Hôm nay,  

Ai Là Người Thân?

05/06/200300:00:00(Xem: 4359)
Cảm Biến

1.
Có bốn cách biểu lộ một sự thật, đó là toàn phần, bán phần, từng mảnh và im lặng. Có nhiều người thân thì làm sao viết cho người này mà không viết cho người kia" Vậy phải chọn cách viết nào gửi đến cho mỗi người một mảnh, ai cũng thấy có mình trong đó, ai cũng thấy người viết có liên hệ đến mình chút ít. Người thân muốn biết cụ thể cái gì đã và đang xảy ra nơi tôi và gia đình tôi (việc làm, học hành, sức khoẻ, tâm trạng..) rồi mới đến những gì xảy ra nơi tôi sống.
Viết được bao nhiêu hay bấy nhiêu, với tấm lòng thành và khiêm tốn, nhận rằng chỉ nhìn được sự thật phiến diện, một góc độ nào đó, mảnh sự thật này không đứng yên mà vận động, biến thái, thăng trầm, đáng mừng hay đáng thương. Người thân sẽ nhận sự thật nơi tôi đúng lúc này và chỉ lúc này thôi, của một nhà như mọi nhà, thương tích chiến tranh, nghèo khổ, đổi đời…
Biết đâu qua những dòng này cũng phản ảnh cụ thể một mảnh đời tị nạn chính trị trong một xã hội hoàn toàn xa lạ với xã hội cũ của tôi. Có lúc những vết thương tình cảm lại tấy lên khiến đầu óc tôi rối mù. Nhưng nó không tạo ra khủng hoảng lớn lao gì, vì trời thương cho tôi có được khả năng điều chỉnh nhanh, thích nghi khéo, sớm tạo được cân bằng.
2.
Đến tháng 8/2003 gia đình tôi 9 người, ở San Jose được 10 năm. Khi mới tới, con trai út đã 18 tuổi (cháu có 6 anh chị ruột : chị cả, anh hai, anh ba, chị tư, anh năm, chị sáu), chị sáu đã 22. Tất cả phải học, học và học; vừa làm vừa học. Tôi nhận được trợ cấp 8 tháng, nhưng mới 2 tháng thì 4 con lớn đã có việc làm nên các cháu thôi nhận. Việc làm ban đầu gồm có assembler, bỏ báo, bỏ quảng cáo, làm bếp cho Mc Donald, khuân vác hàng cho bưu điện những dịp lễ lớn, gia sư môn toán cho thiếu niên, làm công trong cửa hàng xây dựng, làm work study trong đại học cộng đồng, phụ giữ trẻ dưới 3 tuổi trong đại học, nhân viên cửa hàng bán hoa tươi…Việc thiện nguyện thì dạy Việt ngữ Văn lang. Các cháu trẻ với thời gian vừa phải đều lấy được cử nhân hay kỹ sư (3 cháu). Các cháu lớn thì đều có AA hay AS, thêm hai mùa nữa sẽ có hai cháu ra cử nhân điện và quản trị.
Kể chuyện học, chuyện gia đình của các con tôi, từ út cho tới cả :
Út bảy ra kỹ sư năm 98, liên tục làm cho Microsoft đến 2002 thì nạp đơn xin nghỉ để đi hoc luật. Hai năm nữa ra trường luật, mộng ước sẽ vào công ty Mỹ làm ăn với Việt nam. Hè này về Santa Clara làm việc thiện nguyện bên tư pháp quận hạt. Đang còn độc thân.
Chị sáu của út đậu cử nhân kinh doanh, lấy chồng Việt, đi làm ăn xa, cách tôi 5 giờ bay, mãi tận Milwaukee Wisconsin. Chồng làm trong đại học Milwaukee, để có thì giờ làm luận án Ph.D. điện tử. Vợ làm cho một công ty kiểm tra các ngân hàng đông bắc. Hai cháu đã có một con gái 20 tháng tuổi.
Anh năm của út ra kỹ sư năm 96, thông minh mưu trí, lại nói tiếng Anh như người Mỹ vì anh năm vượt biên trước từ năm 80, làm cho một hãng trung bình nhưng bền chắc, đến 2002 thì chuyển qua làm cho chi nhánh điện tử của Pháp ở vùng nam vịnh San Francisco, đang bồi dưỡng để làm manager. Anh năm đang theo chương trình master, dự trù qua hướng y khoa. Cháu có vợ Việt, cưới năm 2000, có một con trai 2 tuổi. Mẹ của bé là một kỹ sư giỏi, kỳ cựu, của hãng Cisco. Anh năm mua nhà mới 5 phòng ở trên đồi Aborn 3 năm trước khi lấy vợ.
