Hôm nay,  

Phỏng Vấn: Lương Tâm Công Giáo Trước Hiện Tình VN

20/12/200600:00:00(Xem: 5540)

Phỏng Vấn: Lương Tâm Công Giáo Trước Hiện Tình VN

Lời giới thiệu của VNN: Sự hy sinh của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam trong những thế kỷ trước đã viết lên những trang sử thật vinh quang cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Những giọt máu tử đạo của các Ngài thấm xuống lòng đất Mẹ Việt Nam đã trổ sinh biết bao bông hoa tươi thắm, hương sắc nồng nàn cho vườn hoa Giáo Hội Việt Nam. Ngày hôm nay, dưới chế độ độc tài CSVN, tuy không còn hiện tượng Xương Trắng Máu Hồng và cũng chưa thấy có vị Tử Đạo nào được Giáo Hội tôn vinh, điều đó phải chăng đã chứng tỏ chế độ CSVN không tàn ác, không cấm đạo và diệt đạo tàn bạo như các triều đại phong kiến trước đây" Hay ngược lại" Tại sao" Và cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Nhân phẩm Việt Nam ngày hôm nay có phù hợp không với gương hy sinh cao cả của các Anh Hùng Tử Đạo xưa"...

Nhân dịp Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 21.12, thông tấn VNN đã rất hân hạnh được Ông Đặng Đình Hiền, Chủ Tịch Lương Tâm Công Giáo, từ California, dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện. Xin kính mời quý vị theo dõi.

***

Sơ lược Tiểu sử Ông Đặng Đình Hiền:

Sinh quán tại Hà Đông (Bắc Việt). Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1955.

Là một sĩ quan trong ngành Hàng Hải Thương Thuyền rồi sau đó gia nhập Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Hiện sinh sống tạ Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Đương kim Chủ Tịch Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo.

 VNN: Kính chào Ông Đặng Đình Hiền, trước hết, xin Ông cho biết Lương Tâm Công Giáo đã được hình thành do từ những lý do nào và hoạt động ra sao" 4 chữ ''Lương Tâm Công Giáo'' có ý nghĩa như thế nào đối với những việc làm của quý Tổ Chức"

Ông Đặng Đình Hiền: Kính chào ông Võ Triều Sơn. Rất hân hạnh được thưa chuyện với ông. Khoảng giữa năm 2001, lúc Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý vừa bị nhà cầm quyền CSVN bắt nhốt tù để chờ ngày đưa ra kết tội, chúng tôi, một số người Công giáo tại địa phương, thấy rằng phải làm một cái gì để yểm trợ tinh thần Linh mục Lý trong hiện tại và về lâu dài thì tiếp tay phổ biến và vận động cho cuộc tranh đấu đòi lại các quyền tự do căn bản, nhất là Tự Do Tôn Giáo (TDTG) cho người dân tại Việt Nam. Chúng tôi đã ngồi lại và lập nên một tổ chức lấy tên là "Khối Công Giáo Chống Cộng Bắc California", với lập trường Quốc gia dân tộc làm nền tảng và Đức tin Công giáo làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Mục đích là để phát huy truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của người giáo dân đối với Tổ quốc và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) trước chủ trương đàn áp tôn giáo và nô dịch mọi thành phần dân tộc của đảng CSVN. Mục đích này được thể hiện bằng mọi lãnh vực của truyền thông. Nghĩa là dùng mọi phương pháp hoà bình để tiếp tay quốc nội giải thể chế độ Cộng sản tại Việt Nam. Bởi đó, chúng tôi có một chương trình phát thanh với tên "Lương Tâm Công Giáo" hàng tuần vào mỗi Chúa nhật từ 2 đến 3 giờ chiều, buổi phát thanh đầu tiên rơi đúng vào Chúa nhật 16-9-2001, ngay sau ngày khủng bố 911. Nói như vậy thì quý vị đã thấy được rằng chúng tôi là những người Công giáo nhận thức được trách nhiệm của người giáo dân đối với quê hương dân tộc, nên lập ra một tổ chức để nói lên tiếng nói lương tâm của mình và nói thay cho những nguời khác không thể nói được, dù ở trong nước Việt Nam hay bất cứ nơi nào. Nhưng sau đó vì có rất nhiều người từ nhiều nơi trên thế giới, hưởng ứng và muốn được tham gia nên chúng tôi phải đổi tên mới cho khỏi cục bộ. Đó là tên LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO (LTCG) như quý vị đã thấy. Chúng tôi cũng có thêm một trang nhà (website) www.luongtamconggiao.comđể đăng tải những bài viết có giá trị của mọi tác giả không phân biệt tôn giáo, đồng thời cũng để lưu trữ các chương trình phát thanh cho mọi người trên thế giới có thể nghe được vào bất cứ lúc nào. Xin nói ngay là chúng tôi không có chủ đích giảng đạo hay tìm kiếm tín đồ.

