Hôm nay,  

Có Hay Không Huyền Thoại Nguyễn Tất Thành Dạy Học Tại Trường Dục Thanh Phan Thiết?

28/08/200600:00:00(Xem: 4109)

                                                                                               Từ khi xuất hiện cho tới nay, cộng sản VN luôn luôn tìm đủ mọi cách để chà đạp và hạ uy tín các chúa Nguyễn Đàng Trong cũng như Nhà Nguyễn (1802-1945). Một mặt đảng đánh bóng và đưa Tây Sơn lên tận mây xanh, mặt khác ngụy tạo nhiều chứng liệu lịch sử để vu khống người xưa, mà điển hình là câu vè dưới nay:

'vạn niên là vạn niên nào"

thành xây xương lính, hào đào máu dân'

Ngày nay, qua cuộc phong trần, trước đống núi tài liệu và bằng cớ xác thực những hành động quan liêu, phong kiến, bán nước và hủ bại của những người cọng sản, nhất là trong cung cách suy tôn Hồ Chí Minh, kể cả đám táng, cái xác thối và những tuyên truyền lố lăng coi thường dư luận trong và ngoài nước. Do trên dân chúng VN lại hát:

'Ba Đình còn gấp chục lần,

Dân đen gãy cổ, mát thân cụ Hồ.'

Không có gì tồn tại với thời gian, ngoại trừ xú danh bia truyền muôn thuở, cho nên ta cũng đừng bận tâm làm gì những mất mát trong thời loạn. Được làm vua, thua là giặc, như là một biện chứng bi thảm trong thời đại chúng ta phải chứng kiến, do các tên giặc cỏ, được thời cơ, dành giựt công lao và xương máu của toàn dân suốt thời kỳ đánh đuổi thực dân Pháp, mục đích cũng chỉ để cải thiện cuộc sống cơ cực bần hàn, của một lớp người không còn biết làm gì hơn là nghề chém thuê giết mướn.

Ngày nay trước cánh cửa tri thức, điện toán và trên hết là sự giải mật phần lớn các tài liệu có liên hệ tới những lãnh tụ chính trị, trong đó có đảng cọng sản VN, từ lúc chưa ăn thôi nôi, năm 1930 tới tận ngày nay. Hơn nữa, dù VC đang siết cổ họng dân chúng trong nước bằng súng đạn và ngục tù, nhưng thực tế chẳng ai sợ ai, khi cái chính sách công an khu vực, hộ khẩu và phiếu tem cung cấp lương thực đã không còn giá trị trên kinh tế thị trường. Có tiền mua tổng bí thư và đảng cũng được, như bác Năm Cam đã làm.

Bởi vậy khi đọc qua những tài liệu có dính líu tới lịch sử, đã cho nhiều cảm xúc bất ngờ. Hơn ai hết, người Bình Thuận-Phan Thiết, không biết trời xui đất khiến, tạo nên nghịch cảnh éo le, trong màn kịch đồng song, chung khoá giữa cử nhân Trương Gia Mô với Phó Bảng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Sinh Sắc. Rồi thì trong một chuyến đưa bạn Trần Quý Cáp tới nhiệm sở Ninh Hòa, thẳng đường vàoPhan Thiết, gây cho hậu thế trăm năm sau, cái họa 'anh thanh niên Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh và sau đó xuất dương tìm đường cứu nước'. Người Phan Thiết vô cớ lãng xẹt, phải làm nhân chứng bất đắc dĩ của một thời đại nhiễu nhương ba xạo. Buổi trước ông cha ta, vì bản chất an phận thủ thường, và trên hết là do nghịch cảnh một tròng bốn cổ, nên phải giả vờ lấy vải thưa che mắt thánh, để miệng hoan hô đã đảo loạn ngầu cho an thân. Trò hề trống đánh xuôi kèn thổi ngược hòa đồng trong tiếng trống chầu của bọn hề chèo ngông nghênh viết lách, nhiều chuyện trên trời dưới biển, vu vơ sáo rỗng, chỉ có tác động tuyên triuyền ra oai, làm cho người nay càng bi phẫn khinh miệt. Lịch sử, nhất là lịch sử VN, đã dạy cho hậu thế nhiều đạo lý làm người, nhất là trong thời đại mạt pháp, mạt vận của dân tộc đang ngoi ngóp trong vũng bùn xã nghĩa.

Nguyễn Q. Thắng trong 'tiến trình văn nghệ miền nam', xuất bản tại Sài Gòn năm 1994, trong chú thích về Hồ Tá Bang, tác giả bài 'Tiến thủ tiền lộ vận', tại trang 386, nói 'năm 1908, Hồ Tá Bang, Trần Lệ Chất, Trương Gia Mô đã bí mật đưa Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh), vào Sài Gòn để lên đường sang Pháp.' Đây là lời của một tiến sĩ chuyên khoa Việt-Hán, trước năm 1975, mà còn ba trợn hàm hồ, thì thử hỏi chúng ta phải tin vào ai bây giờ" Càng thê thảm hơn khi đọc bài viết 'bác Hồ đường vào nam' của Tôn Quang Duyệt, đăng trong tờ 'Kiến thức ngày nay số 30 ngày 1-3-1990 tại Sài Gòn. Trong bài, Duyệt viết 'trường Dục Thanh được thành lập là do cụ Nguyễn Thông, một nhà nho yêu nước ở Miền Nam, cùng một số nhân sĩ khác (trang 4), trong lúc ông này chết từ năm 1884. Tóm lại toàn là những bịa đặt, được thêm vào mắm nêm muối mặn Phan Thiết, sau ngày 30-4-1975, để mong sống lại những xác chết còn ngọ ngọe trên sân khấu đời, để trả nợ tem phiếu và bổng lộc.

Như Chánh Đạo đã viết trong 'Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại' dựa vào các tài liệu 'niên biểu' của Phan Bội Châu, các sách của Ủy ban nghiên cứu lịch sử đảng về phần tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, những mẫu chuyện về thời niên thiếu của bác Hồ, do chính y viết và nhà xuất bản Sự Thật tại Hà Nội ấn hành năm 1940. Tiểu sử và sự nghiệp Hồ Chí Minh, Án tích cộng sản Việt Nam của Trần Gia Phụng, xuất bản tại Canada 2001. Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại (1892-1924) của Chánh Đạo, VN niên biểu nhân vật chí, văn nghệ Bình Thuận số 25 tháng 5-1995, Bình Thuận chủ nhật số 62 ngày 5-7-1998, Kiến thức ngày nay số 30 ngày 1-3-1990, Thế giới mới số 237 ngày 26-5-1997 và những ảnh sao ba lá thư của Nguyễn Tất Thành, xin vào học trường Thuộc địa Paris, thư gởi Tổng Thống Pháp, gởi Bộ Thuộc địa, Đi tìm Út Huệ của Sơn Tùng đăng trong TGM số 222 năm 1997 và bài 'vững vàng cây tùng trên núi' trong TGM số 347 ngày 2-81999..tất cả đều có liên quan tới Nguyễn Tất Thành, dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, mà Hồ Tá Khanh con Hồ Tá Bang, đã trả lời với Chánh Đạo tại Ba Lê năm 1983, đó là sự huyễn truyền, nói theo người xóm biển là ba trợn.

