Hôm nay,  

Vn: Khập Khiễng Đi Vào 2007

27/12/200600:00:00(Xem: 3552)

VN: Khập Khiễng Đi Vào 2007

Hoa thịnh Đốn.- Có rất nhiều câu hỏi đang đặt ra cho Việt Nam sau ngày chính thức các cam kết của Việt Nam với World Trade Organization (WTO) có hiệu lực từ 11/01/2007, nhưng quan trọng nhất tập trung vào các vấn đề :

1) Làm sao có thể tránh được nạn thất nhiệp hàng loạt, nếu hàng Việt Nam không cạnh tranh nổi với hàng nước ngòai và ngay trên sân nhà "

2) Làm sao để  người lao động Việt Nam không trở thành nô lệ cho Ngoại quốc ngay trên đất nước  mình "

3)  Liệu nền Nông nghiệp sản xuất nhỏ kiểu gia đình có sức chống lại các nền nông nghiệp đã hiện đại hoá trước Việt Nam cả Thế kỷ hay xa hơn  nữa "

4) Liệu kế hoạch xuất khẩu  lao động để giải quyết thất nghiệo nhưng công nhân lại  không có tay nghề có thực tế không "

5) Nếu hành chính nặng nề, tham nhũng, lãng phí  tiếp tục tràn lan như hiện nay sẽ bị WTO bóp cổ đảng đến mức nào "

6) Liệu Việt Nam có khả năng tạo niềm tin cho các Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các cam kết với WTO"

7 ) Nếu cứ tiếp tục làm ăn thiếu ngay thẳng, không minh bạch, đối xử không công bằng , không cần  chứng minh như từ trước đến nay thì Việt Nam sẽ bị WTO trừng phạt ra sao "

8) Liệu  Việt Nam có đủ khả năng quét sạch hàng lậu, đa phần từ Trung Hoa; hàng gỉa, các hoạt động vi phạm tác quyền (đánh cắp để bắt chước, in lại, tái tạo các loại sản phẩm do  trí óc làm ra như  băng hình, dĩa nhạc, sách, báo, phim ảnh v.v…) "

9) Nếu đã hội nhập mà vẫn còn sử dụng Quân đội để đề phòng, Công an để dò xét, canh chừng người đầu tư thì có lợi gì không "

10) Tình trạng mất  đòan kết dân tộc hiện nay,  nhất là  giữa đảng CSVN và người Việt ở nước ngoài ,  cộng thêm với thiếu tự do, dân chủ, tiếp tục độc quyền thông tin, cai qủan báo chí,  không cho tư nhân ra báo sẽ tác hại đến phát triển như thế nào đối với WTO"

Nhưng trươc khi bàn thêm , ta hãy nghe Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Thương mại giải thích với Quốc Hội :: “Các cam kết đa phương chủ yếu ảnh hưởng tới chính sách kinh tế vĩ mô. Qua phần giải trình, có thể thấy đa số các cam kết này là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của ta nên sẽ không gây ra tác động lớn. Tại đây, xin báo cáo thêm như sau:

1- Các cam kết về minh bạch hóa có thể sẽ là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhưng nếu thực hiện được, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho dân và cho các doanh nghiệp, người dân được quyền tham gia góp ý kiến vào việc soạn thảo các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách kinh tế, làm cho pháp luật, cơ chế chính sách phản ánh được các yêu cầu thực tiễn. Điều này phù hợp với đường lối của ta.

2- Các cam kết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là cùng chiều với chủ trương đổi mới DNNN của ta và vì vậy, sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả DNNN, tạo ra sân chơi ngày càng bình đẳng hơn cho các thành phần kinh tế.

3- Việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng dự kiến không lớn. Trước hết, với ngân sách còn hạn chế như hiện nay (và trong nhiều năm tới), tương trợ cấp thực tế là rất khiêm tốn. Thứ đến, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản có thể tác động đến nông nghiệp nhưng tác động tiếp đến nông dân là không lớn do đối tượng được hưởng trợ cấp xuất khẩu trước đây tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp, trợ cấp này có mang lại lợi ích trực tiếp cho nông dân không cũng chưa có điều kiện để khẳng định.

