Hôm nay,  

Gởi Các Cháu Du Học Sinh Từ Vn Sang Học Tại Đh Uta

16/05/200600:00:00(Xem: 2186)

(LTS: Vy Thanh là bút hiệu của Cựu Tổng Thơ ký Đại Học Cần Thơ, vượt biên qua Mỹ tiếp tục làm việc lại cho Đại học Michigan Mỹ.  Ong là người thời học sinh từng "nóp với giáo" vào bưng biền kháng chiến chống Pháp. Nhưng thức tỉnh sớm trước sự xâm nhập thống trị của CS Hà Nội, đã ra thành học lại và được du học Mỹ tốt nghiệp Ph.D.  Trở về thi hành lịnh động viên và được đưa về làm giáo sư ở Trường Võ bị Đà lạt. Sau đó được cử về xây dựng Viện Đại Học Cantho, trong nhiệm vụ Tổng Thơ Ký. Phần này Ong đã viết trong quyển “Lớn Lên Với Đất Nước" sẽ ra mắt vào ngày 4-6-2006 tại Hội Trường Báo Người Việt. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Nhơn vụ sinh viên Việt Nam và cộng đồng người Việt phản đối đại học UTA treo cờ máu, Ô Vy Thanh vì lương tâm chức nghiệp và tấm lòng gán bó và thương mến tuổi trẻ của một nhà giáo, muốn có vài lời với đồng nghiệp Mỹ và du học sinh Việt Nam. Sau đây là bài viết của Vy Thanh gởi cho Việt Báo.)

 

Tại cột "Trước Thời cuộc," VIỆT BÁO ngày Thứ Năm 4-5-2006, Ông Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh viết: "Năm nay chuyện lạ xẩy ra trong vùng Dallas-Forthworth, Texas. Tại Arlington, Chủ Nhật vừa qua những ngọn cờ vàng đã vươn lên rất nhiều, trong một bầu không khí sôi động khác thường. Một trận đấu mang nhiều ý nghĩa đã bắt đầu. . . Có 24 du sinh từ Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam.. đã lãnh sứ mạng của Hà Nội tìm cách đưa cờ máu lên treo ở Đại học này."

 

Sự kiện kể trên khiến tôi nhớ chuyện năm xưa đã xảy ra trên quê hương mình hơn nửa thế kỷ trước đây. Những năm đó, chúng tôi ở tuổi các cháu bây giờ. Cùng các anh, chị lớn hơn mình, chúng tôi tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân đội Pháp trở lại Việt Namvới mưu đồ thiết lập ách thống trị, đô hộ nước ta. Từ người lớn cho đến trẻ em, ai ai cũng hăng hái tiến lên với nhiệt tâm bảo vệ đất nước. Tinh thần quốc gia rõ rệt.

 

Những khẩu hiệu "Độc lập hay là Chết," "Thà chết không chịu làm nô lệ," v.v., đã nung bầu máu nóng trong tim của toàn dân, từ Nam Bộ, ra Trung, và cả ra Bắc. Nhưng ít có ai thấy được mưu đồ thâm độc của người đã mang lệnh của Quốc Tế Cộng Sản (The Comintern) về triệt hạ hết từ những nhà cách mạng có tinh thần ái quốc chân chính cho đến những dân quê hiền lành đã từng che giấu, nuôi dưỡng những người đi làm cách mạng. Lúc bấy giờ, Đảng Cộng sản Việt Namtrà trộn với những người quốc gia chân chính, lèo lái tinh thần yêu nước của dân Việt hướng theo chủ nghĩa ngoại lai gọi là "đấu tranh giai cấp, xây dựng xã hội chủ nghĩa."

 

Ý nghĩa của những từ hoa mỹ này, chắc các cháu đã thấy rõ trong suốt thời gian lớn lên trong một nước "độc lập và thống nhứt" gọi là "Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam."