VNN: Rất cảm ơn Ông đã cho biết rõ. Nhà cầm quyền CSVN đã phản ứng như thế nào trước những hoạt động của Lương Tâm Công Giáo"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa, dĩ nhiên là họ liệt chúng tôi vào hàng ngũ ''phản động", cho tay sai thóa mạ chúng tôi và cuối cùng họ đã cấm cửa chúng tôi, dùng tường lửa để chặn website của chúng tôi. Bây giờ, ở Việt Nam không ai còn có thể vào được trang nhà của LTCG nữa. Tuy nhiên, đài phát thanh Quê Hương ở San Jose vẫn thường chuyển tải chương trình phát thanh hàng tuần của LTCG về Việt Nam qua hệ thống vệ tinh.

VNN: Kính thưa Ông, với mục đích và đường hướng lý tưởng như vậy, hoạt đông của Lương Tâm Công Giáo có phù hợp không với quan điểm của Giáo Hội Mẹ trong mối quan hệ với nhà cầm quyền CSVN, mà như Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã trả lời phỏng vấn của VietCatholic News ngày 30.4.2005 tại Rôma, đại ý: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhìn sự việc từ góc độ loan báo Tin Mừng mà sứ điệp của Tin Mừng chính là Yêu Thương và Phục Vụ và Giáo Hội đi theo con đường mà Cộng Đồng Vaticano 2 đã vạch ra là ĐỐI THOẠI thẳng thắn để tiến tới HợP NHẤT hầu phục vụ sự sống của con người"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa ông, chúng tôi nghĩ rằng đường lối của LTCG rất là hợp với quan điểm "Đối Thoại thẳng thắn" của Giáo Hội Mẹ. Chúng tôi chủ trương ôn hòa, không bạo động. Sứ điệp của Tin Mừng là Yêu Thương và Phục Vụ. Còn gì tốt đẹp hơn là yêu thương và phục vụ những người không có tiếng nói, bị đàn áp, bị đối xử bất công, bị tù đày quản chế, bị hành hung thô bạo v.v... Công Đồng Vaticanô 2 khuyên dùng Đối Thoại thẳng thắn để tiến tới Hợp Nhất hầu phục vụ sự sống con người. Điều này thật là lý tưởng nếu người đối thoại với các tôn giáo cũng thẳng thắn và có tinh thần hợp nhất. Chỉ tiếc một điều: trong 31 năm qua, GHCGVN đã "đối thoại" với đầu gối thì đúng hơn, vì nhà cầm quyền CSVN không chịu nghe những nhu cầu của GHCGVN, nói riêng, cũng như của các tôn giáo, nói chung. Các cuộc "đối thoại'' đã diễn ra theo cơ chế Xin-Cho như Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã nói đại khái: Những điều Giáo Hội xin thì bằng cái bàn nhưng nhà nước chỉ cho bằng cái tách, cái ly. Nếu cứ tiếp tục đối thoại kiểu này, thì dù 30 năm hay 60 nữa, GHCGVN cũng không thể "Hợp Nhất hầu phục vụ sự sống của con người" được.