Còn chị tư làm trong bệnh viện Từ Dũ mấy năm, qua đây học lại, làm cho một hãng Mỹ thường trực, tới giờ vẫn còn bền. Chị tư về VN lấy chồng năm 96 vì 2 đứa thương nhau đã 8 năm. Chồng tốt nghiệp đại học nông lâm làm seller sea food cho một hãng Nhựt Sài gòn, vợ bảo lãnh qua đây năm 2000 làm nghề cũ ở San Francisco. Hai cháu có một con trai 7 tháng tuổi và từ tháng 8/2000 đã mua nhà house 3 phòng ở cho tới bây giờ rồi bán, đi Sacramento mua nhà mới, cuối tháng 6/2003 nhà mới sẽ xây cất xong.
Anh ba thì còn độc thân, ở Saigon cũng ra trường như dượng tư, qua đây học lại sắp xong cử nhân ngành quản trị. Anh ba làm việc thường trực cho đại học San Jose, đã có bồ tèo, sang năm làm đám cưới. Chị ba là gái Việt, ở Sacto, làm việc thường trực cho một tổ hợp nha khoa của Mỹ. Anh ba chưa có nhà, đang níu áo mẹ ăn ở.
Còn anh hai ở Saigon đã là bác sĩ nhi khoa làm ở Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới quận Năm, qua đây học lại cũng khó khăn lắm nhưng đã đậu cả 2 kỳ thi viết y khoa ở Palo Alto, nạp đơn nội trú mấy mươi nơi, cuối cùng New York gọi, nhưng lại chỉ định ngành không thích hợp, nên anh hai nhảy ngang qua nghề kinh doanh sách học. Anh hai giống như người có ơn kêu gọi đi tu frère hay tu cha. Anh cao lớn đẹp trai, biết bao cô theo mà ảnh cứ lơ lơ!
Chị cả khá xinh, ở Sài gòn đã là phụ khảo và nắm phòng thí nghiệm Hóa đại học Khoa học (Tổng hợp). Thể lệ hồi đó, vì cha cải tạo tập trung nên không dám lấy ai trước khi xuất cảnh. Tính chị cả như đàn ông, tháo vát lo toan mọi thứ trong nhà, làm ả ngả mặt lên. Qua đây chị học lại, không thèm theo Hóa nữa mà theo Điện, sắp ra trường. Chị cả thương một anh kỹ sư software network management system, người Việt, ở Canada qua đây, làm cho Fujĩtsu của Nhật Mỹ, trụ trì 4 năm nay, qua cơn kinh tế khủng hoảng vẫn còn bền. Chị cả mua nhà trước khi thành hôn năm 2000, chỉ là mobile home thôi ở cuối đường Quimby, nhưng khá rộng, có vườn sau và vườn hông, garage là mái che bên hông nhà đậu được 4 xe. Tháng 3/03 vợ chồng chị cả mua một nhà house 3 phòng, đất khá rộng, sân trước đậu được 4 xe, vườn sau rộng gấp đôi sân trước. Chị cả giao nhà mobile home cho cha mẹ sống được tự do thoải mái, để con cháu muốn về quậy lúc nào cũng được. Cha mẹ thấy thiếu cái gì, cần sửa chữa gì thêm thì các con tự nguyện đóng góp một phần nào.
Năm cái nhà mua, chị em cosign với nhau, ngân hàng cho vay vì thấy đủ qualify, ở trước, trả góp sau, ở được lúc nào hay lúc đó, hết sức thì phải lo bán đi cho kịp trả nợ, chậm là bị ngân hàng tịch thu, thì đời tàn, công cốc. Thật lòng mua nhà là cưỡi lưng cọp mà không biết chơi xiếc với cọp, là è cổ cho cọp vờn, rút tiền lời cuối đời gần gấp ba giá vốn họ bỏ ra ban đầu, nên chả có ai dại gì mà ở cho đến cuối đời. Thành thử mua nhà chỉ là một cách đầu tư, chả có gì mà phải khoe khoang. Phải thực tế, phải biết thực lực và biết tiên liệu, may nhờ rủi chịu, chớ có than van.


3.