 

Tôi chắc trong số 24 cháu hiện đang sống, theo học tại Đại học UTA, có cháu suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu đậm về những gì các cháu đã thấy, đã hiểu và đang hưởng. Các cháu cầm một tờ  USdollars trả bữa ăn sáng trong các cháu có người đã hằng giờ ngồi tư lự trong phòng riêng của mình tại đại học xá UTA. Trong sâu của tiềm thức, chắc đã tự vấn:

 

"Mình đang ở đâu thế này""

 

"Hiện thực hay mơ""

 

"Đây là một nước tư bản hay xã hội chủ nghĩa như cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng Sản đã từng "thuyết pháp" trước khi lên máy bay sang chốn "Mỹ-Ngụy phồn vinh giả tạo!"

 

Tôi hiểu tình cảm của các cháu. Đảng và Đoàn đã cho các cháu sang đây với một điều kiện: thi hành mệnh lệnh của họ chỉ thị. Công tác có hoàn mỹ, cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc của các cháu hiện ở quê nhà được bảo đảm an ninh. Bằng không thì. . .

 

Tôi thừa biết sau ba chữ "bằng không thì. . ." sẽ có những sự kiện gì xảy ra. Tôi chắc các cháu thừa trí sáng suốt để nhớ lại sự kiện Đinh Bá Thi.

 

Công tác mà cháu Nguyễn Thị Dung đã thực hiện tại UTA được Đảng và Đoàn đánh giá là không đạt rồi. Người Việt ở hải ngoại, người Việt trong công đồng Texas, đã biết rõ cháu Dung rồi: cháu chỉ là một con thiêu thân. Không hơn không kém cái thằng bé Lê Văn Tám ngày xưa . . . "tẩm dầu xông vào kho xăng!" Tôi nghĩ là ba, má của cháu Nguyễn Thị Dung, không được vui lắm khi nghe đài, đọc báo, biết được cộng đồng người Việt hải ngoại tại Vùng Dallas-Fortworth, Texas, phản ứng mãnh liệt.

 

Người Việt hải ngoại phản ứng có kế hoạch, có qui củ, trong phạm vi của luật pháp của tiểu bang Texaslẫn liên bang Hoa kỳ. Phản ứng có kết quả cụ thể. Kết quả ảnh hưởng rõ đến tình hình chính trị ở Hoa Kỳ trong mùa bầu cử sắp đến. Ảnh hưởng đó lớn không lường được.

 

Ông Phụ tá Viện Trưởng UTA Micheal Moore đã "khờ khạo" nếu tôi không được phép dùng từ "ngốc" để thay thế hai chữ này về chính trị khi đối chất với đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ông phát biểu: "If you don't like that flag, don't look at it!"

 

Một lời nói của một người đỗ bằng Ph.D., ngồi ở chức vụ Phụ tá Viện trưởng một đại học lớn, thật hết sức. . . (xin lỗi độc giả). . . vô giáo dục!

 

Ông chắc hẳn chưa quên nhân dân thế giới đều không thích lá cờ của Hitler. Và khi đa số đều bảo rằng tôi không thích lá cờ đó, thì chuyện gì đã xảy ra cho Hitler, một tên khát máu giết dân Do Thái hằng triệu.

 

Còn lá cờ máu của Đảng Cộng sản Đông Dương, hay của Hội Nghiên Cứu Mác-xít, hay của Việt Minh, hay của Đảng Lao Động Việt Nam, hay tráo trở đánh lận con đen sơn lại trên nửa xanh dưới nửa đỏ thành cờ của cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, chúng tôi nói rõ: "Chẳng có người Việt nào ưa cả! Trong nước lẫn ở hải ngoại!"

 

Ông có biết sau khi cộng sản Bắc Việt nuốt chửng Miền Nam, thực hiện chuyện cướp bóc của cải, cào bằng đời sống của dân Miền Nam, từng bước đánh phá và tiêu diệt có kế hoạch môi trường từ Miền Nam Trung Phần vào Miền Nam của đất nước, để bán rẽ cho ngoại bang, dân chúng tôi đã làm gì" Hơn một triệu người bất chấp hiểm nguy của biển cả, những khó khăn của rừng núi, và những bẩy rập của công an, quân đội Bắc Việt, đã bỏ nhà ra đi. Họ ra đi với hai bàn tay trắng. Họ để lại phía sau đất đai đã chôn ông bà tổ tiên của họ. Không có gì cản nổi ý chí tìm tự do của họ. Cũng giống như người dân Do Thái trong hành trình Holocaust vậy.

