Hôm nay,  

Mỹ Đưa Quân Đánh Hà Nội?

30/09/200300:00:00(Xem: 4486)
Bạn hãy hình dung ra một đoạn phim như thế này: chúng ta đang đứng giữa chợ Cầu Muối. Một ông cảnh sát hiền lành đứng gác. Một anh khổng lồ nắm áo một anh nhỏ con đánh thê thảm, nói là tên này có súng hay dao gì đó. Tên nhỏ con gục mềm xương rồi, lục soát hoài vẫn chưa thấy súng dao gì. Ông cảnh sát chỉ la ó thôi, nhưng vẫn đứng yên. Các tên nhỏ con chung quanh thì sợ điếng hồn.
Trong các tên nhỏ con đó hiện có cả Hà Nội. Và nhiều người dân Hà Nội đang suy nghĩ tới đoạn phim như thế.
Ông cảnh sát hiền lành là Liên Hiệp Quốc. Anh khổng lồ là Mỹ, tên nhỏ con bị đánh là Iraq. Các tên nhỏ con sợ điếng hồn là Bắc Hàn, Iran, Syria... và ngạc nhiên là có cả Việt Nam nữa.
Chính nhà nghiên cứu Ralph A. Cossa -- chủ tịch của Pacific Forum CSIS, một viện nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lưộc CSIS tại Washington -- cũng ngạc nhiên khi thấy “Hà Nội lo sợ là sắp bị Mỹ đem quân vào đánh, mặc dù các mối quan hệ Mỹ-Việt hiện nay nhìn chung rất là tốt đẹp.”
Trong bài viết nhan đề “Fears Rise about U.S. Aims” (Sợ Hãi Về Mục Tiêu của Mỹ) trên báo The International Herald Tribune hôm thứ hai 29-9, Cossa mở đầu bài viết như sau:
“Một khi chính phủ Bush tấn công Bắc Hàn xong, có phải Việt Nam kế tiếp" Đó như dường là một câu hỏi cháy bỏng trên tâm trí nhiều người, khi tôi viếng thăm Việt Nam để thuyết trình về chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.”
Cossa ghi nhận rằng theo lời nhận xét của chính các viên chức Hà Nội và của cả tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, thì quan hệ Mỹ-Việt tốt đẹp và cải thiện từng ngày một, mặc dù còn nhiều bất đồng, “trong đó có cả việc tiếp tục bày tỏ lo ngại phía Mỹ về nhân quyền VN, nhưng khi một trong các vấn đề song phương tranh cãi nhất xoay quanh chuyện cá bông lau, thì mọi chuyện như dường lại êm đẹp. Đó là tại sao tôi khám phá ra câu hỏi “Mỹ đánh mình kế tiếp phải không"” đặc biệt là gây phiền phức, ít nhất ở cả ba mức độ.
“Trước tiên là giả định rằng Mỹ có ý định tìm giải pháp quân sự cho khủng hoảng Triều Tiên; lời cáo buộc này liên tục đưa ra trong suốt cuộc viếng thăm của tôi. Thứ nhì là niềm tin rằng chính phủ Bush có một danh sách ghi sẵn các nước bị nhắm để thay đổi chế độ. Thứ ba là nỗi sợ rằng Việt Nam -- hay bất kỳ nước nào khác không chịu theo chế độ dân chủ kiểu Mỹ -- sẽ tất yếu vào danh sách này, bất kể khuynh hướng quan hệ đang cải thiện. Một nhà báo hỏi tôi, ‘Nếu chúng tôi không có dân chủ trong vòng 5 hay 10 năm tới, Mỹ có sẽ để chúng tôi yên không"’ Bộc lộ trong nhiều cuộc đối thoại là niềm tin khó che giấu này cho thấy Hà Nội nghĩ là Mỹ còn thù dai và do vậy sẽ có ngày ‘trả thù’ cho Cuộc Chiến Việt Nam.”
Người Việt hải ngoại chúng ta nhìn về hiện tượng này như thế nào" Dường như cũng có nhiều người Việt tin tương tự như thế: họ nghĩ sau Iraq phải là Iran, Bắc Hàn, Việt Nam... gì đó. Đúng sai là chuyện khác, chuyện của tương lai. Nhưng rõ ràng là có người tin như thế. Bây giờ nhà nghiên cứu Ralph Cossa lại khám phá thêm rằng nhiều cán bộ Hà Nội cũng lo sợ như thế. Đây mới là điều hết sức lạ.

