Hôm nay,  

Báo Chui Đối Thoại: Hỏi Tội 1 Trung Tướng Viện Quân Sử

17/12/200100:00:00(Xem: 3550)
Nối Kết Thứ Bẩy, 15/12/2001
Nối kết tiếp tay tán phát cho tới khi nào có tự do dân chủ thật sự trên đất nước Việt Nam ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI - ĐỐI THOẠI (15 tháng 12 năm 2001) (Tiếng nói của chủ nhân đất nước - Đối thoại để có dân chủ)
*** Ai là "kẻ lén lút"" Ai chỉ dùng quyền lực độc tài toàn trị âm mưu cướp đoạt và khủng bố người dân, không dám công khai đối thoại. Có những sự việc dư luận nhân dân công khai hỏi han mà hàng chục năm không trả lời, câm lặng" Rồi lại âm thầm làm việc mờ ám dâng hiến đất đai tổ tiên cho quan thầy để củng cố chức quyền đục khoét của cải nhà nước nhân dân! Đối thoại số này dành cho tiếng nói của nhà sử học quân đội Phạm Quế Dương với một số chứng cứ vạch mặt chỉ tên thành phần chuyên làm theo lời sai bảo "triền miên" để được "ăn theo" của bả danh lợi. ***
*** Trao đổi với Trung tướng Phó Giáo sư Nguyễn Đình Ước Xin mời cùng làm rõ Ai là "kẻ lén lút"!"

Phạm Quế Dương

Gần đây, có một số vị đăng bài trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân phê phán những người đấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước là cơ hội, chống đối, bất mãn... Cùng nghề làm báo, tôi có biết một số vị nên thông cảm chẳng bận tâm.
Nhưng đối với bài của Trung tướng, Phó Giáo sư - Nguyễn Đình Ước, báo Quân Đội Nhân Dân, 30/11/2001: "Tính chất của các quan điểm sai trái đang bị phê phán", thì tôi buồn cười ... Vì tôi và ông này quá biết rõ nhau nên đọc xong bài tôi muốn mời ông cùng trao đổi.
Ông cũng gọi những người đấu tranh cho Dân chủ và Tự do là những "kẻ cơ hội, chống đối, bất mãn". Tất nhiên trong đó ông ám chỉ cả tôi. Ông bảo chúng tôi đang "lén lút loan truyền các quan điểm sai trái". Cái chuyện "cơ hội, chống đối, bất mãn" bàn sau. Tôi nói cái chuyện "lén lút"với ông trước đã.
Chúng tôi có "lén lút" đâu! Bài viết chúng tôi có ký tên, địa chỉ đàng hoàng, công khai in, phô tô hàng trăm nghìn bản gửi cả lãnh đạo, chính quyền, công an, cơ quan ngôn luận, các địa phương, bạn bè, ra cả cộng đồng người Việt yêu nước ở nước ngoài. Sao lại gọi là "lén lút"!"