VNN: Rất cảm ơn Ông. Có quan điểm cho rằng người Công giáo Việt Nam hải ngoại vì sống xa quê hương nên không hiểu rõ và không cảm thông được với những khó khăn và tế nhị của Giáo Hội Mẹ khi phải quan hệ với nhà cầm quyền CSVN, nên thường đưa ra những đòi hỏi có tính đối đầu với nhà cầm quyền thay vì đối thoại ôn hòa để giải quyết. Như cương quyết đòi lại những cơ sở văn hóa, từ thiện, những Đại chủng viện, Tiểu chủng viện, các Dòng tu... của Giáo Hội đã bị nhà nước tịch thu ngay sau 1975, đòi quyền Giáo Hội được tự do truyền chức Linh mục, tự do phong chức hay bổ nhiệm Giám Mục, thậm chí đòi luôn cả quyền Giáo Hội được có chương trình phát thanh, báo chí riêng, nhà in, nhà xuất bản riêng v.v... Lương Tâm Công Giáo nhận định như thế nào về vấn đề nầy"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa ông, người Công giáo hải ngoại sống xa quê hương thì có, nhưng không phải không cảm thông được những khó khăn của Giáo Hội Mẹ khi phải quan hệ với nhà cầm quyền. Tài sản của Giáo Hội dù Việt Nam hay toàn cầu đều là của chung, do giáo dân Việt Nam hay toàn cầu đóng góp hay tạo mãi, hoặc kế thừa từ bao thế hệ. Các chức sắc hay hàng lãnh đạo có bổn phận bảo quản như một Quản lý, ai xâm phạm thì phải ngăn cản, ai mượn thì có lúc phải trả lại, ai chiếm dụng thì phải đòi lại bằng cách này hay cách khác. Nếu không làm thì gọi là thiếu trách nhiệm. Căn cứ trên đơn từ với đầy đủ chứng cớ do các Linh mục Quản xứ hay Tu viện Trưởng phổ biến rộng rãi khắp nơi, chúng tôi được biết rằng các vị đã kiên nhẫn "đối thoại ôn hòa" qua nhiều năm, tới lui hàng chục "cửa ải" với bao nhiêu lời hứa hẹn để rồi vẫn bị cướp trắng, điển hình là vụ Tu viện Thiên An và Thánh địa La Vang cùng vô số nơi khác, nhưng đáng buồn thay đã không được Giáo quyền CGVN quan tâm đúng mức. Quyền đào tạo hay thuyên chuyển các Linh mục hay tu sĩ là mặc nhiên của bất cứ tôn giáo nào, lại còn được xác quyết bởi Hiến pháp do chính nhà cầm quyền CSVN ký ban hành và được quốc tế công nhận. Nếu cứ tiếp tục xin xỏ này nọ thì mới là chuyện lạ đời. Chuyện ra báo riêng hay lập đài phát thanh riêng cũng được Hiến pháp CSVN công nhận tại Điều 69: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của luật pháp". Đúng! Hiến pháp cho phép là một chuyện, mà nhà nước có để cho mình được làm hay không lại là chuyện khác. Bởi vậy mình mới phải dấn thân đòi hỏi cho được. Mới đây thôi, chỉ vài ngày sau khi kết thúc Hội nghị APEC 2006, hôm 29-11-2006, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã thò tay ký ngay cái "Chỉ thị 37", cấm tư nhân ra báo. "Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước". Mọi nguời, kể cả hàng Giáo phẩm Việt Nam, nên làm những gì Hiến pháp cho phép, như bất cứ người công dân nào khác. Xin đừng ngần ngại dấn thân.

VNN: Rất cảm ơn Ông đã cho biết rõ. Ngày 21.12 tới đây, ngày hằng năm Giáo Hội Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhân dịp nầy, xin Lương Tâm Công Giáo cho biết sự Tử Đạo của các Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Nhân phẩm Việt Nam ngày hôm nay"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa, gọi là Tử Đạo vì các Ngài đã chết vì Đức tin của mình, vì Đạo pháp của mình. Tranh đấu cho Nhân quyền cũng là tranh đấu cho TDTG, nghĩa là tranh đấu để bảo vệ Đức tin của mình, Đạo pháp của mình. Ai dám bảo chết vì tranh đấu cho TDTG không phải là hy sinh vì Đức tin, vì Đạo pháp, hay "Tử vì đạo"" Chỉ sợ ngày nay không còn bao nhiêu người trong chúng ta dám chết cho TDTG, chết vì đạo hay Tử vì đạo. Chúng ta không quên những lời của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đã viết trong Thư luân lưu: "Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo Hội, đã có nhiều vị chết vì bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội, ngày nay đã có một vị Giám mục nào sẵn sàng liều chết để bảo vệ nhân quyền chưa"". Ngài đã được diễm phúc ấy, đã chết để bảo vệ nhân quyền và công lý. Ngài thật xứng đáng được gọi là "Tử vì đạo". Nhưng còn ai khác nối tiếp Ngài, dám dấn thân như các Thánh Tử đạo ngày xưa nữa không"

