Hôm nay,  

Xã Hội Hoa Lục Có Cơ Sụp Đổ: Kinh Tế Tăng, Sa Thải Tăng

26/10/200300:00:00(Xem: 4247)
HONG KONG (KL) – Trung quốc là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới cả chục năm vừa qua.
Kể từ năm 1989 sau khi đổi mới, nền kinh tế Trung quốc đã phát triển trung bình hàng năm 8,9 phần trăm, so sánh với sức phát triển trung bình của thế giới trong thập niên 1990 là 2,5 phần trăm. Vào thời gian này phần lớn thương trường thế giới bắt đầu nguội lạnh đi, sau khi Liên Sô bị Hoa kỳ cho vào làm xiệc “Chiến tranh Tinh cầu”, khiến cho kinh tế Liên Sô sụp đổ và chia ra làm 15 nước, kéo theo sự sụp đổ của ý thức hệ Cộng sản tại các nước Đông Âu bao quanh nước Nga như thành trì bảo vệ cho ý thức hệ này.
Việc Trung quốc phải cho phát triển nhanh là chuyện bất khả kháng để đi trước nạn thất nghiệp phát triển không ngừng như đã trông thấy gương của Nga báo trước là ý thức hệ Cộng sản không cứu nổi nước Nga và các quốc gia Đông Aâu. Thoạt đầu xem ra có vẻï nghịch lý đối với Trung quốc, một quốc gia còn lại duy trì ý thức hệ cộng sản bằng cách bước sang chủ nghĩa kinh nghiệm.
Việt Nam đồng chí cũng theo Trung quốc để dẫm chân đi theo bước này.
Nhưng người ta đã thấy nạn thất nghiệp không có thể nào tránh được , nó là biến chứng của chủ nghĩa Cộng sản, phó sản của một quốc gia biến thái từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chén cơm sắt vĩnh viễn giành cho con người Cộng sản từ lúc nằm nôi, bú sữa Cộng sản cho tới khi chết cứ theo thời gian mà nứt vỡ.
Chén cơm sắt này ngày nay đã không còn nữa, nó được thế bằng hộp cơm của tư bản bằng plastic được làm nóng lên bằng sóng vi ba như thể thông điệp rằng các ngài có làm thì các ngài mới có ăn.
Tỷ số thất nghiệp càng ngày càng lên cao nhất là khi chiến lược toàn cầu hóa do Hoa kỳ chủ trì lan rộng. Toàn cầu hóa tạo ra sự cạnh tranh kinh tế kịch liệt trên thế giới, làm cho Trung quốc phải thức tỉnh để gia nhập vào tổ chức mậu dịch thế giới WTO vào năm 2001.
Trước sức kéo ghì lại của 1, 2 tỷ công dân Trung quốc có cái quán tính cộng sản đi theo kinh nghiệm của Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, nguyên chủ tịch nước Trung quốc, phải phát sinh ra chủ thuyết “Tam đại biểu” thế cho “Tam Vô âđể dẫn dắt dân Trung quốc dưới gọng kềm của đảng mà vào con đường kinh tế thị trường hay tư bản có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, một cái đuôi có thể bị chặt bỏ khi thuận tiện.
Việc Trung quốc phóng vệ tinh có người lái cũng không ngoài mục đích để thắt chặt lại tinh thần đoàn kết quốc gia của dân Trung quốc, ngoài uớc muốn khống chế Á châu có thể có sự can thiệp của Hoa kỳ vào bất cứ lúc nào.
Theo văn phòng thống kê của Trung quốc, tỷ số người thất nghiệp đăng ký tại các vùng thành thị đã gia tăng từ 3,1 phần trăm lên tới 4,2 phần trăm như tính vào cuối năm 2001 mặc dầu hoạt động kinh tế của Trung quốc có gia tăng.
Theo Bộ Phát triển Xã hội Trung quốc, một trung tâm điều nghiên phát triển trực thuộc Hội đồng Tư vấn Quốc gia của Trung quốc, tỷ số thất nghiệp này là một tỷ số dởm, tỷ số thất nghiệp thực sự tại các thành thị của Trung quốc là gần 10 phần trăm.
Vào năm 1980, tổng sản lượng nội địa (GDP) của Trung quốc cứ tăng 1 phần trăm của một điểm, tính ra trung bình có thêm được 2,4 triệu việc làm. Nhưng kể tứ năm 1990, con số này đã teo lại chỉ còn có thêm được 700 ngàn việc làm mà thôi.
Người ta không hiểu tại sao Trung quốc toàn đưa ra những con số không đúng và sau đó nói là có sự sai quanh quẩn ở đâu đó"
Ông Lu Zhongyan là giám đốc Viện kinh tế vĩ mô, một trung tâm nghiên cứu phát triển trực thuộc Hội đồng Tư vấn Quốc gia của Trung quốc, ông viết cho tạp chí Thời đại Điều nghiên, một tờ báo của trường Trung ương đảng Cộng sản tại Bắc Kinh: những lý do chính về sự dối trá này nằm trong việc cải tổ công ty quốc doanh (SOE) và công cuộc tái thiết kinh tế của Trung quốc.
