Hôm nay,  

Tường Trình Cuộc Viếng Thăm Lm Nguyễn Văn Lý

24/01/200400:00:00(Xem: 4265)
PHOTO: Linh mục Lý và Tiến Sĩ Scott Flipse. Giữa là công an.

Tường trình cuộc viếng thăm Lm Nguyễn Văn Lý tại trại tù Ba Sao của TNS Sam Brownback và việc thay đổi đáng ngại về trạng thái tinh thần của Lm Lý.
Washington ngày 21 tháng 1, 2004 -- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV)
Phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) khởi xướng và tài trợ đến Việt Nam tham sát tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền từ ngày 5-1-2004 đã trở về Washington DC 15-1-2004.
Bảy ngày tại Việt Nam, ngoài những thăm viếng có tính cách bắt buộc theo nghi thức ngoại giao, phái đoàn đã gặp được nhiều nạn nhân của sự đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền. Những cuộc gặp gở này chắc chắn vô cùng lợi ích cho cuộc tranh đấu tự do và nhân quyền của chúng ta trong tương laị
Chúng tôi sẽ lần lượt tường trình cùng quí vị những cuộc tiếp xúc nói trên trừ những trường hợp được yêu cầu giữ kín vì lý do an ninh của những người tại Việt Nam.
Trước hết, chúng tôi xin được trình bày cùng quí vị cuộc gặp gở lịch sử của phái đoàn Quốc Hội và Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback trong chuyến viếng thăm tù nhân lương tâm Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Linh mục Trần Xuân Tâm có mặt trong phái đoàn, nhưng không là viên chức của quốc hội Hoa Kỳ nên theo qui định của nhà cầm quyền Hà Nội không có quyền tham dự cuộc thăm viếng trên. Tất cả các thành viên khác của phái đoàn gồm:
- Cô Hannah Royal, phụ tá TNS Sam Brownback
- Ông George Phillips, phụ tá DB Christopher Smith
cùng Tiến Sĩ Scott Flipse, chuyên viên phụ trách Tự Do Tôn Giáo vùng Đông Á và Việt Nam của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đều thăm Lm Nguyễn Văn Lý tại trại tù Ba Saọ
Trước hết xin được đa tạ tấm lòng nhân ái của TNS Sam Brownback; mặc dù vô cùng bận rộn, nhưng ông vẫn cố gắng dành thì giờ để hiện diện cùng phái đoàn Quốc Hội của chúng ta ngày đầu tiên; nhờ đó phái đoàn được trọng nễ và hoạt động hữu hiệu hơn.
TNS Brownback cũng thật kiên nhẫn tiếp tục đòi hỏi được viếng thăm tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý, dù CS đã dùng mọi lý lẻ để từ chốị Cuối cùng, không biết vì khó chối từ hay để lợi dụng cho công việc của họ, CS Hà Nội đồng ý cho phái đoàn Quốc Hội đến Ba Sao để thăm Lm Lý.
Khi TNS và phái đoàn đến gặp Lm Lý tại phòng thăm theo sự hướng dẩn của CA trại giam. TNS bắt tay Lm Lý, giới thiệu với linh mục mình là Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback. Lm Lý có vẽ ngạc nhiên nhưng cũng chào hỏi trở lạị Chừng 3 phút sau, khi mọi người đã được mời ngồi thì Lm Lý lại ngơ ngác hỏi TNS: “Ông là aỉ”. Người thông dịch được cung cấp bởi nhà cầm quyền CS, trong một thời điểm nào đó làm TNS cảm thấy lấn cấn, nên ông đề nghị dùng người thông dịch của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.
TNS trao Lm Lý một gói quà gồm một số thuốc thông thường do UBTDTG xin được từ vài bác sĩ trong vùng Hoa Thịnh Đốn và 3 lá thư của anh, chị của Linh mục và bà Ngô Thị Hiền. TNS cũng tặng Lm Lý một quyển thánh kinh bằng Anh ngữ.
Ngoài ra, TNS có bàn một số vấn đề về TDTG và bản án của Lm Lý. Tuy nhiên ý kiến đóng góp của Lm Lý không được rỏ ràng lắm. Theo sự phán đoán của phái đoàn, Lm Lý không được bình thường. “confused”. Ông hay giựt mình và mất bình tỉnh một cách dễ dàng. Có ai đó gọi “Cha Lýâ” là Lm Lý giựt mình và hơi có vẽ sợ..
