Hôm nay,  

Tôi Hết Lòng Ủng Hộ Úc Tham Chiến Tại Vn

04/12/200600:00:00(Xem: 2186)

Thời sự nước Úc: Thủ Tướng Howard: Tôi hết lòng ủng hộ Úc tham chiến tại VN!

LND: Tuần qua, sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội, Thủ Tướng John Howard đã viếng thăm rừng cao su Long Tân, nơi các chiến binh anh dũng của Úc đã ghi kỳ tích lịch sử trong cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do, đẩy bật và đánh bại một lực lượng VC đông gấp bội. Khi đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến binh Úc đã anh dũng hy sinh tại Long Tân, ông Howard đã thẳng thắn tuyên bố: Vào thời điểm ấy, tôi đã hết lòng ủng hộ việc nước Úc gởi quân tham chiến tại Việt Nam, và đến bây giờ vẫn chưa có điều gì khiến tôi phải thay đổi quan điểm của mình trong vấn đề này. Lời tuyên bố của ông đã tạo nên những tranh cãi trong giới truyền thông Úc. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi quan điểm của bỉnh bút Greg Sheridan qua bài viết "Vietnam Needed Us" được đăng tải trên The Weekend Australian hôm thứ Bảy 25/11/2006 vừa qua.

*

Trong tuần qua, Thủ Tướng John Howard lại một lần nữa khiến "những người nhạy cảm" bị "chạm nọc" qua lời tuyên bố, ông đã từng ủng hộ việc Úc gửi quân tham chiến tại Việt Nam và từ đó đến nay vẫn không có gì khiến ông phải thay đổi quan điểm này. Câu tuyên bố của Thủ Tướng Úc lập tức khiến cho những người tự cho mình là những kẻ có ý kiến độc lập, hùa nhau lên án ông, cho lời tuyên bố của ông là một sự tồi tệ. Sao mà John Howard lại có thể thốt lên những câu như thế chứ" Bộ ông ta không biết xấu hổ ư" Ông không hề biết rằng giới "trí thức khoa bảng" đã quyết định, tất cả mọi người đều xem cuộc chiến Việt Nam là một thảm kịch, nếu không phải là một tội ác, ư"...
Nhưng sự thực, nhiều người tin lời tuyên bố của Thủ Tướng Úc là đúng!
Toàn Quyền Mike Jeffery, một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tin rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến có chính nghĩa. Tôi tin ông Jeffery đúng. Và tôi còn muốn nhấn mạnh thêm rằng đấy là một cuộc chiến đầy chính nghĩa và khả thắng, mang đầy chiến lược tính. Cuộc chiến này - ngay cả trong sự chiến bại - đã giật được nhiều thắng lợi lớn cho cả vùng Đông Nam Á.
Hãy hỏi những người mà giới bình luận gia chuyên nghiệp ở Úc không bao giờ thèm hỏi thăm ý kiến về vấn đề này: những người Úc gốc Việt.
