Hôm nay,  

Nam Bắc Hàn Thống Nhứt?

13/04/200100:00:00(Xem: 4762)
Quốc gia bị chia đôi trong thời Chiến tranh Lạnh duy nhứt còn lại là Đại Hàn. Hòa giải đang có đó; nhưng thống nhứt chưa đâu.

Tình hình bán đảo Triêu Tiên hiện không còn căng thẳng để có thể trở thành một điểm nóng của thế giới hay mối de dọa cho hoà bình và thịnh vượng trong vùng Á châu ven Thái bình dương. Sự xích lại gần nhau của Hán thành và Bình nhưỡng, các hoạt động ngoại giao hòa giải giữa Nam và Bắc đã làm tảng băng ngăn cách năm mươi năm, tích tụ từ Chiền tranh Lạnh, tan dần. Tình hình ấy phát triễn nhanh và đem lại khá nhiều kết quả tích cực khiến Đô đốc Blair, Tư lịnh Lực lượng Mỹ ở Thái bình dương phải theo dõi gần "hụt hơi". Chỉ trong năm vừa rồi thôi, hai lãnh tụ cao cấp nhứt của Nam và Bắc Hàn họp thượng đỉnh. Rồiø Phó Chủ tịch Bắc Hàn viếng thăm Mỹ, và Bà Ngoại trưởng Mỹ thăm đáp lễ Bắc Hàn chỉ trong vòng một tháng.

Vài năm trước, chắc chắn ít có nhà quan sát nào có thể tiên đoán được tình hình Đại Hàn diễn biến tích cực như vậy, nhứt là diễn biến nhanh chóng trong khoảng thời gian ngăn là năm tháng. Tự nhiên tình hình mới ấy đưa đến nhiều lạc quan, ngay cả đối với giới chức quân sự Mỹ. Nhưng khí thế ấy có vẻ khựng lại, từ tháng giêng năm 2001. Và rất khó nói sự khựng lại ấy là dấu hiệu của sự yên lặng tạm thời hay sự trì trệ kéo dài.

Thực vậy, không như hòa giải, việc thống nhứt của Đại Hàn không thể xảy ra nhanh và sớm được. Thống nhứt là vấn đề lớn, phức tạp, và nhiêu khê hơn hòa giải nênù đòi hỏi ít nhứt một thời gian khá dài. Thống nhứt lãnh thổ đòi hỏi một số hình thức thỏa hiệp, dàn xép chánh trị cụ thể và chi tiết nào đó giữa Nam và Bắc Hàn. Vai trò của Đảng CS trong sinh hoạt chánh trị, bầu, ứng cử, soạn thảo Hiến pháp, trong hệ thống công quyền, v.v... Còn hoà giải chỉ cần thỏa hiệp về hòa bình, giao thương, du lịch, lên lạc giữa hai miền. Cùng lắm là thương thảo về một sự hợp tác dưới dạng liên bang.

Thành tích hung hãn, tàn bạo của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng và chế độ độc tài của triều đại họ Kim sẽ tạo không ít nghi ngờ cho những người lo việc thương thảo thống nhứt. Đó chưa nói đến phản ứng của quân chúng Nam hàn, một quần chúng trình độ dân chủ đã cao, đã từng lật đổ quân phiệt, mạnh dạn đưa thành phần đối lập lên năm quyền bính quốc gia.

Hơn nữa kinh nghiệm về những cuộc dàn xếp hoà bình tại những nước bị chia cắt trên thế giới cho thấy, cuộc thảo luận thống nhứt của Đại Hàn sẽ kéo dài, đầy khó khăn, trở ngại. Các siêu cường Mỹ , Nhựt, Trung quốc phải tiếp tay nhiều hoạ may mới có kết quả. Trường hợp Việt Nam, cuộc hòa đàm dây dưa gần như bất tận để đạt Hiệp ước Paris để rồi bị CS Hà nội coi như giẻ rách, tiếp tục xâm lược và cưỡng chiếm Việt NamCH. Trường hợp nước Đức, việc thống nhứt tương đối nhanh, nhưng Tây đức phải trả một cái giá rất mắc là gánh nặng kinh tế tài chánh để quan bình cho hai cho Đông Đức.

Bây giờ còn quá sớm để nói chừng nào Đại Hàn thống nhứt. Nhưng có thể thận trọng suy đoán rằng hòa giải có thể thực hiện trong vòng mười năm và thống nhứt trong vòng hai mươi lăm năm, dựa vào những dữ kiện thực tiễn sau. Hai nhà lãnh đạo hai miền đều muốn hoà giải. Tuy nhiên, hai người đều thấy việc thống nhứt phải thực hiện từng bước. Hai bên, mỗi bên vì lý do riêng, đều muốn hai miền Nam và Bắc vẫn tiếp tục là những quốc gia riêng trong tiến trình bước dần dần đến chế độ liên bang (confederacy).

Nam Hàn lo phải gánh vác tổn phí quá lớn lao khi thống nhứt. Bắc Hàn sợ việc thống nhứt đem lại nguy cơ giết chết chế độ độc tài đảng trị ở miền bắc.

Và cả đôi bên Nam lẫn Bắc đều có một mối lo chung, quân đội Mỹ sẽ không còn có mặt trên bán đảo Triều tiên trong vòng hai mươi lăm năm tới. Dù Tổng thống Kim của Nam Hàn và chủ tịch Kim ở Bắc Hàn đều mong mỏi quân đội Mỹ ở lại. Nhưng điều đó có thể thay đổi khi hoàn cảnh lãnh đạo và dư luận quần chúng đổi thay. Không có gì bảo đảm là những nhà lãnh đạo kế nghiệp của hai miền cùng lập trường với người tiền nhiệm. TT Kim của Nam Hàn sẽ mản nhiệm vào năm 2003 và không được tái ứng cử theo qui định của Hiến pháp. Chủ tịch Bắc Hàn thì còn có thể nắm quyền lâu hơn người đồng nhiệm miền Nam với điều kiện Ông còn cần cán được Đảng CS vững như thân phụ Ông, để có thể chuyển giao Đảng lại cho Ông như cha truyền con nối. Nhiều dấu chỉ cho thấy Chủ tịch Bắc Hàn khó mà làm được như vậy, ngay cả đối với người thừa kế ngoài gia tộc họ Kim. Vì vậy, đến lúc nào đó Oâng cũng phải giao quyền lại cho người khác trong Đảng. Và khó mà biết người kế nhiệm Oâng, lập trường về thống nhứt ra sao.

Còn phải kể đến sự thay đổi chính sách từ phía Mỹ. Tổng thống mới có thể cho sự hiện diện cuả Quân đội Mỹ ở bán đảo Triều tiên không cần thiết nữa, có thể do áp lực trong nước và do phong trào chống Mỹ đã bắt đầu ở Nam Hàn.

Thống nhứt chế độ hai Miền khó gấp bội hơn hòa giải, nên đòi hỏi thời gian. Cuộc Chiến tranh Triều Ttiên xảy ra trót hơn hai thế hệ rồi. Tâm lý thù hận giữa hai bên cũng đã phôi pha. Việc hòa giải sẽ giúp giảm bớt hay ngưng ngưng các hoạt động tâm lý chiến, chiến tranh chánh trị, tạo bầu không khí tốt cho việc thống nhứt trong một tương lai vừa. Xu thế thời đại hậu chiến tranh lạnh cũng giúp sức cho Đại Hàn tiến đến thông nhứt. Nhưng cái gì cũng cần có thời gian. Người ta không thể xây thành La mã trong một sớm, mốt chiều được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.