Trước khi TNS và phái đoàn ra về, Lm Nguyễn Văn Lý còn đưa ra 3 bức thư copy, nói rằng đây là 3 thư ông đã viết và muốn gởi cho TNS Sam Brownback. TNS đưa tay nhận, thì Lm Lý cầm cây viết, viết lên trên trang đầu tiên và nói:â “tôi viết ở đây để chứng tỏ thư này là chữ viết tay của tôiâ”. Mọi người trong phái đoàn tự hỏi tại sao ông phải làm như vậỵ Cộng đồng hải ngoại chắc cũng ngạc nhiên tại sao từ trong tù mà Lm Lý cũng nghe được những nghi ngờ về bút tích giả mạo của ông"
Phái đoàn nhận xét có sự dàn dựng của CA trại tù vì họ cứ tiếp tục giựt dây Lm Lý bằng những câu tiếng Việt trước mặt phái đoàn vì họ biết phái đoàn hoàn toàn không thể hiểu nghĩa những mệnh lệnh của các CA nàỵ
Tại phòng thăm nuôi có nhiều máy chụp hình, máy quay phim với đèn sáng như trong phòng thu truyền hình. Các thành viên của phái đoàn có cảm tưởng CS muốn dùng hình ảnh này đề tuyên truyền.
Ông Sean Woo, người phụ tá đặc biệt của TNS Sam Brownback đã có mặt tại phòng thăm Lm Lý cho chúng tôi biết rằng, ông vàTNS Sam Brownback rất cảm động gần rơi nước mắt khi thấy, dù đang sống trong tình trạng này, nhưng Lm Lý vẫn thật thánh thiện khi ông nói với TNS rằng:â”Ông nhớ cầu nguyện cho tôi nghe và tôi sẽ cầu nguyện cho ôngâ”.
Khoảng nữa năm nay, chúng tôi có nghe lời than phiền từ gia đình Lm Nguyễn Văn Lý là ông đã bị CS tẩy nãọ Hôm nay, trước lời kể của các thành viên của Phái Đoàn Quốc Hội, chúng tôi vô cùng lo lắng cho Lm Nguyễn Văn Lý và xin gởi đến quí vị bản tường trình của Lm Trần Xuân Tâm về cuộc nói chuyện giữa Linh mục và hai người cháu của Lm Lý; đặc biệt là anh Nguyễn Văn Dũng, mgười thường thăm nuôi Lm Lý tại Ba Saọ
Sau đây là bài viết của Lm Tâm, một thành viên của phái đoàn.
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT TINH THẦN CỦA CHA NGUYỄN VĂN LÝ
Linh mục Trần Xuân Tâm ghi lại, theo lời tường thuật của anh Nguyễn Văn Dũng cháu của Cha
Khoảng 3 giờ rưỡi chiều thứ Ba ngày 13 tháng 1 năm 2004 phái đoàn Mỹ và tôi đến chỗ hẹn là một quán cà phê ở trong thành phố Sài Gòn để gặp hai người cháu của Cha Nguyễn Văn Lý là chị Nguyễn Thị Hoa và anh Nguyễn Văn Dũng từ Quảng Biên vàọ Phái đoàn Mỹ gồm có Tiến Sĩ Scott Flipse, thành viên của Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ (US Commission on International Religious Freedom), và hai nhân viên Quốc Hội là cô Hannah Royal, làm việc cho Thượng nghị sĩ Sam Brownback, và ông George Phillips, làm việc cho Dân biểu Christopher Smith, ngoài ra còn có ông Mark Forino và viên chức chính trị của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Chị Hoa và anh Dũng đã có mặt từ lâu đang chờ phái đoàn. Phái đoàn đến trễ lại có hẹn gặp Hồng y Phạm Minh Mẫn vào 4 giờ nên sau khi chào hỏi giới thiệu chỉ có cô Hannah và tôi ở lại nói chuyện với chị Hoa và anh Dũng, các thành viên còn lại của phái đoàn phải rời để đến gặp Hồng y Mẫn cho kịp giờ.