Thêm nữa, hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa cho tới nay là không rõ ràng. Cuối cùng, để hỗ trợ cho nông nghiệp, ta vẫn có thể sử dụng các biện pháp được WTO cho phép không vượt mức ta cam kết.”

Về những thiệt thòi của Việt Nam sau khi giàm thuế nhập khẩu hàng của nước ngoài được Tuyển báo cáo trấn an: “Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ khiến một số ngành sản xuất của ta phải chịu sự cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới một số yếu tố sau:

Một là, việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO cần được xem xét trong tổng thể của việc giảm thuế cho hàng hóa của các nước ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc (đã đàm phán xong) và khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc - New Zealand, v..v (đang trong quá trình đàm phán). Mức giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO là không sâu và rộng như mức giảm thuế mà ta đã cam kết (và trên thực tế đã thực hiện) với các nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do với các nước này.

Hai là, thực tiễn cho thấy việc cắt giảm thuế rộng và sâu trong khuôn khổ ASEAN (một trong số các đối tác nhập khẩu chính của ta) đã không gây ra biến động lớn.

Ba là, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khấu hàng năm.

Bốn là, do thuế suất của thành phẩm có mức giảm lớn hơn mức giảm của sản phẩm trung gian (nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào) vượt ta thu hẹp được mức bảo hộ thực tế trong một số ngành mà hiện nay đang được bảo hộ quá mức cần thiết. Sản xuất, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu, cũng sẽ được hưởng lợi bởi tiếp cận được các yếu tố đầu vào với chi phí rẻ.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực Nông nghiệp, Truyển cảnh giác nhà nông Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuyển nói: “ Riêng đối với nông nghiệp, áp lực cạnh tranh là lớn do sản xuất nông nghiệp của ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 héc-ta canh tác trung bình ở mức 30 triệu đồng/ha. Để xử lý tình hình này, phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển mạnh phần lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động đi đôi với việc tăng cường đầu tư và hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bằng những biện pháp phù hợp với quy định của WTO như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hỗ trợ nông dân đầu tư các cơ sở bảo quản, phơi sấy; đầu tư cho các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân với giá ưu đãi, phát triển hệ thống khuyến nông; giảm bớt sự đóng góp của nông dân đi đôi với việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân, v.v... Trong báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI và trong bài viết đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 8/11/2006 sau khi Việt Nam được kết nạp vào WTO, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến chủ trương và các giải pháp này. Tới đây sẽ phải xây dựng thành cơ chế và chính sách cụ thể.” 

Như vậy rõ ràng là áp lực đã đè nặng lên đầu Việt Nam. Muốn tồn tại,  Việt Nam phải  mau chóng “Công nghiệp hóa Nông thôn”  và phải cấp thời có kế hoạch sử dụng số nông dân dư thừa và số nông dân nhàn rỗi sau mỗi vụ mùa, ngoài chủ trương gia tăng “xuất cảng” lao động sang các nước thiếu công nhân. Việt Nam gọi thời gian này là kỳ “nông nhàn”. Nhưng hầu hết  nông dân lại không có “tay nghề chuyên môn” theo yêu cầu của các nước kỹ nghệ nên lợi tức của họ sẽ không cao nếu chỉ đi ra nước ngoài để làm lao công. Đây chính là một thách đố không nhỏ cho Việt Nam. 

