Hôm nay,  

Điều Trần Tại Thượng-viện Hoa-kỳ Về Pntr Cho Việt Nam

15/07/200600:00:00(Xem: 1559)

Hoa-thịnh-đốn, ngày 12-VII-2006.

Sáng hôm nay, 12/7, tại phòng 215 của bin-đinh Dirksen thuộc Văn-phòng Thượng-viện Hoa-kỳ đã diễn ra một cuộc điều-trần quan-trọng về qui-chế quan-hệ thương mại bình-thường vĩnh-viễn (Permanent Normal Trade Relations, tắt là PNTR) mà Hành pháp Mỹ đang xin cho Hà-nội trong tiến-trình thương-thuyết để cho Việt Nam vào Tổ-chức Thương mại Thế-giới (World Trade Organization, tắt WTO).

Mở đầu buổi điều trần, Thượng-nghị-sĩ Charles E. Grassley (Cộng-hòa, TB Iowa) tuyên-bố là buổi điều-trần này được tổ-chức để nghiên cứu dự-luật S.3495-A do TNS Max Baucus (Dân-chủ, TB Montana) đưa ra nhằm "cho phép việc áp-dụng xử-lý bất phân biệt (tức quan-hệ thương mại bình-thường) đối với các sản-phẩm của Việt Nam." Dự-luật này, nếu được thông qua, sẽ cho phép Việt Nam vào WTO, có thể nội trong năm nay.

Luận-điểm của Hành pháp

Bắt đầu buổi điều-trần là phần trình bầy của Đại-sứ Karan Bhatia, người đã đại diện phía Hoa-kỳ để thương lượng với Hà-nội về tất cả những chi-tiết liên-quan đến quan-hệ thương mại giữa hai nước. Ông cho biết Hà-nội đã bắt đầu thủ-tục để xin vào WTO từ 1995 nghĩa là đã 11 năm nay. Nhiều chặng quan-trọng đã được đi qua để chuyển nền kinh tế tập trung của Hà-nội thành một nền kinh tế thị-trường, trong đó đáng kể nhất là Hiệp-định Thương mại Song phương Mỹ-Việt (U.S. Bilateral Trade Agreement, tắt là BTA), ký vào tháng 12 năm 2001. Theo ông, giờ đây Hà-nội đã phải nhượng bộ, đổi tới 80 bộ luật để có thể đi vào thị-trường thế-giới.

Tiếp sau là phần trình bầy của ông Eric John, thứ-trưởng ngoại-giao về Đông-Á và Thái-bình-dương Sự-vụ. Ông này cho thấy Hà-nội đã có những đổi thay căn-bản kể từ khi đưa ra chính-sách Đổi Mới (1986), và dù như Hà-nội hãy còn nhiều khiếm khuyết về mặt nhân-quyền, tự do tôn-giáo v.v., theo ông cần khuyến khích Hà-nội đi tiếp con đường đổi mới của họ bằng cách cho họ qui-chế PNTR (mà trước kia gọi là qui-chế "tối-huệ-quốc," MFN, hay là Most Favored Nation). Cho Hà-nội qui-chế này là giúp Hà-nội sáp nhập vào trong vùng, vào trong ASEAN, để Hà-nội không còn là cái gai trong một vùng mà đa-phần thân thiện với Mỹ.

Những tiếng nói thuận và chống

Trong thành-phần những người được mời để trình bầy về mặt thương mại, ảnh-hưởng của tiến-trình thương-thuyết với Hà-nội sẽ mang lại những kết-quả gì, thì có ba người ủng-hộ cho Hà-nội qui-chế PNTR và một người chống đối. Ba người ủng-hộ là ông Jon Caspers, đại diện cho Hội-đồng Những nhà sản-xuất Thịt heo trên toàn-quốc, ông Christian Schlect, Chủ-tịch Hội-đồng các Nhà trồng vườn cây miền Tây-bắc Hoa-kỳ, và ông Jeffrey R. Shafer, phó-chủ-tịch nhóm Thị-trường Toàn-cầu Citigroup. Ông Caspers cho rằng gần đây Mỹ đã có những ký-kết tương-tự với 8 quốc-gia, và cả trong tám trường-hợp Mỹ đều bán được thêm thịt heo và sản-phẩm thịt heo cho tám thị-trường đó. Ông Shafer thì cho rằng với sự ký-kết với Hà-nội, Mỹ sẽ xuất cảng được thêm sang Việt Nam những loại trái như bom, lê, táo, rượu vang v.v. Còn ông Shafer thì nhìn vào khả-năng ngành ngân-hàng phát triển sang Việt Nam. Riêng ông Augustine D. Tantillo thuộc Liên-minh Hành-động về Các ngành May mặc Hoa-kỳ thì đưa ra những con số hùng-hồn để đả phá việc cho VN qui-chế PNTR. Ông nói, chính những sự thương lượng thiếu suy xét với Bắc-kinh trước đây đã làm cho ngành may mặc ở Mỹ bị thiệt thòi quá đáng (mất hàng ngàn công ăn việc làm, mất thị-trường do bị cạnh tranh mạnh nếu không muốn nói là bất chính v.v.), nay phía Hành pháp lại tiến-hành với cùng chính-sách đối với Việt Nam thì rất bất lợi.

