng tương-tự, tôi dám nghĩ, những vị khác được tác-giả Lý Thái Hùng mời viết bạt hay giới-thiệu chắc chắn cũng vì tình thân hay học-thuật mà góp tiếng nói đánh giá cuốn sách. Nói cách khác, chúng tôi đến với tác-giả, có thể nói là hoàn-toàn do một cái duyên ngẫu nhĩ!

Nguyễn Ngọc Bích

Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Ngày 26 tháng Bảy 2006.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.