Đảng Việt Nam đặt tiêu chuẩn đến năm 2020 Việt Nam phải là một nước  “Công nghiệp”  tân tiến  thay vì “Nông nghiệp”  và “Công nghiệp nhỏ” và chậm tiến như bây giờ.  Nhưng muốn giỏi thì phải học, phải bỏ ngay chủ trương “Hồng hơn Chuyên”, phải có chính sách đào tạo chuyên viên,chuyên ngành và thầy giởi chứ không thề học vẹt, học lén, bán bằng, mua đề thi, bằng giả người thật lung tung như bây giờ.Tuyển  báo cáo thêm : “ Tóm lại, khi hàng rào bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước sẽ phải đối diện với mức độ cạnh tranh lớn hơn từ bên ngoài. Không loại trừ khả năng sẽ có biến động ở một số ngành, nhất là những ngành mà tính linh hoạt trong chuyển đổi không cao. Dù đây chủ yếu sẽ là biến động cục bộ nhưng vẫn đòi hỏi ta phải khẩn trương rà soát để có biện pháp chủ động đối phó như điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ đi đôi với việc hoàn thiện các công cụ về tự vệ được WTO cho phép, hoàn thiện cơ chế thu thập và xử lý thông tin, cơ chế đánh giá cảnh báo định kỳ các tác động để chủ động hơn trong việc ứng phó với các biến động trên thị trường thế giới và trong nước.”

Như vậy thì việc thu nhập của ngân sách quốc gia có chịu ảnh hưởng của WTO không " Tuyển trấn án : “Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu nhưng sẽ không có đột biến lớn bởi các lý do. Một là, tổng thu từ thuế nhập khẩu hiện nay chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách. Hai là, số lượng các mặt hàng giảm thuế chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Việc giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình bình quân là 5 năm nên theo ước tính sơ bộ, thu từ thuế nhập khẩu sẽ chỉ giảm chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Ba là, việc gia nhập WTO với những cơ hội có được, sản xuất - kinh doanh sẽ phát triển, xuất nhập khẩu cũng sẽ tăng lên, những nguồn thu mới sẽ được tạo ra và do đó quy mô của ngân sách sẽ tăng theo sự tăng trưởng kinh tế…  Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thay đổi của thị trường và việc cải cách hệ thống chính sách thuế trong điều kiện hội nhập cũng sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn thu (giữa các địa phương, các khu vực kinh tế, giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau và giữa các sắc thuế khác nhau, v..v.).”

LỢI VÀ HẠI

Như vậy, theo lời trình bầy của Tuyển thì Việt nam sẽ có lợi  hơn là hại nếu hệ thống cầm quyền ở Việt Nam biết từ bỏ lối sống và cách làm phi luật pháp, mập mờ, gian lận. Cán bộ, công chức phải rũ bỏ cung cách làm ăn bạ đâu dánh đó, làm ăn không cần chứng minh, bịa đặt  ra nhiều “Luật miệng” để hành dân, nhũng nhiễu. Họ cũng phải bỏ ngay thứ “chủ nghĩa cá nhân” chủ ý là mưu lợi riêng cho cá nhân, phe phái; ngồi máy ăn  bát vàng, chỉ tay năm ngón, dốt  cai trị giỏi đang gây thiệt hại cho ngân sách và xâm phạm trắng trợn quyền lợi của dân.

Đảng CSVN còn phải tự  “lột xác”  thành con người mới không phải vì được mặc quần áo đẹp mà  phải tập “biết ăn biết mặc” như người khác của WTO. Khẩu hiệu “Nói và Làm”  của Đảng chưa bao giờ khẩn trương như bây giờ. Nếu cứ làm theo cách “du kích chiến” , tư lợi, bủn xỉn, giấu diếm, tạo thành tích bằng những báo cáo rởm như đang xẩy ra trong nhiều lĩnh vực của đội ngũ cán bộ lấy tiền đè lên Luật pháp thì Việt Nam sẽ khó tránh khỏi chiếc roi bọc sắt của WTO.