Sau năm 1975, Nguyễn Đăng Lầu đã xác nhận là Nguyễn Tất Thành do chỗ quen biết giữa Trương Gia Mô và Nguyễn Sinh Sắc, nên được gởi gấm dạy học tại Dục Thanh, Phan Thiết để kiếm sống. Còn Thành dạy bao lâu và dạy gì. Trường Dục Thanh thật sự ở đâu, tất cả người Phan Thiết kể cả Tài tử Trần Duy Chánh từng ở trong nhà Nguyễn Thông và hơn hết, cháu bốn đời Nguyễn tộc là Nguyễn Minh Đức, cũng không biết đâu mà mò. Nói tóm lại, phần đời của Hồ Chí Minh từ 1904-1910 thật là mù mịt đối với các sử gia VN, kể cả những văn công trong ủy ban nghiên cứu lịch sử đảng, chuyên viết truyện Hồ, cũng bó tay bế tắc, dù đã theo lệnh vẽ vời, hư cấu bởi không ai biết đương sự học ở đâu, lớp mấy" Vì chính Hồ, tuy là tổ sạo nhưng cũng suốt cuộc đời chẳng bao giờ hé răng nói thật đời mình. Theo Tôn Quang Duyệt kể thì năm Ất Tỵ (1905) Nguyễn Sinh Sắc vào Huế nhậm chức Thừa biện bộ Lễ. Rồi khi ổn định nơi ăn chốn ở mới tính chuyện cho hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Côn (tức Nguyễn Tất Thành) đi học.

Cũng theo tác giả trên, thì Hồ học tại trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba, Huế. Sau đó lại trúng tuyển vào học trường Quốc Học. Về nguồn tin này, chính miệng Hồ chưa bao giờ nhắc tới,, kể cả năm 1911 khi viết thư xin vào học trường thuộc địa Ba Lê., mà chỉ nói với Quản Lâm tại Paris, là mình từng có mặt tại Huế  vào tháng 4-1908, khi phong trào chống sưu thế đang diễn ra tại đây. Riêng các sách báo Cọng sản khi nói Hồ học trường Quốc Học, cũng không thống nhất, còn tài liệu văn khố Pháp tại Aix en Provence, thì ghi có một học sinh gốc Nghệ An, tên Nguyễn Sinh Côn, được đặc ân nhập học.

Chiếu theo nghị định ngày 30-10-1906, bắt đầu từ niên học 1907-1908, trường Quốc Học chỉ dành riêng cho học sinh đã có bằng Sơ học yếu lược, hay đã đổ qua các kỳ thi hương. Trường này được thành lập năm 1896, do các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Toà Sứ Trung Kỳ và sắc lệnh của vua Thành Thái, qua danh xưng đầu tiên là 'Quốc Gia học đường', được một vị quan nhà Nguyễn làm hiệu trưởng gọi là Chưởng giáo. Nhưng từ năm 1902 đến tháng 3-1945, các hiệu trưởng của trường đều là người Pháp và các giáo sư giảng dạy, dù Việt hay Pháp, đều phải có văn bằng cử nhân khoa học. Năm 1915, nhà trường được xây cất lại và tồn tại tới ngày nay. Năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị an trí tại Bến Ngự Huế, có đến đây để diễn thuyết. Từ năm1936, trường mở thêm ban tú tài, nên đổi tên là Lycée Khải Định. Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Bảo Đại đã bổ nhiệm một hiệu trưởng người Việt cũng như cho áp dụng chương trình giảng dạy bằng Việt ngữ lần đầu tiên trong bậc trung học tại trường. Nhiều đảng viên cọng sản sau này, đã xuất thân tại đây như Trần Phú, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, Nguyễn Chí Diêu, Nguyễn Khánh Toàn, Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh.

Tóm lại qua các tài liệu hiện hành, có thể biết được sự học hành của Hồ thời tuổi nhỏ rất lem nhem, dang dở, lỡ thầy nữa thợ, kể cả hai thứ tiếng Hán và Pháp, cũng không đủ vốn viết nổi một lá thơ tiếng tây hay bút đàm với người Trung Hoa. Học thức như vậy, thì làm sao dạy đủ  các môn từ Pháp, Hán, Khoa Học tại trường Dục Thanh như văn nô VC Huy Sô đã tuyên truyền trên báo đảng. Cũng do mặc cảm dốt nát thất học, nên sau này dù sống lâu năm trên đất Pháp, nói có phần khá hơn nhưng về viết vẫn sợ bị lỗi chính tả, cú pháp, do trên gần như phải nhờ luật sư Phan văn Trường và Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền viết hộ. Sau này vì lý do chính trị, Hồ được đồng bọn thổi phồng tâng bốc là một siêu sao. Rồi lại làm dáng khi dùng lẫn lộn trong vần việt ngữ như I, Y, C, K, Ph, F, Z..để viết, chẳng hạn như Nguyễn Ái Quấc. Vậy mà tại VN cũng lắm kẻ học đòi...

1- NGUYỄN TẤT THÀNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG DỤC THANH:

Hồ Chí Minh là con của Nguyễn Sinh Sắc, quê làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sau khi cha mẹ qua đời, Sắc được Đồ Dương đem về nuôi và gả con là Hoàng thị Loan, sinh được ba con Nguyễn thị Thanh (1884-1954), Nguyễn Sinh Khiêm hay Tất Đạt (1888-1950) và Nguyễn Sinh Cung tức Tất Thành. Gia đình nghèo khổ lại thêm đường khoa hoạn long đong, nên Sắc phải đi khắp đó đây để dạy kèm độ nhật.

Do trên năm1894, vừa đậu cử nhân, ông đã xin đi làm quan ngay, với chức hành tẩu bộ lễ tại kinh đô Huế vào năm 1895. Đổ phó bảng trong kỳ thi hội năm 1901 chung với Nguyễn Thừa Hiến và Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Sắc làm Thừa Biện bộ lễ từ 1903-1909, sau đó thăng chức tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định từ tháng 5-1909 tới 17-9-1910, thì bị triều đình sa thải, bãi chức vì can tội đánh chết một phạm nhân, trong tháng 1-1910, giữa lúc Sắc say rượu.Thay vì bị xử phạt 100 trượng, Sắc được ân giảm hạ bốn cấp quan và sa thải. Từ đó, mộng công hầu tan vỡ, ông ta lang thang phiêu bạt vào Nam kiếm sống bằng đủ mọi nghề, từ Hàm Tân, Lộc Ninh , Sài Gòn và cuối cùng từ trần ngày 29-11-1929 tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc. Chính con trai là Nguyễn Tất Thành, tại New York ngày 15-12-1912 cũng đã viết thư năn nỉ với tòa khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ, xin ban cho cho cha mình chút quan nhỏ để nuôi sống. Chứng cớ như vậy, cho nên cái sự đảng nói cha bác 'Hồ' vì có lòng ái quốc, chống Pháp nên bị cách chức, chỉ là bịa đặt tuyên truyền, làm cho những trang sử của đảng cọng sản, vốn đã đen và tanh máu người vì dòng nào cũng có chém giết, lai càng thêm tanh tưởi hơn bởi những câu chuyện bịa xạo, không biết đâu mà mò.

