Hôm nay,  

Nên Hốt Hoảng Hay Chăng Về Bệnh Viêm Phổi Cấp Tính?

21/04/200300:00:00(Xem: 4524)
Câu trả lời là không nên. Nhưng muốn vậy thì phải thông tin trung thực! Yếu tố này rất quan trọng vì chặn được nguy cơ cũng nghiêm trọng không kém dịch bệnh là nỗi hốt hoảng về dịch bệnh.
Hôm 17 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC thông báo là họ xác định lại cho sát hơn các trường hợp “có thể lây nhiễm” thay vì chỉ “tình nghi” là bị Hội chứng nghiêm trọng về hô hấp cấp tính, hay bệnh SARS. Bà giám đốc trung tâm này cho biết là CDC đã thận trọng tung ra cái lưới ngăn bệnh quá lớn nay thấy là phải điều chỉnh lại, và quyết định giảm số ca từ 208 xuống còn có 35 trên toàn quốc. Trong số này có 33 trường hợp là đương sự đã từ bốn nước Á châu trở về: Trung Quốc, Hong Kong, Tân Gia Ba và Việt Nam. Hoa Kỳ có chính sách lập tức thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mọi trường hợp gọi là tình nghi hoặc có khả năng nhiễm bệnh cho nên các thống kê đều được cập nhật và công khai hóa, kể cả công khai hóa các tiêu chuẩn định bệnh. Điều này có giá trị hơn hẳn Canada vì tại Canada đang gặp hiện tượng hoảng lọan do chính quyền không thông báo hết mọi ca cho WHO, nghĩa là không công khai hóa hoàn toàn.
Cứ theo các thống kê ban đầu với 208 ca bị nghi ngờ tại Mỹ thì có bốn tiểu bang bị báo cáo lây nhiễm nhiều nhất là California, New York, Florida và tiểu bang Washington miền Tây Bắc; gần một phần tư là ở riêng California, chia khá đều ở cả hai miền Nam-Bắc. Tuy nhiên chưa có một trường hợp tử vong nào được thông báo trên toàn quốc.
Vì có công khai hóa thông tin nên nói chung, dân Mỹ không có hiện tượng hốt hoảng, và vì vậy không có hiện tượng gọi là kỳ thị vì e sợ người Á châu đổ bệnh cho mình.
Điều đáng nói là chính trong cộng đồng Á châu, nhất là cộng đồng người Hoa, mới có hiện tượng hốt hoảng đó và lời đồn đại có gây thiệt hại cho sinh hoạt kinh tế của cộng đồng tại New York lẫn miền Bắc California hay vùng Los Angeles. Lý do là người Hoa có thấy sự bưng bít tại Trung Quốc và cả Hong Kong nên luôn luôn tin vào giả thuyết bi quan nhất, lời đồn thất thiệt nhất. Lời đồn đãi này khiến các khu phố Tầu tại New York hay San Francisco có bị ảnh hưởng.
Với người Mỹ da trắng, ta không thấy phản ứng đó, đi vào các tiệm ăn Á châu của người Việt, Tầu, Thái và Nhật, vẫn thấy khách hàng da trắng lai vãng tương đối đông đảo. Đâm ra, khi mình hốt hoảng xa lánh hàng quán của mình thì có thể người Mỹ sẽ sợ hãi và e ngại Á dân. Có thể là vì lý do cạnh tranh bất chính, người ta loan tin rằng tiệm này hay chợ kia có ca lây nhiễm, nhưng lời đồn đại đó phương hại cho mọi cơ sở và làm người Mỹ lo sợ mà xa lánh các cơ sở kinh doanh hay dịch vụ Á Châu. Và những cộng đồng mạnh về chính trị mới vận động được giới chức Hoa Kỳ ở địa phương tới nơi ăn uống đi lại bình thường để trấn an cả người da vàng lẫn da trắng.
Riêng cộng đồng người Việt thì quả là có phản ứng lo sợ, nhưng thực chất lại là lo sợ cho thân nhân ở nhà hơn là cho mình ở ngoài này.

