Hôm nay,  

Ngày 30-4 Ở Dinh Độc Lập: Đâu Là Sự Thực?

03/05/200300:00:00(Xem: 6358)
Tôi gặp Vũ Văn Giáo, ở tuổi 34 vào năm 1987, trong khi làm việc tại trại tị nạn. Anh trước kia là bộ đội, được đưa vào nam chiến đấu và đã có mặt trên những chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4, 1975. Gặp được một người lính miền Bắc tiến vào Sài-gòn trong cái ngày mà tôi lại ra đi nên tôi rất muốn nghe câu chuyện của anh về ngày 30 tháng 4 đó.
Đơn vị của Giáo được lệnh vào nam đầu năm 1975 khi bộ chính trị quyết định tiến hành việc giải phóng trọn vẹn miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh được phát động, khẩu lệnh do cấp trên đưa xuống, vang vang trên máy truyền tin suốt hai tháng trời: 'thần tốc thần tốc, tiến mạnh tiến mạnh, thọc sâu thọc sâu.' Anh kể chuyện theo đoàn quân vào giải phóng Sài-gòn với nhiều chi tiết xem như sự việc còn đang xảy ra trước mắt. Lúc gần vào đến thủ đô miền Nam, khúc chỗ cầu xa lộ Biên Hòa, Giáo chứng kiến vài xe tăng đi trước bị trúng đạn phóng ra từ phía những đơn vị Việt Nam Cng Hòa. Nhưng có một trường hợp, khi vào gần đến trung tâm thủ đô, một thiếu tá bộ đội trên một xe tăng đi trước bị tử thương, mà anh nói là do chính bộ đội đi sau giết để tranh giành được vinh dự là xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng Sài-gòn. Chuyện nghe khó tin. Tôi nói với anh trong hoàn cảnh đó, nhất là ở gần chốt bảo vệ thủ đô Sài-gòn thì xe tăng hay bộ đội trên xe có bị trúng đạn phản công hay phòng vệ của lính Việt Nam Cng Hòa thì cũng là chuyện tất nhiên. Nhưng anh nhắc lại chuyện này hết sức chân thành.
Giáo nói xe tăng của anh là chiếc thứ tư tiến vào Dinh Độc Lập. Vào sân cỏ rồi, bộ đội ngồi chờ trong xe, ở thế chiến đấu, trong khi mấy sĩ quan và bảo vệ đi vào trong dinh. Sau khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mọi người trong đơn vị reo mừng. Khi anh và đồng đội được vào trong dinh, thấy mấy lon bia Budweiser mà cứ tưởng là lựu đạn do Mỹ ngụy bỏ lại để gài bẫy. Món quà kỷ niệm duy nhất anh lượm trong dinh là một hộp quẹt zippo có khắc hàng chữ: 'Tổng Thống Việt Nam Cng Hòa Nguyễn Văn Thiệu thân tặng.'
Sau đó một tuần ở Sài-gòn, đơn vị của Giáo được lệnh rút về đóng tại vùng biên giới Việt Nam-Kampuchia. Khi mẹ anh lâm bệnh và qua đời ngoài bắc, cấp chỉ huy đơn vị không báo tin cho anh biết. Uất ức vì đất nước đã thống nhất, hòa bình mà anh không được thăm mẹ khi ốm đau, nhìn mẹ lần cuối trước khi bà chết, nên anh quyết định bỏ ngũ. Năm 1981 anh vượt biển đến được Hồng Kông.
Đó là câu chuyện về ngày 30 tháng 4, 1975 của Vũ Văn Giáo, một anh bộ đội bình thường.
Trong khi Giáo và đồng đội ở ngoài sân cỏ, thì bên trong Dinh Độc Lập xảy ra cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Dương Văn Minh và những sĩ quan Quân Đi Nhân Dân. Những sĩ quan nào đã có mặt lúc đó thì lại có những ghi nhận khác nhau.

Theo David Butler trong cuốn The Fall of Saigon, viết vào cuối năm 1984, ghi lại tường thuật của phóng viên truyền hình Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân dinh, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe, tay ôm súng, chạy vào trong dinh, leo lên ban công treo cờ cộng sản. Xong vào trong tìm tổng thống Dương Văn Minh, trong khi Do đi tìm chính ủy. Trong dinh lúc đó có mặt tổng thống Minh, Nguyễn Văn Hảo, Lý Qúi Chung, Vũ Văn Mẫu. Nghe nói: 'Ai là Dương Văn Minh" Dương Văn Minh hãy bước ra và qùi xuống.' Ông Minh không làm theo lời Nghe. Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Tung đến. Ông ra lệnh cho Nghe bỏ súng. Tổng thống Dương Văn Minh đứng dậy nói: 'Chúng tôi đang chờ đợi các ông để bàn giao chính quyền,' thì chính ủy Tung đã nói với ông: 'Ông không còn gì để bàn giao. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện. Tôi mời ông lên đài để công bố lệnh đầu hàng vô điều kiện.'
Trong cuốn Tears Before the Rain, xuất bản năm 1990, tác giả Larry Engelman đã phỏng vấn Đại tá Bùi Tín tại Việt Nam và ông Tín nói ông là người đã gặp tổng thống Dương Văn Minh. Khi ông Minh nói đang chờ bàn giao thì ông Tín đáp lại: 'Không có vấn đề bàn giao quyền hành. Quyền hành của ông đã sụp đổ. Ông không còn gì trong tay để bàn giao, ông không thể chuyển giao cái mà ông không có.' Lúc đó ông Tín là phó tổng biên tập báo Quân Đi Nhân Dân, đi theo đoàn quân để viết phóng sự, không phải sĩ quan chiến đấu, tuy ông là người mang quân hàm cao nhất có mặt lúc bấy giờ.
Trong Vietnam: a History của Stanley Karnow thì câu chuyện về ngày 30 tháng 4, 1975 ở Dinh Độc Lập cũng giống như trong Tears Before Rain.
Đầu thập niên 90, Ông Tín nhân một lần đi dự hi nghị ở Pháp đã quyết định bỏ nước đi luôn.
Nhiều sự thật, chi tiết về ngày 30 tháng 4 ở Dinh độc Lập vẫn còn đang được bàn cãi. Ngoài câu chuyện trên còn chuyện chiếc xe tăng nào đã vào dinh đầu tiên. Báo chí Hà Nội ghi chiếc tăng mang số 843, với thủ trưởng Bùi Quang Thận, là xe đầu tiên. Xe này còn được để trong sân cỏ dinh Thống Nhất bây giờ. Theo Neil Davis thì xe tăng đầu tiên vào dinh mang số 844. Chuyện ai đã leo lên sân thượng hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa và kéo cờ cộng sản lên cũng đã là đề tài tranh cãi trong nước.
Sự thực những phim tài liệu với hình ảnh xe tăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập, cảnh kéo cờ trên nóc dinh do Hà Nội sản xuất là những cảnh được dàn dựng lại vì khi sự việc xảy ra không có người quay phim đi theo bộ đội trong những xe tăng đầu tiên.
(30/4/03)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.