Hiện nay có khoảng 200,000 người Úc sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Thế hệ thứ nhì - những người sanh trưởng ở Úc có ít nhất là cha hoặc mẹ là người gốc Việt - được ước lượng khoảng từ 50,000 đến 150,000 người. Tổng cộng hai thế hệ là khoảng 1.5% dân số Úc hiện nay. Thế nhưng, dường như họ là những kẻ vô hình trong các cuộc tranh luận về vấn đề này. Và họ cũng dường như không hiện hữu trong nền văn hóa đại chúng của chúng ta. Họ đến đây với tư cách tỵ nạn hoặc dưới những chương trình tương tự như tỵ nạn (refugee-style programs) vì họ bị bọn cộng sản Việt Nam trù dập hành hạ dã man vì những lý do tôn giáo, chính trị, sắc tộc hoặc nhiều lý do khác nữa.
Khi cộng sản Việt Nam chiếm trọn miền Bắc Việt Nam thì có hơn 1 triệu người dân Việt Nam đã xuôi Nam để lánh nạn trong khi ít hơn 1/10 con số này rời bỏ miền Nam tự do để ra Bắc. Lúc cộng sản chiếm trọn miền Nam Việt Nam - sau khi hàng trăm ngàn lính chính quy Bắc Việt trên những đoàn xe bọc sắt xâm lăng miền Nam vào năm 1975 - thì hơn một triệu người đã vượt biên để tỵ nạn cộng sản.
Điều đáng nói ở đây là những cuộc "cách mạng" kiểu này - vốn thường được giới khoa bảng Tây Phương vô cùng yêu chuộng - lại không bao giờ được những người trong cuộc, từng phải trải qua, ưa thích tí nào cả.
Tôi có trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Tiến, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu. Ông Tiến đến Úc với tư cách là một người tỵ nạn năm 1980. Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, ông là một bác sĩ quân y trẻ tuổi trong quân đội miền Nam Việt Nam.
Dĩ nhiên, khi người cộng sản "giải phóng" miền Nam Việt Nam khỏi sự ảnh hưởng của "bọn thực dân mới Hoa Kỳ" (neo-colonial US influence) thì chuyện đầu tiên mà họ làm là đưa ông Tiến - cùng vài trăm ngàn người khác - vào một hệ thống lao tù thật tàn độc. Chúng thiết lập một quần đảo ngục tù bao gồm hằng hà sa số "trại cải tạo" vốn là công cụ thường thấy tại các quốc gia theo chủ thuyết Stalinít. Vài trăm ngàn người Việt Nam đã phải tiêu phí quá nhiều năm trong cuộc sống của họ tại những nơi này. Hàng chục ngàn người đã bỏ mạng trong những hoàn cảnh hết sức dã man.
Ông Tiến chỉ bị cải tạo vỏn vẹn có ba năm và sau đó bị buộc phải làm việc cho nhà nước. Ông hồi tưởng: "Chúng làm mọi chuyện mà chúng có thể làm hầu đầy ải chúng tôi đến tột cùng. Nhưng cuối cùng thì tôi bỏ việc, mặc dầu hành động này có thể dẫn đến nguy cơ bị bắt bớ, bởi vì nếu bạn không làm việc cho nhà nước thì bạn sẽ bị quy tội là phản cách mạng".
Ông Tiến cảm thấy rất may mắn đã được định cư tại Úc. Khi ông đến đây ông không quen biết một ai cả và phải ghi danh theo học lại tại đại học để có thể lấy lại bằng cấp Y Khoa của mình. Đến năm 1983 thì ông trở thành bác sĩ và đã hành nghề từ dạo ấy cho đến bây giờ. Ông nghĩ thế nào về lời tuyên bố của TT John Howard"