Ở ngoài này, tuyệt đại đa số quyết định tạm ngưng về Việt Nam. Các hãng lữ hành bán vé máy bay coi như hết khách đi Việt Nam hay Trung Quốc và đó là một thiệt hại không nhỏ. Nhưng đối với bà con thân nhân ở nhà thì cộng đồng người Việt tại Mỹ có lo sợ thật, lý do là vì thấy Việt Nam vẫn đưa ra thông tin lạc quan trong khi qua tin tức gia đình, điện thoại hoặc Internet thì ngoài này biết là đã có trường hợp lây nhiễm và tử vong ở trong Nam, chứ không riêng gì Hà Nội hay Ninh Bình. Một điểm đáng chú ý là đa số ca lây nhiễm là quan chức nhà nước có nhiều cơ hội xuất ngoại, vậy mà dân chúng lại không được hay biết gì. Vi khuẩn coronavirus không biết tránh thẻ đảng hay thẻ đỏ và các cuộc hội họp của quan chức nhà nước có khi là cơ hội lây nhiễm mà không hay, hoặc có biết thì cũng tránh công khai hóa, có khi chết rồi vẫn giấu.
Nói chung, người ta phải thông tin rộng rãi để ngừa bệnh nhưng cần tránh gây hốt hoảng. Cách tránh hay nhất là phải làm người ta tin vào thông tin chính thức. Nếu không thì sẽ tin vào lời đồn. Việc phát giác thủ phạm là coronavirus, và tìm ra mã số sinh truyền (genetic code) nội trong một tháng sau khi WHO chính thức báo động về dịch SARS, là yếu tố đáng chú ý. Hôm 17, Bộ trưởng Y tế Mỹ còn thông báo sẽ tìm ra phương pháp thử nghiệm trong mươi ngày tới đây thôi. Chi tiết đó rất quan trọng vì nhớ lại hai mươi năm trước, khi bệnh Liệt kháng (AIDS) xảy ra, người ta mất bốn năm mới tìm ra thủ phạm là vi khuẩn HIV, và ba năm sau mới tìm ra phương pháp thử nghiệm rồi thuốc ngừa bệnh. Lần này, khoa học kỹ thuật đã tiến rất nhanh nên người ta tin khoa học sẽ khử được bệnh này khá sớm, miễn là từ nay đến đó không có sự hốt hoảng. Giải thích sự kiện này, một nữ bác sĩ của WHO cho biết là nhờ Internet, bà biết tin rất sớm từ một E-mail ở Hà Nội báo ra, khi bà còn đang ở trong rừng già Brazil.
Trung Quốc biết ca bệnh đầu tiên là vào ngày 16 tháng 11 năm ngoái nhưng bịt kín, lúc đó đang có Đại hội đảng! Khi bệnh lây lan từ thị trấn Phật Sơn của Quảng Đông ra nơi khác vào đầu tháng Ba thì Bộ Y tế ngay tại Bắc Kinh đã ra lệnh đừng loan vì đang có khóa họp Quốc hội bầu ra lãnh đạo mới. May mắn cho Việt Nam là nhà cầm quyền có cũng muốn học theo Trung Quốc thì không kịp: ca lây nhiễm đầu tiên lại xảy ra tại bệnh viện Việt-Pháp ở Hà Nội khiến một bác sĩ Pháp của bệnh viện và một bác sĩ Ý của tổ chức WHO qua đó chữa trị cho bệnh nhân lại là những nạn nhân đầu tiên. Nhờ vậy Hà Nội không che giấu được và phải để tổ chức WHO vào tìm hiểu và chỉ cho cách ngừa chống. Nhưng dù vậy, Hà Nội vẫn muốn ém tin khi bệnh lây lan vào trong Nam nên mới làm cộng đồng người Việt ngoài này lo sợ.
Thực ra, đáng lo sợ hơn chính là hoàn cảnh của các đảng viên và cán bộ nhà nước, bệnh lây nhiễm từ thành phần này ra...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.