Việc tái kiến thiết này là để xí nghiệp hay nhà máy không còn thuộc về của “ta” nữa, hay nói theo cung từ của Cộng sản là “các công nhân không còn là chủ của các nhà máy nữa”.
Nền kinh tế hoạch định (trước kia của XHCN) đã giao quyền thu nhận người cho phần lớn số xí nghiệp để nhận công nhân bừa bãi và làm thặng dư theo thói “nhất thế, nhì thân”. Các ông thủ truởng của xí nghiệp quốc doanh có công nhân thặng dư đã phải mượn đôi giầy ủng của thủ tướng Chu Dung Cơ để bì bõm, lục tìm và lựa chọn ra loại công nhân thặng dư ngay trong tiến trình cải tổ xí nghiệp quốc doanh giữa thập niên 1990.
Việc này đã gây ra việc xích mích, đụng chạm giữa các hàng cán bộ với nhau dẫn tới việc tố giác vụ nhập khẩu xăng dầu và buôn bán lậu hàng ngoại tại Hạ Môn, khiến chủ chốt trong vụ này phải trốn sang Canada và một nhân vật cộng sản cao cấp nằm trong Quốc hội của Trung quốc đã bị hành quyết.
Ngoài ra Trung quốc còn có màn tái cấu trúc quan trọng để phát sinh việc làm của lãnh vực dịch vụ cho nền kinh tế Trung quốc, quảng bá như tư bản dịch vụ là vinh quang, chứ không phải trục lợi hay khai thác như thuyết cộng sản đã giảng giải trước đây trong lúc học tập tại các cơ sở của nhà nước.
Nỗ lực vĩ đại là phải hồi phục lãnh vực công nghiệp sau khi các nhà máy đã bị người cộng sản coi là của cải chung đi theo ý nghĩa như “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”, phần lớn các xí nghiệp quốc doanh taị Trung quốc không sinh lời đã nhận được lệnh đóng cửa, ngưng hoạt động, khiến cho số công nhân mấtù sở làm gia tăng.
Có khoảng 26 triệu công nhân tại Trung quốc đã không có sở làm từ năm 1998 cho tới cuối năm 2002. Theo các thống kê thì con số này thấp hơn con số người không có việc làm và người mất sở làm hiện nay đang chờ để có việc làm là trên 10 triệu người.

Những công việc làm mới do nền kinh tế thị trường phát sinh đang gia tăng không có thể nào bù lại được con số thất nghiệp cao này trước khí thế của robot hay các nhà máy chế xuất tự động không dùng nhiều người.
Ông Lu của trung tâm nghiên cứu phát triển cho biết, các vấn đề khó khăn sẽ còn nổi cộm lên nữa trong nền kinh tế Trung quốc vào những năm tới, làm ngáng trở thêm việc phát triển kinh tế đang được duy trì và kéo theo sự bất ổn định trong xã hội do khoảng cách xa giữa giầu và nghèo hiện nay, công an và nhà tù đã có sẵn, sẽ còn mọc thêm ra như nấm.
Trong khi tổng sản lượng nội địa của Trung quốc tính theo đầu người đã leo lên được 1000 Mỹ kim, theo kinh nghiệm quốc tế tổng sản lượng này sẽ làm thay đổi hẳn cấu trúc kinh tế của Trung quốc.
Sự thay đổi này là có một số lớn lao động phải ra khỏi nông nghiệp, ra khỏi kinh tế sơ cấp loại gia đình để đi vào kinh tế thứ cấp loại công nghiệp; sau đó biến thái theo các mức độ tư bản tập trung đi cùng với các liên hệ kỹ thuật bó buộc phải tiến cho kịp thời.
Chính vì thế việc phóng vệ tinh có người lái của Trung quốc muốn chứng tỏ cho thế giới thấy chất lượng về hàng hóa “Made in China” trong tương lai sẽ không thua Nhật bản và Hoa kỳ mấy khi mà Trung quốc đã biết ứng dụng các kỹ thuật và khoa học để phóng hỏa tiễn mang vệ tinh có người lái thành công.
Thực tế chất lượng hay phẩm chất bền vững, tốt và đáng tin cậy của một món hàng lại tuỳ thuộc vào trình độ văn hóa và kiến thức khoa học của người công nhân trong lúc thu nghiệm kỹ thuật dù rằng người công nhân có được đào luyện bằng bất cứ cách nào khác.
Song nền công nghiệp thứ cấp không có thể nào thu dụng tất cả những người thất nghiệp cứ gia tăng mặc dầu tạo ra được nhu cầu cần thiết cho giới tiêu thụ và hàng xuất khẩu gia tăng, bởi vì công nhân có cả đống nhưng thiếu học, không có khả năng tay nghề hay không chuyên nghiệp là cả một mâu thuẫn lớn trong thị trường việc làm (job market) tại Trung quốc.