Đó chính là một trong những bức xúc chết người của bộ môn khoa học và nhân vân, là đối tượng 'người' mà các nhà nghiên cứu phải rờ mó, mổ xẻ khi đụng tới. Đây là một khuyết điểm lớn của bộ môn này, vì khi làm việc, các nhà nghiên cứu cũng là một phần của đối tượng 'người',  nên làm sao không ít nhiều lệch lạc trong nhận thức. Đấy cũng là nét yếu của sử học vì thông thường, nhất là theo quan niệm của người VN xã nghĩa, thì ai đã trải qua một thời gian trông thấy biến cố theo cuộc đời mình, thì tự cho là đã biết sử và khi nắm được quyền trong tay, thì buộc người khác phải tin theo ý mình.

Những biến động của lịch sử nước nhà từ năm 1945 tới nay, đã mang tới hậu quả chưa giải quyết được, đó là tình trạng phân chia hai phía của hai dòng ý thức hệ trong tâm thức VN qua nhiều đời, làm tác động đến truyền thống văn hiến của Hồng Lạc, vốn lấy tinh thần Văn Lang và hợp quần làm trọng tâm xử thế và chống giặc ngoại xâm. Cho nên sau ngày 30-4-1975 kết thúc chiến tranh, rốt cục với phe thua phe thắng nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì càng lúc sự mâu thuẫn giữa hai đối cực càng chát chúa, chỉ chờ có cơ hội là chạm nổ.

Tất cả cũng đều có nguyên nhân và cái sử tính mà người viết sử nhắc tới, đó là sự 'hố' lớn của những người cọng sản thắng trận, lúc nào cũng tự xưng mình là chính thống, chà đạp tất cả mọi người, chẳng những trong hành động, mà còn muốn nói gì thì nói khi viết lách, đã vậy còn kéo theo sự phụ họa của một số người mơ mộng phù thịnh hồ đồ. Phe bại trận, tuy bị mất mát lớn lao, thậm chí phải bỏ quê hương ra xứ người lánh nạn, nhưng họ chưa mất tất cả, vì quá khứ đã có một lãnh thổ nữa nước, một chính quyền hợp pháp tồn tại suốt 20 năm, có riêng màu cờ sắc áo, tình tự dân tộc và trên hết là một chỗ đứng rực rỡ trong dòng lịch sử dân tộc VN từ 1955-1975, cả đến sau khi bị bại trận và muôn đời mãn kiếp, nếu VN còn tồn tại.

Rồi thì nhân danh để bao chiếm tất cả những gì muốn được, vô tình đã làm cho người cả nước té ngửa khi sáng mắt nhìn được cái chất cướp đoạt cưỡng chiếm của đảng, ngay trong thời bình. Trong đầu đã có sẵn tính xâm lăng cầu sinh, thì sau khi chiến thắng, từ trên xuống dưới, đảng ăn theo đảng, công an khu vực, bộ đội cán bộ, qua cái đầu óc được giáo dục, coi người miền Nam VN là tay sai bán nước, không phải là người Việt của Xã nghĩa thiên đường, thì quyền cướp bóc, chiếm đoạt, đày đoạ con người miền nam, là hợp pháp theo chân lý, có gì phải sợ. Riêng những tầng lớp cao của chế độ đương thời, qua cái gọi văn nhân, nghệ sỹ, sử gia, nhà khoa học xã hội chủ nghĩa, chẳng những trước nỗi đau lòng chung của đất nước, phải tỏ thái độ ngăn cản nếu không muốn phản kháng.

Nhưng than ôi thật là tệ, chúng chẳng những tán dương phụ họa cho một chế độ thực dân Hà Nội, mà còn dùng cái tri thức sẵn có, để tô trét phấn son cho Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, nhằm mục đích biện minh sự ăn cướp công lao và sự nghiệp của kẻ khác. Hay nói một cách huỵch toẹt, chính những người viết lịch sử cọng sản, đã nặn lên một hình tượng từ Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc tới Hồ Chí Minh .trở nên một nhân vật lịch sử trong dòng sử cận đại VN từ 1910-1969.

Tuy vua chúa có quyền sinh sát mọi người nhưng ngược lại chính sử gia, thị phi, bia miệng mới có quyền phê phán và quyết định lịch sử. Bởi vậy Durkheim đã định nghĩa rằng tất cả những đối tượng của xã hội học, chỉ là sự vật (comme des choses), cho nên những nhà viết sử chân chính xưa nay như Tư Mã Thiên, Ngô Sĩ Liên hay gần đây có Chánh Đạo, Hứa Hoành, Trần Gia Phụng, Tạ Chí Đại Trường, khi viết sử đã vô tư xếp sắp bọn vua chúa, lãnh tụ thời đại trong đo có Hồ Chí Minh tuy được cho đứng trên tượng đài vòi vọi nhưng lô nhô bao quanh là một lũ lăn dưa đá cá, thảo khấu lèng èng, biểu tượng của tính khôi hài, cười ra nước mắt.

Đây cũng chỉ là chuyện thông thường trong thời đại văn minh, dân chủ. Phương chi các huyền thoại xa lắc về cọng sản, Hồ Chí Minh và cách mạng tháng chín mùa thu lá bay, cũng là những câu chuyện cổ tích hoang đường, sau khi bí mật bị lột trần tận tuyệt. Ngày nay, vấn đề còn lại để dọn sạch những tàn dư bịp láo, những rác rưởi trên đường, đó là nhận thức mặt thật chuyện đời, không phải của riêng người viết sử, mà là chung cho hết mọi người. Phải nhổ tận gốc, những hình tượng cọng sản, cứ tưởng mình là thành phần siêu việt, bách chiến bách thắng, ưu tú của cái gọi là chủ nghĩa Mácxít, nay đã lố bịch lỗi thời, chẳng những đối với dân tộc VN mà còn khắp thế giới văn minh tiến bộ.

Bây giờ là lúc mãn cuộc, hạ màn trên sân khấu, để cho những người cọng sản đệ tam quốc tế rửa sạch lớp phân son lòe loẹt, thay áo đổi quần bình thường, để không còn là những hình cây buổi trước, cứ dùng quyền hành lượm được trong những chiếu bạc may mắn, rồi cứ hoang tưởng khinh miệt xương máu của đồng đội, đồng bào và kẻ thù của mình. Rốt cục nhìn lại chẳng còn giống một ai, qua cái bộ mặt phi nhân, giữa một thiên đàng tồi tệ, ô uế mà cứ cố nghĩ đó là sự nhân bản chính danh.