 

Ông có biết, nếu Viện trưởng Đại học UTA hôm đó không theo lời khuyến của Board of Trustees of Texas University System, thì chuyện gì sẽ xảy ra không"

 

Con số hơn 2000 sinh viên Mỹ gốc Việt là con cháu của những người đã bỏ nhà, mồ mả ông bà nói trên. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo chuyện ông bảo: "Nếu chúng mày không thích thì đừng nhòm lá cờ đó!" Chúng nó đã theo cha mẹ ra đi với tay trắng. Con em của chúng tôi cũng sẽ rời UTA nhưng không phải ra đi với những "transcripts" không có credits đã học ở UTA  để sang các đại học khác trong hệ thốngUniversityof TexasSystem với 13 campuses rải rác trong tiểu bang Texasdễ dàng.

 

Con số "income" về "tuition and fees" đầu hôm sớm mai sụt bao nhiêu phần trăm ông có biết không" "Income" của 24 sinh viên từ Việt Namdo ông "ngoại giao" mang sang, dù chúng đóng với "International Student status" làm sao so lại với "income" của "Texasresident students"" Hội đồng quản trị UTA sẽ chất vấn ông Viện trưởng ngay:

 

"Tại sao income thất thoát" Sụt""

 

Ông có biết Viện trưởng sẽ chỉ định ai đứng ra trả lời không" Và nếu ông trả lời không thông"

 

Nhưng đó là điều chưa hẵn quan trọng cho lắm, dù biết ở bất kỳ đại học nào trên đất Mỹ hiện nay, chuyện "budget" làm hội viên Hội đồng Quản trị Đại học nhức đầu không ít.

 

Điều mà tôi nghĩ thật là quan trọng là lá phiếu bầu cử của cha, mẹ, anh, chị, bà con, cô bác của 2000 sinh viên Mỹ gốc Việt. Cứ thử nghĩ một gia đình Việt Namđơn giản một vợ một chồng khi mới đến Hoa Kỳ với hai đứa con. Sau 30 năm tỵ nạn CS trên đất nước này, hai đứa con đã tốt nghiệp đại học, đã có việc làm, có gia đình riêng. Con của hai người này đã và đang ghi danh ở UTA. Tất cả ông bà, cha mẹ, anh hay em của chúng đã đóng thuế. Thuế đó được phân phối về tiểu bang để thực hiện giáo dục dân chủ và nhân bản ở Hoa Kỳ. Người đã đóng thuế được quyền sử dụng lá phiếu của mình. Trong mọi hình thức bầu cử có việc bầu cử Hội đồng Quản trị Đại học của toàn tiểu bang hoặc của cộng đồng. Hội đồng Quản trị đại học là tổ chức đại diện người dân đã đóng thuế và đã bầu họlàm việc trông nom tiền thuế sử dụng đúng. Hội đồng này sẽ đi tìm và tuyễn dụng người tài, người giỏi, người có quá trình chức nghiệp nổi bật. Và trên hơn hết, phải là một nhà giáo có lương tâm. Một người thầy ra thầy. Không phải loại thầy ham danh ưa lợi. Bọn thầy đeo bằng Ph.D. chạy theo những thị hiếu bần tiện, nhỏ nhen, như. . . được cử đi sang Việt Nam để Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cộng sản khúm núm chầu chực như các quan Thái Thú Tàu ngày xưa sang nước chúng tôi. Được cán bộ lãnh đạo các Trường Đại học biếu xén, hầu hạ, chỉ định sinh viên sớm đón chiều đưa. Được dự những bữa ăn linh đình với các món lạ miệng. Nhưng chi phí cho những cuộc truy hoan, hỉ lạc đó là do tiền của dân nghèo, tiền ăn cắp từ các viện trợ của nước ngoài. Mọi người muốn biết chuyện này" Cứ qua Moscow, đến Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hỏi ông giáo sư tiến sĩ Đỗ Văn Chừng thì rõ chương trình viện trợ của Quốc vương Netherland cho 6 Trường Đại học Cộng đồng Việt Nam đã được thực hiện như thế nào.

