Hôm nay,  

Tài Tử Thắt Lưng Buộc Bụng

09/01/200400:00:00(Xem: 4046)
Nếu tin có số mạng, thì số của Ô. Arnold Shwaerzeneger là của số của một người vạn sự khởi đầu nan và bắt đầu sự nghiệp với hai bàn tay trắng. Số mạng của người vi tiện xuất thân, cố gắng vươn lên từ nghèo khó, như cây sen trong đầm. Mấy chục năm trước đây chú thiếu niên Arnold Shwaerzeneger từ Aùo di dân đến Mỹ trong túi gần như trống không. Bây giờ Tân Thống Đốc Arnold Shwazeneger tài tử trở thành chánh trị gia đắc cử từ Hollywood bước vào Phủ Thống Đốc Cali, một tiểu bang đông dân, kinh tế mạnh nhứt Hoa kỳ, với một ngân sách nợ nần hơn 35 tỷ.Người hùng Terminator xuất hiện trước diễn đàn Quốc Hội trong bài diễn văn nghi thức về tình trạng tiểu bang, tay cầm một cây rựa lớn như ngườøi Viễn Tây ban đầu vừa ngừng xe ngựa, là nhảy xuống xách rựa đốn cây, gom cành lá khô để làm bếp lửa, làm cọc che lều. Cái rừng ngân sách Cali quá thâm u, quá rườm ra, nhiều hầm hố hiểm nguy, đầy dây mơ rể má nợ nần. Oâng kêu gọi nhân dân và chánh quyền Cali cùng Oâng thắt lưng buộc bụng, cắt giảm công chi, vay nợ nhân dân bằng công khố phiếu, và cật lực lôi kéo sản xuất, dịch vụ về cho Cali để vượt qua cơn túng hụt, nợ nần chồng chất lâu rồi. Oâng không trách người tiền nhiệm, không phiền hà đảng đa số Dân Chủ đối lập với đảng Cộng Hoà mà Oâng là đảng viên, đã kiểm soát chánh quyền Cali quá lâu như món nợ chồng chất. Oâng chỉ kêu gọi giảm công chi nhưng không giảm trong giáo dục (chỉ mới đây, ông đề nghị tăng học phí bậc đại học) và đặc biệt không tăng thuế. Oâng khẩn khoản moi người làm việc và làm việc, kiếm thêm việc làm, và việc làm, xét lại định chế bảo hiễm lao động quá cao khiến các công ty rời khỏi Cali.
Đôi khi cũng tội nghiệp cho những người làm chánh trị. Ai làm đâu không biết, đến phiên mình lên, phải gánh chịu và lảnh đủ. Ô. Sađam Hussein xây cung vàng điện ngọc, mua súng ngắn súng dài, gỏi ngân hàng Thụy sĩ tiền triệu tiền tỷ đô la. Mỹ lãnh đạo cuộc lật đổ Oâng ta để đem tự do, dân chủ cho nhân dân Iraq. Bây giờ TT Bush lãnh đủ, phải cử một cựu bộ trưởng ngoại giao nhiều kinh nghiệm, là Ô. Baker đi Pháp, đi Đức, đi Nga, rả giò, khô cổ để xin xoá hay giảm số nợ lên đến 170 tỷ đô la cho Iraq. Còn Ô. Arnold Schwarzeneger một tài tử phim đắc hốt bạc triệu, vợ con vốn con nhà danh tiếng cháu của TT Kennedy, tiền của riêng xài cả đời một cách vương giả cũng không hết. Bây giờ trở thành Thống Đốc, Oâng phải ra trước hai viện Quốc Hội, và bàng dân thiên hạ để năn nỉ, ỉ ôi cắt giảm ngân sách, phát hành nợ nhà nước để có tiền 15 tỷ trả nợ, nếu không Cali sẽ phá sản vào tháng 6.. Oâng nhất quyết chủ trương không tăng thuế vì Oâng cho tăng thuế là đóng "cây đinh chót vào quan tài kinh tế của Cali".

