Hôm nay,  

Chính Trị Và Lạt Ma

05/10/200300:00:00(Xem: 4401)
Mới hồi đầu tháng 9, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói trên tờ báo Anh Quốc The Guardian rằng các cuộc thương thuyết giữa chính phủ Tây Tạng lưu vong và Bắc Kinh đang rất là tế nhị nhưng lạc quan, có nhiều tiến bộ... và ngài nhấn mạnh ngài từ bỏ việc đòi độc lập từ lâu rồi và bây giờ ước nguyện sẽ về cư trú những năm cuối đời tại Tây Tạng trong một chế độ tự trị để gìn giữ các bản sắc văn hóa của dân tộc Tây Tạng. Đọc cuộc phỏng vấn này, chúng ta có cảm giác như mọi chuyện xong rồi, chắc thu xếp bí mật cả rồi. Nhưng rồi lại thấy thêm nhiều thông tin bế tắc tới đáng ngạc nhiên.
Cũng cần ghi nhận các chi tiết trước buổi phỏng vấn đó. Hai tuần (có thể là 3 tuần) trước đó, Ấn Độ tuyên bố công nhận chủ quyền Trung Quốc trên lãnh thổ Tây Tạng, và tháng sau đó thì Ấn Độ qua Thượng Hải họp thượng đỉnh với Nga, Trung Quốc và mấy nước Trung Á về hợp tác kinh tế cấp vùng. Nếu chúng ta nhớ rằng, Ấn Độ là nước cưu mang người tị nạn Tây Tạng, cấp nguyên vùng Dharamsala cho chính phủ lưu vong Tây Tạng cư ngụ, tu học và làm việc... suốt nửa thế kỷ qua. Vấn đề tại sao chờ nửa thế kỷ, tới năm 2003 mới công nhận Tây Tạng thuộc về Trung Quốc" Có phải Ấn Độ đã tham khảo với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và chịu trao đổi gì cho Bắc Kinh"
Sau buổi phỏng vấn trên Guardian một tuần, Đức Đạt Lai Lạt Ma vào Hoa Kỳ, trong lúc Bắc Kinh hù dọa Mỹ là đừng có để Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp Tổng Thống Bush vì thế là khuyến khích ly khai... Vậy mà TT Bush lại gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người ta lại có cảm giác chắc là có thu xếp gì, bởi vì hiển nhiên lúc đó Mỹ đang cần Bắc Kinh ủng hộ cho một nghị quyết sắp đưa ra về Iraq trên Liên Hiệp Quốc.
Nhưng rồi có lẽ kết luận thế này là đúng nhất: không có gì lạc quan về các thu xếp ngầm đó hết. Bởi vì Ấn Độ có quyền lợi làm ăn với Hoa Lục, và chuyện TT Bush gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma có lẽ có nhiều lý do: thứ nhất, TT Bush muốn vuốt ve các nhóm phản chiến một cách tế nhị, bởi vì Lạt Ma đã lên tiếng chống cuộc chiến Iraq từ lâu rồi, và lần này ngài cũng nói thẳng với TT Bush rằng bất bạo động là chìa khóa của hòa bình thế giới. Dĩ nhiên, TT Bush có chủ ý riêng, nhưng chỉ gặp Lạt Ma thôi là đủ để cho thế giới thấy rằng chính phủ Mỹ biết lắng nghe các tiếng nói dị biệt, chứ đâu có phải là diều hâu hết thuốc chữa đâu. Thứ nhì, có lẽ, TT Bush gặp Lạt Ma còn là để chọc giận Trung Quốc. Nên nhớ rằng thời điểm đó, Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ Snow mới công du Á Châu xong, và áp lực đòi Bắc Kinh nhích trị giá đồng yuan lên kể như đã hỏng. Thứ ba, việc TT Bush gặp Lạt Ma để cho thấy rằng tổng thống suy nghĩ kiểu đa văn hóa, biết tôn trọng các truyền thống dị biệt, để cho người Hồi Giáo cũng yên tâm rằng không có chuyện Bạch Ốc là lãnh địa của các mục sư Methodist.