Trong khi đó ông có 3 sự việc được dư luận hỏi han công khai, mà hàng chục năm nay ông không trả lời, chính quyền này cũng câm lặng. Xin nhắc lại để xem kẻ nào là kẻ "lén lút"!" Đó là 3 cụm bài:
Một là, có khoảng 10 bài yêu cầu làm sáng tỏ việc ông xin "chiếu cố", "đặc cách" Phó Giáo sư của các tác giả Tào Mạt, Đào Thái Tôn, Nguyễn Công Thành, Lê Trí Dũng, Trọng Nhân, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hữu Đức,... đăng trên các báo Giáo dục và Thời đại, Khoa học và Tổ quốc, Quân Đội Nhân Dân...Chẳng ai trả lời! Ông vẫn lẻn được vào là Phó Giáo sư đấy thôi! Sao ông không dám công khai trả lời" Và nếu các tác giả vu cáo ông, sao ông không kiện họ ra toà án Nhà Nước Cộng Sản vô cùng sáng suốt này" Cái lũ phong cho ông Phó Giáo sư cũng câm miệng cả. Như vậy ai "lén lút"" Hai là, 5/1995, Cựu chiến binh Chiến sĩ Nam tiến - Trần Văn Quang, có bài gửi rộng rãi "Trung tướng Nguyễn Đình Ước vốn là tên lính đào ngũ"". Nếu là "một tên lính quèn" bị tố cáo là đào ngũ đã là nhục nhã biết bao" Sao "một ông Trung tướng như ông" bị người ta bêu riếu nhục mạ như thế, ông lại không phản ứng gì cả". Bọn phong Tướng cho ông cũng chả nói chi" Người vạch mặt chỉ tên ông thì có tên tuổi địa chỉ đàng hoàng, còn ông vẫn lại câm lặng! ! !. Như vậy ai "lén lút""
Ba là, 10/10/1995, ông Bùi Văn Thu xưng danh rõ là Cán bộ QĐND chuyển ngành, có địa chỉ rõ ràng gửi thư lên Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan ngôn luận báo chí hỏi về 2 việc trên và còn hỏi việc thứ 3 là: Nhà ông nay ở 16 Lý Nam Đế - Hà Nội, có gác trên, nhà dưới, cửa hàng mặt phố, sân vườn, trừ khu phụ cũng ít nhất hơn 100 mét vuông, sao Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam do ông là Thủ trưởng lại vừa tự cấp bổ sung cho ông 70 mét vuông đất của Viện. Đất bây giờ là vàng... Sao ông không phản ứng gì" Và cái Quốc hội mà công dân nghiêm chỉnh viết bức thư kia gửi cả niềm tin vào cơ quan Quyền Lực Tối Cao của Nhà Nước Pháp Quyền cũng câm tịt! Vậy ai là kẻ "lén lút""
Tôi xin in lại kèm theo đây gửi đến ông và dư luận tất cả các văn bản trên.
Xin mời Trung tướng, Phó Giáo sư - Nguyễn Đình Ước, trao đổi với tôi. Chúng ta họp báo công khai nhờ vô tuyến truyền hình giúp truyền hình trực tiếp cuộc trao đổi này giữa tôi và ông với chủ đề "Ai là kẻ lén lút""để công luận phán xét.
Mong ông có sự trả lời.
Viết xong, tình cờ tôi đọc bài thơ "Con chó" của tác giả Tường Vân (Hải Phòng) trên Tạp chí Văn học và Dư luận. Thấy cũng vui vui. In lại đây để bạn nào thích thơ cùng ngâm nga.
Con chó
Bảo ra đường
ra đường
Bảo nằm gầm giường
nằm gầm giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im
Và cứ thế triền miên
một đời con chó
Tường Vân (Hải Phòng)
Tạp chí Văn học và Dư luận
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2001
Phạm Quế Dương
37 Lý Nam Đế - Hà Nội
Kính gửi:
Trung tướng PGS Nguyễn Đình Ước
Các cấp lãnh đạo, chính quyền
Cơ quan báo chí ngôn luận
Bạn hữu xa gần

***
(một số các chứng cứ)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1995
Kính gửi Ông Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh
Kính gửi các vị Đại biểu Quốc hội
Đồng kính gửi các cơ quan Ngôn luận, Thông tin.
Tôi xin kèm gửi theo đơn này:
1. Bản sao 9 bài báo phát hiện và đề nghị xem xét việc xét phong Phó Giáo sư cho ông Nguyễn Đình ước, Thiếu tướng Phó viện trưởng Viện lịch sử Quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng (1992-1993). Không có một sự trả lời cho công luận; lặng lẽ, ông ước vẫn được phong hàm Phó Giáo sư, phong cấp Trung tướng. Tiếp theo phong chức Viện trưởng.