Một trong số chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, Tiến sỹ Lê Đăng  Doanh, đã không ngần ngại nói thẳng : “ Vào WTO như một chiếc ôtô chỉ cài số tiến, không có số lùi, là một chuỗi các luật lệ mới nhưng không có biếu xén, không mời mọc ăn uống, không có chuyện hứa nhưng không làm, không có chuyện anh thích bán cái gì thì bán mà phải lựa xem thị trường có thích không, không có chuyện doanh nghiệp này phải hạ gục doanh nghiệp kia mà phải kiếm ra mẫu số chung để cả hai cùng thắng, không có cơ hội để tâng bốc và khen nhau những chuyện không có thật.”  (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn,TBKTSG)

Liên quan đến “thị trường hàng gỉa”, phần lớn xâm nhập từ  nước “đành anh” Trung Hoa, đang gây  ảnh hưởng nghiêm trọng  cho kinh tế Việt Nam sẽ tác hại ra sao đến những  cam kết của Việt Nam với WTO "

Ông Trần Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nói với TBKTSG : “ Thách thức lớn nhất là quyền sở hữu trí tuệ. Bất kỳ thứ hàng nào bán được trên thị trường hiện nay đều có hàng giả.”

Ông dẫn chứng : “Luật Sở hữu trí tuệ đã được thông qua năm 2005, nhưng theo Hiệp hội Phần mềm thế giới, 92% phần mềm sử dụng ở ta năm 2004 vi phạm bản quyền (cao nhất thế giới). Năm 2005, tỷ lệ này là 90% nhưng vẫn cao nhất thế giới.”

TBKTSG viết tiếp :“Với ông Hùng, sự chênh lệch về ý thức và năng lực giữa doanh nghiệp VN và nước ngoài cũng là một thách thức. Ông cho biết, năm ngoái Cục nhận được 95% đơn đăng ký sáng chế có nguồn gốc nước ngoài, 5% của VN nhưng chỉ 2% trong số sản phẩm có nguồn gốc VN được cấp văn bằng bảo hộ.”

Trong khi  ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN cho TBKTSG biết rằng:” Các bức xúc trên có phần xuất phát từ việc Nhà nước thiếu chuyên nghiệp. Ông đặt ra câu hỏi: 149 nước trong WTO có nước nào như VN, nơi 55% đầu tư là từ Nhà nước"”

Tại sao à " Bởi vì cái nhà nước này luôn luôn muốn nắm cổ người dân bằng chủ trương lấy kinh tế kiểm soát dạ dầy mọi người nên đã đặt ra cái nền “kinh tế do Nhà nước chủ qủan”, do đảng lãnh đạo. Chính sách này đã dành độc quyền  kinh tế cho đảng vì đảng sợ “tư nhân hóa” thì đảng sẽ nghèo mạt, có khi còn đi đoong nữa.

Một chuyên viên Quốc tế hiểu biết nhiều về Việt Nam, Tiến sĩ Carl Thayer, Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học New South Wales (UNSW)  đã nói về những thuận lợi và thách thức đối với VN khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ông được báo chí trong nước đăng lời phân tích: "Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của VN sẽ không còn bị phân biệt đối xử. VN sẽ bình đẳng bước vào thị trường với 149 nước thành viên khác. VN sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác. Bây giờ hàng xuất khẩu của VN sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp.”

  “Điều then chốt là VN lần đầu tiên được chen chân vào thị trường thế giới với nền tảng tốt nhất. VN có thể cùng với các quốc gia đang phát triển khác gây áp lực để được giúp đỡ hay cứu xét đặc biệt trong việc áp dụng luật lệ của WTO. Điều này sẽ giúp VN thêm sức mạnh và điều kiện tốt để cạnh tranh với thế giới. Qui chế thành viên WTO sẽ khiến thị trường VN được nhìn ở một góc độ khác.”

 “Thị trường VN sẽ hấp dẫn hơn với giới đầu tư nước ngoài đã quen thuộc với cung cách làm việc của WTO. Họ sẽ đem đến những công nghệ tiên tiến, những thói quen kinh doanh tốt hơn. Những điều này sẽ giúp gia tăng mức sản xuất tại VN, phát triển thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Thị trường nội địa phát triển sẽ cho người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có được trước đó".