Vấn-đề nhân-quyền

Nhóm thứ ba được mời lên trình bầy gồm ông Chris Seiple, Chủ-tịch Viện Bắt tay Toàn-cầu, ông T. Kumar thuộc Hội Ân-xá Quốc-tế, và bà Virginia B. Foote, Chủ-tịch Hội-đồng Thương mại Mỹ-Việt. Như ta có thể đoán trước, ông Kumar đưa ra một hình ảnh khá ảo não về tình-hình nhân-quyền ở Việt Nam. Theo ông, nếu VN cũng có 1-2 tiến-bộ, nói chung tình-hình còn rất ảm đạm: VNCS còn nằm trong danh-sách CPC (Những quốc gia đáng quan tâm đặc-biệt), còn mạnh tay đàn áp các tôn-giáo nhất là trong các vùng thiểu-số (ở Cao-nguyên Trung-phần và vùng Tây-bắc), còn giữ một số tù-nhân lương-tâm rất phi lý (đặc-biệt, Bác-sĩ Phạm Hồng Sơn), còn quản-chế tại gia nhiều người, và gần đây còn xiết chặt hơn nữa hệ-thống Internet. Ông Seiple thì tuy công-nhận là đã có nhiều sự vi-phạm nhân-quyền và nhất là tự do tôn-giáo ở Việt Nam song ông cho rằng VNCS cũng đã có một số tiến-bộ mà ta nên khuyến khích. Còn bà Virginia Foote thì nêu ra tất cả những công-ty, những hãng lớn của Mỹ hiện đang cổ võ cho chuyện cho Hà-nội qui-chế PNTR.

Những thắc mắc

Mặc dầu buổi điều-trần gồm đa-phần những người ủng-hộ việc cho Hà-nội qui-chế PNTR song không ít người nêu ra những thắc mắc đáng kể. Ông TNS Baucus đã đọc một câu hỏi của Dân-biểu California Trần Thái Văn gửi sang hỏi làm sao có thể đảm bảo được là Hà-nội sẽ tôn trọng những quyền về tài-sản trí tuệ (tắt là IPR, tức Intellectual Property Rights) nếu hiện giờ Hà-nội vẫn còn nằm trong danh-sách 301, tức danh-sách liệt-kê các quốc gia thiếu sót nặng nề về mặt này. Đại-sứ Bhatia chỉ trả lời được theo một luận-điệu có sẵn là vào WTO, Hà-nội sẽ bị áp-lực của nhiều nước hơn là của một mình nước Mỹ về mặt này.

Dân-biểu Nancy Pelosi hỏi: "Ba tiểu-bang miền Nam đã cấm VN quảng-cáo cá ba sa và cá tra là 'catfish' và năm tiểu-bang, ba tiểu-bang kia cộng Florida và California, đã không cho nhập cảng một số hải-sản của Việt Nam vì không đủ tiêu-chuẩn vệ-sinh theo FDA (Food and Drug Administration). Bên Hành-pháp làm gì được về chuyện này"" TNS Brownback cho biết ông đã từ lâu chống đối việc cho VN qui-chế PNTR vì nhiều lý-do: thiếu đủ các thứ tự do, đặc biệt là tự do tôn-giáo, tham-gia vào chuyện buôn bán phụ nữ, trẻ em (human trafficking) vì theo như chính Bộ Ngoại-giao Mỹ tiết-lộ hôm 6/6 vừa qua, Việt Nam được xếp hạng trong Tier 2, tức là vào hàng các quốc gia chưa làm đủ để ngăn chặn tệ-nạn này.

Nhiều câu hỏi của các TNS khác liên-quan đến tự do tôn-giáo như được hiểu ở Hà-nội và tự do tôn-giáo theo các tiêu-chuẩn quốc-tế. Có vị truy ông Eric John là có đúng không, Hà-nội không chấp nhận để cho Tòa Thánh cử các vị giám-mục ở Việt Nam. Ông Eric John trả lời quanh co nhưng rồi cũng phải công-nhận đây là một sự thật. Một số câu hỏi khác liên-quan đến các giáo-hội Tin Lành tại gia ("house churches"), ông Eric John chống chế nhưng rồi cũng phải công-nhận đây là một lãnh-vực còn cần phải cải thiện nhiều.