Chiều thứ Năm tuần trước ngày 8 tháng 1 cùng với Thượng nghị sĩ Brownback, cô Hannah và các ông George và TS Scott và có lẽ thêm một vài viên chức của Toà Đại sứ Mỹ đã được chính quyền cộng sản Việt Nam cho vào thăm Cha Nguyễn Văn Lý ở trại Ba Sao Nam Hà trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi không làm việc cho chính phủ Mỹ, không phải là thành viên chính thức của phái đoàn, nên không có mặt trong cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và Cha Lý. Có mặt tại cuộc gặp gỡ với Cha Lý ngoại trừ phía Mỹ còn lại là các viên chức của chính quyền cộng sản, đặc biệt thành phần của Bộ Nội Vu.. Cho nên 3, 4 ngày sau đó khi có một bài tường thuật gọi là về cuộc nói chuyện giữa Cha Lý và ông Brownback và mạo danh tôi "Phaolô Xuân Tâm" tung ra hải ngoại, thì đương nhiên bài viết đó phải xuất phát từ công an của Bộ Nội Vu.. Nội dung của những lời đối thoại trong bài tường thuật giả mạo không giống với những gì mà cô Hannah, TS Scott, và ông George kể lại cho tôi sau chuyến thăm Cha Lý. Các người Mỹ cho biết rằng Cha Lý tuy sức khoẻ bình thường nhưng tỏ ra lẫn lộn ("confused") khi thấy phái đoàn, như thể có chút gì không bình thường. Họ cho biết có lẽ vì có mặt viên chức cộng sản ở đó nên Cha Lý không nói gì nhiềụ Họ cho biết về ông Brownback có tặng Cha Lý một cuốn Kinh Thánh Công giáo bằng tiếng Anh, còn họ thì tặng cho Cha Lý một gói thuốc và trao cho Cha thư của thân nhân. Về phía Cha Lý thì họ kể là Cha có trao cho ông Brownback ba Tâm thư rồi viết mấy chữ trên đó như thể muốn xác nhận là các thư đó là do Cha viết, ngoài ra nội dung những gì Cha viết còn có gì khác không thì họ không biết. Họ vốn cũng không biết nội dung của ba Tâm thư là gì nên khi tôi kể cho họ là nội dung đó mâu thuẫn với lập trường và quan điểm của Cha Lý trước đây thì họ khá ngạc nhiên. Cũng xin lưu ý thêm cho tới hai ba ngày sau sau đó báo chí của chính quyền cộng sản như tờ Nhân Dân hay tời Vietnam News không hề đưa tin gì về việc phái đoàn Mỹ gặp Cha Lý mà chỉ tường thuật về cuộc gặp gở giữa phái đoàn Mỹ và đại diện của chính quyền cộng sản dĩ nhiên với một nội dung khá xuyên tạc.
Vì những điều bất thường trong cuộc gặp gỡ với Cha Lý nên trong lần gặp này với chị Hoa và anh Dũng tôi đã đề nghị phái đoàn trước tiên nên tìm hiểu về tình trạng tinh thần của Cha Nguyễn Văn Lý qua những quan sát của anh Dũng là người thường xuyên thăm Cha từ khi Cha bị đưa vào giam ở trại Ba Sao, Nam Hà, cho đến hiện naỵ Vì 5 giờ phái đoàn phải gặp Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nên rất tiếc không có thời giờ thêm để tìm hiểu về tình trạng tù đày và việc xử án của chị Hoa và hai em Nguyễn Trực Cường và Nguyễn Vũ Việt, ngoại trừ được chị Hoa cho biết rằng thời gian chị thực sự ở trong tù là hơn 4 tháng, và ngày ra tù của em Cường là 13 tháng 2 năm nay và của em Việt là 18 tháng 2, sau em Cường 5 ngàỵ
Sau đây tôi xin ghi lại theo trí nhớ những gì mà anh Dũng cho biết về tình trạng tinh thần của Cha Lý từ khi bị đưa ra Nam Hà cho đến naỵ
*