Hơn ai hết, chúng ta phải nghĩ một điều xác thực là cọng sản dù đang là kẻ thắng trận, thì cũng là con người VN như bao triệu người VN khác, cho nên cũng có tốt xấu hư được. Hồ Chí Minh cũng vậy, không thể loại trừ hay ưu tiên nâng bốc, vì Hồ cũng là người như bao nhiêu người trần gian kim cổ. Do trên chúng ta hôm nay, trước nổi đời trăm miệng, phải thẳng thắn xác nhận sự sai đúng bằng vô tư, khi vẽ lại dòng lịch sử VN cận đại. Chiến thắng liên tiếp từ năm 1945 tới nay, dù là công lao của người khác nhưng đã làm cho đảng mang nặng cái ý thức tự tôn, một thứ Narcicism huênh hoang kỳ cục, ăn sâu trong phế thận người cọng sản.

Cho nên nay cứ nói đổi mới, nhưng thật sự cái tư tưởng lỗi thời trên chẵng hề thay đổi. Nó vẫn sống với đảng qua báo chí, sách vở, tuyên truyền, lăng Hồ, bảo tàng và trăm thứ , trong đó vô duyên nhất là cái di tích lãng nhách 'trường Dục Thanh-Phan Thiết', nơi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành dạy học, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước. Tóm lại, tất cả được bày biện hiện diện để khỏa lấp những xấu xa của chế độ bị bịt kín nhiều năm, nay bỗng dưng xì hơi xẹp lép như tờ giấy vụn, bay lăn lóc lả tả bên đường.

Cái khinh tởm ghê gớm nhất hiện nay, là cọng sản đã hoàn toàn đem chủ nghĩa Mao Trạch Đông vào đồng hóa dân tộc Việt. Những bắt chước gần như sao chép nguyên vẹn thói hư tật xấu các thời đại vua chúa Tàu, trong cung cách suy tôn Hồ Chí Minh, đã nói lên cái ý nghĩa độc tài phong kiến, cái chiêu bài trước đó, được dùng để khích động lòng người. Cho nên đâu có ai lạ gì về yêu nước là yêu xã nghĩa, yêu đông phương hồng, môi lỡ răng lạnh. Quá khứ xa, quá khứ gần, khiến chúng ta càng mù mịt khi đi tìm tung tích của những trang sử cũ, vừa bị hoang tàn qua cuộc chiến, lại thêm nhức mắt khi ngó tới những ngụy tạo què quặt thảm thê, đến mức độ cứ tưởng là ta đang ở trên trời rớt xuống.

Nếu sông Đuống chảy nghiêng, đưa Hoàng Cầm vào văn học sử, qua tâm sự của một người lính trẻ, ôm súng đợi giặc mà lòng vẫn nhớ tới người con gái 'môi đỏ huyết trầu' bên kia vùng giặc đóng:

'Đêm giao thừa đứng gác

rền rĩ tiếng côn trùng

tuởng chừng nghe vợ hát

lời êm ru như bông.'

hay nhớ tới Đổ Nhuận về dòng sông Thao, giống như Văn Cao trên Lô Giang đốt tàu giặc. Sông làm ngưòi nổi tiếng nhưng người cũng tạo cho sông bất tử với thời gian. Sông Mường Mán tại Phan Thiết, không giống như Hương Giang đã đem tự hào đến cho kinh thành Huế, làm cho thiên hạ phải tốn nhiều giấy mực. Trên sông cũng không có những con đò hát dạo,  được đóng theo kiểu ngự thuyền thon dài, mũi cong, mui tròn, với năm mãnh ván mỏng manh lắp ghép. Sông Mường quê tôi còn được gọi qua cái tên thân thương là Cà Ty, để chỉ khúc sông chảy qua thành phố, từ Mã Lở, Làng Thiềng, Cồn Cỏ, Cồn Chà ra tới cửa Thương Chánh.

Sông nhỏ và ngắn, không có diễm phúc chuyên chở những tiếng chuông chùa sớm tối vì dòng sông chỉ lẩn khuất giữa núi rừng, đồng ruộng, nương dâu và những xóm nhà chồ ven sông, bây giờ nghe nói đã không còn thấy nữa. Là thế đó, chính những con người thuở 300 về trước, từ muôn phương kéo về đây, đã chắp cánh, tạo nên hương sắc đôi bờ sông Mương bay xa. Có thể nói những dấu ấn lịch sử của một thời như Vân Thánh, Thắng Kiều, Cầu Quan, Lầu Nước kể cả cái cồn cát nhỏ mọc đầy cỏ dại, nằm giữa con sông hai bờ Phú Tài-Đức Nghĩa, được dùng để gọi cả một thôn xóm, nằm trên bến Trưng Nhị, là xóm Cồn Cỏ. Lại nhắc đến những con người làm nên sự nghiệp tại Bình Thuận như Phan Trung, Ung Chiếm, Cao Hành, Bùi Đảng, Tống Hưng Nho, Nguyễn Đăng Giai và nhất là Nguyễn Thông, tuy không chôn nhau cắt rún tại Phan Thành, nhưng từ năm 1867 tới ngày qua đời, ngoại trừ những lúc phải bôn ba vì công vụ, hầu như đời ông đã gắn liền mật thiết với quê hương miền biển mặn. Ngọa Du Sào là nơi nhà thơ Nguyễn Thông đã sống trong phần đời còn lại, với nhiều di tích và kỷ vật lưu niệm của một đấng anh hùng.

Nằm cạnh bờ sông, sáng chiều buông thả tâm hồn lãng du theo con nước ròng, nước lớn, đã giúp ông phần nào vơi bớt nỗi muộn phiền trước cảnh quốc phá gia vong. Thơ của Nguyễn Thông phần lớn là loại thơ chiến đấu, ái quốc nhưng không phải vì vậy mà tâm hồn thi nhân băng lạnh. Bằng chứng qua cái tên Ngọa Du Sào, đã nói lên nỗi bức xúc của một tâm hồn u uất. Người thơ bên sông ngóng đò, đứng buồn trong cảnh trăng lặn, xa đưa tiếng quạ kêu sương, có khác gì cảnh đời giữa cơn ly hận. Trên sông ngược xuôi le lói bóng lửa thuyền chài, tiếng chèo khua nước, chỉ đủ làm rụng những cánh hoa phượng đã chín.

'êm đềm một giải nước mây

quan hà man mác, khuây khuây nổi lòng

chiếc buồm thuận gió thẳng dong

giọt sương gieo nặng, cánh hồng thướt tha

rừng thâu tiếng khách thoảng qua

bến xa văng vẳng khúc ca bạn chài

đêm nay ta thấy như vầy

ngày mai rồi nữa chẳng hay thế nào  "

(Hải Thương Lãn Ông)

Tất cả chỉ còn là một câu hỏi, như tiếng gọi đò bên sông trong đêm vắng. Người xưa đâu có ngờ được một trăm năm sau, cũng ở nơi này, hồn là hồn Nguyễn Thông, còn cỏ cây tượng đá và cơ nghiệp của một dòng họ, lai mang tên tuổi của một kẻ bán nước hại đời. Bình Thuận là đất cổ kính dù chỉ mới hoà nhập vào Mẹ VN chừng ba thế kỷ. Người Phan Thiết trong tỉnh nói riêng rất chí tình, trọng nghĩa, luôn mở rộng vòng tay ôm ấp muôn người. Cho nên không lạ gì, khi nhà thơ Hàn Mạc Từ và người đẹp Mộng Cầm, từ một cõi nào tới Lầu Ông Hoàng hò hẹn thi văn, rồi sau đó chốn xưa bị chiến tranh tiêu hủy chỉ còn lại một đống gạch hoang tàn, thế nhưng có ai quên đâu, tới nay vẫn còn nhắc nhở.

