Hôm nay,  

Chính Sách Di Trú Hoa Kỳ Trong Thời Chiến Tranh Iraq

05/04/200300:00:00(Xem: 3819)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhầm mục đích thông báo các tin tức liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Chính sách di trú Hoa Kỳ trong thời gian có chiến tranh.
Ngày thứ tư 19 tháng 03-2003, Hoa Kỳ mở đầu cuộc chiến giải giới chế độ độc tài của I-Rắc bằng chiến dịch mệnh danh là Tự Do cho I-Rắc (Operation Iraqi Freedom) và đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố. Trước khi mở màng chiến trường I-Rắc, Hoa Kỳ đã phát động một chiến dịch bảo vệ an ninh nội địa được gọi là chiến dịch Bảo vệ Tự Do (Operation Liberty Shield).
Chiến tranh đã bắt đầu rồi và người di dân cũng bắt đầu nhận thấy nhiều biện pháp di trú lên hệ đến tình trạng chiến tranh. Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng đồng thời với chiến tranh tại I-Rắc, quân khủng bố có thể gia tăng sự tấn công Hoa Kỳ trong nội địa cũng như các cơ sở ở hải ngoại. Ông Tom Ridge, Bộ Trưởng Bộ Nội An, cảnh cáo việc Hoa Kỳ phải chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công tự sát của quân khủng bố.
Theo Bộ Nội An, Chiến dịch Bảo vệ Tự do là một chiến dịch liên bộ, liên ngành, một nỗ lực của toàn quốc, nhằm tăng cường an ninh biên cảnh Hoa Kỳ, tăng cường việc bảo vệ giao thông, bảo vệ các điểm then chốt của hạ từng cơ sở, tăng cường việc chuẩn bị cấp cứu y tế. Sở Quan Thuế và Biên Phòng sẽ kiểm tra chặt chẽ các trục giao thông vận tải qua biên giới. Thanh tra di trú tại các cửa khẩu thẩm vấn nhiều hơn và chi tiết hơn các hành khách xuất nhập Hoa Kỳ. Chính phủ đã tăng cường bổ nhiệm nhân viên liên bang đến các đồn biên phòng, tăng cường tàu bè và phi cơ cho đơn vị tuần tra bờ biển, hải cảng. Nhân viên y tế công cộng được đặt trong tình trạng báo động đặc biệt để quan sát và phát hiện các dấu hiệu có tấn công bằng vi trùng và hóa học. Nhiều biện pháp chống lại những đe dọa nền an ninh Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng đến di dân.
Các cơ sở Hoa Kỳ tại hải ngoại:
Bộ Ngoại Giao đã chỉ thị việc rút các nhân viên Sứ quán và Lãnh sự quán về nước do tình hình an ninh liên quan đến chiến tranh I-Rắc. Ngoại trừ những nhân viên khẩn yếu, những nhân viên khác và gia đình được lệnh rời khỏi nhiệm sở.
Tòa Đại Sứ và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại 21 nước sau đây đã ngưng việc tiếp xúc với công chúng: Jordan, Australia, Romania, Argentina, Egypt, Venezuela, Syria, Turkey, Afghanistan, Negeria, France, Kenya, Norway, Pakistan, Saudi Arabia, Yemen, Macedonia, South Africa, Indonesia, Israel, Kazakhstan.
Vì một số lớn nhân viên đã rút đi và không mở cửa cho công chúng nên các Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự nói trên sẽ không tiến hành việc cấp chiếu khán, ngoại trừ trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Danh sách các nước liệt kê trên đây có thể sẽ còn thêm nhiều nước nữa.
Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) được gia tăng quyền hạn một các rộng rãi chưa từng có trước đây để bắt giam các phần tử vi phạm luật di trú. FBI đã phối trí 5,000 nhân viên để tăng cường công tác chống khủng bố trên đất Hoa Kỳ. Trong lúc phỏng vấn và kiểm tra di trú, nếu phát hiện có sự vi phạm luật di trú các đương sự sẽ bị bắt giam ngay. FBI nói họ "chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất để hy vọng đạt đến cái tốt nhất".

