Hôm nay,  

Khi Lá Phiếu Lên Tiếng

21/03/200400:00:00(Xem: 4418)
Sau 6 tháng làm trưởng đoàn truy lùng vũ khí hủy diệt tập thể của Iraq, tiến sĩ David Kay đã đột ngột từ chức. Tiến sĩ Kay không phải dân phản chiến, ông là diều hâu thứ thiệt và được chính phủ Bush tin cậy. Hôm thứ sáu, báo The Telegraph đăng bài phỏng vấn ông, và ông nói rằng Iraq thực sự không hề có vũ khí hủy diệt tập thể, lý do chính mà Mỹ-Anh đưa quân đánh Iraq. Điều đó nhiều chuyên gia đã thấy từ lâu rồi. Khi phái đoàn kiểm tra nguyên tử LHQ đi khắp nước Iraq, cả vào dinh thự Saddam để xét, chụp hình, đào bới và không thấy gì cả... từ hồi Saddam còn ngồi bình yên. Dù vậy, nhìn lại, ông Kay vẫn nói, thế giới vắng bóng Saddam Hussein thì đỡ hơn nhiều.
Mặc dù ông bênh vực TT Bush, nhưng ông nói là TT Bush “cần phải xin lỗi... nhìn nhận sai lầm.” Tiến sĩ Kay đã nói lên quan điểm của ông, trong kiểu rất nhẹ nhàng và rất trung thành với TT Bush,, và những người dân khác rồi cũng sẽ nói theo kiểu của họ.
Riêng đại đa số cửõ tri Tây Ban Nha, họ không hề đồng hóa cuộc chiến Iraq với cuộc chiến chống khủng bố, họ cũng không gọi là “cuộc chiến của Mỹ”, mà họ gọi đó là “cuộc chiến của ông Bush” (guera de Bush; báo Los Angeles Times hôm thứ sáu 19-3-2004). Như cuộc chiến A Phú Hãn, họ và Âu Châu đã hết lòng ủng hộ, nhưng tới Iraq thì thôi. Đó là lý do vì sao kết quả bầu cử tuần trước bất ngờ như thêá. Không phải họ sợ khủng bố, mà sau vụ bom nổ, họ chỉ đơn giản không thích 1 chính phủ thân Bush nữa.
Đảng cầm quyền Tây Ban Nha đã thua phiếu. Vị Thủ Tướng Tân Cử Jose Luis Rodriguez Zapatero tuyên bố sẽ giữ lời hứa khi tranh cử, rằng ông sẽ đưa 1,300 chiến binh Tây Ban Nha hồi hương vào cuối tháng 6 này. Có phải tân chính phủ Tây Ban Nha chịu thua bọn khủng bố" Hay có phải tân Thủ Tướng chỉ muốn giữ lời hứa với cử tri" Vấn đề thực sự phức tạp hơn nhiều. Người ta không thể đơn giản trả lời bằng chữ có hay không. Chỉ có một vấn đề nổi bật nơi đây: người dân đã lên tiếng mạnh mẽ với đảng cầm quyền, rằng họ muốn thay đổi.
Vì sao, trong khi cú khủng bố 9/11 tại New York và Washington đã đoàn kết toàn dân Mỹ sau lưng TT Bush, mà vụ nổ 10 quả bom trên 4 chuyến xe lửa trong vòng 15 phút ở Madrid lại đoàn kết toàn dân Tây Ban Nha để dùng lá phiếu lật đổ Thủ Tướng đương nhiệm" Vấn đề cực kỳ phức tạp. Nhưng, đúng là dân Tây Ban Nha có nổi giận với bọn khủng bố. Giận kinh khủng lắm.
Nhiều phản ứng dữ dội đã chĩa mũi dùi vào dân gốc Basque, ngay sau khi chính phủ đổ tội cho phong trào ly khai ETA của người Basque. Theo hãng tin AFP, một ông cụ chủ tiệm bánh gốc Basque không chịu treo huy hiệu tưởng niệm những người chết trong vụ bom Madrid đã bị bắn chết bởi một cảnh sát. Oâng cụ 61 tuổi này làm một chủ tiệm bánh ở thị trấn Pamplona, đã chết trong bệnh viện. Vợ người cảnh sát hôm thứ bảy yêu cầu ông cụ treo huy hiệu tưởng niệm giống như mấy tiệm khác. Oâng từ chối. Bà này chạy về nhà, kể với chồng. Oâng cảnh sát này xách súng sang bắn chết liền ông cụ người Basque. Cảnh sát này đã bị bắt. Fernando Barrena, một lãnh tụ chính trị người Basque địa phương, gọi ông cụ chủ tiệm bánh là "nạn nhân thứ 201" của vụ nổ bom.
