Hôm nay,  

Gs Hoạt Diễn Văn Ở Harvard: Csvn Không Cản Nổi Dân Chủ

29/03/200200:00:00(Xem: 4487)
LTS: GS Đoàn Viết Hoạt đã thuyết trình tại Đại Học Harvard: Việt-Nam tiến vào giai đoạn III của tiến trình phát triển và có triển vọng trở thành một nước dân chủ và phồn thịnh bằng một giải pháp hòa bình.
Sau đây là bản tường trình của Nguyễn Q. Khải, VietNest, 26.3.2002.
Trước một cử tọa chọn lọc khoảng 100 người gồm những học giả, giáo sư, sinh viên Mỹ và Việt và một số người trong cộng đồng Việt-Nam, GS Đoàn Viết Hoạt đã thảo luận về triển vọng đưa đến dân chủ tại Á châu và Việt-Nam tại khuôn viên Đại Học Harvard vào tuần vừa qua. Buổi nói chuyện này đã được chú ý đặc biệt và được bảo trợ bởi ba tổ chức của Đại Học Harvard: Woodbridge Society for International Stdudents at Harvard College, Harvard University Committee on Human Rights Studies và Hội Sinh Viên Việt-Nam tại Harvard. Được biết đây là lần thứ hai, GS Hoạt đã được mời nói chuyện tại Đại Học Harvard, Boston, Thủ Đô giáo dục của Hoa-Kỳ.
GS Hoạt cho rằng dân chủ và kinh tế thị trường là hai khuynh hướng nổi bật vào giai đoạn chuyển tiếp qua thiên niên kỷ thứ ba. Ông nhận định rằng khuynh hướng dân chủ không thể đảo ngược lại được. Ông Hoạt dẫn chứng rằng từ sau Thế Chiến thứ II con số những nước dân chủ đã tăng từ 30 phần trăm của tổng số các quốc gia trên thế giới lên đến 62 phần trăm và thế giới đã có 120 nước theo chế độ dân chủ so với tổng số là 192 quốc gia vào năm 2000. GS Hoạt phủ nhận giả thuyết Lý Quang Diệu theo đó chế độ phi dân chủ theo ô. Diệu giúp cho kinh tế phát triển dễ dàng. Có một thời ô. Diệu sau khi không làm Thủ Tướng Tân Gia Ba nữa đã được CSVN mời làm cố vấn nhưng ông đã từ chối.
GS Hoạt hoàn toàn đồng ý với Kinh Tế Gia Amartya Sen về vai trò của thể chế dân chủ trong việc phát triển xã hội và kinh tế của những nước chậm tiến: "Dân Chủ không phải là kết quả của phát triển kinh tế, nhưng chính là một yếu tố giúp cho sự phát triển" và "Dân chủ không phải là một xa xỉ phẩm mà có thể đợi đến khi có sự thịnh vượng mới được hưởng." Công trình nghiên cứu này của Kinh Tế Gia Sen đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel về Kinh Tế vào năm 1998.
GS Hoạt nêu ra hai trường hợp ở Á châu là Đài Loan và Đại Hàn. Khoảng 30 năm về trước, Đài Loan là một khu vực chậm tiến về mặt kinh tế và độc tài về phương diện chính trị. Ngày nay Đài Loan trở thành một quốc gia kỹ nghệ hóa và là một trong bốn con rồng ở Á châu. Chế độ dân chủ hình thành qua một tiến trình hoàn toàn bất bạo động. Cộng Hòa Hàn Quốc trong 30 năm đã từ một quốc gia độc tài và nghèo thành một nước dân chủ và phát triển với tổng sản lượng quốc gia mỗi đầu người (GDP per capita là 8,900 Mỷ kim . Bạo loạn và đổ máu đã xẩy ra tại Đại Hàn, nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhờ lòng can đảm và kiên trì của những lãnh tụ đối lập như đương kim Tổng Thống Kim Dae-jung. Theo GS Hoạt trường hợp Đại Hàn cho chúng ta hai bài học: (1) Nên nhanh chóng chấp nhận nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế vùng và thế giới; (2) Phải dân chủ hóa chính quyền và khai phóng xã hội. Không ai có thể đảo ngược được hai khuynh hướng này.
Bàn về vấn đề toàn cầu hoá, GS Hoạt nhắc lại một lời tuyên bố của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, người được chia giải thưởng Nobel Hòa Bình với Tổ Chức LHQ vào năm 2001, rằng khi những quốc gia vi phạm luật lệ và dân quyền "những quốc gia này không những đe dọa những dân tộc của những nước này mà còn đe dọa những nước láng giềng và cả thế giới. " Ông Hoạt nói tiếp là trong thời đại toàn cầu hóa, những phương tiện thông tin tân tiến và tự do mậu dịch sẽ phá vỡ tất cả những hàng rào vật chất và tư tưởng và những chế độ độc đoán giáo điều. Việt-Nam sẽ không là một trường hợp ngoại lệ. Kinh tế thị trường và dân chủ phải đi đôi với nhau và như Tổng Thống Clinton đã nói với sinh viên Việt-Nam "Tự do không thể đảo ngược lại được." GS Hoạt cho rằng "Vấn đề của Việt-Nam ngày nay không còn là tại sao phải chấp nhận dân chủ mà làm sao chuyển từ một chế độ độc tài độc đảng cộng sản hiện tại sang một chế độ dân chủ đa đảng.... Câu hỏi bây giờ là lộ trình nào tốt nhất có thể đưa dến dân chủ ở Việt-Nam".