VNN: Kính thưa Ông, năm 1978, trong dịp tham dự Hội Nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Rôma, khi được Đức Hồng Y Canada Edouard Gagnon hỏi: Cái gì người Công Giáo Việt Nam (đang) cần nhất" Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn đã trả lời ngay, không do dự: ''Xin hãy gửi cho chúng tôi những truyện về đời sống các Thánh''. Bây giờ, 28 năm sau, theo Lương Tâm Công Giáo nhận định, như cầu nầy còn thực sự cần thiết cho Giáo Hội Mẹ nữa không" Tại sao"

Ông Đặng Đình Hiền: Rất cần ông ạ. Năm 1978 mới 3 năm sau khi cướp được miền Nam, người Cộng sản còn đang say mê chiến thắng, cái gì cũng chỉ nhân danh đảng: cướp cho thật nhiều, hành hạ, bỏ tù cải tạo cho thật nhiều người dân miền Nam để trả thù, để moi tiền của. Đâu đâu cũng thấy người Cộng sản hăng say đầy đọa người dân miền Nam đến dã man, không có lương tri, chỉ tràn đầy thù hận... Ngày nay, sau 31 năm kềm kẹp, người dân đã trở nên vô cảm, sợ sệt. Các Thánh được gọi là "Thánh" vì các Ngài có lòng lân mẫn, biết vị tha, biết nghĩ đến người khác, dám dấn thân, dám hy sinh mạng sống của mình vì người khác cũng như để bảo vệ Đức tin, bảo vệ đạo Chúa, bây giờ, mấy ai còn nghĩ đến chuyện hy sinh. Cái tự do phải có đáng lẽ to như cái bàn nhưng chỉ được như cái tách, cái chén, song không có ai dám đứng ra đòi cho nó lớn hơn. Vì không dám hay không muốn. Cần sách hạnh các Thánh là vì vậy, đọc để bắt chước, để sống cho có lương tri, sống với tinh thần thương người, dấn thân và hy sinh.

