Hôm nay,  

Chính Sách Di Trú Hoa Kỳ Trong Thời Chiến Tranh Iraq

05/04/200300:00:00(Xem: 3824)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhầm mục đích thông báo các tin tức liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Chính sách di trú Hoa Kỳ trong thời gian có chiến tranh.
Ngày thứ tư 19 tháng 03-2003, Hoa Kỳ mở đầu cuộc chiến giải giới chế độ độc tài của I-Rắc bằng chiến dịch mệnh danh là Tự Do cho I-Rắc (Operation Iraqi Freedom) và đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố. Trước khi mở màng chiến trường I-Rắc, Hoa Kỳ đã phát động một chiến dịch bảo vệ an ninh nội địa được gọi là chiến dịch Bảo vệ Tự Do (Operation Liberty Shield).
Chiến tranh đã bắt đầu rồi và người di dân cũng bắt đầu nhận thấy nhiều biện pháp di trú lên hệ đến tình trạng chiến tranh. Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng đồng thời với chiến tranh tại I-Rắc, quân khủng bố có thể gia tăng sự tấn công Hoa Kỳ trong nội địa cũng như các cơ sở ở hải ngoại. Ông Tom Ridge, Bộ Trưởng Bộ Nội An, cảnh cáo việc Hoa Kỳ phải chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công tự sát của quân khủng bố.
Theo Bộ Nội An, Chiến dịch Bảo vệ Tự do là một chiến dịch liên bộ, liên ngành, một nỗ lực của toàn quốc, nhằm tăng cường an ninh biên cảnh Hoa Kỳ, tăng cường việc bảo vệ giao thông, bảo vệ các điểm then chốt của hạ từng cơ sở, tăng cường việc chuẩn bị cấp cứu y tế. Sở Quan Thuế và Biên Phòng sẽ kiểm tra chặt chẽ các trục giao thông vận tải qua biên giới. Thanh tra di trú tại các cửa khẩu thẩm vấn nhiều hơn và chi tiết hơn các hành khách xuất nhập Hoa Kỳ. Chính phủ đã tăng cường bổ nhiệm nhân viên liên bang đến các đồn biên phòng, tăng cường tàu bè và phi cơ cho đơn vị tuần tra bờ biển, hải cảng. Nhân viên y tế công cộng được đặt trong tình trạng báo động đặc biệt để quan sát và phát hiện các dấu hiệu có tấn công bằng vi trùng và hóa học. Nhiều biện pháp chống lại những đe dọa nền an ninh Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng đến di dân.
Các cơ sở Hoa Kỳ tại hải ngoại:
Bộ Ngoại Giao đã chỉ thị việc rút các nhân viên Sứ quán và Lãnh sự quán về nước do tình hình an ninh liên quan đến chiến tranh I-Rắc. Ngoại trừ những nhân viên khẩn yếu, những nhân viên khác và gia đình được lệnh rời khỏi nhiệm sở.
Tòa Đại Sứ và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại 21 nước sau đây đã ngưng việc tiếp xúc với công chúng: Jordan, Australia, Romania, Argentina, Egypt, Venezuela, Syria, Turkey, Afghanistan, Negeria, France, Kenya, Norway, Pakistan, Saudi Arabia, Yemen, Macedonia, South Africa, Indonesia, Israel, Kazakhstan.
Vì một số lớn nhân viên đã rút đi và không mở cửa cho công chúng nên các Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự nói trên sẽ không tiến hành việc cấp chiếu khán, ngoại trừ trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Danh sách các nước liệt kê trên đây có thể sẽ còn thêm nhiều nước nữa.
Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) được gia tăng quyền hạn một các rộng rãi chưa từng có trước đây để bắt giam các phần tử vi phạm luật di trú. FBI đã phối trí 5,000 nhân viên để tăng cường công tác chống khủng bố trên đất Hoa Kỳ. Trong lúc phỏng vấn và kiểm tra di trú, nếu phát hiện có sự vi phạm luật di trú các đương sự sẽ bị bắt giam ngay. FBI nói họ "chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất để hy vọng đạt đến cái tốt nhất".