Theo anh Dũng thì về tình trạng tinh thần của Cha Lý có thể nói đến hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là từ khi bị đưa vào trại giam Ba Sao, Nam Hà, cho đến cuối năm 2002; giai đoạn hai là từ sau đó cho đến hiện naỵ
Trong giai đoạn đầu nói chung Cha Lý vẫn giữ vững tinh thần mạnh mẽ, kiên quyết không khác gì lúc Cha còn ở Nguyệt Biều và An Truyền. Đi vào cụ thể có thể kể lại một vài chi tiết như saụ Lần đầu tiên anh Dũng gặp được Cha Lý ở trại Ba Sao sau bao vất vả tìm kiếm chỗ giam là vào tháng 12 năm 2001. Ngay trước sự hiện diện và theo dõi sát bên của công an trại đặc biệt thiếu tá Nam, Cha Lý vẫn nói năng hết sức thẳng thắn, mạnh mẽ. Cha nói về những lần Cha tuyệt thực trước đó. Cha từ chối ký vào đơn nhận quà thăm nuôi vì trên đơn ngài bị gọi là "phạm nhân". Cha khẳng định mình không phải là "phạm nhân" mà là "tù nhân lương tâm". Cha chỉ ký vào sau khi lấy bút xoá đi những chữ "phạm nhân" trên đơn. Còn nếu cán bộ không chịu vậy thì Cha thà chịu đói, không nhận quà thăm nuôi, còn hơn là tự nhận mình làm "phạm nhân". Cha còn nói cho dù sau khi mãn hạn tù 15 năm nhưng ngày ra về mà trên giấy ra tù Cha vẫn bị gọi là "phạm nhân" thì Cha sẽ xé giấy đó ở lại trại ngồi tù tiếp. Theo quy định của trại thời gian thăm nuôi không được quá một tiếng, nhưng trong lần thăm lần đầu, khi hết giờ, khi cán bộ trại yêu cầu Cha đứng lên vào trại thì Cha ngang nhiên từ chối: anh để cho tôi nói hết đã, tôi chưa nói hết. Lần thăm đầu kéo dài tới hai tiếng. Anh Dũng cho biết trong giai đoạn đầu lần thăm nào cũng quá giờ cả, thường là một tiếng rưỡị Cũng trong lần thăm đầu, mặc dầu cán bộ trại ngăn cản, Cha Lý vẫn cương quyết bảo anh Dũng đem mấy cây sống đời về cho hai Cha Giải và Lợi như là tín vật.
Trong lần thăm vào tháng 6 năm 2002 khi ôm chào biệt Cha Lý ra về, anh Dũng đã bí mật nhét vào túi Cha một mảnh giấy nhỏ nội dung trên đó anh cảnh giác Cha Lý về đồ ăn thức uống trong trại vì chế độ có thể bỏ thuốc hại Chạ Hai tháng sau khi trở lại thăm Cha tức trong lần thăm vào tháng Tám Cha Lý đã trả lời anh Dũng, dĩ nhiên trước mặt sự hiện diện và quan sát của cán bộ trại, rằng đã vào đây (tù) thì chỉ biết dựa vào đức Tin, dựa vào Chúa mà thôị Cha Lý cho biết là quà thăm nuôi của gia đình theo luật trại phải bị khám xét và thường phải mất 4, 5 ngày mới tới tay Cha được, nên trong thời gian đó người ta có bỏ thuốc gì vào trong đồ ăn của Cha thì làm sao mà biết được. Thành ra Cha kết luận rằng không thể nào đề phòng hoàn toàn được một khi người ta cố tình muốn bỏ thuốc hại Cha, nhưng Cha khẳng định một điều là nếu Chúa quyết định gìn giữ Cha khỏi bị hại thì cho dù người ta có bỏ thuốc gì đi nữa Cha cũng sẽ không hề hấn gì, bằng không nếu Chúa cho phép sự dữ đó xảy ra cho Cha, thì Cha vui lòng chấp nhận thánh ý Chúạ Không hiểu chế độ "có tật giật mình" hay sao mà sau lần thăm đó khi trở về anh Dũng liền bị công an mời làm việc và cảnh cáo anh không được phao tin đồn thất thiệt về tình trạng Cha Lý ở trong tù. Công an còn tiếp tục cảnh cáo anh Dũng như vậy đối với những lần thăm nuôi sau đó.