Người Chàm vong quốc hằng mấy trăm năm, nhưng những đền tháp, kút làng đâu còn đó, không ai động tới. Như vậy, tại sao từ trăm năm trước, nói rằng nơi đất Phan Thành, đã có một ngôi trưòng danh tiếng vang vọng ba miền, cỡ Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội và Trí Đức học xá của Đông Hồ Lâm Tấn Phát tại Hà Tiên. Đó là trường Dục Thanh, lại không được nhắc tới một dòng nào trong văn học sử hay cửa miệng của người Phan Thiết, trước ngày 30-4-1975, kể cả những gia đình bao đời sống tại Cồn Cỏ, đối mặt với Ngọa Du Sào, trên bến Trưng Nhị. Sau này có một vài người giải thích, vì rằng trường bị Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh ghé dạy và báo chí cọng sản thời đó, cứ đem các ông chủ Liên Thành ra làm bung xung nhân chứng, để bảo đảm lý lịch thượng đẳng của họ Hồ trong lịch sử đảng. Vì vậy chính phủ VNCH vì mục tiêu chính trị, đã cho trường Dục Thanh chìm xuồng. Lời biện minh đó, nếu trước đây khi bí mật của Hồ chưa bị khai quật hay Hồ Tá Khanh không xác nhận, thì chúng ta còn có thể tin phần nào nhưng hôm nay, thì chắc khó chấp nhận.

 Tuy nhiên việc Phan Thiết đầu thập niên của thế kỷ XX, có mở một trường tư nho nhỏ, cỡ trường sơ cấp bây giờ, để dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ cho một số con em nhữnng nhà giàu mới, phần lớn là chủ vựa cá, chủ ghe bầu hay nhà sản xuất nước mắm, những con cháu của lớp lưu dân Đại Việt từ miệt ngoài tới Bình Thuận lập nghiệp và nhờ trúng cá mòi cá nục, nên phát và muốn đổi mới cho lớp con cháu mình, là chuyện có thật. Nhưng về việc xác nhận, trường có mở mà ai đã đến học, như tài liệu của đảng sau năm 1975, là rằng học trò anh Thành, có tận Đồng Tháp, Sa Đéc tới học. Như vậy hồi đó chắc họ đi bằng hia bảy dặm, trong khi mãi tới năm 1945, sự giao thông giữa Phan Thiết-Phan Rí-Mũi Né, vẫn còn là một vấn đề, nói chi tới chuyện ra vào trong tỉnh.

Cũng liên quan tới sự học, theo tài liệu còn lưu trữ thì những người cùng đứng ra mở trường Dục Thanh, gồm có Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Trần Lê Chất, Huỳnh văn Đẩu. Như vậy, trong tư cách là một nhân chứng hay đúng hơn là đồng chủ nhân khai lập trường, tai sao Hồ Tá Bang (1875-1943), viết bài phú 'Tế Thu Tiền Lỗ Vận' có chua tiếng Pháp là 'Lettré à la Résidence Phan Thiết' dù không có ghi ngày tháng, với nội dung chán nản về cái học nơi bản địa, sau khi có trường Dục Thanh;

Hỡi ơi! quan muốn để dài, chuỗi còn cột thắt

Sống cũng trêu ngươi, chết đi khuất mắt

Lắm lúc rũ quyên tập học, nói hao hơi chẳng lọt vào tai; nhiều khi mời hiệp cổ khai thương, tìm khắp chốn không hề thấy mặt.

Nhớ linh nay;

Ngoài ngó phong lưu; trong thời lau sắc

Nghe cháu gởi mấy kỳ tân báo, lỗ miệng lầm bầm, thấy con mua ít bộ tân thư, cái đầu lúc lắc.

Miễn cho đặng cửa cao rào kín, đậu đôi chum, mè ít hủ, kẻ buôn người học trối thây, miễn cho đặng bạc chục tiền trăm, bò mười cặp, trâu dăm con, cháu dại con khờ cũng mặc.

Thương thay! người mà đến thế thì thôi, ta dẫu nín đi cũng mặc

Gặp lúc hồn quốc xiêu lạc, đáng lẽ phải một người kêu, trăm người ứng, tay kia bưng máu nóng rưới vào; đường khí ví vừa khai, có đâu lại lên nhà dưới xuống nhà trên, lòng nọ tợ tro than lạnh ngắt.

Cũng tưởng nhiều tay vổ nên bập, lo mà xây so nóng thành vàng; ngờ đâu ăn mắm lại mút dòi, chỉ biết nương chuông tủ sắt.

Sao không nghĩ cơ nghiệp đó, giàu út ăn khó út chịu, lẽ nào từ gánh nặng đường xa, sao không nghĩ nước non ta sống gởi nạc, thác gởi xương, đi đâu khỏi ngọn rau tấc đất

Ôi thôi thôi! nòi giống dẫu không còn, của tiền nào giữ được.

Sách có câu 'kiến nghĩa bất vi vô dõng' đó đừng để cám treo heo nhịn đói, xin đưa ra một ít gọi là, luật có chữ tri gian bất tố dữ đồng, đây sợ e mũi dại, lái chịu non, nên phải tỏ đôi lời dè đặt.

Ô tô! ai tai! thượng kỳ lai thực.

Trường Dục Thanh nổi tiếng, lại nằm ngay trong trung tâm thị xã, vậy mà sau đó không thấy một ai lên tiếng trước tháng 4-1975, để ca tụng, giải thích, thanh minh, đính chính, dù lúc đó tại Phan Thiết-Phan Rí-Sài Gòn, có rất nhiều người liên hệ. Hay là định mệnh" Nay thì cũng gần một trăm năm trôi qua, chỉ có đảng kể chuyện ngôi trường mà như đang nghe chuyện cổ tích. Tất cả chỉ còn lại trên trang giấy sư, từ những người bỏ tiền, bỏ công, thầy giáo học trò. Rốt cục chỉ có tướng cướp Nguyễn Tất Thành làm cây đa cổ thụ, tượng đá vô hồn, đứng sáng chiều giỡn mặt với sông nước Mường Giang, thay đảng nghe miệng người bừng bừng nguyền rủa.

Những biến cố trong và ngoài nước vào đầu thế kỷ XX, đã thúc giục các nhà cách mạng VN, ý thức được đường lối đấu tranh chống lại thực dân Pháp, giải phóng dân tộc bằng con đường Duy Tân. Ý chí đó đã được thể hiện qua các phong trào cải cách rầm rộ tại Quảng Nam và trường Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội vào đầu thập niên thế kỷ. Lúc đó, có hai phong trào yêu nước cùng xuất hiện, đó là Đông Du và Duy Tân, do hai lãnh tụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cầm đầu. Theo Tự Phán của PBC, thì trên lý thuyết, cả hai phong trào tuy  đồng ý nhau về một vài điểm nhưng thực chất hành động thì gần như khác biệt. Thoát thai từ những hoạt động cải cách theo đường hướng của phong trào Duy Tân, từ năm 1904 tại Quảng Nam, lan rộng tới Hà Nội, nở rộ trường Đông Kinh nghĩa thục, do các nhân sĩ trí thức Bắc Phần thời đó lãnh đạo như Lương văn Can, Nguyễn Quyền vào năm 1907.