2. Bản sao bài gửi nhiều cơ quan lãnh đạo, thông tin: "Trung tướng Nguyễn Đình ước vốn là tên lính đào ngũ " của ông Trần Văn Quang có ghi rõ địa chỉ của mình từ 5/1995, cũng không một ai trả lời"
Sự im lặng này mặc nhiên là một sự xác nhận! Nhưng dầu sao cũng chỉ là sự cho nhau "Danh" và "Vị" là chủ yếu. Nhưng hiện nay, ông Nguyễn Đình ước nhà ở số 16 - Lý Nam Đế Hà Nội, có gác trên, nhà dưới, cửa hàng mặt phố, sân vườn, trừ khu phụ cũng có ít nhất hơn 100 mét vuông. Vậy mà Viện lại vừa tự cấp bổ sung cho ông ước 70 mét vuông (Bảy mươi mét vuông) đất ở Nghĩa Đô. Đất bây giờ là Vàng. Móc túi của Dân cho nhau một lúc trên 100 cây vàng, tức trên dưới nửa tỷ đồng một cách nhẹ nhõm như vậy thì quá kỳ lạ !
Tôi xin phát hiện với Quốc hội với niềm tin vào cơ quan quyền lực tối cao của Nhà Nước dân chủ pháp quyền, hy vọng có sự điều tra làm sáng tỏ công khai vụ việc này. Xin chân thành cảm ơn và hy vọng được sự trả lời. Xin kính chúc sức khoẻ Chủ tịch và các vị đại biểu
Kính
Bùi Văn Thu
Cán bộ QĐND chuyển ngành
11 Nguyễn Khắc Cần Hà Nội Tel: 241866

***
Trung tướng Nguyễn Đình ước vốn là tên lính đào ngũ
Trần Văn Quang
Tôi không phải là nhà báo cũng không phải là nhà sử học nhưng vốn từ "Anh Việt Minh" rồi trở thành "Anh bộ đội Cụ Hồ" nên thường quan tâm đến sử sách. Gần đây đọc một văn bản đánh máy, nguyên bản như sau:
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- Bản nhận xét
Về cuốn hồi ký: Quân Giải Phóng - Nhớ lại cho mai sau Kính gửi: Ban Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Sau khi đọc tập hồi ký: Quân Giải phóng - Nhớ lại cho mai sau, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam có ý kiến như sau:
1. Đây là tập Hồi ký ghi lại những sự kiện lịch sử trong chặng đường vẻ vang của quân đội ta mà các tác giả đã tham gia, tập hồi ký về cơ bản phản ánh đúng sự thật lịch sử có tác dụng tốt.
2. Các nhân vật lịch sử, vai trò của cán bộ cơ sở và nhân dân được tập hồi ký phản ánh đúng với thực tế lịch sử. Riêng về Chu Văn Tấn và sự kiện được trình bày trong bài viết là đúng với sự thật lúc đó, việc trích đăng lại sẽ phong phú thêm các sự kiện. Nhưng theo thông báo của Bộ chính trị trước đây: Về cuối đời Chu Văn Tấn có sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, Nhà xuất bản nên xin ý kiến của Tổng cục Chính trị về trường hợp này để chặt chẽ về mọi mặt.
3. Ngoài một số bài viết đã được đăng trên các báo có nội dung và văn phong tốt, một số bài còn hạn chế trong cấu trúc, văn phong, trong đánh giá nhân vật và sự kiện. Những chỗ cần sửa chữa, Viện sẽ có ý kiến cụ thể khi làm việc trực tiếp với Nhà xuất bản.
Viện trưởng Viện Lịch sử QSVN
(Có chữ ký nhưng không ghi tên, không có dấu)
Văn bản này có lời phê viết tay bên lề, nguyên văn:
Kính gửi: Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam
Vì vốn là Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự, yêu mến lịch sử dân tộc Việt Nam, tôi quan tâm tới cuốn Hồi ký này . Nay được đọc văn bản này, tôi ngạc nhiên xin hỏi Viện:
1. Đây là cuốn Hồi ký của các bậc đàn anh QĐND ta, trong đó có bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc dùng từ "Bản nhận xét" là xấc xược, kém văn hoá.
