Hôm nay,  

Các Bài Diễn Văn Trong Lễ Khánh Thành Tượng Đài

29/04/200300:00:00(Xem: 5690)
Dưới đây là bản Việt ngữ các bài diễn văn trong lễ khánh thành tượng đài Việt-Mỹ hôm chủ nhật tại Westminster.

@ Diễn văn của Trung Tướng Mr. WALTER F. ULMER, Jr.

Nam Lộc tóm dịch

Thật vinh dự cho tôi có mặt tại đây ngày hôm nay. Phải nói rằng đây là giây phút lịch sử để chúng ta hồi tưởng lại những nỗ lực cộng tác trong quá khứ.

Tại Hoa Kỳ, chúng ta có hơn 400 Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam chạy dài từ Đông sang Tây. Nhưng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westmister rất đặc biệt, vì đã nói lên được sự hợp tác chặt chẽ giữa người Mỹ và quân dân miền Nam Việt Nam để chiến đấu chống Cộng Sản và bảo vệ Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến được nhắc nhở đến nhiếu nhất, nhưng lại là một cuộc chiến mà ít người hiểu được nhất về sự dính líu quân sự của người My,õ kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Có lẽ tượng đài này sẽ giúp họ khôi phục lại những ký ức và khơi dậy niềm hy vọng.

Khi còn phục vụ tại Việt Nam, hầu hết công tác của tôi là chiến đấu bên cạnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đầu tiên tôi là cố vấn trung đoàn tại Cao Nguyên Trung Phần năm 1964, kế đến là cố vấn sư đoàn khi cộng sản mở cuộc tấn công vào muà xuân 1972.

Chính tại An Lộc, cách đây đúng 31 năm, tôi đã hân hạnh gặp Tướng Trần Văn Nhựt. Lúc âý ông còn là đại tá và làm tỉnh trưởng Bình Long. Lực lượng Cộng sản Bắc Việt bao vây An Lộc trong vòng hai tháng. Chính ông và tôi với một số nhỏ quân nhân Hoa Kỳ và hàng ngàn binh sĩ dũng cảm của quân lực VNCH được không lực yểm trợ đã chiến thắng vẻ vang năm 1972 để bảo vệ Sài Gòn. Cựu đại tá Nhựt được chính phủ Hoa Kỳ và VNCH vinh danh tài lãnh đạo chỉ huy dũng cảm của ông, đồng thời biểu tỏ được ý chí và lòng kiên trì mà ít ai biết đến.

Có một phóng viên báo chí, sau khi đi quan sát chiến trường năm 1968, đã viết: "Tôi như đang sống trong địa ngục, nhưng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi biết được những người sống quanh tôi đều là những công dân tốt, mà điển hình là những chiến sĩ quân lực VNCH."

KTQV, điều đáng buồn là ý chí chiến đấu tại Hoa Kỳ đã không phù hợp với sự cam kết trên chiến trường. Cho đến hôm nay, hầu như ai ai cũng đồng ý rằng, những cơ hội chiến thắng, cùng viễn ảnh hòa bình để đem lại tự do và dân chủ cho ngưòi dân Việt Nam đã rõ ràng như trong tầm tay vào năm 1972.

Có lẽ buổi lễ khánh thành và tưởng niệm hôm nay sẽ nhắc nhở về một việc làm mà người Mỹ đã không hoàn thành trách nhiệm đối với người bạn đồng minh Việt Nam. Nhân dân miền Nam VN đã hy sinh quá nhiều. Trong vòng mười năm, hơn 250,000 chiến sĩ đã đền nợ nước, và có lẽ chiến tranh đã giết chết gần một triệu người dân vô tội. Còn tổn thất phía Hoa Kỳ có gần 60,000 chiến sĩ hy sinh nơi chiến tuyến. Trong khi đó ngay tại nước Mỹ, thì con số tử vong vì nạn xì-ke ma túy, thanh tóan nhau bằng súng còn cao hơn nhiều. Nhưng dù sao về phía Hoa Kỳ, việc tổn thất nhân mạng vẫn còn mang nhiều ý nghĩa, trong khi dân chúng VN phải sống cực kỳ khổ sở dưới sự áp bức dã man của cái gọi là "cuộc giải phóng 1975".

Vậy thì những lý tưởng và giá trị nào khiến chúng ta phải ghi nhớ trong ngày hôm nay và mãi mãi" Trong ý nghĩa căn bản nhất, chúng ta hãy kính cẩn nghiêng mình để vinh danh những người đã hy sinh, bởi vì họ đã chết cho lý tưởng tự do cao đẹp .