Ông Tiến nói: "Tôi ủng hộ những lời tuyên bố của ngài thủ tướng. Úc, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh nhảy vào vòng chiến tại Việt Nam với những lý do chính đáng. Đấy là một lý tưởng cao thượng. Đáng tiếc là vào lúc cuối Hoa Kỳ lại bỏ rơi miền Nam Việt Nam".
Thế nhưng đấy chỉ là ý kiến của những người thuộc thế hệ già có phải không" Có ai trong giới truyền thông chính mạch Úc lại thèm lắng nghe những người như ông Tiến chứ" Ông biết được gì chứ" Còn thế hệ người Úc gốc Việt trẻ tuổi thì sao" Võ Trí Dũng là một luật sư trong lứa tuổi 20. Anh chào đời ở Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Cha anh từng là một phi công của quân đội miền Nam Việt Nam và, như ông Tiến, cũng đã phải trải qua nhiều năm trong trại cải tạo. May mắn cho Trí Dũng là cha anh có được đôi chút thời gian được tự do giữa những lần bị tù đầy để anh có cơ hội được chào đời.
Cha của Trí Dũng thường xuyên diễn hành bên cạnh các chiến binh Úc vào ngày ANZAC. Chúng ta nên nhớ kỹ điều này: những người từ miền Nam Việt Nam là đồng minh của chúng ta. Hoa Kỳ, bị khập khiễng què cụt vì vụ Watergate (vốn hoàn toàn không dính dáng đến cuộc chiến Việt Nam), đã bỏ rơi họ một cách thật tệ hại qua việc ngưng những viện trợ quan trọng trong khoảng 1972-1975 ngay vào thời điểm mà CS Bắc Việt được Trung Cộng và Nga Sô mạnh mẽ yểm trợ thả dàn.
Nhưng chúng ta đã cố hết sức bày tỏ sự trung thành của chúng ta đối với đồng minh của chúng ta bằng cách đón nhận thật nhiều người trong số họ đến định cư tại đất nước chúng ta. Họ đã trở thành một cộng đồng với mức thành công hãn hữu, cho dù họ không đồng ý với một điểm then chốt của "giá trị cốt lõi của Úc" - như được định nghĩa bởi đài ABC, bởi các nghiệp đoàn giáo chức và giới bình luận gia chuyên nghiệp. Họ tin rằng chúng ta - nước Úc - đã làm đúng khi chúng ta giúp họ bảo vệ một miền Nam tự do không cộng sản. Trí Dũng nói: "Tôi yểm trợ những gì mà ông Howard nói. Đấy là một cuộc chiến tranh đầy chính nghĩa. Những chiến binh Úc đã chiến đấu cho lẽ phải, cho những lý tưởng đúng đắn, và chúng tôi tri ân họ. Tôi tin rằng cuộc chiến Việt Nam đã được thắng bởi một phe không xứng đáng thắng. Như ông có thể thấy, Đông Âu, Nga và phần lớn nhân loại đều nhận thức được rằng chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa bất khả thi (communism is unworkable)".
Thêm vào đó còn có một lý do chiến lược thật quan trọng biện minh cho việc Úc tham chiến tại Việt Nam. Không phải là nước Úc đã mù quáng theo chân Hoa Kỳ dự phần vào một việc điên rồ mà thật ra Úc đã tận lực yêu cầu Hoa Kỳ phải quyết định có giải pháp quân sự thích đáng ở Đông Nam Á (fully committed militarily).
Trong thập niên 60 chủ nghĩa cộng sản gây xáo trộn trên toàn Đông Nam Á, tương tự như chủ thuyết Hồi Giáo quá khích ở Trung Đông hiện nay vậy. Và nó cũng là một thứ chủ thuyết sặc mùi thù hận không kém gì Hồi Giáo quá khích. đến khoảng giữa thập niên 60 thì tình hình có vẻ rất u tối ảm đạm cho nước Úc. Trung Hoa đã lọt vào tay cộng sản từ năm 1949, Nam Dương có đảng cộng sản lớn mạnh nhất thế giới ngoại trừ các nước cộng sản, ở Mã Lai thì có nạn cộng phỉ hung tàn trầm trọng, ở Tân Gia Ba thì phe cộng sản cũng đang lớn mạnh và Trung cộng đứng đàng sau giật dây yểm trợ cho phiến quân cộng sản khủng bố ở Thái Lan và Phi Luật Tân.
Và dĩ nhiên còn Hồ Chí Minh, kẻ suốt đời tôn thờ chủ thuyết Stalinít, tay sai lâu đời của Quốc Tế Cộng Sản (comintern) và là một tên cộng sản giáo điều, chẳng những đã áp đặt chế độ độc tài Stalinít lên miền Bắc Việt Nam mà lại còn luôn luôn cương quyết đòi cộng sản hóa toàn cõi Đông Dương nữa.
Tuy chúng ta đã thất bại trong hoài bão rất thực tế là giúp cho những người bạn của chúng ta ở Nam Việt Nam thiết lập một thể chế dân chủ giầu mạnh, tương tự như Đài Loan hoặc Nam Hàn, sự tham chiến của chúng ta ở Việt Nam đã giúp cho các quốc gia Đông Nam Á khác có cơ hội củng cố đất nước họ thành những quốc gia không cộng sản và bước xa trên con đường phát triển kinh tế.
Những người Việt Nam cũng không khác gì môn thể thao dã cầu rugby league cho đất nước của chúng ta vậy: vô cùng quan trọng nhưng lại bị bọn "trí thức nửa vời" (high fallutin' end of town) xem là lạc hậu quê mùa, không hợp thời trang. Và có lẽ đó là lý do mà cuốn phim Footy Legends, một cuốn phim thật xuất sắc, tuyệt vời, nhẹ nhàng dí dỏm lại có chủ đề là những người Úc gốc Việt và môn dã cầu rugby league.
Đây là một cuốn phim hoàn toàn không mang mầu sắc chính trị nào cả, và chắc chắn là tôi không muốn lợi dụng nó để dẫn chứng, biện minh cho quan điểm chính trị của tôi. Thế nhưng, người ta phải công nhận rằng nó có một sự nhận xét khá thâm thúy và lý thú về xã hội đương đại: để tạo dựng uy tín và tình cảm đối với đứa cháu trai, người ông trong cuốn phim đã phải giả vờ rằng ông là một chiến binh chống cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam.
Đôi khi người tốt phải thua cuộc, và đấy là thời điểm mình không được quyền phản bội lại họ nếu họ là bạn của mình. Ôi, ông John Howard - đúng làm sao những lời ông nói!  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.