VNN: Rất cảm ơn Ông. Điều không thể phủ nhận là những năm gần đây, nhiều Thánh thất, Chùa chiền, Tu viện, Nhà thờ... đã được xây cất thêm hoặc trùng tu lại rất khang trang, đẹp đẽ, nhiều vị Lãnh đạo các Tôn giáo, tăng ni, tu sĩ nam nữ cũng đã được xuất ngoại dễ dàng song song với nhiều cuộc kiệu rước, cúng tế tưng bừng từ Nam chí Bắc... Và Chúa nhật 19.11 vừa qua, Tổng Thống Mỹ George W. Bush cùng phu nhân đã hân hoan đến dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Cửa Bắc được cử hành trang trọng và đông người tham dự... Trước những khởi sắc như thế của các Tôn giáo nói chung mà nói rằng tại Việt Nam hiện nay không có tự do Tôn giáo có hợp lý không" Và phải chăng quyết định của Mỹ rút tên CSVN ra khỏi danh sách CPC là đứng đắn" Theo Lương Tâm Công Giáo nhận định, thực chất của những vấn đề nầy như thế nào"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa ông, tôi đồng ý là những năm gần đây có nhiều Thánh thất, Chùa chiền, Tu viện, Nhà thờ... đã được xây cất hoặc trùng tu lại rất khang trang, đẹp đẽ, nhưng chỉ là để cho người từ ngoại quốc về chụp hình, hay người mình chụp để gửi ra ngoại quốc khoe sự đổi mới, sự tự do bề ngoài.. Lễ lạy được tổ chức cho linh đình để khoe tín đồ con chiên đông đảo. Điều quan trọng là sinh hoạt tôn giáo trong các Chùa chiền, Thánh thất, Nhà thờ đó có bị cấm cản hay bắt buộc phải xin phép không" Pháp lệnh Tôn giáo vừa mới ban hành còn sờ sờ ra đó. Họ đã giật sập bao nhiêu nơi thờ phượng của Giáo Hội Mennonite, đã bao nhiêu lần bắt nhốt, tra tấn dã man các Mục sư và tín đồ Tin Lành, các chức sắc và tín đồ Hòa Hảo Thuần tuý. Tại sao họ không để cho GHPGVNTN phục hoạt, tại sao không để cho GHCGVN được độc lập trong việc tuyển sinh, trong chương trình tu học, trong việc truyền chức và bổ nhiệm v..v.. Vả lại, có xây cất và trùng tu lại Nhà thờ, Chùa chiền hay Thánh thất thì quý chức sắc mới có cớ để xuất ngoại. Nhà cầm quyền CSVN vừa được thêm ngoại tệ vô điều kiện, vừa được tiếng là nhân đạo, là đã ban phát TDTG. Dự lễ ngày Chúa nhật là việc phải làm của người Công giáo hay Tin Lành, trừ trường hợp bất khả kháng. Có người cho rằng Tổng Thống Bush đến dự lễ tại một Nhà thờ ở Hà Nội hôm 19-11-2006 là mặc nhiên công nhận hay chứng tỏ Việt Nam đã có TDTG. Điều đó có vẻ hơi cường điệu. Nhưng quyết định rút tên CSVN ra khỏi danh sách CPC (countries of particular concerns) mới là quan trọng, đáng chê trách, mặc dầu đã có sự ngăn cản của Ủy Ban Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo. Hòa Thượng Quảng Độ vẫn còn bị quản chế tại Thiền viện, các Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi vẫn bị giam lỏng tại Huế, bao nhiêu tín đồ Hòa Hảo đã bị sát hại, đàn áp; Mục sư và tín đồ Mennonite bị bắt, bị bỏ tù, bị bắt buộc ký giấy bỏ đạo, bị làm khó dễ v.v... nhưng chính phủ Mỹ vẫn cho rằng "TDTG đã có tiến bộ" và rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách. Đây là việc làm đáng thống trách! Quyền lợi của một nước đại cường đã lấn át cái khát vọng tự do của người dân Việt. Những câu tuyên bố mới đây của Hòa Thượng Quảng Độ đã nói lên đầy đủ sự thất vọng và chua xót về chuyện CPC này. Mới hôm thứ bẩy 9-12, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Dự luật 6406, cấp cho Việt Nam cái quyền "Bình thường hóa thương mại vĩnh viễn" (PNTR). Dư luật được Thượng viện thông qua vào khỏang 1:30 AM sáng ngày 9-12 với số phiếu 79-9, chỉ vài giờ sau khi Hạ viện đã đồng ý với tỷ số 212-184. Tất cả chỉ dựa vào lời hứa Việt Nam sẽ cải tổ kinh tế, sẽ cải tổ chính trị và sẽ tôn trọng nhân quyền. Tổng Thống Bush nói Việt Nam "đang chứng tỏ sự cam kết mạnh mẽ tiếp tục cải tổ kinh tế, sẽ hỗ trợ cho cải tổ chính trị và tôn trọng nhân quyền". Câu hỏi của chúng ta là: Bao giờ mới có những cải tổ ấy" 30 năm nữa hay 60 năm nữa" Cả thế giới đều biết Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vừa mới ký Chỉ thị 37 ngày 29-11-2006, cấm tư nhân làm chủ các phương tiện truyền thông như báo, đài và nhà in, chỉ ít ngày sau khi Việt Nam được chính thức gia nhập WTO và thoát khỏi danh sách CPC. Điều đó có ý nghĩa gì" Lật lọng! Sự cố ký Hiệp định Paris năm 1973 rồi tiến chiếm miền Nam năm 1975 còn sờ sờ ra đó. Vẫn là bổn cũ soạn lại!