Để nhớ lại những nỗ lực hợp tác trong quá khứ còn dang dỡ, buổi lễ tưởng niệm hôm nay sẽ phản ảnh việc chúng ta can đảm đối đầu với những đề tài muôn thuở đó là sự hy sinh, lòng trắc ẩn , công lý, tự do và hòa bình. Và chúng ta cũng khẳng định rằng một quốc gia hòa bình mà không mang tự do và công lý cho mọi người dân thì chẳng có giá trị gì so với mục đích chính đáng dành cho một quốc gia có tầm vóc.
*
@ Diễn văn của Thẩm Phán EILEEN C. MOORE

Nam Lộc tóm dịch

Nỗi thống khổ và lòng hy sinh vẫn còn in sâu trong lòng của hai dân tộc Việt-Mỹ đã trực tiếp chiến đấu cạnh bên nhau. Thời gian đã đi qua, những kỷ niệm đã nhạt phai, các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống. Trong bầu không khí đầy xúc động hôm nay, nguyện ước của chúng ta giờ đây là ghi nhớ và tưởng niệm những gì họ đã hy sinh cho tổ quốc.

Và cũng hôm nay, đúng là lúc để chúng ta công nhận rằng chiến tranh VN là một kinh nghiêm đáng nhớ. Mặc dù thường hiểu lầm về văn hoá nhưng trong công tác, các chiến sĩ Việt-Mỹ luôn luôn chiến đấu bên nhau. Thời gian chiến đấu đã làm cho họ hiểu nhau hơn, và coi nhau như những người bạn thân, cùng chia sẻ một chiến hào.

Ngay từ lúc đầu, mặc dù người Việt Nam có thể nhìn chúng tôi là những người xa lạ, dị chủng, và chúng tôi cũng có ý ngờ vực người VN, cả hai dân tộc phải trải qua một thời gian khá dài cho tới khi tôi đến VN năm 1966 phục vụ như một người y tá lục quân. Tôi được phân công làm việc tại Bệnh Viện tản thương ở Căn Cứ Yểm Trợ Qui Nhơn. Thành phố Qui Nhơn thường bị cấm trại vì pháo kích. Trong những ngày đầu, khi có dịp xuống phố, đám trẻ con bu quanh và tấn công tôi. Tôi đoán chừng ai đó dạy chúng rằng những ngươì đàn bà Mỹ (còn có hỗn danh là" Các Mụ Mắt Tròn") lông lá tùm lum.

Việc trước tiên là chúng giật phăng cái ống quần khỏi đôi giày trận của tôi và kéo lên cao. Tôi nhận thấy chúng rất thất vọng vì đã không tìm ra một sợi lông nào ! Chúng đâu có biết rằng "Mụ Mắt Tròn " kia đã cạo lông chân sáng nay rồi.

Nhưng dần dần sự thông cảm và mối liên hệ càng ngày càng bền chặt, hai nền văn hóa có cơ hội hàn gắn với nhau. Cám ơn quý vị tình nguyện viên và cánh tay rộng mở của Thành Phố Westminster, để cho Quận Cam hiện nay là nơi duy nhất trên thế giới có tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ đứng bên nhau cùng giương cao ngọn cờ chính nghiã.

Có khoảng bảy ngàn nữ y tá đã phục vụ trong cuộc chiến VN, mà bảy người đã bỏ mình nơi trận tuyến. Số lượng tuy nhỏ so với các chiến binh khác, nhưng tôi hy vọng rằng khách viếng thăm tượng đài sẽ tưởng nhớ đến họ, những người y tá này là tín hiệu của sức mạnh và sự yểm trợ. Y tá là người đầu tiên mà những thương binh nhận biết khi mở được đôi mắt.

Hàng đêm, nơi những ngươì y tá cư ngụ, người ta nghe được những tiếng thở dài. Tôi nghĩ rằng khi xa rời cuộc chiến, bất cứ người y tá nào cũng mang trong lòng những vết thương. Các nữ y tá được huấn luyện để giúp người hồi phục. Nhưng tại VN, họ giúp thương binh chóng bình phục để gửi những chiến binh ra lại chiến trường và có khi họ đã nằm xuống tại nơi này.

