Hôm nay,  

Tu Viện Quảng Đức: Những Kỷ Niệm Khó Quên

14/10/200300:00:00(Xem: 5819)
Tia nắng yếu ớt trong buổi bình minh của mùa đông giá lạnh tại thành phố Melbourne; tôi đang đứng nhìn ngôi chánh điện trang nghiêm, hùng vĩ của Tu Viện Quảng Đức ở vùng Fawkner, lòng tôi bỗng cảm thấy xót xa khi nhìn bóng dáng của thầy Tâm Phương và thầy Nguyên Tạng bận bịu qua lại ở tầng trên của ngôi chánh điện đang hướng dẫn Phật tử làm việc chuẩn bị cho ngày đại lễ khánh thành vào tháng mười sắp tới. Trông quý Thầy ốm và già đi, sau nhiều năm vất vả lăn lộn trong công việc bận rộn, vừa là thầy vừa là thợ, gắng công xây dựng ngôi già lam thanh tịnh.
Ngôi chùa càng to rộng uy nghi bao nhiêu thì dáng thầy lại héo gầy đi bấy nhiêu, hình ảnh tương phản đó làm cho tôi liên tưởng lại thuở nào khi tôi mới đặt chân đến vùng đất mới còn "ngơ ngác" từ cuộc sống cho đến giáo lý và quý thầy thì đầy phước tướng trang nghiêm. Ấy vậy mà giờ đây quý thầy đã khác đi rất nhiều, như ai đó đã ví von mà tôi rất tâm đắc: "Mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi".
Thật đúng vậy, mới ngày nào đây tôi quen biết Thầy Nguyên Tạng qua lớp học Anh ngữ tại quê nhà, mà thắm thoát nay đã 15 năm rồi. Những năm tháng qua đó, thật là một kỷ niệm đẹp khó quên đối với tôi. Thầy đã dạy cho tôi giáo lý căn bản, tặng cho tôi tập sách của thầy như: "Một tôn giáo hiện đại", "Những thắc mắc của người phương Tây khi tìm hiểu đạo Phật", "Chết và tái sinh",... đồng thời thầy giới thiệu cho tôi các quyển sách hay khác, lại còn khuyến tấn tu tập qua những câu "sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ," hay là "thức dậy miệng mỉm cười, hai mươi bốn giờ tinh khôi, nguyện sống đời trọn vẹn, mắt thương nhìn cuộc đời" để làm kim chỉ nam trong cuộc sống, vì Thầy biết rằng tôi và gia đình đang chuẩn bị cho chuyến đi xa ở một phương trời mới. Nơi đó, tất cả mọi việc đều mới lạ, cuộc sống sẽ trở nên cô đơn và buồn bã. Chính vì thế, Thầy đã gởi gắm tôi cùng gia đình cho vị bào huynh của thầy là thầy Tâm Phương, khi đó trụ trì ngôi Tu Viện Quảng Đức nhỏ bé ở Broadmeadows tại thành phố Melbourne để chúng tôi có nơi nương tựa. Nhưng không may, khi vừa đến Úc, tôi liền điện thoại kính thăm sức khỏe thầy, thì mới biết nơi gia đình tôi định cư và nơi thầy Tâm Phương ở cách nhau hơn 800 cây số.
Sống nơi quê người thật cảm thấy cô quạnh, ngoài những giờ đi học ở trường tôi không biết làm gì thời gian còn lại. Một hôm chợt nhớ tới những quyển sách của thầy Nguyên Tạng, nên lấy ra đọc lại để vơi đi nỗi buồn trống vắng nơi xứ người. Đọc lại những quyển sách ấy, càng suy nghĩ tôi càng cảm thấy tri ân thầy, nhờ thầy mà tôi đã hiểu, ý nghĩa thế nào là nương tựa Phật, nương tựa Pháp và nương tựa Tăng. Do hiểu được như vậy, tôi đã tìm đến ngôi Chùa Pháp Hoa, rồi tham gia sinh hoạt những ngày cuối tuần hay các ngày lễ lớn trong năm.