 

Các cháu đang sống trong xã hội tự do và dân chủ hoàn toàn. Các cháu đang học với những người thầy có đủ kinh nghiệm và kiến thức để truyền đạt cho các cháu. Môi trường mà các cháu đang học trong lúc này tôi nghĩ là không có một nước cộng sản nào có được. Bởi vậy, tôi mong các cháu khai thác những khả năng mà Đại học UTA và thời gian các cháu tạm thời ở lại đây để tiếp thu những kiến thức, rèn kỹ năng, học hỏi những kỹ thuật, loại kỹ thuật mà các cháu chỉ nghe các "thủ trưởng" luôn mồm hót "tiên tiến, hiện đại" nhưng chẳng rõ hiện đại như thế nào, làm sao ứng dụng được vào xã hội tụt hậu của nước Việt Nam hiện nay.

 

Các cháu phải tận dụng tham khảo sách báo trong thư viện của các trường đại học. Có vậy mới làm cho trí tuệ của mình phong phú. Khi về đến quê nhà, ngồi ở một cơ quan nào đó, các cháu sẽ thấy tiếc. . . phải dè hồi đó đọc hết những sách đó!

 

Tôi kể cho các cháu một thí dụ bản thân. Xin trở lại câu chuyện "thần thánh hóa" em bé có tên Lê Văn Tám.

 

Hồi đó, tại chợ vườn Bà Đầm (ở Cần Thơ) cán bộ võ trang tuyên truyền Việt Minh lùa dân đến nhà lồng để nghe tin tức thời sự. Họ đọc xong tin, mấy ông già bà cả lúc lắc cái đầu tán thưởng. . . "Thằng nhỏ giỏi thiệt! Gan thiệt!" Tôi cũng có mặt ở đó. Lúc bấy giờ đã học lớp Nhứt (tức là lớp Năm bây giờ, trong hệ thống 1-12).

 

Lên trung học, nhớ lại chuyện xưa. Bắt đầu suy nghĩ. Thằng bé Lê Văn Tám bị bó bằng vải quanh thân mình nghĩa là hai cánh tay của nó cũng bị vấn chặt thì làm sao nó có thăng bằng (équilibre) để chạy" Hơn nữa, hai tay bị vấn, thì bàn tay nào cầm hộp quẹt (xin nhớ ở chỗ này: năm đó 1946-1947 cái hộp quẹt "máy" như các cháu thấy bây giờ chưa có nghe!)" Không lẽ nó cầm cây đuốc hay cây rọi" Nên nhớ, mình mẩy nó tẩm đầy dầu xăng. . . coi chừng dầu xăng phựt cháy!

 

Lên trung học đệ nhị cấp, học các bài hóa học sơ đẳng. Biết ra "chuyện thằng bé tẩm dầu" là chuyện nói dóc. Không có bằng chứng. Không có căn bản khoa học gì hết. Các cháu đã từng đổ xăng cho xe (tôi cho trong 24 cháu, ít ra cũng phải có một hay hai xe để các cô cậu dong ruổi vào những ngày cuối tuần!), biết mùi xăng hắt vào mũi thế nào rồi. Vậy thử nghĩ. Một thằng nhỏ 8-9 tuổi mình mẩy ướt sũng những xăng liệu nó có thể chạy được quá 10 mét không" Từ điểm cán bộ đặc công thả nó chạy đến kho xăng là bao xa"

 

Thêm một điểm để các cháu xét nét tiếp. Tại một kho xăng, không lẽ các thùng xăng, các bồn chứa xăng đều mở nắp tàng hoạt" Ngay như chỗ các cây bán xăng lẻ ở Sàigòn mà các cháu ngừng lại đổ đấy bình xe "Deam" hoặc các cây xăng ở Hoa Kỳ này mà muốn làm cho nổ thì chắc anh đặc công đó . . . phải đậu bằng "thạc sĩ te-rô-rít"mới có đủ khả năng. Xin đóng lại chuyện kể để bàn với các cháu một vấn đề.

 

Các cháu đang ở một quốc gia có đầy đủ hết. Nhưng cái mà đồng bào mình trong nước không có được là tự do và hạnh phúc.