Năm 1905, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp lần đầu tiên vào Nam, để thăm dọ dân tình. Theo kể lại, thì khi tới Bình Định gặp lúc đang có cuộc thi khảo hạch, cả ba qua bút danh 'Đào Mộng Giác' vào ứng thí. Phan Chu Trinh đã làm bài thơ đường luật 'Chí thành thông thái', còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm chung bài 'Lương ngọc danh sơn', đại ý móc lò cái thái độ 'vào luồn ra cúi', cam chịu sống kiếp nô lệ của bọn quan lại Nam Triều, quen thói hống hách thượng đội hạ đạp, bóc lột dân đen. Đồng thời bài xích luôn lối thi cử hủ lậu, chỉ tạo nên cái đám sâu dân mọt nước mà thôi. Cũng qua cái sự kiện lừng lẫy của các nhà cách mạng trên, Tôn Quang Phiệt trên báo đảng, cũng phịa ra câu chuyện 'bác' trên đường vào Nam cứu nước, tới Qui Nhơn, nhân gặp kỳ thi tổng sự, vào thi và đổ đầu nhưng sau đó viên Công Sứ Bình Định là Fires biết 'bác' nên gạch tên trong danh sách trúng tuyển.

Rời Quy Nhơn, ba người tới Khánh Hòa, ghé Phan Rí thăm Trương Gia Mô, rồi vào Phan Thiết. Sau đó, hai ông Kháng và Cáp theo ghe bầu chở hàng trở ra Trung, còn Phan Chu Trinh vì bệnh nên phải ở lại nhà Hồ Tá Bang. Nhân đó, mới cùng các nhân sĩ địa phương bàn chuyện phát động phong trào Duy Tân, cải cách theo cuộc sống mới, hớt tóc ngắn, mặc Âu phục, học chữ Quốc Ngữ và mở mang thương hiệu, tiệm buôn, để tự mình làm chủ. Do trên, tại Phan Thiết, Liên Thành thi xã do Nguyễn Hiệt Chi đảm trách ra đời vào tháng 5-1906. Thi xã ngoài việc xướng họa trao đổi thi văn, còn phổ biến các tân thư đương thời của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Trung Hoa), J.J Rousseau, Montesquieu (Pháp). Ngày 6-6-1906, công ty Liên Thành, một cơ sở kinh doanh đầu tiên của người Việt tại Bình Thuận, chính thức ra đời.

Theo sáu sáng lập viên đầu tiên của công ty này là Nguyễn Trọng Lợi và Nguyễn Quý Anh (con Nguyễn Thông), Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô văn Nhượng và Trần Lê Chất giải thích, thì chữ Liên Thành, tên của thương hiệu, ngoài cái ý nghĩa thuần tuý là Hoa Sen, chỉ sự làm ăn thuần khiết, còn để nhớ tới cái hồ sen, trong phủ đường Xuân Hội, thuộc Hòa Đa, tỉnh lỵ đầu tiên của Bình Thuận, trước khi dời vào Phan Thiết. Thế rồi theo thời gian, từ cơ sở đầu tiên đường Ngư Ông Đức Thắng, năm 1908 lập trụ sở hội tại đường Trung Trắc, kế ngân hàng VN Thương Tín. Năm 1910, mở chi nhánh tại Mũi Né.

Lúc đó sự giao thông rất khó khăn, vì con đuờng Phan Thiết-Mũi Né không phải như bây giờ, mà phải đi vòng ngọn đồi Ngọc Lâm, tới Đá ông Địa, rồi men theo bãi biển đi tới Mũi Né, khoảng cách xa 32 km. Do trên phần lớn đều dùng ghe chạy buồm nhưng cũng vô cùng bất tiện, vì phải qua mũi Ba Giai (Phố Hài), nên thời gian cũng ít nhất là 12 giờ. Sau này tỉnh lỵ từ Hòa Đa dời về Phan Thiết, cũng là một hải cảng, nên tất cả thương vụ, ghe thuyền đều cập bến Thương Chánh. Con đường công hương mới Phan Thiết-Mũi Né được mở, cắt ngang đồi Ngọc Lâm, tới Đá Ông Địa, Rạng, Mũi Né, chỉ còn xa chừng 20 km, nên người ta không cần dùng ghe. Do trên Phú Hài bắt đầu lụn bại vì không còn là một thương cảng, mà chỉ là một bến cá không hơn không kém cho tới ngày nay vẫn không thấy thay đổi.

Năm 1911, Hồ Tá Bang thay Nguyễn Trọng Lợi, làm tổng lý công ty Liên Thành. Năm 1915, lập chi nhánh công ty tại Phú Hài, do bá hộ Chi, em vợ Bang điều hành. Năm 1916, chi nhánh Hưng Long thành lập, trên đường Huyền Trân công chúa, tại ngã ba vào chùa Cát Hưng Long, do Huỳnh văn Ngô (em vợ Bang ) và Nguyễn văn Chu, em ruột tri huyện tiến sĩ Nguyễn Bính, là người Bình Thuận đầu tiên đổ tiến sĩ. Tóm lại, càng ngày công ty càng phát triển mạnh mẽ, nên đã mở được nhiều chi nhánh khắp nơi như Hội An (1916), Bạc Liêu (1931), Sa Đéc (1932), Trà Vinh (1934), Bến Tre (1935), Mỹ Tho (1937), Nam Vang (1938), Thủ Dầu Một (1939), Nha Trang (1940) và Qui Nhơn (1943). Công ty Liên Thành ngoài thương vụ chính là nước mắm, còn có đại lý gạo Bình Thuận tại Nha Trang và Qui Nhơn.

Năm 1941, Hồ Tá Khanh làm Hội Đồng trưởng Hội Đồng quản trị tổng công ty Liên Thành, thế Nguyễn Minh Duệ, con trai Nguyễn Quý Anh. Năm 1960 công ty lập xưởng chế biến phân xác mắm tại Phú Hài, dùng để bón tưới rau xanh và hoa quả, rất được ưa dùng. Từ sau năm 1969, công ty thu gọn và chỉ sản xuất nước mắm cùng phân xác cá mà thôi. Sau khi VC cưỡng chiếm được toàn thể VNCH, đã tịch thu toàn bộ công ty Liên Thành, qua mỹ từ 'hiến tặng' cho nhà nước Đồng thời, đảng còn chơi xỏ, khi cột chặt tên tuổi những nhân vật một thời trong công ty này, với anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, như một bảo đảm vàng ròng, trước một nhân vật lịch sử, bắt đầu sự nghiệp 'bán nước' tại trường Dục Thanh và công ty Liên Thành, Phan Thiết.