Nhắc đến thầy Nguyên Tạng, tôi không thể quên được hình ảnh vị Thầy luôn sốt sắng quên mình dấn thân làm việc lo cho đạo pháp, đó là thầy Tâm Phương, người đã ghi khắc vào tâm tôi, lòng từ bi, quảng đạo của thầy hay lo lắng cho Phật tử không phân biệt xa gần. Trong những ngày đầu nơi đất khách quê người, thầy đã thường khuyến khích tôi trên đường học vấn và chia xẻ cùng gia đình tôi những khó khăn buồn chán trong cuộc sống nơi miền đất mới.
Một kỷ niệm thật khó quên đối với tôi vào những năm tháng đầu định cư nơi mảnh đất Adelaide này; là sau tháng ngày miệt mài sách vở, khi mùa hè đến, tất cả trường lớp đều được nghỉ, tôi có dịp rảnh rang điện thoại kính thăm sức khỏe thầy. Trong cuộc điện đàm thân vui thì Thầy hỏi:
- "Ngọc Dung! Hè này con lên thăm Melbourne nhé!".
Nghe thầy nói như vậy lòng tôi cảm thấy rất vui, nhưng rồi lại thật buồn. Vì biết không đủ tiền, bởi tất cả tiền học tôi phải dành chi tiêu trong gia đình, nên tôi thưa với thầy là con không có tiền để lên thăm thầy được.
- Thầy nói: "Thầy mua vé xe bus cho con nhé!"
Nghe như vậy, tôi vô cùng xúc động vì giữa tôi và thầy chưa từng bao giờ gặp mặt mà thầy đối xử với tôi cũng như những người thân quen của thầy. Tình thương của thầy dành cho tất cả mọi người đều bình đẳng, không phân biệt "đây là Phật tử của tôi và đây không phải là Phật tử của tôi". Lòng tôi lúc ấy càng kính trọng và thương thầy nhiều hơn nữa, nên tôi đã thưa với thầy rằng: "Con đã không có tiền cúng dường cho thầy thì làm sao con dám nhận tiền của thầy!".

Sau mấy năm đèn sách, cuối cùng tôi đã tốt nghiệp và đã có việc làm ổn định. Một dịp nọ, tôi trở về Việt Nam thăm quê hương, thăm quý Thầy Cô thân thương sau nhiều năm xa vắng. Nhân chuyến đi này, tôi đã không quên ghé thăm thầy Nguyên Tạng tại ngôi Chùa Pháp Vân ở Gia Định, nơi Thầy đang cư trú để theo học Trường Cao Cấp Phật Học VN.
Trở về lại Úc, tiếp tục công việc thường ngày, thì một hôm tôi nhận được điện thoại liên bang Úc, và bên đầu dây kia một giọng nói rất quen thuộc hỏi tôi "Đệ tử khỏe không"". Tôi xúc động, ngạc nhiên, mừng rỡ, vì nhận ra đó là giọng nói của thầy Nguyên Tạng. Tôi hỏi: "Ủa, Thầy đến Úc khi nào""
Thế là thầy trò nói chuyện nhau rất lâu. Sau khi định cư tại Úc, thầy Nguyên Tạng cố gắng học thêm ngành "Xã hội học" để sau này làm phương tiện dễ dàng việc hoằng pháp vào xã hội Úc. Ngoài giờ học và các thời tu trì, thầy Nguyên Tạng đã dành tất cả thời gian còn lại cho việc gầy dựng trang nhà Quảng Đức http://www.quangduc.com, một thư viện Phật học điện tử, để góp phần hoằng dương chánh pháp, giới thiệu đến mọi người, mọi chốn qua phương tiện truyền thống hiện đại, giúp cho mọi người ở khắp địa cầu có thể đọc được giáo lý Phật Đà.