VNN: Kính thưa Ông, sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa được trao tặng Giải Quốc Tế Nhân Quyền RAFTO 2006 có ý nghĩa như thế nào đối với hành trình của Lương Tâm Công Giáo nói riêng và cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Nhân phẩm Việt Nam hiện nay nói chung"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa, trước nhất là chúng tôi chúc mừng Hòa Thượng đã được thế giới biết đến việc kiên trì tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, trong đó có TDTG. Hòa Thượng Quảng Độ bị giam giữ nhiều năm tại Thiền viện, dù là quản chế, không được đi đâu, nhưng vẫn được thế giới biết đến và kính trọng, trong khi nhiều vị lãnh đạo tôn giáo của chúng ta duờng như đã đến tận cùng của trái đất, nhiều lần, nhưng không thấy thế giới quan tâm. Điều đó chứng tỏ có "cái gì" không ổn, cần xét lại. Chúng ta cần đọc thêm chuyện các Thánh, cần biết dấn thân hơn và hy sinh hơn. Những thông điệp đưa ra hải ngoại không phải là "chúng tôi cần tiền" nhưng là những khát vọng "chúng tôi cần tự do, dân chủ, cần tự do hành đạo và truyền đạo, cần phương tiện truyền thông và in ấn, cần tự do ngôn luận và thông tin. Xin hãy giúp và hỗ trợ chúng tôi có được những quyền hiến định đó". Chúng tôi nghĩ rằng việc Hòa Thượng được trao tặng Giải cũng khích lệ những nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước vì ít ra họ cảm thấy không đơn độc, đã có những cơ quan quốc tế lưu tâm đến, riêng LTCG cũng thấy phấn khởi tinh thần để tiếp tục con đường mình đã chọn.

VNN: Rất cảm ơn Ông. Lương Tâm Công Giáo nhận định như thế nào về những bất công xã hội trầm trọng hiện nay tại Việt Nam sẽ ra sao sau khi Việt Nam đã vào WTO" Riêng về lãnh vực Tự do Ngôn luận mà Lương Tâm Công Giáo rất quan tâm, có hy vọng được cải thiện gì không" Tại sao"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa ông Võ Triều Sơn, thưa quý độc giả: Gia nhập WTO là gia nhập Kinh kế Toàn cầu, là chấp nhận cạnh tranh và là cạnh tranh khốc liệt bằng những luật lệ trong sáng của quốc tế. Nghĩa là phải chịu ràng buộc bởi luật lệ quốc tế. Nhiều người hy vọng rằng, từ đó tự do dân chủ và nhân quyền sẽ được cởi mở hơn. Người ta bảo lúc đó lực lượng nông dân và công nhân sẽ đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của mình thì chắc chắn CSVN sẽ sụp đổ thôi. Bởi vì cùng một lúc các tư doanh quốc nội cũng như quốc tế và người Việt hải ngoại sẽ ép buộc Việt Nam thay đổi. Thú thực, đó chỉ là mơ ước theo ý riêng của mình thôi. Trung Hoa đó, ngay sát nách với Việt Nam, đã được vào WTO bao lâu rồi, chúng ta có thấy phần chính trị thay đổi được bao nhiêu. Đâu có ai cấm cản Việt Nam sẽ không rập khuôn theo Trung quốc, như vẫn từng làm từ xưa đến nay.