 Phần tham-dự của người Việt

Trong số chừng 100 người đến theo dõi buổi điều-trần này, người ta chú ý thấy cũng có đến khoảng 40 nhà báo cộng 6-7 người của Tòa Đại-sứ Hà-nội. Người của Hà-nội không được nói đã đành, ngay các tổ-chức của người Mỹ gốc Việt cũng bị từ chối khéo vì cho là không có đủ thời giờ. Tuy-nhiên, vì có được mời gửi thư và chứng-từ viết (written testimonies) vào cho Uỷ-ban Tài-chánh do TNS Grassley cầm đầu nên ông Nguyễn Ngọc Bích, một người của Nghị-hội, đã đại diện cho Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ trình bầy về những chênh lệch trong lãnh-vực buôn bán, trao đổi các sản-phẩm trí-tuệ giữa VN và Hoa-kỳ hôm nay vì những nhượng bộ quá đáng của Bộ Ngoại-giao và Bộ Thương mại Hoa-kỳ như cho Hà-nội độc-quyền nhập cảng các sản-phẩm này vào Việt Nam: điều này cho phép Hà-nội ngăn chặn hầu hết sách báo, các sản-phẩm về âm-nhạc (CD, DVD, video, v.v.), các phim ảnh, các chương-trình truyền thanh và truyền hình v.v. của người Việt tại Mỹ, trong khi đó thì Hà-nội thả dàn đưa những sản-phẩm tương-tự của họ sang Hoa-kỳ. Đây không phải là thương mại, buôn bán hai chiều mà độc-nhất chỉ có một chiều nên không lạ là cán cân thương mại nghiêng về phía Hà-nội (trong năm 2005, thương mại giữa hai nước lên đến 7 tỷ 8 đô-la song Mỹ xuất cảng sang Việt Nam chỉ có khoảng chưa đầy 2 tỷ).

Trong phần trả lời các câu hỏi, ông Bhatia cũng phải nhắc là vào ngày 23/6, do sự thu xếp của Dân-biểu Ed Royce (Cộng-hòa-CA), ông đã gặp 4 đại diện của cộng-đồng người Mỹ gốc Việt và được nghe đầy một tai những lời than phiền của các vị này. Ông công-nhận đây là những quan-tâm hữu lý và ông hứa sẽ tìm cách ngăn chặn phần nào lối làm ăn một chiều này. Sở dĩ vậy là vì ông Bích đã nêu ra được những trường-hợp như:

Ông Phương Nam Đỗ Nam Hải có sách do Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ in ở Mỹ. Không những ông không được nhận sách của chính ông, khi ông đi photocopy sách của ông thì công-an gây tai-nạn, hạch-sách ông rồi đòi phạt ông 20 triệu đồng. Khi ông không chịu trả thì gần đây CA lại cho là ông chuyển tin bất hợp pháp trên Internet, phạt ông thêm 15 triệu nữa.

Không chỉ người Việt ở Mỹ bị thiệt thòi khi những sản-phẩm thật hay của Thúy Nga Paris by Night, Asia Entertainment hay Vân Sơn, bị chép lậu ở trong nước xong bán rẻ thối tha. Ngay một họa-sĩ Mỹ như ông David Thomas ở Boston cách đây ít năm, tưởng là sẽ mua chuộc được Hà-nội khi đem 43 bức "chân-dung" ông Hồ về triển lãm ở đây, cũng bị ban Văn-hóa Tư tưởng kiểm duyệt đi gần hết (khoảng 4 phần 5 số tranh) nên cuối cùng phải hủy bỏ toàn-bộ cuộc triển lãm.

Sở dĩ Hà-nội còn lợi-dụng được phía Mỹ như vậy là vì Hà-nội thấy người Mỹ còn quá khờ. Hà-nội cho bầy bán dăm cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay báo viết trong tiếng nước ngoài (như Time, Newsweek, v.v.) nên người của Bộ Ngoại-giao Mỹ sang kiểm-soát đã tưởng là có tự do, có nới lỏng. Nhưng như Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng nói ngày 23/6, có bao nhiêu người Việt đọc được các thứ tiếng kia. Trong khi đó thì cho đến nay, vẫn chưa có tới một tờ báo độc-lập của các tôn-giáo lớn như Phật-giáo, Công-giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, được ra đời, nói gì đến những tôn-giáo nhỏ hơn.

Tưởng cũng nên nhắc là một ngày trước buổi điều-trần này, tức vào thứ Ba 11/7, một liên-minh các tổ-chức của người Mỹ gốc Việt đã đăng một bức thư ngỏ gửi Tổng-thống Bush và Quốc-hội Hoa-kỳ nhắc về những quyền lợi của Mỹ sẽ bị thiệt thòi trong chuyện này nếu Mỹ thực-sự muốn dân-chủ-hóa Việt Nam. Bức thư ngỏ, đăng nguyên một trang trên tờ USA Today, là một sự khẳng-định lập-trường rất minh bạch và công-khai của cộng-đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn-quốc trước triển-vọng qui-chế PNTR có thể sẽ được đem cho Hà-nội trong những ngày sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.