Mức cung cấp lao động dư này có thể còn mãi và không bao giờ dứt được. Vấn đề dư lao động đã lên tới tột đỉnh trong những năm qua. Mỗi năm lao động đều dư thêm, riêng năm 2003 đã dư thêm hai triệu loại công nhân mới gia nhập vào thị trường lao động.
Nhà nước Trung quốc cố gắng tạo ra 8 triệu việc làm trong năm nay, khó có thể thoả mãn để thu dụng những người mới đi tìm việc đang gia tăng trong khi nhà nước còn phải nội lo thu dụng những người thất nghiệp do xí nghiệp quốc doanh bị sụp đổ thải ra.
Mặc dầu chính sách kiểm soát sinh đẻ vẫn còn rất hà khắc, nhưng còn cần phải mất một thế hệ mới làm giảm đi được nạn dân số bộc phát (baby-boom). Những người Trung quốc đã sinh trong thời kỳ trẻ sơ sinh bộc phát khoảng năm 1960 và 1970 nay đã tới thời kỳ sinh hoa kết nụ và cần có việc làm.
Trong khoảng 5 và 10 năm sắp tới, lực lượng lao động của Trung quốc sẽ tăng lên cao nhất tới 10 triệu người mỗi năm theo như đã tính dưa vào cái dân số khủng khiếp của Trung quốc.
Một người nước ngoài đã gửi email tiếu lâm hỏi tờ báo People Online của Trung quốc và tờ báo này cũng đã cho lên tin để trị cái bản chất khó coi của dân Trung quốc khi du ngoạïn tại các nước ngoài:
“Khi phóng người lên không trung, Trung quốc có thiết kế như làm cách nào để thái không gia (Taikonaut) có thể khạc nhổ – Độc giả này đã có ý lo ngại nếu như nhiều thái không gia của Trung quốc được phóng lên không trung có thói tật khạc nhổ thì toàn cầu sẽ bị nhiễm bịnh, còn nguy hiểm hơn là loại đầu đạn hạch nhân của Iran hay Bắc Hàn được phóng lên (Chắc chắn sự kiện này không làm ông Bush thất kinh).”
Việc phóng vệ tinh có người lái của Trung quốc không khác gì như một bức tranh công lao vẽ tuyệt vời đang bị người dân Trung quốc khạc nhổ vào.
Aùp lực thất nghiệp tại Trung quốc hầu như không có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Hạ thấp thất nghiệp xuống và phát sinh thêm việc làm là cả một công cuộc lâu dài không tài nào tránh được.
Còn có những vần đề khác nữa đang nổi lên trong việc thành thị hóa là loại công nghiệp thứ ba như các dịch vụ, vận chuyển và giao thông, mua sỉ và bán lẻ như các quán ăn còn chậm tiến, làm ăn theo kiểu “phép vua thua lệ làng”.
So sánh với các quốc gia khác có cùng trình độ kinh tế, Trung quốc vẫn thua xa về mặt phát sinh ra việc làm có hiệu quả trong khi thành thị hóa, hiển nhiên là thua hẳn các quốc gia tiền tiến.
Theo như thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, mức độ thành thị hóa của Trung quốc năm 200 là 31 phần trăm, thấp hơn 14 phần trăm theo mức quân bình của thế giới, thấp hơn 18 phần trăm đối với các quốc gia có loại thu nhập trung cấp và 45 phần trăm thấp hơn đối với những quốc gia có lợi tức đầu người cao.
Cấp độ đô thị hóa của Trung quốc đang đi sau việc công nghiệp hóa khiến cho việc chuyển đổi cốt yếu cho công nghiệp thư ba và thứ tư bị chậm hẳn lại (sản phẩm làm ra không được tiêu thụ hết).
Trong hai chục năm kể từ khi đổi mới và việc cởi mở của Trung quốc, cứ 10 công nhân nông nghiệp chỉ có bẩy công nhân chuyển sang công nghiệp thứ cấp được lên bậc, khác hẳn với các quốc gia khác việc đô thị hóa được phát triển đồng bộ với công nghiệp mới tạo được thị truờng tiêu dùng và nâng cao được mức sống của dân chúng.
Nền công công nghiệp thứ cấp tuy rằng phát triển rất nhanh, nhưng không đẩy được nền công nghiệp thứ ba đi lên, một trở ngại khác không làm giảm đuợc áp lực của nạn thất nghiệp tại Trung quốc.
Tóm lại Trung quốc không có thể nào để cho nền kinh tế của Trung quốc bành trướng chậm được, cần phải nắm bắt các quốc gia lân bang để giảm bớt khí thế cạnh tranh về vốn đầu tư của nước ngoài và hàng hóa xuất khẩu của những quốc gia này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.