Hôm nay,  

Kosovo Trên Dòng Euphrates

22/03/200400:00:00(Xem: 4508)
Một năm sau khi Hoa Kỳ tiến vào Iraq, ta có thể lượng định kết quả và hậu quả khi liếc qua... Kosovo.
Một cách vô tâm, con người ta dễ có trí nhớ thiên lệch: chỉ nhớ những gì muốn nhớ. Ta có thế nói vậy nếu kiểm điểm tình hình Iraq một năm sau khi Hoa Kỳ tham chiến tại đây. Một năm sau Iraq đang đi về đâu, là câu hỏi khách quan được đặt ra cho mọi người. Và câu trả lời có thể tìm thấy ở một nơi khác, một điểm nóng khác, đã trở thành vùng xung đột đúng vào tuần lễ mọi người đang kỷ niệm một năm của chiến dịch Iraq.
Đó là vùng Kosovo của Cộng hòa Liên bang Nam Tư.
Gợi giấc mê xưa
Y như xứ Iraq, đây là vùng đất có lịch sử lâu đời và là nơi sống chung của nhiều sắc tộc. Lịch sử lâu đời dẫn tới mâu thuẫn âm ỉ và sự sống chung đã có lúc thành bất dung. Là vùng tự trị hành chánh của Liên bang Nam Tư, Kosovo gồm hai triệu dân, đa số đến 90% (một triệu tám) là người Albany (dân Albanian) theo Hồi giáo; còn lại có dân Serb da trắng theo Chính thống giáo (80.000) và dân Montenegro. Sau Thế chiến II, dưới chế độ Tito, Liên bang Nam Tư gồm bảy nước Cộng hòa có công nhận ít nhiều quyền tự trị của dân Albany nhưng khi khối Xô viết tan rã, Liên bang tan rã vì nhiều nước Cộng hòa đòi ly khai thì mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ dữ dội giữa dân Serb, Croate, dân Hồi giáo tại Bosnia Herzegovina và dân Albanian, phe nào cũng có hành động quá khích khi gặp cơ hội.
Là nước lớn nhất trong Liên bang Nam Tư, Cộng hòa Serbia được lãnh đạo bởi Slobodan Milosevic, một cựu đảng viên Cộng sản. Nhân danh chủ nghĩa quốc gia, Serbia có phản ứng tàn bạo khi muốn gìn giữ chế độ Liên bang và sau một chuỗi dài chiến tranh, đến giữa năm 1998 xung đột bùng nổ tại Kosovo. Lý do là chính quyền Belgrade của Serbia đổ quân vào Kosovo tàn sát dân Albanian tại đây, sự tàn sát khiến quốc tế phải can thiệp, theo lối ngày nay ta gọi là “đa phương".
Giải pháp đa phương dưới danh nghĩa Liên hiệp quốc không thể thành hình vì sự chống đối của Liên bang Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vốn có quyền phủ quyết. Vì vậy, các nước Âu châu và Hoa Kỳ phải dùng một cơ chế khác là Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Cách đây đúng năm năm, ngày 24 tháng Ba năm 1999, lần đầu tiên từ khi thành lập 50 năm về trước, NATO ra quân không để chống lại sự xâm lăng của Liên xô từ phía Đông mà để bảo vệ nhân quyền, vì lý do nhân đạo, bên ngoài quyết định của Liên hiệp quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton, và bằng chiến tranh không tập, Liên quân 19 nước mất ba tháng (24 tháng Ba - 20 tháng Sáu, 1999) mới đẩy lui quân Serb ra khỏi Kosovo và cuối cùng Liên bang Nga miễn cưỡng tham dự vào giải pháp ngoại giao để vãn hồi hòa bình tại đây. Người chỉ huy khi đó là Tướng Wesley Clark, ứng viên tổng thống bên Dân chủ vừa bỏ cuộc. Về sau ông bị thuyên chuyển vì có lúc đòi gây chiến với quân Liên bang Nga. Từ đấy, Kosovo trở thành đất bán tự trị về hành chánh, dưới sự giám hộ của Liên hiệp quốc (UNMIK) và việc bảo vệ an ninh được giao cho lực lượng quốc tế gọi tắt là KFOR gồm 17.000 quân của 38 nước, chia thành năm lữ đoàn đa quốc phụ trách năm vùng quản nhiệm (AOR).
Trong khi đó, Cộng hòa Serbia cũng thay đổi sau khi Milosevic bị lật đổ ở Belgrade qua cuộc “cách mạng nhung”, để thành xứ dân chủ được sự thiện cảm và yểm trợ của quốc tế. Nhưng, Tổng thống tân cử Vojislav Kostunica phải quan tâm đến phản ứng dân tộc của người Serb, khi họ thành thiểu số tại Kosovo và bị dân Albanian (và tàn dư của “Quân đội Giải phóng Kosovo” – KLA) trả thù, có khi với sự yểm trợ ngầm của một quốc gia cùng chủng tộc ở phía Tây là Cộng hòa Albany. Belgrade nghi là dân Albanian tại Kosovo không chỉ muốn tự trị mà còn muốn ly khai thành một xứ độc lập.