2. Đây là văn bản hành chính sao không có số, ngày, dấu và ghi rõ tên người ký"
3. Hỏi có người nói đây là chữ ký anh Nguyễn Đình ước đã thay anh Hoàng Phương làm Viện trưởng. Tôi không tin là lãnh đạo, Bộ Quốc phòng lại đưa ra một anh lính đào ngũ (1947), bị 10 bài báo chửi về việc đi xin chức Giáo sư bậc Phó làm Viện trưởng Lịch Sử Quân Sự.
Mong các anh trả lời. Cần thiết đối chất với pháp luật việc anh ta có đào ngũ không" Tôi xin chịu trách nhiệm đã viết như vậy. 11-4-1995 Phạm Quế Dương 37 - Lý Nam Đế - Hà Nội. Tel: 231372
Tôi biết cả hai anh này:
Anh Nguyễn Đình ước là Phó Chính uỷ Quân khu 4 về làm Viện phó Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thiếu tướng, gần đây lên Trung tướng, làm Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Anh Phạm Quế Dương, Đại tá - nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự. Tờ báo này trước đây phát hành trên bìa có in giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin, có chỉ số Quốc tế, nhưng số cuối năm 1988 có thông báo của Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Đặng Vũ Hiệp ký, quyết định tạp chí này phải lưu hành nội bộ hai tháng/ kỳ. Ngay sau đó anh Phạm Quế Dương có quyết định nghỉ hưu và cũng không còn thấy tạp chí này trên các quầy bán sách báo.
Đọc văn bản này có nhiều chuyện: Có nên dùng từ Bản nhận xét không" Thủ tục hành chính giấy tờ có nghiêm chỉnh không" Có phải anh Nguyễn Đình ước đi xin cái học hàm Phó Giáo sư không" Anh Nguyễn Đình ước có phải là một anh lính đào ngũ năm 1947 không" Vụ Chu Văn Tấn lâu nay chỉ nghe nói mồm, nay ở đây bảo là có thông báo của Bộ Chính trị , có đúng không" Hai chuyện "Tu từ " và "Thủ tục hành chính ", tôi không bàn. Chuyện anh Nguyễn Đình ước xin cái Phó Giáo sư ra sao, tôi cũng không bàn. Vì sau bài của anh Đào Thái Tôn mở đầu cho vụ việc này in trong báo Giáo dục và Thời đại, 24-2-1992 "Tìm hiểu sự thật mấy trăm giờ giảng dạy đại học trong hồ sơ xin xét phong danh hiệu Phó Giáo sư", tiếp theo hàng chục bài châm biếm, phản đối, đề nghị làm sáng tỏ trước công luận mà chẳng thấy bài báo nào nói lại, cải chính hoặc thanh minh. Anh ta vẫn cứ là Phó giáo sư (!"). Vậy bàn làm gì nữa. Tôi chỉ xin kèm theo đây bản in lại các bài báo bàn về vụ này hồi đó để bạn đọc tham khảo.