Như vậy trong mười năm các con tôi chỉ ở một thành phố, bay đi bay về công việc nhiều nơi và nhiều nước. Ngó lên thì chúng không bằng ai vì còn nhiều người Việt trẻ tài ba, kinh doanh giỏi, học vị cao, thành công lớn. Ngó ngang những cảnh ngộ như chúng thì cũng có người gặp rủi ro, nhiều thất bát. Ngó xuống còn quá nhiều người tị nạn đau khổ, nhất là thời buổi khủng bố này, mọi ngành đều suy kiệt, chợ búa ít người mua. Ba năm trước người ta đi chợ chất đầy xe cart, sáng nay đa số ra cửa chợ hai tay xách hai bọc mà thôi.
Thật lòng các con tôi không dám so sánh với ai ở đây cũng như ở bên nhà, mà chỉ mỗi người con tự so với chính mình giữa quá khứ và hiện tại xem có gì hơn thiệt, tự vấn để tiến lên. Các con chuyên cần học, làm việc theo khả năng và cơ hội đến tay, dù là trâu chậm uống nước đục, lại gặp lúc suy thoái kinh tế, giữ vững job đã là khá rồi. Tất cả chạy đua với thời gian trong lương thiện, chấp hành luật pháp, xây dựng một đời sống ấm no tự lập, hội nhập mà không hòa tan trong đa chủng xứ này. Tôi cống hiến cho xã hội Mỹ bảy công dân đang sản xuất, đóng thuế đầy đủ, xứ Mỹ khỏi mất công sinh ra và nuôi lớn, khỏi tốn kém dạy học 16 năm tiểu học, trung học, đại học bên VN, nhào qua đây vừa học vừa làm nên chú sam cũng chả lỗ lã gì để giáo dục lại theo chương trình đại học cho con tôi.
Nhưng đời sống với tấm lòng yêu nước nhớ quê, khi mới đến vẫn còn nhiệt tình và hy vọng cùng mọi người trở về phục hưng xứ sở, bỏ thì giờ đi dự sinh hoạt cộng đồng, rồi dần dà ngao ngán quá vì sự chia rẽ, nên thôi không ham đi hội nữa.
Vã lại ra đi là cũng muốn an thân, học chữ học nghề, nợ nhà ba mươi năm nợ xe năm năm, mỗi tháng hàng chục loại bill khác nữa phải ký trả đúng hạn, muốn đứng vững hai chân làm người lương thiện mình phải tự ép mình tiêu hao dài lâu sức lực và trí tuệ, dũa mòn mộng ước lấp biển vá trời, trở thành một kẻ làm công ăn lương mưu cầu cơm áo, có dư chút ít thì giúp đỡ bà con quê nhà. Nghiệm cho cùng thì ở đâu cũng nên làm một con người ngay thẳng, có làm mới có ăn, có bổn phận trong giới hạn sức lực và tấm lòng đối với cha mẹ già, người thân và người bất hạnh ở đây và ở quê.
4.
Nói về hai vợ chồng già của tôi, bây giờ sống làm sao cho con cháu an tâm là được, đừng làm khổ chúng, có ích được phần nào cho chúng trong việc đỡ đần, làm chỗ dựa tin cậy cho con. Chúng tôi đi bộ và thể dục mỗi ngày. Lo cho chúng ăn uống không chỉ đứa độc thân, ngay cả đứa có nhà có gia đình đôi lúc bận quá cũng ghé ăn nhờ. Còn bới xách cho đứa đi học xa là chuyện thường. Cháu nội cháu ngoại sơ sinh thơ dại gởi ông bà nuôi tất, 10 đến 12 tiếng mỗi ngày, để cha mẹ đi làm; khi cần cuối tuần chúng cũng đem gửi.
Khu mobile home Quimby này xây cất từ 1955 có 187 ngôi nhà từ 2 đến 4 phòng ngủ, đánh số từ 1701 đến 1887, mỗi nhà đã tân trang đổi mới, đã thay không biết bao nhiêu lần chủ, giá cả ban đầu cách đây 50 năm là 15 đến 20 ngàn, bây giờ đã là 100 tới 130 ngàn. Manager thống kê hiện nay có 70% gia đình Việt, còn lại là Mỹ trắng, Mỹ đen, Mễ và Tàu. Tổ chức truyền thống Mỹ, khu nhà nào như vậy cũng có bể bơi chung, sân tennis, nhà hội vài trăm người, thư viện…Có thể mượn nhà hội làm đám cưới, party, hay sinh hoạt cộng đồng.