Nếu chỉ có chuyện Iraq không thì có lẽ Việt Nam không lo, vì việc ông Bush thâm thù Hồi Giáo hay không sau vụ 9/11 vẫn là cách riêng mà ông Bush giải quyết. Đánh A Phú Hãn hiển nhiên là nhằm vào Osama bin Laden, trùm khủng bố của Al-Qaeda. Nhưng tới khi Mỹ đánh Iraq thì cũng chỉ các nước Ả Rập lo ngại thôi, vì họ có cảm giác TT Bush nếu không phải thập tự chinh để các mục sư vào cắm thập giá thì cũng chỉ là muốn biến đổi vùng Trung Đông thôi.
Nhưng chính vụ Bắc Hàn mới thực sự làm Việt Nam lo ngại. Vì đây không còn là chuyện Hồi Giáo hay khủng bố Al-Qaeda nữa, mà như dường ông Bush muốn xóa sổ hẳn chủ nghĩa cộng sản trên hành tinh này.
Để nghe Ralph Cossa kể lại vụ diễn thuyết về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ với một nhóm cán bộ Hà Nội:
“Trong bài diễn thuyết của tôi, tôi nhấn mạnh quan hệ lý luận phía sau một phương pháp đa phương trong khi đối phó với Bình Nhưỡng và nỗi khát vọng thường được TT Bush nói về một giải pháp ngoại giao, hòa bình. Nhưng, ‘hành động nói lớn hơn lời nói,” các người Việt Nam trong buổi này lịch sự cãi lại, dẫn ra Iraq như “chứng cớ” của họ rằng thay đổi chế độ mới là mục tiêu chính yếu của Hoa Kỳ, và rằng việc dùng quân sự là một giải pháp được [Bush] ưa chuộng.”
Thực sự, nói cho chính xác, nỗi lo của Hà Nội có thể là từ các bình luận gia quốc tế mớm cho. Mà không phải chỉ chính phủ, còn thấy cả suy nghĩ đó ở cả người dân thường. Vì chính các chính khách Hoa Kỳ cũng ồn ào đòi thay đổi các chế độ hung hãn trên thế giới. Để xem, Cossa ghi nhận chuyện này như sau:
“Trong khi người dân Việt ngày càng vào xem tin trên Internet nhiều hơn -- các tiệm cà phê Internet mọc lên khắp Hà Nội -- chứng cớ mới về tham vọng của Mỹ muốn thay đổi chế độ được đọc thấy hàng ngày, đặc biệt khi người ta không phân biệt được giữa bản văn nhà nước chính thức ở mặt này với lời bình luận của các vị dân biểu, các nhà viết bình luận, các cố vấn không chính thức, và ngay cả các học giả thỉnh giảng ở mặt kia. Trong trường hợp Triều Tiên, việc Mỹ bác bỏ hiệp ước không tấn công song phương đã củng cố thêm cho niềm tin này...”
Chúng ta có thể hình dung không khí được mô tả đó thế này, nếu bạn bước vào một quán cà phê Hà Nội, bạn có thể nghe những câu hỏi trao đổi với nhau, “Bao giờ Mỹ đánh Việt Nam"”
Và có thể họ sẽ hỏi cả bạn nữa, ngừời Việt Kiều đọc nhiều biết rộng. Lúc đó, làm ơn, bạn đừng vội trả lời. Hãy nhìn xem nét mặt người kia, xem họ có hy vọng mong chờ điều đó hay là thật sự đang lo âu. Đừng để lâu, tội nghiệp họ. Rồi bạn nên trả lời rằng, “chỉ có nhà báo mới ưa bàn thôi, chứ còn cả ông Bush ổng cũng chưa biết ổng có muốn oánh Việt Nam hay không nữa. Chắc là sau bầu cử 2004, ông Bush mới chợt nghĩ ra câu hỏi mà bạn đang hỏi đó thôi.“

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.