Kosovo, bốn năm sau...
Tuần qua, Kosovo bốc lửa với các vụ đụng độ giữa hai sắc dân, làm hai chục người chết, 500 bị thương, lực lượng bảo an KFOR cũng có 13 lính bị thương. Điểm nóng nhất là Mitrovica, thị xã trù phú và đông dân Serb nhất (60 ngàn), thuộc vùng quản nhiệm của Pháp. Tại nhiều nơi, dân Serb đã phải di tản sau khi xe cộ, nhà cửa và nhà thờ bị đốt cháy rụi. Nguyên do khởi thủy chỉ là tin đồn thất thiệt về chuyện người Serb xua chó đuổi các em nhỏ Albanian xuống nước làm hai em bị chết đuối. Sau đó là chuyện một thiếu niên Serb bị bắn chết. Mâu thuẫn âm ỉ đã bùng nổ từ những đồn đại như vậy, biến Kosovo thành thùng thuốc súng và vấn đề nóng cho các nước Âu châu. Sau khi lãnh đạo Liên quân vào Kosovo , Hoa Kỳ mặc nhiên coi cả vùng Balkan trong đó có Kosovo là “sân nhà” của Liên hiệp Âu châu (EU), để EU giải quyết. Liên hiệp Âu châu hiện đang triệu tập hội nghị an ninh về vụ này. Nhưng, vụ Kosovo ít được truyền thông quốc tế chú ý như những gì đang xảy ra tại Iraq (vì vậy người viết mới phải nhắc lại sơ lược nội vụ).

Kosovo trở thành hồ sơ gai góc cho NATO, LHQ và EU vì 1) hôm 18 vừa qua, Serbia đòi phản ứng mạnh để bảo vệ dân cư của mình (đến độ chạm súng với binh lính NATO lần nữa"), 2) đòi Hội đồng Bảo an LHQ ra Nghị quyết kết án “quân khủng bố Albanian”, 3) LHQ cứ đòi Mỹ tôn trọng giải pháp đa phương của quốc tế, nay sẽ xử trí ra sao với hồ sơ này", 4) từ nhiều năm, EU đòi Mỹ tôn trọng quan điểm của mình, và còn muốn có lực lượng can thiệp cấp thời nằm ngoài phạm vi NATO, nay sẽ giải quyết ra sao vấn đề thuộc quản hạt của mình", 5) nếu không hạ lửa tại Kosovo, EU sẽ thấy đám cháy lan rộng khắp vùng Balkan, là vùng đất đa chủng, có cả dân Hồi giáo, có thể được khủng bố Hồi giáo triệt để khai thác....
Với tiếng nổ từ Kosovo còn vang trong đầu, bây giờ ta trở lại chuyện Iraq.
Hai lò lửa trên bàn cân
Kosovo và Iraq giống nhau ở chỗ đa chủng tộc có sự bất dung. Còn lại thì khác nhau khá nhiều.
So sánh với Iraq là một quốc gia rộng gần 440 ngàn cây số vuông, có gần 25 triệu dân gồm ba sắc tộc, Kosovo chỉ là một tỉnh 11 ngàn cây số vuông có hai triệu dân và ba sắc tộc... Vì lý do nhân đạo, NATO nhập trận tại Kosovo và EU không dẹp yên được nội loạn sau hơn bốn năm “xây dựng hòa bình”. Cuộc chiến Iraq kết thúc trong chớp nhoáng với sự tan rã của chế độ Saddam nhưng việc “xây dựng dân chủ” trên một lãnh thổ lớn hơn 40 lần mới chỉ khởi sự từ đầu tháng Năm năm ngoái mà người ta đã đòi phê phán thành bại.
Tham dự vào việc bảo an Kosovo có 38 nước, so với 34 nước (kể cả Tây Ban Nha chưa rút) tại Iraq, và tại Kosovo, lực lượng KFOR không bị bắn sẻ như liên quân tại Iraq. Dân Albanian tại Kosovo có thể chỉ đòi quyền tự trị (hoặc độc lập), chứ chưa có hành động khủng bố tự sát bất kể mục tiêu quân sự hay dân sự như các nhóm khủng bố tại Iraq.