Năm 1908 xảy ra cuộc dân biến tại Quảng Nam, rồi lan tràn khắp miền Trung, tới tận kinh đô Huế với các cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng, bất công, sưu dịch, khiến Pháp và Nam Triều thẳng tay đàn áp. Nhiều đồng bào bị thảm sát, tù tội và đày biệt xứ ra tận Côn Đảo. Khâm sứ Pháp Trung Kỳ Lavecque buộc tội chủ mưu xúi dục cho Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn nên đày ra Côn Đảo, còn Trần Quý Cáp thì xử chém tại Khánh Hòa tháng 6/1908. Tại Phan Thiết, đóng của Liên Thành thi xã vào ngày 5-9-1908 vì tổ chức này giống như một ngọn gió Duy Tân thổi vào tâm hồn dân chúng địa phương qua những hô hào cải cách. Nguyễn Hiệt Chi bị bắt giam, còn người em ruột là Nguyễn Hàng Chi bị án tử hình tại Hà Tĩnh vì tội biểu tình chống thuế.

Về vị trí của trường Dục Thanh, thì không có một tài liệu nào xác nhận, kể cả công ty Liên Thành hay là báo Đảng. Chỉ thấy nói là trường được khai trương năm 1907, tại nhà của người con trai lớn Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lợi cho mượn. Nhưng nhà của Nguyễn Thông lúc đó, rất bề thế, rộng lớn với nhiều lớp nhà ngang dãy dọc. Ngoại trừ hai chốn tôn nghiêm là từ đường họ Nguyễn và Ngọa Du Sào, là căn gác mà thuở sinh tiền Nguyễn Thông sinh sống, trong đó có đủ bàn, ghế, tủ, phản, liễn đối, án thư, bộ chén sứ uống trà, giá để sách, tráp đựng văn thư, nghiên mài mực...được coi như những bảo vật trân quý, không ai được đụng tới, vậy mà báo đảng nói, khi anh Thành được mời tới dạy học, đã xử dụng những thứ này"

Theo Nguyễn Minh Đức, cháu bốn đời dòng họ Nguyễn, thì trước năm 1945, phía sau vườn, nay là dãy nhà trên đường Đội Cung, có nhiều nhà gạch, nhưng đã bi chiến tranh tàn phá, còn Trần Duy Chánh cho biết, trước khi vào Sài Gòn năm 1945, gia đình ông vì bà con với bác sỹ Nguyễn Quý Phầu, nên được ở một trong những nhà gạch phía sau, mà người trong nhà nói là lớp học của Trường Dục Thanh. Riêng Trần Huỳnh Châu, con Trần Huỳnh Hà là một hàm hộ tại Đức Thắng, hiện sống tại Hoa Kỳ, là bạn học của Nguyễn thị Bích, chị Nguyễn Minh Đức, năm 2002 về dự ngày Hội Ngộ 50 năm của trường Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết tổ chức tại Nam CA, cho biết mỗi lần tới nhà của Nguyễn Thông  chơi, thường ra phía vườn sau, để được ngồi trên  ngồi trên một chiếc xe rương lớn, đã rỉ sét, nằm lăng lóc sát bờ tường, mà người trong nhà, bảo đó là giường ngủ của Nguyễn Tất Thành, trong thời gian tới đây dạy học.

Như vậy qua các nhân chứng, ta có thể biết rằng trường Dục Thanh ngày trước trong khuôn viên tư thất của Nguyễn Thông, nay không còn nữa vì lý do bom đạn, và khu đất đó cũng bị gia đình họ Nguyễn bán cho người khác.

Tóm lại Nguyễn Trọng Lội, có cho mượn nhà làm trường, Huỳnh văn Đẩu tặng 10 mẫu đất hạng nhất đẳng điền, để thu hoa lợi làm chi phí nhà trường. Ngoài quốc ngữ, chương trình lúc đó còn có dạy chữ Pháp và Hán, với các môn khoa học, địa lý, cách trí, vệ sinh, toán, việt văn và thể dục. Các ông Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Quý Anh, Trần Lê Chất..phụ trách việc giảng huấn. Sau năm 1975, một vài người như Nguyễn Đăng Lầu (1897-1978)..xác nhận Nguyễn Tất Thành nhờ Trương Gia Mô, bạn của Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Sắc..giới thiệu vào dạy trường Dục Thanh, từ năm 1910 nhưng đã dạy lóp mấy, môn gì, bao lâu thì không có một tài liệu nào xác nhận nổi.

Còn Huy Sô, trong bài 'thầy giáo tôi', thì cho biết có 6 giáo viên dạy lúc đó là các thầy Cung, Hải, Anh và Nguyễn Tất Thành, dạy lớp ba, nhì, thỉnh thoảng dạy thêm lớp tư và lớp nhất và dạy Hán, Pháp cùng tất cà các môn học kể cả môn thể dục. Tóm lại cũng theo sách báo đảng, thì thầy Thành còn kiêm luôn việc hướng dẫn, những buổi sinh hoạt ngoài trời với học sinh tại Thương Chánh, đình làng Thiềng Đức.. từ đó gieo vào tâm trí học sinh tư tưởng yêu nước.

 Tóm lại, định mệnh bắt người Phan Thiết-Bình Thuận, qua sự cưu mang một tên lãng tử, để rồi bị cột vào một cách lãng nhách, trong cái sách lược vẽ vời của đảng, về những bước chân của Hồ, để tăng bổ cho một hình tượng Hồ Chí Minh, siêu phàm vĩ đại trong dòng lịch sử dân tộc. Cho nên, tất cả đều được chuẩn bị một cách khuôn phép, từ lúc 'bác' còn để chỏm ở Làng Sen, đã biết đối thơ với các bậc nho học tiền bối, rồi là liên lạc viên của đảng Cần Vương, cưu học sinh Quốc Học Huế bị đuổi vì tham gia phong trào chống thuế tại miền Trung năm 1908, giáo viên truờng Dục Thanh Phan Thiết,.kể cả cái mốt đồng chí với Trương Gia Mô, Phan Chu Trinh, Hồ Tá Bang..trước khi làm cậu bồi Ba, xuất dương cứu nước. Với những lá chắn an toàn như vậy, không trách gì đã có một số người đem hiện tượng biến thành mặt thật, về câu chuyện anh thanh niên Nguyễn Tất Thành dạy học tại Phan Thiết, rao bán tới tận hải ngoại, làm nhiều người điếc đuôi tưởng thật nên hãnh diện mừng.

2- CÓ HAY KHÔNG HUYỀN THOẠI"

Trước hết cứ tạm nhận những điều ở trên là có, vậy thì cớ gì một ông giáo dạy học, rồi vì trở thành lãnh tụ, nên phải cướp giựt nhà cửa đất đai của dân chúng, để làm nhà lưu niệm, viện bảo tàng cho Hồ. Hành động ngang ngược cướp bóc trắng trợn này, quả thật suốt dòng lịch sử, duy nhất chỉ có đảng Việt Cộng mới làm.