Vào giai đoạn hai thì anh Dũng bắt đầu thấy có những thay đổi không bình thường ở nơi Cha Lý. Cụ thể có thể kể ra vài chuyện như sau:
Trước tiên từ đầu năm 2003 trở đi trong các lần thăm Cha Lý thường kể chuyện Cha được thấy Chúạ
Trong lần thăm vào tháng Hai năm 2003 sau khi nghe anh Dũng kể về tình trạng giam cầm của ba người cháu kia thì lần đầu tiên Cha Lý nhờ anh Dũng về nói lại với chị Hoa và hai em Việt Cường là ba người phải biết "khiêm tốn nhận tội". Anh Dũng rất ngạc nhiên khi nghe Cha khuyên vậy vì chính Cha trong giai đoạn trước đây đã từ chối xem mình là "phạm nhân" và Cha cũng từng phản đối việc chế độ bắt giữ và xử án ba người cháu của ngài vì ba cháu có tội gì mà phải bị giam giữ và kết án. Anh Dũng có bất bình lý luận với Cha nhưng Cha vẫn một mực nói là ba người cháu kia nên nhận tộị
Trong lần thăm vào tháng Ba năm 2003 anh Dũng nhận thấy cái bướu ở nơi bàn tay trái của Cha Lý mà những lần thăm trước đó anh đã để ý nhưng lúc đó còn nhỏ thì nay đã lớn bằng nửa quả trứng gà. Anh hỏi thì Cha cho biết bác sĩ của trại có vào khám nhưng chỉ nói đó là bướu lành, sẽ tự động xẹp xuống, không có gì đáng lo ngạị
Trong lần thăm vào tháng Sáu năm 2003 thì lần đầu tiên Cha Lý không còn hỏi thăm hay gửi lời chào Tổng giáo phận Huế và nhất là giáo dân An Truyền. Trước đây Cha bao giờ cũng hỏi han và nhờ anh Dũng nhắn lại với giáo dân những lời khuyên răn, khích lệ này nọ của Cha nhất là việc giáo dục học hành của con em trong xứ.
Vào tháng Bảy năm 2003 một văn kiện gọi là Tâm thư linh mục Nguyễn Văn Lý kính đệ trình HĐGMVN bắt đầu được chuyển ra hải ngoại bằng một số cách khác nhaụ Ở trong nước Tâm thư cũng được gửi đến Tòa Tổng Giám mục Huế và nhiều Tòa Giám mục khác. Sau khi nhận Tâm thư không bao lâu Tòa Tổng Giám mục Huế cử hai Cha ra Nam Hà thăm Cha Lý với mục đích tìm hiểu tính chân giả của Tâm thự Hai Cha trở về cho biết Cha Lý giành nói cho đến khi hết giờ thăm nuôi mà trong đó Cha nói nhiều về việc được thấy Chúa, thành ra hai Cha không có được cơ hội nào để hỏi về Tâm thự Sau khi biết chuyện của hai Cha, rút kinh nghiệm, nên trong lần thăm vào tháng Tám, ngay trước khi ngồi xuống nói chuyện, anh Dũng đã yêu cầu: trước khi chú muốn nói gì thì xin chú để cho con nói trước một chuyện. Cha Lý đồng ý. Vừa ngồi xuống thì anh Dũng liền bày ra trên bàn hai bức thư một là Tâm thư gửi HĐGMVN và một là chính thủ bút của Cha Lý viết trước khi ngài bị bắt. Khi thấy anh Dũng làm vậy thì cán bộ trại xông tới định lấy các bức thư đi, nhưng anh Dũng giành lại không cho lấỵ Anh Dũng liền hỏi Cha Lý: chú xem cái Tâm thư kia có phải do chú viết không. Cha Lý chỉ xem phớt qua trang đầu rồi trả lời chú viết đấỵ Anh Dũng hỏi lại chú xem cho kỹ đi có phải do chú viết không vì nét chữ khác với nét chữ chú viết trước khi bị bắt. Lần này thì Cha Lý có lật các trang sau nhìn vào (vì Tâm thư có tới 5 trang) rồi Cha vẫn khẳng định là chính chú viết đấỵ Anh Dũng bực mình bắt bẻ Cha tại sao Cha lại viết như vậỵ Nhưng nói qua nói về