Cũng như những khách viếng thăm Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Nam, tôi hy vọng rằng việc phơi bày cuộc chiến để dẫn đến Công Viên Tự Do cuối cùng sẽ giúp chúng ta chữa lành được vết thươmg. Tôi tiên liệu rằng tất cả mọi người với những khác biệt văn hóa sẽ chiêm ngưỡng tượng đài với hai chiến sĩ trẻ và sẽ làm sáng danh cho xứ sở tự do mang tên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Đồng thời chúng ta cũng hy vọng rằng khách thăm viếng sẽ không quên những người y tá, biểu tượng của sức mạnh và sự yểm trợ, đã tận tụy săn sóc cho các thương binh Việt - Mỹ.
*
@ Diễn văn của Bà Thị Trưởng Westminster MARGIE RICE

Nam Lộc tóm dịch

Kính thưa quí vị quan khách, và đặc biệt là các cựu chiến binh . Thay mặt Thị Xã Westminster, Phó Thị Trưởng Russell Paris, cùng các nghị viên Hội Đồng Thành Phố: Frank Fry, Kermit Marsh và Andy Quách. tôi xin gửi lời chào mừng đến toàn thể quý vị đã có mặt tại Công Viên Tự Do và cũng là nơi mà chúng ta đang tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến, để bảo vệ tự do và dân chủ tại VN.

Thật là một vinh dự lớn lao cho Thị Trưởng của một thành phố, nơi mà Đài Tưởng Niệm được dựng xây để tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả và anh dũng của các chiến sĩ Việt-Mỹ.

Hôm nay, chúng ta cùng tụ họp nơi đây để vinh danh các chiến sĩ đã đáp lời sông núi và phục vụ cho tổ quốc. Xin quý vị hãy cùng với tôi, chúng ta hãy biểu tỏ lòng ngưỡng mộ đến tất cả cựu chiến binh VN và Hoa Kỳ cũng như biết ơn sự hy sinh của họ trong cuộc chiến Việt Nam. Trong giây phút này, tôi xin mời tất cả các cựu chiến binh Việt Nam và HK hãy đứng lên để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Và tôi cũng rất hoan hỉ được góp mặt cùng quí vị để tham dự lễ khánh thành đài tưởng niệm chiến sĩ Việt-Mỹ .

Hội Đồng Thành Phố Westminster, kết hợp với Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã chung sức nổ lực quyên góp tiền bạc đủ để xây dựng tượng đài nguy nga tráng lệ này nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Việt-Mỹ đã hy sinh cho tổ quốc. Chúng ta hãy để tượng đài này làm nơi tưởng niệm và cũng là nơi hàn gắn cho cộng đồng và xứ sở của chúng ta.

Xin Thượng Đế ban ơn cho tất cả mọi người đã chiến đâú cho tự do, dân chủ và ban ơn cho đất nước Hoa Kỳ.
*
@ Diễn văn của Nghị Viên FRANK FRY.

Nam Lộc tóm dịch

Kính Thưa Quí Vị Quan Khách và Các Bạn Cựu Chiến Binh,

Thật là một vinh dự cho tôi được đứng trước mặt quí vị buổi sáng hôm nay khi chúng ta tề tựu về đây kính cẩn nghiêng mình để tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc.

Phải nói rằng chúng ta đã phải trải qua một chặng đường khá dài mới có giây phút hôm nay.

Tôi còn nhớ đã lâu lắm rồi, khi tôi thấy các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam trở về quê hương mình đã không được đón chào một cách trọng thể dù họ đã đáp lơiø kêu gọi thiêng liêng của tổ quốc để chiến đấu cho tự do và dân chủ.

Và cách đây mấy năm khi còn là Thị Trưởng thành phố, tôi đã may mắn có được cơ hội, cố gắng biến "cái sai thành cái đúng" và đã đứng ra thành lập một tổ chức bất vụ lợi mà sau này trở thành một công ty hợp doanh, với mục đích vận động công tác quyên góp tiền bạc để dựng xây tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã hy sinh trong chiến tranh VN. Chính tôi đã hướng dẫn chọn một địa điểm thuận lợi để mọi người có thể đến để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ thân nhân và bằng hữu đã hy sinh trong cuộc chiến.

Năm 1996, chúng tôi tổ chức cuộc thi vẽ đồ án cho tượng đài để vinh danh các chiến sĩ Việt-Mỹ chiến đâú bên nhau tại VN. Phải noí rằng đây là cuộc thi đầu tiên được phát động với một ủy ban được chọn lựa để lo cho dự án này. Thành phần ủy viên gồm có: Ông Marge Swenson, Sondra Evans, Trung tướng James Mc Monagel, Tướng Lâm Quang Thi và tôi. Và cũng trong năm 1996 ủy ban đã chọn điêu khắc gia nổi tiếng thế giới, Ông Nguyễn Tuấn để thực thi đồ án Tượng Đài Chiến Sĩ.

Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài tại Westminster được thành lập vào năm 1999. Ủy ban gồm có các thành viên: Craig Mandeville, Giỏi Nguyễn, Hồ Ngọc Minh Đức, Đon Trần, Katheryn Nguyễn, cùng KTS Nguyễn Lâm, phụ trách quản trị tài chánh và kiến trúc đồ án. Tất cả đều rất tận lực, chúng tôi đã ngồi xuống và miệt mài làm việc với nhau. Nhưng tôi đoan chắc rằng sự hiện diện đông đảo cuảû quí vị trong ngày hôm nay đã minh chứng việc chung sức đóng góp cho tượng đài mang nhiều ý nghĩa.

Tôi cũng xin cám ơn những ai đã đóng góp tài chính để xây dựng tượng đài, mà đa số là người Mỹ gốc Việt.

Trong giây phút này, chúng ta hãy giữ thật yên lặng để tưởng nhớ đến những đứa con thân yêu của thành phốá Westminster đã hiến dâng cuộc đời cho lý tưởng tự do. (Các chiến sĩ có tên sau đây: Earl Fernandez, Gale Gottl, Dennis Williams, Richard Croxen, Klaus Egolf, Stephen Foreest, John Golden, Warren Harding Jr., Richard Horsely, John Kitzmiller, Henry Mucha Jr., và Lester Pelham.) Kể cả những chiến sĩ đã từng theo học tại trường Trung Học Westminster dù không phải là cư dân của thành phố này. (Các chiến sĩ đó là: Leland Finley, Robert Biscailuz, William Grant và Larry Cleem.)

Cuôí cùng tôi xin đọc cho quí vị hàng chữ viết ngay trên bệ tượng đài để tuyên dương những vị anh hùng:
" Người ta vẫn thường nói rằng rất khó để tìm ra những vị anh hùng. Thế nhưng nếu bạn hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của trách nhiệm, danh dự và tổ quốc thì bạn không cần phải nhìn đâu xa mà hãy nhìn ngay vào những người đã và đang chiến đấu để bảo vệ tự do và dân chủ".

Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho những người đã khuất và phù hộ cho đất nước Hoa Kỳ.
*
Diễn văn của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đọc trong buổi lễ khánh thành Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Wesminster, California, 27 tháng 4 nam 2003. (Bản gốc Việt ngữ)

Thưa quí vị Tướng Lãnh, Quân nhân Việt Mỹ.
Thưa quí vị đại diện các cơ quan chính quyền, tôn giáo, tổ chức cộng đồng.
Và thưa toàn thể đồng bào thân mến

Chúng ta gặp nhau nơi đây để làm chứng cho sự tận tụy của những người trong cộng đồng tại đây và những người yêu chuộng Tự Do, đã bỏ tiền bạc thì giờ, tâm hồn và trí óc vào việc xây dựng tượng đài này. Trong số này có một người anh hùng đã chiến đấu tại VN là Trung Tá Manderville người đã được tưởng thưởng hai huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc cùng với hai chiến thương bội tinh, cũng có nhà điêu khắc tuyệt vời Nguyễn Tuấn của chúng ta và cựu sĩ quan Hải Quân Hồ Ngọc Minh Đức và ông Nguyễn Văn Giỏi, ông nghị viên Frank Fry và các thành viên trong ủy ban xây dựng tượng đài. Hơn hết tôi vô cùng cảm động và hãnh diện về những đóng góp không mệt mỏi của đồng bào Việt Nam trong vùng Orange và phụ cận luôn thúc đẩy để công trình tượng đài này được thành công viên mãn hôm nay.

Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi, một cựu sĩ quan quân lực VNCH, được nói chuyện với quí vị nhân dịp khánh thành tượng đài này.

Ngày hôm nay đánh dấu sự khải hoàn lịch sử của một cuộc hành trình cho Tự Do.

58,000 người lính Mỹ mà tên tuổi đã được khắc ghi trên tường kỷ niệm tại Hoa Thịnh Đốn, bao trăm ngàn chiến sĩ Việt Nam mà hình ảnh đã vĩnh viễn in sâu trong tâm khảm của những người Việt yêu Tự do trên toàn thế giới, và hàng triệu triệu người khác đã cùng đi trong hành trình Tự Do với họ.