Đời đã qua trăm lần quan hôn tang tế, như cái vòng xoắn ốc người trước kẻ sau, hỉ tín, chúc mừng, cáo phó, phân ưu, thôi nôi, sinh nhựt, giỗ chạp…
Tuổi xế bóng cũng như hoàng hôn, mặt trời và đời người đi xuống rất nhanh. Mọi cố gắng kéo dài cuộc sống, đa số người, cũng chỉ đạt đến mức 80, 90 là giỏi. Vợ chồng tôi bền duyên, đã thầm kỷ niệm 42 năm hôn lễ, chừng còn tới bên kia cuộc đời. Bây giờ thì hẹn nhau đừng để chết khi chưa đáng chết, nếu phòng bệnh kỹ rồi mà vẫn bệnh thì hợp tác với nhiều bác sĩ trong việc chữa trị.
Nhà tôi xưa còn là nữ sinh, đóng vai bà Trưng dịp lễ Hai Bà. Tâm hồn tôi mẫn cảm không phải chỉ vì cái đẹp bề ngoài. Tính ngạo mạn và bướng bỉnh của tôi rất dễ vỡ khi chạm phải cái đẹp tâm hồn và cái thực lòng. Từ năm 20 tuổi tôi sống xa nhà, nàng không hề biết tôi là ai, mà vẫn ngày ngày dịu dàng, lễ độ, tâm tình, săn sóc giúp đỡ bà cụ hàng xóm thẩn thờ (là mẹ của tôi) nhớ con. Chúng tôi thương nhau năm năm mới làm lễ cưới.
Nhà văn Giao Chỉ nói đúng: “Đời sống và sức khoẻ là cuộc chiến của chính mình.” phải chịu khó tìm hiểu y khoa phòng ngừa, thăm chừng cơ thể mình yếu nhược chỗ nào để tạo cơ hội cho kháng thể nẩy mầm kết hợp với thuốc men …
Vợ chồng tôi tích cực kéo dài đời sống khoẻ mạnh. Còn những chứng bệnh lạ chưa có thuốc thần thì còn nói làm chi, ngay bao nhiêu thầy thuốc lây nhiễm SARS cũng vĩnh biệt chúng ta.
Qua đây từ 75, ông Vũ văn Lộc đã học được nơi những người Mỹ già có kinh nghiệm cái nghệ thuật nói ra những điều đao to búa lớn, rằng người già là người có quyền được quên, được lẩm cẩm, được đau yếu, được chăm sóc, được lo sợ và được sống còn; rằng với người Mỹ một người con có hiếu không phải là người chu cấp tiền bạc mà là người phải biết cha mẹ khi uống thuốc thì đó là loại thuốc gì… Tôi cũng học được ở người Mỹ tính qúy trọng thời gian, tính ngay thẳng vào đề trực tiếp không quanh co, giải quyết mọi vấn đề theo luật ngắn gọn rõ ràng và dửng dưng. Xứ Mỹ sử dụng giấy tờ nhiều gấp hai xứ Việt. Giấy tờ rườm rà nhưng giải quyết ngắn gọn, điều nghịch lý đó bổ sung cho nhau, khi hệ lụy xảy ra, tốt nhờ xấu chịu, giấy tờ đã gài cứng ngắt !
5.
Có thể có vài bà con khó tính cho rằng nói chuyện nhà như khai lý lịch cho cộng sản, méo mó cái thuở đi tù. Nhưng tôi nghĩ người đã gọi là thân muốn biết tin tạm đủ về mỗi thành viên gia đình, viết như tâm sự chân thành, không gượng gạo, khách sáo, chiếu lệ, đầu môi chót lưỡi, khoe khoang, khoác lác… thì sợ gì cộng sản khai thác lý lịch! Cái khác biệt giữa ta và họ là sự chân thành và dối trá.
Còn có những sự thật không đủ sức nói ra vì khinh bỉ, không dám nói ra vì sợ bị lụy (như Nguyễn Tuân từng nói “Tôi tồn tại tới ngày nay là vì tôi biết sợ”), không nên nói ra vì phạm đến vết thương kẻ khác, không nói được vì không chắc đúng, hiểu chưa rốt ráo.. cái đó thì nhiều nhiều lắm, đành im lặng, cho gió thời gian thổi đi hoang thành cát bụi lãng quên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.