Tài từ Arnold Schwazeneger không phải là tài tử đẹp trai, giọng êm như mía lùi, đóng vai kép mùi trong các truyện tình đẹp như thơ. Oâng là một tài tử vai u thịt bấp, đóng vai người hùng, ăn to nói lớn, hành động mạnh dạn. Cái đẹp của Oâng là cái đẹp của phái nam, của người dạn dày gió bụi như cowboys khi xưa, như người Viễn Tây tây tiến ban đầu của Mỹ. Ngoài đời Oâng là một người Aùo di cư sang Mỹ mới có một đời Oâng-- không sớm gì hơn những người Việt sau cơn quốc biến làn sóng đỏ ập vào Saigon. Giọng Oâng nói tiếng Anh còn nhiều accents đến đổi có lần đối thủ tranh cử của Oâng ngạo Oâng không nói chữ California đúng giọng thì làm sao làm Thống đốc Cali được. Nhưng cũng như Luật sư Nguyễn Quốc Lân bị ứng cử viên Mỹ chê như thế, thế nhưng cử tri Mỹ không chê, trái lại dành lá phiếu cho Ls Lân vào Hội đồng Van hoá Giáo dục Học khu, và đưa tài tử vào Phủ Thống Đốc. Cử tri cần người dám nói, dám làm, đánh giá con người qua hành động, chớ không qua bộ vó kẻng trai, lời êm tai nhưng rổng tuếch. Mỹ là đất nước của di dân; tiếng Anh học để sống, cảm thông nhau, để làm việc, hưởng thụ, vui chơi, chớ không phải để trở thành văn hào Shakespeare hay Hemingway.
Thế cho nên trong lần xuất hiện long trọng đầu tiên trước lưỡng viện Quốc Hội Cali, trong bài diển văn nghi thức đầu tiên về tình trạng tiểu bang, lời của Oâng ai cũng hiểu. Cái tâm của Oâng đã đánh động lòng người khiến cử tọa đứng lên và vỗ tay 36 lần, theo ghi nhận thông tấn xã Reuters. Oâng không màu mè. " Tôi là người bản tánh bán hàng. Và bây giờ tất cả năng lực của tôi sẽ dồn vào việc bán hàng ra cho Cali….Tôi có thể bán vé cho phim Red Sonja và The Last Action Hero, tôi có thể bán hầu như đủ các thứ." Oâng hứùa sẽ đi bang này, bang nọ của Mỹ, đi nước này nước nọ của thế giới để rao hàng của Cali, kéo việc làm lại cho người Cali. Oâng kêu gọi cử tri Cali ủng hộ đề nghị phát hành và mua 15 tỷ công khố phiếu. Việc này sẽ đưa ra nhân dân trưng cầu dân ý vào ngày 2 tháng 3. Cali cần 14 tỷ để trả nợ nóng đáo hạn vào tháng 6 năm nay, nếu không Cali sẽ bị phá sản. Lòng thành bộc phát của Oâng được bày tỏ qua việc Oâng nói mấy lời không có chánh trị chút nào trước khi đọc diễn văn nhưng được thu âm và thu hình. "OK tôi đã đổi ý. Tôi muốn trở lại đóng phim." Và sau đó Oâng cười, nhìn vào bài diễn văn mà nói " Tôi thích làm việc với nhân dân Cali. Cái đó tốt đẹp hơn làø ngôi sao chiếu bóng."( CNN 6/01 ).
Phản ứng sơ khởi. Hai vị chủ tịch lưỡng viện và Hạ viện Cali đều thuộc đảng Dân Chủ, nói chung, phản ứng tốt.. Oâng Burton Chủ tịch Thượng Viện đồng ý quân bình ngân sách nhưng không thể làm hại người già, người nghèo. Ô.Vesson, Chủ tịch Hạ viện cũng đồng ý " cộng tác" nhưng không " đầu hàng về nhưng giá trị Dân Chủ". Đường lối Oâng Arnold Schwarzeneger không có gì mới lạ, rất bình thường như việc làm của bất cứ một chủ gia đình lương hảo nào của Mỹ. Nợ thì trả, tạm vay để trả và ráng làm việc để có tiền trả. Nhưng không tăng thuế để nhân dân có mãi lực kích thích tiêu thụ, kích thích sản xuất, tiết kiệm để thêm vốn đầu tư. Ô. Arnold Shwarzeneger dầu là tài thánh như Terminator cũng không cứu vãn ngân sách Cali được nếu không có sự công tác của Quốc Hội do đảng Dân Chủ đang kiểm soát cả hai viện, và sự cộng tác của nhân dân trong việc mua công khố phiếu lấy tiền trả nợ, và hy sinh một mớ quyền lợi trong việc giảm công chi, và làm việc hết mình cũng như đóng thuế sòng phẳng. Trong trường hợp này, có lẽ Oâng Tân Thống Đốc Cali dù là đảng Cộng hoà, quí vị dân biểu nghị sĩ, nhân dân Cali bất phân đảng phái sẽ nhớ lại câu của TT Kennedy khuyên giới trẻ, đừng hỏi đất nước này đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho đất nước. Và kinh nghiệm lịch sử cho thấy đất nước Mỹ - trong đó Cali là tiểu bang đông dân và lớn nhứt Mỹ -- thường tỏ ra một là một, trước những thử thách lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.