Lý do tham chiến của Mỹ tại Iraq có rất nhiều, kể cả khủng bố, nhưng yếu tố nhân đạo không thể bị coi nhẹ. Mười năm tội ác của Slobodan Milosevic tại Kosovo (và trên toàn lãnh thổ Nam Tư) chưa thể so với tội ác của Saddam Hussein tại Iraq, sau hơn 30 năm cai trị. Khi Mỹ dẫn đầu các nước can thiệp vào Kosovo để bảo vệ dân Hồi giáo chống lại sự đàn áp của một sắc dân da trắng, ta có nghe thấy khối Hồi giáo nói gì không" Vì sao ngày nay, truyền thông vẫn trịnh trọng loan tải sự phản đối của đám Hồi giáo quá khích tại Iraq và các lãnh tụ Hồi giáo chống Mỹ khác trên thế giới" Trí nhớ có chọn lọc"
Năm 1998, khi quyết định tham chiến tại Kosovo, chính quyền Clinton và giới lãnh đạo cả hai đảng cũng đều cùng chủ trương “thay đổi chế độ tại Iraq” vì Saddam Hussein là mối nguy cho Hoa Kỳ với võ khí tàn sát. Ta không thể nhắc đủ ở đây từng lời phát biểu thời đó của những người chống đối thời nay, họ có trí nhớ thiên lệch. Vì sao, khi không có sự đồng ý của Liên hiệp quốc do quyền phủ quyết của Nga, Mỹ vẫn tham chiến tại Kosovo năm đó và ngày nay, sau 17 nghị quyết Liên hiệp quốc, tiến vào Iraq thì lại bị đả kích là “đơn phương”" Chỉ vì thiếu một nghị quyết cho phép của Liên hiệp quốc do Pháp đe dọa phủ quyết" Ngoài việc hợp tác với chế độ Saddam, các chính quyền kế tiếp của Pháp, từ 1974 đến nay, nói sao về nạn tàn sát thường dân tại Iraq" Tại sao thế giới có trí nhớ thiên lệch như vậy"
Vì chế độ Serbia của Milosevic yếu hơn chế độ Iraq của Saddam Hussein nên can thiệp vào Kosovo là chính đáng (và ít nguy hiểm) còn vào Iraq thì không" Oanh tạc quân Serb từ xa là chiến tranh sạch còn đổ quân vào Iraq là bẩn" Hay vì Saddam ban phát quá nhiều quyền lợi cho các nước chống Mỹ"
Nhiều người đòi Mỹ phải đào ra ngay chứng cớ về võ khí tàn sát tại Iraq mà ít nói gì đến các mồ chôn tập thể và con số 400.000 thường dân cả người Kurd và Shia đã bị chế độ Saddam, gồm cả quân đội lẫn đảng Baath (thuộc sắc dân Sunni thiểu số) sát hại. Giờ đây, phải chăng Iraq vẫn mất an ninh vì ngoài yếu tố khủng bố ngoại nhập, dân Sunni tại Iraq còn sợ bị trả thù (như dân Serb đang bị tại Kosovo) mà bất hợp tác với Mỹ hoặc tiếp tay với tàn dư của chế độ cũ chăng"
Nhân đây, xin giới thiệu một tài liệu vừa được cơ quan viện trợ Mỹ USAID phổ biến ngày 17 về 270 mồ chôn tập thể tại Iraq (nếu không sợ nhức tim rùng mình, xin tham khảo website http://www.usaid.gov/iraq/legacyofterror.html). USAID thuộc bộ Ngoại giao, nổi tiếng “bồ câu” hơn bộ Quốc phòng bị mang tiếng là hiếu chiến!
Còn nhiều câu hỏi có thể được nêu lên khi so sánh tình hình hai nơi, nhưng câu kết luận ở đây là ta nên có sự cân nhắc về lẽ tương đối của từng vấn đề, về cả an ninh lẫn đạo lý, và nhất là không thể nóng ruột. Dân chủ không là loại rau cỏ cứ trồng là mọc! Việc tái thiết và xây dựng dân chủ tại Iraq là chặng đường còn nhiều chông gai và sẽ kéo dài quá một mùa tranh cử vì bao vấn đề của lịch sử lẫn quyết tâm phá hoại của khủng bố tại Trung Đông. Từ nay đến đó, mình còn thời giờ xem lại bi kịch Kosovo và khả năng giải quyết của Âu châu, để vùng Balkan khỏi bốc cháy thành một trung tâm khủng bố khác.
TB: Lỡ nói về trí nhớ thiên lệch lẫn mồ chôn tập thể thì cũng nhắc đến việc Hà Nội vừa đòi gia nhập Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền: trí nhớ có chọn lọc - hay sự thiếu liêm sỉ" - khiến lãnh đạo đảng Cộng sản đã quên các mồ chôn tập thể thường dân Huế năm 1968"
(Ngày 20 tháng Ba, 2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.