không được bao nhiêu thì cán bộ trại đã xông đến giật đi cả hai bức thư và ra lệnh cho Cha Lý đứng lên vào trạị Tuy chưa hết giờ nhưng Cha Lý vẫn ngoan ngoãn đứng lên đi theo cán bộ vào trạị Đáng ngạc nhiên hơn là Cha đứng lên đi ngay mà không thèm từ biệt cả Dũng và bà Hiểu, chị Cha, cùng vào thăm với anh Dũng. Tới đây tôi xin chú thích thêm hai chi tiết dù anh Dũng không kể tại cuộc gặp mặt nhưng anh có kể cho Cha Lợi trước đó sau khi đi thăm về và Cha Lợi kể lại cho tôi: Thứ nhất sau khi Cha Lý xác nhận Tâm thư do Cha viết thì anh Dũng có bắt bẻ tại sao nét chữ khác với những gì Cha viết trước khị bị bắt. Cha trả lời là Cha viết bản nháp tới bốn mươi mấy trang sau đó mới ngồi xuống viết nắn nót tóm tắt lại thành 5 trang. Chi tiết thứ hai là khi anh Dũng bắt bẻ tại sao chú lại đi viết một bức thư mà nội dung hoàn toàn ngược lại với lập trường quan điểm của chú trước kia như vậy thì Cha Lý không trực tiếp trả lời mà chỉ bảo Dũng là về đọc lại cho kỹ rồi hãy kết luận.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2003, sau khi Tòa án cộng sản xử sơ thẩm chị Hoa và hai em Việt Cường, một ông công an tên Luận có đến nhà anh Dũng ở Quảng Biên, tự xưng là cục trưởng công an, và khoe rằng chức vụ quan trọng như ông ta trong cả nước chỉ có 6 ngườị Ông ta khuyên anh Dũng làm đơn kháng án để ba người được xử lại tức phúc thẩm. Điều đặc biệt là trong cuộc nói chuyện ông ta có nói đến những Tâm thư của Cha Lý. Có một câu mà anh Dũng nhớ nguyên văn là: tôi viết những bức thư đó với Cha Lý. Ông ta có kể là ông ta và Cha Lý có nhờ Bộ Ngoại giao cộng sản chuyển Tâm thư Cha Lý gửi cho Lưỡng Viện Hoa Kỳ đến tận tay Quốc hội Mỹ, nhưng bộ ngoại giao từ chối, nên ông ta đành gửi theo đường dây bưu điện bình thường. Tôi cũng xin chú thích một điều về nội dung của mấy Tâm thự Nội dung nói chung của cả ba Tâm thư (Tâm thư thứ ba là gửi cho Quốc hội Âu Châu) chủ yếu tuyên truyền và biện minh cho đường lối chính trị kinh tế hiện nay của Đảng cộng sản VN, tức mô hình "dân chủ tập trung" dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất, xem nó là thích hợp cho hoàn cảnh VN và tốt hơn mọi thứ "dân chủ nghị trường" ở mấy nước tự do Âu Mỹ, hứa hẹn thứ "dân chủ tập trung" này sẽ đem đến tự do và nhân quyền thực sự cho người dân, kêu gọi hay cổ võ GHCGVN cộng tác hỗ trợ Đảng trong việc thực hiện "thành công" cái mô hình đó, còn đối với Mỹ và các nước Âu Châu thì nên tôn trọng và giúp Đảng csvn thực hiện cái mô hình đó thay vì can thiệp cản trở nhất là việc ban hành và thông qua những đạo luật về nhân quyền như điều kiện đi kèm theo các thương ước, hiệp ước. Có một bác sĩ ở Huế cho Cha Lợi biết là ít nhiều cùng thời với việc xuất hiện Tâm thư thứ nhất thì ở Huế các bác sĩ, cán bộ các ngành trí thức và văn hóa, các giáo sư, và sinh viên cũng bị gọi tham dự "học tập chính trị" và được nghe cán bộ tuyên huấn của Đảng thuyết trình cũng cùng một nội dung như nội dung của mấy Tâm thư.
*
Sau tường thuật trên tôi xin có mấy nhận xét như sau.