Bản tin AFP cũng ghi nhận là ngay sau khi ETA bị chính phủ đổ tội, thì các cai tù Tây Ban Nha liền đem các tù người Basque ra đánh đập tức khắc, nhưng rồi các màn đánh đập này ngưng ngay sau khi có dấu hiệu thủ phạm nổ bom là Hồi Giáo cực đoan.
Nhưng vì sao dân không chịu đoàn kết sau lưng chính phủ đương nhiệm Tây Ban Nha" Có phải vì dân chúng không hài lòng với một chính phủ quá ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến mà đa số dân TBN và Aâu Châu hồi năm ngoái tin là TT Bush chỉ bày chuyện vũ khí cấm để chiếm các mỏ dầu Iraq" Hay có phải dân TBN lý luận là tại sao phải đưa 1,300 lính qua Iraq trong lúc cần xiết an ninh nhà ga, phi trường quê nhà"
Thực sự có nhiều lý do. Đơn giản nhất là, đa số họ không hề tin cuộc chiến Iraq là cuộc chiến chống khủng bố Al-Qaeda. Và cảm xúc nhất, có lẽ chính yếu nhất là, trong cơn đau đớn, dân chúng thấy mình đã bị chính phủ lừa gạt. Một cách vụng về hệt như lừa gạt con nít.
Hơn 11 triệu người Tây Ban Nha đã xuống đường hôm thứ bảy để tưởng niệm và thương tiếc các nạn nhân, và bày tỏ quyết tâm chống khủng bố. Thế có nghĩa là hơn ¼ dân số Tây Ban Nha bước ra phố biểu tình (cả nước có khoảng 40 triệu dân, theo tài liệu CIA Fact Book). Số còn trong nhà có lẽ chỉ toàn là các ông bà cụ, trẻ em hay người bệnh, hay là các thành phần sắc tộc đang đóng kín cửa, vì sợ ra phố bị trả thù sảng. Nhưng cũng vào buổi chiều thứ bảy, khi có dấu hiệu khủng bố Hồi Giáo, đa số dân mới thắc mắc, theo phân tích của tờ The Christian Science Monitor hôm 15-3 - người phụ nữ biểu tình có tên là Obdulia Concejo Diez giận dữ, "Tại sao họ [chính phủ] không nói thật với chúng ta. Họ nghĩ tụi tui ngu ngốc hả""

Thực sự, việc Thủ Tướng Jose Maria Aznar và Bộ Trưởng Nội Vụ Angel Acebes lúc đầu đổ tội cho ETA đã là điều bất ngờ với nhiều cơ quan tình báo quốc tế. Rõ ràng, việc đổ tội đó chỉ để hy vọng thắng phiếu trong cuộc bầu cử ba ngày sau đó, bởi vì theo báo The Sunday Herald, gần 90% dân Tây Ban Nha chống lại việc Aznar ủng hộ cuộc chiến Iraq và không muốn đưa lính sang Iraq giúp Hoa Kỳ.
Theo báo SH, các sở tình báo Mỹ ngay từ đầu đã nghi là thủ phạm Al-Qaeda, nhưng vì Madrid cứ cho là ETA đặt bom nên đành im, nhưng gửi ngay các nhân viên CIA và FBI sang giúp Tây Ban Nha tức thì. Theo một đài phát thanh Tây Ban Nha thì sở National Intelligence Centre (CNI) - Trung tâm Tình Báo Quốc Gia của Tây Ban Nha - cho tin là "tới 99% phải là cực đoan Hồi Giáo." Rồi tới chính tổ chức ETA trong ba ngày đã mấy lần ra tuyên bố là không hề dính gì vụ nổ bom xe lửa. Và rồi cuốn băng videotape của al-Qaeda tung ra, tự nhận trách nhiệm nổ bom xe lửa.