Đối với những người I-Rắc sinh sống tại Hoa Kỳ, thuộc diện di dân hoặc phi di dân, nếu không có quy chế di trú hợp lệ, sẽ bị bắt ngay thay vì theo dõi như trước đây. Tổng số người I-Rắc cư trú tại Hoa Kỳ có khoảng 50,000 người, phần lớn quy tụ tại các vùng Miami, Detroit, New York và Washington có thể được kêu gọi tình nguyện ra phỏng vấn để tìm tòi các kế hoạch khủng bố có thể do người I-Rắc chủ xướng hay cảm tình viên. Giới chức thẩm vấn cho biết đã thu thập nhiều tin tức hữu ích và hy vọng các cuộc thẩm vấn sẽ hoàn tất trong vài tuần lễ.
Cục Điều Tra Liên Bang và các cơ quan chính phủ khác cũng cho biết có nhiều ngàn người I-Rắc đã đến Hoa Kỳ bằng chiếu khán hợp pháp, nhưng đã ở lại quá thời hạn cho phép. Một số những người này đã bị bắt.
Giới chức chính quyền tin rằng phần lớn những người I-Rắc ở Hoa Kỳ không thuộc thành phần khủng bố mà là thành phần chống đối Saddam Hussein. Nhưng chính quyền cũng sợ rằng họ bị Saddam Hussein làm áp lực để hợp tác bằng cách bắt giữ thân nhân họ còn ở I-Rắc làm con tin.
Giam giữ những người đến Hoa Kỳ và xin tỵ nạn:
Bộ Nội An đã ra lệnh giam giữ những người đã đến Hoa Kỳ và xin tỵ nạn vì lý do bị ngược đãi ở nước nhà. Đó là những người thuộc các nước và vùng sau đây: Iraq, Iran, Sudan, Somalia, Eritrea, Afghanistan, Algeria, Egypt, Uzbekistan, Morocco, Malaysia, Pakistan, Bangladesh, Bahrain, Djibouti, Kazakhstan, Kuwait, Lebanon, Libya, Oman, Qatar, Syria, Tunisia, Thailand, Yemen, Gaza và West Bank.
Các người xin tỵ nạn này bị giam trong khi cứu xét yếu tố bị ngược đãi nêu lên trong lý do tỵ nạn của họ. Mục đích việc giam giữ này là đ phòng ngừa các thành phần khủng bố và gián điệp lợi dụng thiện ý của Hoa Kỳ trong việc thu nhận người tỵ nạn để xâm nhập vào Hoa Kỳ.
Những người di dân chưa có quốc tịch Hoa Kỳ đang phục vụ Quân đội:
Hiện có trên 30,000 thường trú nhân (chỉ có thẻ xanh) đang ở trong quân ngũ Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng 2% của quân số.
Tổng Thống Bush đã cho những người này được nhập tịch dễ dàng bằng cách loại bỏ điều kiện 3 năm quân vụ đ nộp đơn xin nhập tịch. Tổng Thống cho phép những thường trú nhân nhập ngũ sau ngày 11 tháng 09, 2001 có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay. Việc này được xem như một hành động biểu hiện sự biết ơn của chính phủ đối với các chiến sĩ đã tham gia việc bảo vệ đất nước. Một quân nhân Hoa Kỳ bày tỏ sự hoan nghênh quyết định này của chính phủ như sau: "các chàng trai này đã phục vụ đất nước chúng ta. Họ đã thề bảo vệ Hiến Pháp. Họ xứng đáng được trở thành công dân Hoa Kỳ".
Quý đọc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ tư từ 7:00 pm, thứ ba và thứ sáu từ 6:00 pm, Chúa Nhật từ 11:30am, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM . Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento: (916) 393-3388 qua E-mail: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.