Ba trăm năm qua, tại Bình Thuận-Phan Thiết, đã không đếm được những anh hùng, liệt nữ, đại quan, công nhân viên, cán bộ, giáo chức, binh sĩ và ngay cả dân chúng địa phương, đã hiến mình cho quê hương Bình Thuận. Những đại danh như Nguyễn Thông, Ung Chiếm, Bùi Hàng, Cao Hành, Nguyễn Đăng Giai, Tống Hưng Nho kể cả Nguyễn Hữu Cảnh, Vũ Anh Khanh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu.. và Ngô Tấn Nghĩa công trạng và đức độ của họ to lớn đến mức nào, vậy mà người địa phương cũng chỉ ghi nhớ trong tâm trí và sự thành kính mà thôi.

Cuối cùng thử hỏi, thực chất Nguyễn Tất Thành cùng những người cọng sản đã làm gì cho quê hương miền biển mặn, từ năm 1910-2005" Ông Ngô Đình Diệm, trước khi trở thành Thủ Tướng rồi Tổng Thống Đệ Nhất VNCH (1955-1963), đã từng là Tri Huyện Hòa Đa và Tuần Vũ Bình Thuận. Thế nhưng Ông đã không bắt buộc chính quyền địa phương làm gì cho ông cả, ngoài sự ông chỉ tới Phan Thiết, lúc còn sinh tiền, vào dịp lễ Giáng Sinh hoặc Tết Nguyên Đán khi có dịp, để viếng mộ người bạn thân là Hoàng Tỷ. Theo Thu Nhi, trước năm 1975, mộ nhà giáo Hoàng Tỷ nằm ở ngã ba Nguyễn Hoàng, Trần Hưng Đạo, kế nhà máy xây lúa, gần cầu Sở Muối.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người tỉnh Bình Thuận (sau này Phan Rang tách ra lập tỉnh Ninh Thuận), từng sống chết với quê hương mình suôt cuộc đời quân ngũ. Vậy mà khi có dịp về Phan Thiết công cán, duy nhất vào năm 1972 mới ra mặt để chủ tọa cắt băng khánh thành Cầu Đúc Trần Hưng Đạo (Phan Thiết) do Công Binh Hoa Kỳ xây dựng. Sau đó Ông tới Phan Rí cắt băng khánh thành Cầu Sông Lũy, trên QL1, do TD203CBCD/VNCH làm.

Trong khi đó Thành chỉ ở Phan Thiết ít tháng để kiếm sống, tới năm 1910,theo báo Đảng, vì ban giám hiệu trường Dục Thanh cũng như công ty Liên Thành, chia làm hai phe, nên 'bác' lặng lẽ bỏ đi cứu nước.

Hãy nghe Bạch Vân, một nhân chứng tại PhanThiết, có nhà kế trường Dục Thanh, kể lại những bi hài có liên quan tới chuyện dài ngôi trường trên. Theo tác giả, thì năm 1980, tình hình hữu nghị Việt-Trung đã xuống dốc, đảng sợ những di tích của 'bác' tại Hà Nội và miền bắc bị tên bá quyền nước lớn phá hủy. Do trên, Phan Thiết lúc đó đang xơ xác qua những trận đòn đánh tư bản mại sản, nưóc mắm, kinh tế mới thì được chính phủ trung ương, ưu ái quyết đinh cần phải chỉnh trang gấp, để duy trì kỷ niệm của 'bác'.

Thế là VC địa phương lấy Ngọa Du Sào của Nguyễn Thông, gọi là nơi 'bác' đã dạy học và trọ ở đây. Báo hại gia chủ và những căn nhà lân cận, phải hoan hỉ ký tặng dâng đảng tất cả nhà cửa, sản nghiệp bao đời do mồ hôi máu thịt làm ra, để có một khu đất rộng lớn. Công tác xây cất thật quy mô, nào tường hào, cổng tam quan, nhà ngang nhà dọc, cây kiểng, giếng nước, bàn ghế học trò...mọi thứ đều tân tạo theo trí tưởng tượng đã được đúc khuôn từ trung ương đảng. Phía bên ngoài, một số nhà lại bị đuổi thêm để làm đường, công viên, nhà bảo tàng lịch sử rất qui mô vĩ đại.

Trong khuôn viên cái được chỉ định là trường Dục Thanh, nhiều cây ăn quả như xoài, mận, sa-bo-chê được trồng khẩn với các vòi nước tưới suốt đêm ngày, nên chóng lớn, ai không biết cứ tưởng cây đã có từ lâu đời. Khu di tích xây dựng thật lâu nhưng chưa hoàn thành, chắc còn cần nhiều đồ trang trí bên trong. Do trên các cán bộ đi hỏi những người quanh vùng, và đều được trả lời là 'không nhớ gì hết, kể cả ông nội tui sống lại'. Mặc cho dân chúng tẩy chay ra mặt, đảng vẫn lì lợm bịa đủ mọi cách, trong đó có các tấm hình cảnh Phan Thiết với ghi chú 'bãi biển Thương Chánh, nơi 'bác' dẫn học trò đi dạo mỗi chiều'; 'ngọn đồi này là nơi 'bác' cùng học trò ngắm cảnh và ngâm thơ yêu nước'; Trường Dục Thanh nơi 'bác' giảng dạy tinh thần yêu nước; cây trái chính tay 'bác' trồng. Thậm chí còn có hình chụp giếng nước và cái gầu múc nước mới toanh với ghi chú 'bác' dùng chiếc gầu này để tưới cây. Những người Phan Thiết xem hình chào thua và gia đình con cháu Nguyễn Thông nay trở về, chắc cũng biết đâu mà mò. Vậy mà vẫn có những cháu ngoan của 'bác' từ miền bắc vào tham quan, đã cầm gầu khóc sụt sùi bên những gốc cây ăn trái 'mới toanh'.

Biết bao giờ người Phan Thiết mới có quyền nói thật hay dám nói những điều tai nghe mắt thấy theo lương tâm mình, mà không sợ vì nói thật, khi về Phan Thiết sẽ bị trù dập, không được chơi vui hay mất cơ hội làm giàu"

Nay gần như hầu hết mọi người trong và ngoài nước, đều biết rõ về những câu chuyện lèo mà Đảng VC bịa ra, chỉ mục đích tô son trét phấn làm đẹp cho các lãnh tụ . Nhưng có một điều đau lòng nhất, mà chắc là ít người biết rõ, trừ người Lính và dân chúng sống ở thôn quê, kể cả thị xã Phan Thiết trước ngày 30-4-1975. Đó là hằng năm, suốt 20 năm (1955-1975), hể tới ngày NHÀ GIÁO, thì Cộng Sản Bình THuận lại hồ hởi đạt chiến công, bằng cách tấn công QLVNCH, đặt bom mìn trên các quốc lộ, bắt cóc, ám sát cac viên chức Xã Ấp địa phương hay pháo kích bừa bãi vào chốn đông dân, để tính xac Nguỵ quân lẫn dân, hầu đem mừng 'Bác' , tức thầy giáo Thành, được công ty nưóc mắm Liên Thành rước về , dạy dỗ người BT, theo gương 'Bác bán nước'.

Huyền thoại chỉ vậy thôi, thế mà cũng được ít người mang ra hải ngoại tuyên truyền -/-

Xóm Cồn

Tháng 8-2006

MG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.