Còn lãnh vực Tự do Ngôn luận (TDNL) thì có người nói thời gian gần đây có vẻ như "dễ thở" đôi chút, nhưng mới hôm 29-11-2006, Nguyễn Tấn Dũng vừa ký cái Chỉ thị 37 "cấm mọi tư nhân ra báo", dù là báo giấy hay báo điện tử. Đây là một chuẩn bị để trong tương lai gần sẽ được dùng để triệt hạ các phương tiện truyền thông đã có sẵn mà các nhà tranh đấu trong nước phải vất vả lắm mới tạo dựng được. Tuy nhiên, ngày nay, vì không còn sợ hãi nữa nên nhiều đoàn thể, tổ chức ở trong nước đã xuất hiện, đã lên tiếng thách đố với nhà cầm quyền Cộng sản thì vấn đề Tự do Dân chủ không thể phản hồi được. Tự do ngôn luận sẽ phải tiến triển và tồn tại, dù nhà cầm quyền không muốn thế và sẵn sàng ra tay đàn áp nặng nề. Lương Tâm Công Giáo rất chú trọng vấn đề TDNL tại quốc nội, sẵn sàng làm bất cứ điều gì trong khả năng để giúp duy trì và phát triển TDNL tại Việt Nam. Ngay như tờ báo Tự DO NGÔN LUẬN măc dù phát hành từ trong nước, nhưng LTCG cũng đã tình nguyện in lại tại hải ngoại này để gửi biếu quý độc giả. Và mới đây đã đứng ra tổ chức buổi Tiệc gây quỹ Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam, quy tụ đại diện các tôn giáo chính như Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Hoà Hảo. Tham dự viên, trên 400 người, gồm tín đồ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, khuynh hướng chính trị khác nhau. Mọi người như quên đi tất cả những khác biệt, tụ họp dưới một mái nhà, để nghĩ đến chuyện Yểm Trợ cho TDNL tại Việt Nam sống còn mà thôi. Quả thật là một điều rất ít thấy xẩy ra. Nhiều người vì bận không thể đến dự cũng đã gửi yểm trợ đến cho Ban Tổ chức. Tài chánh thu được sẽ dành để yểm trợ cho TDNL tại Việt Nam, mà đặc biệt là tờ báo giấy TDNL đang phát hành tại Việt Nam.

VNN: Rất cảm ơn Ông đã phân tích rõ. Xin ông một câu hỏi cuối: Lương Tâm Công Giáo nhận định như thế nào về triển vọng của cuộc đấu tranh cho Nhân quyền và Nhân phẩm Việt Nam trong tương lai sắp tới" Và Lương Tâm Công Giáo sẽ tiếp tục cuộc hành trình như thế nào" Những vấn đề nào mà Lương Tâm Công Giáo quan tâm nhất trong tương lai sắp tới"

Ông Đặng Đình Hiền: Thưa ông, nhìn về tương lai thì quả thật là mịt mờ. Nhưng không có một Tự do, Dân chủ hay Nhân quyền nào được cho không, mà chúng ta phải đòi, phải hỏi, phải đấu tranh và đôi khi phải trả giá đắt mới có được, nhất là Tự Do Ngôn Luận. Tuy có gian nan, nhưng phải làm, nếu thế hệ này không xong thì phải tiếp tục ở thế hệ sắp tới. Xin đừng dùng câu nói "Tôi không làm chính trị, hay tôn giáo không làm chính trị" để thoái thác trách nhiệm của cá nhân mình. Tuy nhiên, theo những diễn biến mới xảy ra gần đây thì chúng ta có quyền hy vọng ngày trở về quê hương cũng không còn xa lắm. Tất cả tùy thuộc ở mỗi người chúng ta.

Trong niềm tin tưởng vào một vận hội mới cho Quê hương và Giáo Hội, LTCG sẽ tiếp tục hướng đi của mình cùng tiếp tục tìm sự hỗ trợ của đồng hương tỵ nạn Cộng sản, của các đoàn thể và tôn giáo bạn tại địa phương cũng như nhiều nơi khác. Xin cám ơn ông Võ Triều Sơn đã cho chúng tôi cơ hội được quảng bá đường lối của LTCG. Chúng tôi cầu chúc ông và quý vị cùng quý quyến một Giáng Sinh an bình và Năm mới tốt đẹp như ý. Xin kính chào quý vị.

Võ Triều Sơn: Đại diện cho thông tấn VNN, tôi xin cảm tạ Ông Đặng Đình Hiền đã nhận lời đề nghị phỏng vấn của chúng tôi, đã dành nhiều suy nghĩ và thì giờ quý báu để chân thành chia sẻ cùng quý độc giả của VNN nhiều vấn đề quan trọng về Giáo Hội và Đất nước hôm nay. Nhân dịp Lễ Giáng Sinh 2006 sắp đến, tôi xin hân hoan kính chúc Ông cùng quý quyến và quý Tổ Chức một Lễ Giáng Sinh thánh thiện, tươi vui và một Năm Mới thành đạt mọi ước nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.