Tôi không mang theo máy ghi âm cũng không quen viết "tốc ký" nên có thể nhớ sót hay nhớ sai một vài chi tiết mà anh Dũng đã kể lạị Hy vọng trong tương lai gần anh Dũng và gia đình có thể viết xuống một bản tường trình đầy đủ và chính xác hơn là bản tường thuật tôi ghi lại ở đâỵ Tuy nhiên sự kiện chính thì không thể sai sót được đó là từ đầu năm 2003 trở đi Cha Lý đã có những thay đổi bất bình thường về mặt tinh thần. Nếu Cha Lý viết những Tâm thư thì cần phải hiểu trong quan hệ đối với tình trạng bất bình thường về mặt tinh thần này của Cha.
Đâu là nguyên do của những sự thay đổi khác thường về mặt tinh thần của Cha Lý" Theo tôi câu trả lời hợp lý nhất đó là chế độ đã bỏ thuốc đầu độc đầu óc của Cha Lý, và chắc không chỉ có thế mà còn phối hợp đồng thời với một vài thủ đoạn khác. Trước đây trình độ y khoa còn kém nên chỉ có những thứ thuốc khiến nạn nhân thành điên khùng ví dụ như trường hợp Cha Nguyễn Văn Thông ở Hà Nội sau khi bị tù hơn 20 năm (bị chế độ cộng sản bắt giam năm 1957, vài ba năm trước khi Cha chính Nguyễn Văn Vinh bị bắt), hay ở trong Nam sau năm 1975 như trường hợp Đức cha Phạm Ngọc Hoa, Giám mục phó Quy Nhơn, sau khi đi làm việc với chính quyền nhiều lần. Nhưng chắc chắn hôm nay chế độ dễ dàng có được những loại thuốc mà tác hại tinh vi hơn: không làm cho Cha Lý ra điên khùng mà chỉ làm lệch lạc trí phán đoán của Cha, làm yếu đi ý chí và nghị lực tinh thần của Chạ Song song với việc dùng thuốc như thế chế độ cộng sản còn lợi dụng tình trạng biệt giam cô đơn lâu ngày của Cha mà gửi cán bộ trung ương thường xuyên vào thăm hỏi và tuyên truyền, và có thể kết hợp với một vài thủ đoạn khác như thôi miên chẳng hạn. Như thế thì dần dần Cha Lý có bị "tẩy não" cũng không có gì la.. Trong tình trạng bị "tẩy não" như thế thì dù những Tâm thư có do tay Cha đích thân viết thì chúng ta cũng dễ dàng thấy rằng nội dung hay thậm chí lời văn cũng chỉ là của các cán bộ tuyên huấn của Đảng gián tiếp chuyển qua đầu Cha hay thậm chí được họ trực tiếp đọc ra cho Cha viết xuống. Cho nên ai có đầu óc bình thường và còn có chút lương tri để mà nhận xét khách quan không thể quy trách nhiệm cho Cha trước những cái Tâm thư kia, dù chỉ là một phần trách nhiệm. Không thể nói Cha thay đổi lập trường hay quan điểm của mình về tự do tôn giáo, nhân quyền, và về bản chất của chế độ cộng sản được. Thay đổi thực sự đòi hỏi ý thức độc lập và chọn lựa tự dọ Không phải Cha Lý thực sự thay đổi mà chính chế độ cộng sản dùng thuốc và những thủ đoạn khác thay đổi Cha mà Cha không hề biết và đương nhiên cũng không hề muốn. Đã không thể trách Cha mà ai có đầu óc bình thường và còn có lương tri càng phải thương Cha Lý và cảm phục Cha hơn nữạ Chính vì Cha quá quật cường, quá bất khuất không có cách nào khuất phục được Cha dù đó là những khổ nhục hình trong tù, dù đó là việc vận dụng đủ thứ phương tiện truyền thông để bôi nhọ, nói xấu Cha khắp cả nước (thậm chí ra cả hải ngoại), nên chế độ cộng sản đành phải dùng đến hạ sách sau cùng nàỵ Gọi là hạ sách là vì những thủ đoạn đang nói không hề khuất phục được Cha dù chỉ là bằng cách cưỡng ép, nghĩa là không có được hiệu quả