Việc chính phủ Tây Ban Nha giấu giếm sự thật trong giây phút đau đớn nhất đã làm người dân nổi giận. Đúng ra lúc đó, toàn bộ nội các nên xuất hiện chung với các giaó trưởng Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo... còn chuyện điều tra thì cứ để an ninh thực hiện, không cần hấp tấp đổ tội cho ai. Nhưng cú quái chiêu nhất của chính phủ Tây Ban Nha lúc đó lại là vận động Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án tổ chức ETA. Trên nguyên tắc, điều này đã lộ rõ rất mực lúng túng của chính phủ đương nhiệm Tây Ban Nha. Lực lượng ETA đòi cho dân Basque ly khai chỉ là chuyện nội bộ, thì cứ để nội bộ xử lý. Cũng như, thí dụ, nếu người Thượng đòi ly khai thì chế độ Hà Nội cũng không cần tới LHQ kết án làm chi, vì chỉ cần đưa vài sư đoàn lên Tây Nguyên trú đóng là êm. Rõ ràng là Madrid lúc đó muốn lấy cái dù LHQ để an ủi dân Tây Ban Nha. Nhưng LHQ lại không phải là dầu cù là để xoa vết thương quá lớn này được. Mà lúc này lại chọc giận dân Tây Ban Nha khi đàn anh Hoa Kỳ thò tay lộ liễu để vận động HĐBA/LHQ ra nghị quyết kết án ETA.
Thế là, chỉ vài giờ sau cú nổ bom ở Madrid hôm thứ năm, HĐBA/LHQ họp liền. Và khóa họp chỉ kéo dài có 5 phút đồng hồ, 15 nước thành viên cấp ủy này đã cùng ký tên lên nghị quyết lên án nhóm ETA của người Basque ly khai về vụ tấn công đẫm máu. Tại sao 15 ông đại sứ hè nhau ký tên trong lúc không có chứng cớ gì ETA có tội" Chỉ vì Bộ Trưởng Nội Vụ TBN Acebes nói là ETA có tội.
Bị báo chí chất vấn, chủ tịch HĐBA lúc đó là Đại Sứ Pháp Jean-Marc de la Sabliere nói, "Chính phủ Tây Ban Nha nói thế, và yêu cầu hội đồng thuận nghị quyết đó và ai cũng chấp thuận cả." Chỗ này thấy rõ, Pháp mà bướng bĩnh như hồi năm ngoái là TT Bush sẽ gây sự liền, chuyện ai cũng thấy.
Còn Đại Sứ Mỹ ở HĐBA là John Negroponte nói vụ đổ tội cho ETA là do chính phủ Tây Ban Nha thúc giục, "và chúng tôi không có thông tin trái ngược nào."
Lúc đó thì nhiều nước đã nghi ngờ cái vụ bốc lửa bỏ tay người, mà chính phủ TBN đang muốn kết án ETA để dịu lòng dân và kiếm phiếu. Chính cơ quan tình báo Anh Quốc hồi 3 tháng trước đã báo động là al-Qaeda đang âm mưu "nổ bom xe lửa" - nhưng tin lúc đó là nhằm vào tuyến xe lửa cao tốc Paris-Lyon TGV. Vậy thì sao không nghi al-Qaeda, mà lại ra nghị quyết chống ETA"
Trong phiên họp HĐBA/LHQ đó, có một xô xát chút xíu giữa một nhà ngoại giao Tây Ban Nha cao cấp và Đại Sứ Nga - vị đại sứ Nga do dự, chưa muốn ký nghị quyết lên án ETA, nói rằng không thể nào chứng minh trách nhiệm hành vi khủng bố ngay trong ngày của vụ nổ bom.
Nhưng tại sao Hội Đồng Bảo An LHQ chỉ họp có 5 phút là 15 đại sứ cùng ký tên liền" Ngồi xuống, đứng lên là mất 2 phút rồi" Còn 3 phút kia họp cái gì" Sao mau vậy" Thế cho nên dân chúng Tây Ban Nha mới bực bội, khi một cơ quan tối cao của thế giới lại dễ dàng bị vận dụng áp lực như thế. Và họ lên tiếng bằng cách của họ, bỏ phiếu cho chính phủ về vườn. Họ vẫn phẫn nộ với khủng bố chứ. Nhưng họ muốn chính phủ phải tôn trọng họ, phải biết tôn trọng sự thật.
Dân tộc Tây Ban Nha thực ra vẫn may mắn hơn dân Việt Nam nhiều. Vấn đề là, khi nào thì dân tộc Việt Nam cũng được tự do bày tỏ phẫn nộ như thế"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.