Tuy nhiên, Ông Carl Thayer cũng nhìn nhận Việt Nam cũng phải đối phó với  6 thách thức lớn :

 “Trước tiên, các nhà máy VN có chất lượng thấp, kỹ thuật lạc hậu, giá thành cao, hệ thống phân phối kém, thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật. Khi trở thành thành viên WTO, ngay lúc đầu giới kinh doanh VN sẽ mất thị trường và phải bước vào đoạn điều chỉnh cấp thời.”

 “Thứ nhì, rất nhiều doanh gia VN không am tường luật lệ và thủ tục (mới) của WTO. Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO còn thay đổi nhiều. Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh VN gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì giới quản lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO. VN có nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý.”

 “Thứ ba, sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ VN, không có vốn, không có công nghệ, và cũng chẳng có kinh nghiệm so với các đối thủ quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nội địa của VN sẽ gặp phải những cạnh tranh mãnh liệt của những công ty nước ngoài.”

 “Thứ tư, tất cả những xí nghiệp nội địa phải cạnh tranh ở mức cao hơn. Các xí nghiệp này phải tự chỉnh đốn để sản xuất hàng chất lượng và có dịch vụ tốt hơn, hay phá sản. Những khu vực yếu kém trong cạnh tranh như dịch vụ, sản xuất sắt thép, lắp ráp xe hơi và nông nghiệp sẽ bị đe dọa trầm trọng. Khu vực trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước như điện lực, viễn thông, sẽ bị áp lực nặng nề để mở cửa cho tư doanh. Nhiều công ty VN có khả năng bị công ty ngoại quốc nuốt chửng.”

 “Thứ năm, sự phá sản của công ty nội địa làm tăng nạn thất nghiệp và gây bất ổn định trong xã hội. Mặt khác, ngay cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài có khả năng, trong vài trường hợp, đưa đến tình trạng tài chính bất ổn định.”

 “Thứ sáu, sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm môi trường bị xuống cấp.”

 “Theo Tiến sĩ Carl Thayer, Chính phủ và giới đầu tư VN phải làm việc với nhau giúp các cơ sở kinh doanh trong nước tăng nguồn vốn, thay đổi cách quản lý, đem công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Để đem lại điều kiện tốt cho việc đầu tư, nhà nước phải dành nhiều ngân sách hơn cho giáo dục và tăng ngân sách quốc gia vào các công trình nghiên cứu.”

 “Thứ đến, nhà nước phải nhanh chóng thực hiện cải tổ hành chính để trở nên hiệu quả hơn nếu không chính nhà nước lại cản trở công cuộc cản của cuộc phát triển kinh tế hiện nay.

Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đòi hỏi nhà nước tăng ngân sách trợ cấp mất việc, ngân sách tái đào tạo công nhân cũng như ngân sách an sinh xã hội.”

Ông Thayer không nói gì đến “quốc nạn tham nhũng” của Việt Nam đang đe dọa sự tồn tại của đảng CSVN, nhưng ai cũng biết nó là nguyên nhân đang  làm cho  tình trạng cách biệt giầu, nghèo giữa thành phố và nông thôn mỗi ngày giãn ra.  Nó cũnng đang làm chậm đà phát triển kinh tế và tạo ra tình trạng bất bình trong nhân dân và chia rẽ nội bộ.

Hơn thế nữa, muốn “ra biển không bị chết chìm” thì con thuyền Việt Nam phải có những người vững tay chèo và chèo cùng nhịp. Tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra” hiện nay đang  chia rẽ dân tộc, đang gây bất bình trong nhân dân nên đã có một thái độ buông thả, để mặc cho Nhà nước bươn chải, của chung không ai khóc lan nhanh trong xã hội.

Mặt khác, muốn có công bằng, dân chủ để được văn minh như đảng vẫn tuyên truyền thì người CSVN phải biết nhìn vào sự thật: Một chế độc độc tài, đảng trị, độc quyến thông tin, báo chí chỉ  có hại cho đất nước vá giữ chân nhân dân trong gong cùm chậm tiến và lạc hậu. .-

Cuối năm 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.