như những thủ đoạn khác mà chế độ từng làm để có được người này làm ăng-ten, kẻ nọ làm nhà văn, nhà báo nô bút, người kia thành linh mục, thượng tọa quốc doanh, vv… Không thể lợi dụng Cha như những loại người vừa nói, chế độ chỉ còn cách đánh chui kiểu dấm dớ, lén lút, gián tiếp tung ra mấy cái Tâm thư để đánh lừa những kẻ không có đầu óc suy nghĩ hoặc những kẻ vốn thù oán Cha và công cuộc tranh đấu của Chạ Nhớ lại chi tiết mà anh Dũng nói trên về lời của ông cục trưởng công an tên Luận chúng ta có thể suy ra việc bắt giam, xử án, bỏ tù, và "tẩy não" Cha là do thành phần bảo thủ trong Đảng nắm bộ nội vụ đạo diễn tất cả. Thành phần cấp tiến trong Đảng, thường nắm bộ ngoại giao, và có khuynh hướng muốn dựa vào Mỹ và Tây phương hơn là Trung Quốc để sinh tồn, khôn hơn thấy rõ cái trò mấy Tâm thư quá "lố bịch" chỉ làm trò hề cho Mỹ cười nên đã từ chối chuyển cho chính quyền Mỹ, tuy về mặt khác vẫn tiếp tục bao che cho những hành động đàn áp của thành phần bảo thủ. Nói tóm lại vì không thể khuất phục được Cha trong lúc Cha là một "kẻ thù cực kỳ nguy hiểm" đối với quyền lực độc tài toàn trị của nó nên chế độ chỉ còn cách tiêu diệt Chạ Nhưng hoàn cảnh hiện tại bất lợi cho chế độ nếu nó tử hình hay thủ tiêu Chạ Không giết được thể xác thì tìm cách giết chết tinh thần của Cha vậy, dù chỉ là tạm thời và giới hạn, nhưng kéo dài được ngày nào thì có lợi cho sự sinh tồn của chế độ ngày nấỵ Cha Chân Tín khi gặp tôi hôm thứ Tư 14 tháng 1 trước khi tôi về lại Mỹ đã nói rất chí lý là chúng ta cần phải cảm phục Cha Lý vì ngài đang chịu một thứ tử đạo nào đó.
Câu trả lời tôi đưa ra ở trên là nhằm để giải thích một cách khách quan về những thay đổi bất bình thường về mặt tinh thần của Cha Lý. Ngay cả khi câu trả lời của tôi có sai thì có hai sự thật sau không thể nào phủ nhận được. Sự thật thứ nhất là vào ngày 19 tháng 3 năm 2001, trước lúc Cha Lý bị bắt, nghĩa là lúc ngài còn có đầy đủ ý thức và tự do trong tinh thần, ngài đã tuyên bố: "Nếu sau ngày tôi bị cộng sản VN bắt, tôi có viết hoặc nói điều gì mâu thuẫn lại Tuyên ngôn 10 điều ngày 24.11.2000, 9 lời kêu gọi của tôi, Tuyên bố chung với Ban Liên Tôn Đòi Tự do Tôn giáo cho tất cả các Tôn giáo tại VN, Lời Chứng cuộc tử đạo của Đức cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, Lời Chứng trước UBTDTG quốc tế của chính phủ Mỹ ngày 13.02.2001 của tôi, thì chỉ là do thủ đoạn gian dối của Cộng sản VN mà thôị/." Sự thật thứ nhất đưa đến sự thật thứ hai đó là cho dù cá nhân con người Cha Lý có thay đổi gì đi nữa, thì nội dung và tinh thần của cuộc tranh đấu mà Cha khởi xướng và được thể hiện qua những văn kiện mà Cha kể ra trong lời tuyên bố vừa nói vẫn mang những giá trị trường tồn, bất hủ, xứng đáng cho những ai bảo vệ tự do tôn giáo và các nhân quyền căn bản khác tiếp tục duy trì và phát huỵ
Linh mục Phaolô Trần Xuân Tâm
Tổng giáo phận Washington, Hoa Kỳ
Lễ hai thánh tử đạo Fabianô và Sêbastianô 20.1.2002
TB: kèm theo, (trong attached files) là 4 bức ảnh mới nhất của Lm Nguyễn Văn Lý tại trại tù Ba Sao cùng TNS Sam Brownback cùng Phái Đoàn QH/HK

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.