Vậy thì chúng ta thấy rõ một điều: Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành một cái cớ để các lãnh tụ thế giới nói chuyện với nhau. Khi nào các nước lớn đang hòa giải, cấu kết làm ăn gì đó, thì các lãnh tụ nể mặt Bắc Kinh, tránh gặp Lạt Ma. Và khi nào các nước lớn giận dỗi gì Bắc Kinh, thì bèn mời Lạt Ma tới thăm, linh đình đón rước. Bởi vì không còn cách nào hay hơn để chọc quê Bắc Kinh như thế.
Thậm chí tới như nước Nga khổng lồ, vốn nổi tiếng hung hăng, không sợ gì Trung Quốc, mà cũng phải ép mình xài tới các chiêu thức như thế. Trong khi ngài Lạt Ma đi gần như khắp nơi trên Hoa Kỳ, thì Nga lạnh lùng từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho ngài. Mà đâu có phải tới Moscow làm lễ ầm ĩ gì đâu, chỉ là theo lời mời để tới Cộng Hòa Kalmykia, thuộc nước Cộng Hòa Liên Bang Nga. Điều cần chú ý, theo bản tin BNN thì "chuyến viếng thăm của ngài không thể xảy ra sau khi giới chức thẩm quyền Nga có quyết định giờ chót là từ chối visa cho ngài."
Có nghĩa là, trên nguyên tắc, nước Nga đã ưng thuận và thấy việc Lạt Ma vào Nga không có vấn đề gì, nhưng còn cần bàn cãi cân nhắc tới giờ chót.
Bài báo trên tờ Los Angeles Times hôm 24-9-2003 trích dẫn lời một viên chức Bộ Ngoại Giao Nga giấu tên rằng, "Khi xét vấn đề Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm, chúng tôi phải cân nhắc tới tất cả quyền lợi của Nga, và phải nghiêm túc làm theo các ràng buộc quốc tế của Nga, kể cả hiệp ước hữu nghị với Trung Quốc." Có nghĩa là Bắc Kinh theo đánh tới cùng.
Các giới chức tại Elista, thủ đô của nước Cộng Hòa Kalmykia, dĩ nhiên rất bực bội. Tờ Los Angeles Times tìm gặp Mikhail Burninov, viên chức chính phủ Kalmykia, người nói rằng cộng đồng Phật giáo ở Kalmykia "sẽ cảm thấy phẫn nộ và bị lừa gạt." Ông giải thích thêm, "Các tín đồ bình thường không thể hiểu vì sao họ bị từ chối quyền gặp thầy của họ và quyền nghe ngài thuyết pháp. Có những ông bà cụ ở Kalmykia mà giấc mơ lớn nhất đời họ là gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và xin ban ngài phước lành trước khi họ chết."
Lập tức, ngay trong tuần lễ cuối tháng 9 đó, Kong Quan, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng chính phủ Trung Quốc biết ơn về quyết định của Nga. Lần cuối mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Liên Bang Nga là năm 1994.
Có lẽ bạn chưa biết về quốc gia Kalmykia. Tuy nằm trong Liên Bang Nga, đất nước này nhỏ thôi, hiện có khoảng 150,000 tín đồ Phật Giáo, và số tín đồ này chiếm phân nửa dân số nước này. Vì sao mà Bắc Kinh theo cản tới tận cả nơi khỉ ho cò gáy Kalmykia. Chuyện này cũng có nhân duyên nhiều đời. Và vì sao Đảng CS Trung Quốc đã chiếm đất Tây Tạng rồi mà còn cứ đeo nỗi giận hoài vậy" Hay có thể nỗi giận này đã bắt đầu từ 500 kiếp về trước... và các cuộc thương thuyết mật dường như cũng bắt đầu từ thuở xa xưa đó, mà tới bây giờ vẫn chưa thương lượng xong. Và bây giờ thì người ta có gặp hay tránh né ngài Lạt Ma chỉ là làm theo hàn thử biểu chính trị đặt tại Bắc Kinh. Vì một thời ngài đã bị một đảng cướp ở thành Ca Tỳ La Vệ hành hạ, quấy nhiễu, và ngài đã nghĩ rằng mình có thể chịu đựng những hành hạ, quấy nhiễu này cả triệu kiếp cho tới khi nào họ đều tỉnh ngộ và sám hối... Thôi cứ chờ thôi....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.