Theo GS Hoạt, một phần tư thế kỷ vừa qua đối với Việt-Nam có thể chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn I nghèo đói tứ 1975-1986. Giai đoạn II vơí chương chính đổi mới từ 1986-2001. Việt-Nam đã thoát khỏi sụp đổ kinh tế nhưng đã không trở thành một con rồng của Á châu như nhiều người trông đợi mà chỉ là một "con rồng ngủ quên" . Lý do là những lãnh tụ Hà Nội vẫn còn do dự không muốn thi hành chính sách kinh tế thị trường toàn diện. Ô. Hoạt cho rằng Việt-Nam bắt đầu đi vào giai đoạn III với Thương Ước Việt-Mỹ và với việc thực thi những điều khoản của Khu Tự Do Mậu Dịch ASEAN (ASEAN Free Trade Area: AFTA) đã bắt đầu từ năm 1996 và sẽ kết thúc vào năm 2006 cùng với triển vọng gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization: WTO) trong vài năm tới. Mặc dù Việt-Nam đã thay đổi và từ 2002, với bản Hiến Pháp 1992 vừa được tu chính, sẽ áp dụng chế độ độc tài pháp quyền (rule by law) mà ban lãnh đạo CS hiện nay gọi là "dân chủ nhất nguyên" (độc đảng) hay "dân chủ tập trung", nhưng vẫn chưa chấp nhận quan điểm dân chủ pháp trị (rule of law), do đó chưa có những chuẩn bị nào đế tiến đến chế độ dân chủ pháp trị. Mọi tự do về tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục và trí thức đều bị chống đối. Những lãnh tụ CSVN không
chấp nhận bất cứ đối lập nào kể cả trong nội bộ Đảng Cộng Sản. GS Hoạt đặt ra một số câu hỏi căn bản nhưng rất hệ trọng cho Việt-Nam trong giai đoạn phát triển III này:
(1) Liệu Việt-Nam có thể trở nên phồn thịnh trước khi đa diện hoá và cởi mở xã hội với những biến đổi tất yếu phải đến sẽ tự bung ra ngoài sự kiểm soát của chính những lãnh tụ cộng sản giáo điều bảo thủ"
(2) Không có tự do và nhân và dân quyền tình trạng ổn định có tồn tại được hay không "
(3) Liệu kinh tế thị trường tự nó có thể phát triển trong một xã hội khép kín, không có tự do thông tin và ý kiến"
GS Hoạt cảnh cáo rằng phải tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên và phải kiếm cho nhanh để Việt-Nam tránh được bạo loạn. Ông không tin rằng chính sách đổi mới hiện nay của Việt-Nam sẽ đưa đến một Việt-Nam ổn định, công bình và thịnh vượng. Kinh tế thị trường không thể phát triển trong một xã hội khép kín. Trong hệ thống chính trị xã hội hiện nay không có cơ chế độc lập nào kiểm soát và chế tài những người cầm quyền cả, do đó kinh tế thị trường và mậu dịch tự do chỉ làm lợi cho những kẻ có đặc quyền đặc lợi. Theo GS Hoạt, một xã hội dân sự cởi mở và tự do sẽ phát hiện nhờ vào môi trường thuận tiện do sự phát triển tương đối của nền kinh tế thị trường. Hai trường hợp có thể xẩy ra. Một là những nhá lãnh đạo CSVN sẽ thay đổi chính sách, chấp nhận dân chủ đa đảng. Hai là bạo loạn sẽ xẩy ra như ở Nam Dương và Đại Hàn.
GS Hoạt cho rằng bạo loạn có thể tránh được nếu chúng ta thực hiện một số hành động cụ thể. Trước hết, các chính phủ dân chủ, những cơ quan mậu dịch và tài chánh quốc tế cần giúp khu vực tư phát triển, đồng thời tạo áp lực để những người cầm quyền phải mở rộng tự do xã hội và văn hóa tư tưởng, thông tin cho người dân . Thứ hai, ban lãnh đạo cộng sản cần phải chủ động tự do hóa xã hội và dân chủ hoá chính quyền. Thứ ba là những người dân chủ trong và ngoài nước thành lập một diễn đàn đối thoại dân tộc để tạo đồng thuận về một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Thứ tư là giới lãnh đạo cộng sản và phong trào dân chủ trong và ngoài nước cùng nhau thỏa thuận về một chương trình dân chủ hóa chính quyền và khai phóng xã hội. Sau chót là thực hiện một cuộc bầu cử thực sự tự do đa đảng có giám sát quốc tế.
GS Hoạt cho biết lộ trình năm điểm này đang được phổ biến ở trong nước và hải ngoại để lấy ý kiến và sẽ được hoàn chỉnh. Ông Hoạt tin rằng lộ trình dân chủ hóa Viêt-Nam không dễ dàng và trơn tru. Nó sẽ đòi hỏi mọi người, mọi đoàn thể có tầm nhìn rộng và khả năng vận động quần chúng và quốc tế. Nó cũng đòi hỏi nhiều điều chỉnh cần thiết và có khi đau đớn của mọi cá nhân và đoàn thể liên hệ, nhất là ban lãnh đạo dảng CSVN đang cầm quyền. Nhưng theo GS Hoạt, Việt-Nam không có một lựa chọn nào khác. Thời cơ ngày càng thuận lợi hơn cho một cải tổ chính trị sâu rộng. Kinh tế thị trường và khuynh hướng toàn cầu hóa sẽ giúp tiến trình dân chủ hoá tiến nhanh hơn nếu mỗi cá nhân cũng như đoàn thể trong-ngoài nước quan tâm tới đất nước quyết tâm cùng làm việc với nhau để thúc đẩy tiến trình này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.