 

Ở đây các cháu tự do quá. Muốn nói gì thì nói. Viết gì thì viết. Giỏi, viết được sách thì tự do đem in, miễn có tiền trả đủ cho nhà in. Không ai kiểm duyệt cấm đoán như ông Lê Đức Thọ ra lệnh tịch thu sách của Thượng Tướng Trần Văn Trà. . . "chỉ vì cuốn này trật từ trang đầu đến trang cuối!" (Ông Thọ chẳng cho biết trật cái gì, chỗ nào, trang mấy. . ., v.v.)

 

Ở đây các cháu tự do đi lại. Từ Los Angeles lên San Francisco, có xe hơi chỉ cần đổ xăng là đi. Từ Dallas muốn đi San Antonio xem đồn Alamo các cháu đâu có xin giấy phép của công an, miễn đừng "speeding" để bị cảnh sát công lộ chận lại tặng "ticket!"

 

Ở đây các cháu muốn học môn gì, "course" nào, ngành nào đâu có ai buộc phải học đầy đủ 24 tiết Mác-Lê + 16 tiết Kinh tế Mác-xít mới được bằng "bachelor"" Các cháu cũng thấy đó, trong các "campuses" đầy ấp sinh viên (sĩ số có nơi từ 25.000 cho đến 40.000 sinh viên) mà đâu có nơi nào, trường nào có Ban Đời sống (để lo chuyện bán gạo, mì gói, mì tinh, v.v. cho sinh viên). Ở bất kỳ campus nào cũng có "cafeteria" khang trang, sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự. Và đặc biệt là chẳng có cái tổ chức gọi là "Đảng đoàn Thanh niên Cộng sản" trong đại học. Có bao giờ các cháu nghĩ cái đoàn đó lập ra để làm gì không" Hiệu quả như thế nào trong việc giúp (hay không giúp) sinh viên tiếp thu"

 

Sau cùng, tôi nghĩ các cháu đã thấy ở đây mọi người đều có hạnh phúc. Người thợ máy cũng như cô thư ký làm ở ngân hàng, thầy giáo trường trung học cũng như anh sinh viên đứng bán hàng trong hiệu "Burger King," hay "Pizza Hut," ai ai cũng đều có hạnh phúc cả. Có bao giờ cháu Nguyễn Thị Dung nghĩ ra hạnh phúc đó từ đâu mà đến không" Do ai làm ra không" Và tại sao chính phủ Hoa kỳ làm như vậy, nghĩa là làm cho tất cả công dân Hoa kỳ đều được hạnh phúc" Trong thời gian cháu Dung và các bạn của cháu có bao giờ thấy công an (bên này là cảnh sát) đập đổ, xô đẩy người buôn gánh bán bưng không" Hoặc giả vào những cửa hiệu "thu thuế, thâu hụi chết" hằng tuần, hằng tháng như ở quê mình không" Các cháu không thấy hả" Khi nào về, ra Vũng Tàu, lân la với mấy đứa nhỏ đánh giày, nó sẽ chỉ cho các cháu cái "đầu mối" ở đâu. . . chúng mặc áo quần mà mấy đứa nhỏ gọi là những con bò vàng!

 

Để tóm tắt, tôi chỉ muốn trao đổi với các cháu một lời. Hãy làm chuyện gì các cháu đã mục kích, đã học, đã hiểu tận tường. Chớ nên nghe người khác thuật lại, nói lại, và làm theo chỉ thị của họ.

 

Tôi mong các cháu hãy đến gần với các anh chị học cùng trường với các cháu. Hãy cầm tay các anh chị đó và nói: "Chúng em xin lỗi đã làm anh chị và các bậc cha chú đã phí nhiều thì giờ vì chuyện chúng em không thấu hiểu mà làm sai."

 

Tôi biết các em đó sẽ mở rộng vòng tay đón các cháu. Cha mẹ của các em đó sẽ chăm sóc các cháu hơn và sẽ giúp các cháu thực hiện hoài vọng "đi một ngày đàng, học được một sàng khôn" khi các cháu quay về với đất nước. Hoặc nếu muốn ở lại lập nghiệp, sống trong không khí tự do. Một lời thông cảm bao giờ cũng hay hơn một câu cộc cằn, hằn học.

 

15 tháng 5, năm 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.