Đối với những người I-Rắc sinh sống tại Hoa Kỳ, thuộc diện di dân hoặc phi di dân, nếu không có quy chế di trú hợp lệ, sẽ bị bắt ngay thay vì theo dõi như trước đây. Tổng số người I-Rắc cư trú tại Hoa Kỳ có khoảng 50,000 người, phần lớn quy tụ tại các vùng Miami, Detroit, New York và Washington có thể được kêu gọi tình nguyện ra phỏng vấn để tìm tòi các kế hoạch khủng bố có thể do người I-Rắc chủ xướng hay cảm tình viên. Giới chức thẩm vấn cho biết đã thu thập nhiều tin tức hữu ích và hy vọng các cuộc thẩm vấn sẽ hoàn tất trong vài tuần lễ.
Cục Điều Tra Liên Bang và các cơ quan chính phủ khác cũng cho biết có nhiều ngàn người I-Rắc đã đến Hoa Kỳ bằng chiếu khán hợp pháp, nhưng đã ở lại quá thời hạn cho phép. Một số những người này đã bị bắt.
Giới chức chính quyền tin rằng phần lớn những người I-Rắc ở Hoa Kỳ không thuộc thành phần khủng bố mà là thành phần chống đối Saddam Hussein. Nhưng chính quyền cũng sợ rằng họ bị Saddam Hussein làm áp lực để hợp tác bằng cách bắt giữ thân nhân họ còn ở I-Rắc làm con tin.
Giam giữ những người đến Hoa Kỳ và xin tỵ nạn:
Bộ Nội An đã ra lệnh giam giữ những người đã đến Hoa Kỳ và xin tỵ nạn vì lý do bị ngược đãi ở nước nhà. Đó là những người thuộc các nước và vùng sau đây: Iraq, Iran, Sudan, Somalia, Eritrea, Afghanistan, Algeria, Egypt, Uzbekistan, Morocco, Malaysia, Pakistan, Bangladesh, Bahrain, Djibouti, Kazakhstan, Kuwait, Lebanon, Libya, Oman, Qatar, Syria, Tunisia, Thailand, Yemen, Gaza và West Bank.
Các người xin tỵ nạn này bị giam trong khi cứu xét yếu tố bị ngược đãi nêu lên trong lý do tỵ nạn của họ. Mục đích việc giam giữ này là đ phòng ngừa các thành phần khủng bố và gián điệp lợi dụng thiện ý của Hoa Kỳ trong việc thu nhận người tỵ nạn để xâm nhập vào Hoa Kỳ.
Những người di dân chưa có quốc tịch Hoa Kỳ đang phục vụ Quân đội:
Hiện có trên 30,000 thường trú nhân (chỉ có thẻ xanh) đang ở trong quân ngũ Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng 2% của quân số.
Tổng Thống Bush đã cho những người này được nhập tịch dễ dàng bằng cách loại bỏ điều kiện 3 năm quân vụ đ nộp đơn xin nhập tịch. Tổng Thống cho phép những thường trú nhân nhập ngũ sau ngày 11 tháng 09, 2001 có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay. Việc này được xem như một hành động biểu hiện sự biết ơn của chính phủ đối với các chiến sĩ đã tham gia việc bảo vệ đất nước. Một quân nhân Hoa Kỳ bày tỏ sự hoan nghênh quyết định này của chính phủ như sau: "các chàng trai này đã phục vụ đất nước chúng ta. Họ đã thề bảo vệ Hiến Pháp. Họ xứng đáng được trở thành công dân Hoa Kỳ".
Quý đọc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ tư từ 7:00 pm, thứ ba và thứ sáu từ 6:00 pm, Chúa Nhật từ 11:30am, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM . Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento: (916) 393-3388 qua E-mail: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.