Những ngày đầu thật là vất vã khó khăn, thầy Nguyên Tạng, anh Nguyên Tâm Thiều Đức và tôi không có khái niệm gì về cách đánh máy chữ Việt, hay thiết kế một trang nhà như vầy. Ngày tháng trôi qua với nỗ lực, thầy cố gắng tìm tòi học hỏi kỹ thuật điện toán, và sưu tập nhiều tài liệu Phật pháp giá trị, không những thích hợp cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi mà còn cải tiến trang nhà ngày càng hoàn chỉnh hơn. Phần tôi cố gắng đánh máy các bản kinh, luận Phật pháp cũng như thiết kế trình bày kỹ thuật, đưa lên mạng cho được đầy đủ. Với những nỗ lực không ngừng, ngày nay trang nhà Quảng Đức đã được mọi người khắp nơi biết đến. Sự thành công này cũng nhờ sự tận tụy và hy sinh không mệt mỏi của thầy nói riêng, và của Phật tử khắp nơi hỗ trợ nói chung, thật đáng tán thán vô cùng.
Nhìn lại đoạn đường đã qua như một giấc mơ trường sơn. Cũng thế, nhìn ngôi đại hùng bảo điện hôm nay, tôi cảm thấy vô cùng xúc động, bởi công sức của quý Thầy Cô đã bỏ ra rất nhiều, để giờ đây hàng Phật tử có nơi tu tập trang nghiêm, có đầy đủ tiện nghi, đặc biệt có được những khóa tu mùa đông ấm áp, chứ không như những khóa tu mùa đông của những năm trước trong ngôi trường học cũ kỹ, lạnh lẽo, thiếu thốn tiện nghi đã được dùng tạm bao lâu nay.
Dòng ký ức đang trôi chảy, bỗng văng vẳng có tiếng ai gọi. "Hải Hạnh! Hải Hạnh!", con thỉnh quý thầy xuống dùng điểm tâm. Tôi giật mình, quay lại nơi phát ra tiếng gọi; thấy sư cô Hạnh Nguyên đang đứng nơi cửa nhà bếp với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt phúc hậu hoan hỷ của sư cô. Nhắc đến sư cô tôi lại không thể quên được những món ăn chay tuyệt ngon, mà tôi đã được nhiều lần thưởng thức trong các khóa tu học và những ngày lễ lớn. Hình như giữa tôi và Tu Viện Quảng Đức có một sự liên hệ mật thiết từ kiếp nào nên tôi thường được tuyển đi công tác nhiều lần tại thành phố Melbourne này. Mỗi lần đi công tác, tôi đều về Tu Viện Quảng Đức ở vào cuối tuần để thăm quý Thầy Cô và tu tập. Mỗi khi ghé thăm Tu Viện và quý Thầy Cô, tôi lại học được vài điều hữu ích cho việc tu tập hằng ngày, như thầy Tâm Phương dạy tôi cách khéo léo trang trí sắp đặt bàn thờ Phật; thầy Nguyên Tạng dạy tôi ý nghĩa và cách thức tụng niệm: như thỉnh chuông, gõ mõ, đánh khánh hay những lời phục nguyện, phát nguyện thiết thực qua các bài sám nguyện, để tôi có thể tự tu tập ở nhà. Riêng sư cô Hạnh Nguyên dạy tôi cách nấu các món chay ngon miệng lại bổ dưỡng cho sức khỏe. Quả thật là một duyên kỳ ngộ giữa tôi và quý Thầy Cô ở Tu Viện Quảng Đức nói riêng và tất cả người Việt hải ngoại quen biết với Tu Viện nói chung đều có những kỷ niệm khó quên trong đời khi nhìn ngôi Già lam đã hình thành và đi vào hoạt động!
Bước từng bước nhẹ nhàng tiến về hướng quý thầy đang đứng, lòng tôi chợt dâng lên niềm cảm xúc và tự nhủ: "Cảm niệm công ơn thầy đã dày công huấn dưỡng và tạo lập Tu Viện để hàng Phật tử chúng con có nơi để gieo trồng cội phúc và vững tiến trên lộ trình giải thoát! Một lần nữa cảm ơn thầy!"
Mùa đông Adelaide
Hải Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.