Con đường hy sinh của họ đầy giẫy những nước mắt, thấm ngập mồ hôi và gian khổ, với những nguy nan vô bờ cho cá nhân và những nỗi kinh hoàng gây nên bởi kẻ thù, và thêm vào đó là một trớ trêu đau đớn do sự thiếu hiểu biết và cảm thông từ thế giới bên ngoài.
Tuy vậy, với mỗi giọt máu nhỏ xuống họ đã tự viết lên những lâu đài tưởng niệm cho mục đích cao cả mà họ phục vụ: bảo vệ Hòa Bình và Tự Do cho miền Nam Việt Nam.
Với những hy sinh anh dũng, họ đã gửi đến thế giới một thông điệp rõ ràng rằng cộng sản không phải là thiên đường, và mục đích của kẻ thù của họ không phải là giải phóng.
Cuộc chiến đã chấm dứt vào thời gian này 28 năm trước đây. Những kẻ xâm lăng cộng sản đã an mừng chiến thắng và tự phong là quân giải phóng. Nhưng điều đó không che mắt được những người đã quá hiểu biết vềø những sự lừa dối của cộng sản, để thấy sự đàn áp đã đến, sự tước đoạt các quyền căn bản sẽ diễn ra để khống chế nhân dân.

Hàng triệu người nhìn anh em đồng bào của họ bị ngụp lặn trong tuyệt vọng, đã quyết tâm tiếp tục chuyển đi thông điệp của nhửng người chiến sĩ trước đó, cho tới khi thế giới phải lắng nghe.
Và lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc, những người Việt, từ khắp hang cùng ngõ hẻm của xã hội, đả rời bỏ quê hương. Họ phó thác sinh mệnh cho biển khơi bất định hơn là chấp nhận sự kiềm chế trong vùng đất của bất công và phi nhân. Họ ra đi để tiếp tục hành trình đã bị gián đoạn bởi sự thất thủ của Sàigòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong hành trình nối tiếp đầy kinh hoàng này, hàng ngàn, hàng ngàn người đã gửi xác trong đại dương giông bão, hàng ngàn người khác đã bị hãm hại và giết chết bởi hải tặc, hoặc bị giam cầm bởi cộng sản.

Nhưng nước mắt, nỗi đớn đau và sự mất mát của người thân chỉ làm tăng cường quyết tâm của họ phải đem cho được thông diệp Tự Do tới các bến bờ xa xôi, để chỉ bầy cho thế giới biết sự thật về cộng sản.

Và sau cùng rồi thế giới cũng đã nhìn và nghe thấy được ước nguyện của họ: nhân phẩm, nhân quyền và khát vọng dân chủ thay vì chế độ cộng sản hà khắc.
Và sau cùng, chiến thắng của cộng sản đã trở thành một sự thảm bại và vô nghĩa.
Những chiến sĩ anh hùng của chúng ta và hàng triệu người đồng hành đã nhìn thấy được kết quả của công lao của họ trong sự xụp đổ của Nga Sô và chủ nghĩa Cộng Sản đó đây trên thế giới.
Số đông người Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong trận chiến Iraq hiện nay đã là một bằng chứng cho quyết tâm cuả người Việt phục vụ cho Tự Do chống lại đàn áp và độc tài dưới bất cứ hình thức nào.

Ngày hôm nay chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh những anh hùng tử sĩ cũng như những người đã cùng phục vụ với họ và để chúng ta nói với họ rằng, thế giới đã lắng nghe và nhìn nhận được giá trị của sự hy sinh của họ.

Đài tưởng niệm này ghi dấu đoạn cuối của hành trình của họ. Nhưng chúng ta cần làm sao để những hy sinh của họ tiếp tục càng có ý nghỉa hơn bằng cách mang lại Tự Do, Nhân Phẩm, Nhân Quyền cho 80 triêu người Việt tại Việt Nam.

Đài tưởng niệm này với ngọn lửa thiêng cháy mãi sẽ là một biểu tượng cho thế giới thấy rằng nước Mỹ luôn chiến đấu cho Tự Do, và Tự Do luôn luôn chiến thắng.

Xin hãy cùng cầu nguyện rằng quốc gia này và những nhà lãnh đạo của chúng ta luôn chân cứng đá mềm và nhân dân chúng ta luôn vững mạnh và can trường để tiếp tục làm ngọn hải đăng của Tự Do cho nhân loại.

Xin trân trọng kính chào quí vị.

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.