Còn chuyện ông Chu Văn Tấn, đúng là có một thời tôi có nghe đồn về tội của ông nhưng không có một bài báo hoặc một văn bản của Đảng hoặc Chính phủ kể tội Ông, tất cả đều chỉ sầm xì trong dư luận chìm. Còn thật tâm của đời thường, có cả tôi đều ghi nhớ công ơn của Ông đóng góp cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ta. Gần đây, trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập QĐNDVN, trên Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan ngôn luận của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, trong số 10/1994, có trích đăng hồi ký ghi rõ tên tác giả Chu Văn Tấn có in kèm ảnh to đẹp Bác Hồ đứng giữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bên, Thượng tướng Chu Văn Tấn một bên. Cùng dịp đó, trong cuộc gặp mặt các lão thành Việt Nam Giải phóng quân ở Quân khu Thủ đô, ở Quân khu I thấy có bà Đường Thị ân - tức Thượng tướng quân Chu Văn Tấn phu nhân, anh Chu Thành con trai của Ông tham dự. Còn đấy những băng hình và ảnh chụp các vị: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Đàm Quang Trung, Trung tướng Song Hào, Trung tướng Chu Duy Kính, Thiếu tướng Lê Thuỳ cùng đông đảo các tướng lĩnh anh hùng quây quần bên gia quyến Ông Chu Văn Tấn. Rồi đúng ngày kỷ niệm 54 năm ngày thành lập Đội du kích Bắc Sơn (16/10/1940 - 16/10/1994), một đoàn nhà sử học, nhà báo, cựu chiến binh đã về tận quê Ông Chu Văn Tấn ở huyện Vũ Nhai, tỉnh Bắc Thái thắp hương trước mộ ông, lễ trước bàn thờ ông và cùng nhau quyên góp hàng triệu đồng xây nhà bia tưởng niệm Thượng tướng quân Chu Văn Tấn. (Nếu tôi không nhầm thì khi nhà cách mạng tiền bối Lê Quảng Ba, người gắn bó suốt cuộc đời chiến đấu và công tác với Ông Chu Văn Tấn từ trần, thì Đảng và Chính phủ đã tổ chức tang lễ ông theo nghi thức Nhà nước ). Nay trong văn bản này anh Nguyễn Đình ước lại nói cụ thể: Về cuối đời Chu Văn Tấn có sai lầm nghiêm trọng. Có thông báo của Bộ Chính trị hẳn hoi. Thiết nghĩ, là một nhà khoa học lịch sử anh Nguyễn Đình ước có đầy đủ tư cách để tìm hiểu trả lời về vụ này, sao lại đá quả bóng sang Nhà xuất bản đi hỏi TCCT. Và giả thử nếu Ông Chu Văn Tấn nhất thời gặp chuyện chẳng may trong cuộc sống và chiến đấu của mình, thì chính anh Nguyễn Đình ước vốn là người có đủ các chức, các danh, các vị, các hàm như vậy phải làm sáng tỏ vấn đề trước sự thật lịch sử chứ, thờ ơ để chìm lắng với thời gian sao đành tâm!
Còn cái việc anh Nguyễn Đình ước năm 1947, giữa những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh và gian nan, có đào ngũ không" Theo tôi bây giờ có luật hình sự rồi, anh Nguyễn Đình ước nên đem ra đối chứng trước pháp luật, nếu anh Phạm Quế Dương nói sai sẽ là phạm tội vu khống. Cuộc đời rất minh bạch và sòng phẳng, chúng ta cứ làm theo như là lời của Tổng bí thư Đỗ Mười nói tại Đại hội Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ngày 25/4/1994 "Nhà sử học hãy giữ tâm hồn trong sạch, ngọn bút ngay thẳng và con mắt tinh tường..."
Anh Nguyễn Đình ước ạ ! Anh là nhà sử học đấy!
19/5/1995
Trần Văn Quang
Nhà D2 - Phường Trung Tự - Hà Nội

***
Tìm hiểu sự thực mấy trăm giờ giảng dạy đại học trong một hồ sơ xin xét phong danh hiệu phó giáo sư
Đào Thái Tôn


Ngày 19/9/1990 Nhà nước ta đã có Thông báo số 31/HV-CDKH về công tác phong chức danh khoa học Giáo sư, Phó Giáo sư như thường lệ. Nét đặc biệt của đợt sắc phong này là ở chỗ: Đây là lần cuối cùng Nhà nước cho phép xét phong đặc cách - tức là xét cho cả những người vì hoàn cảnh nào đó, không có học vị Phó tiến sĩ, cũng có thể được công nhận học hàm Phó Giáo sư. Nên chi, không khí xét chọn ở các cơ sở khẩn trương hơn, cố gắng không bỏ sót những người thực học. ấy là điều thật đáng hoan nghênh. Tuy nhiên có nơi, do quan niệm chưa đúng đắn, đã quá chú ý đến những người có chức có quyền, đưa ra xét một cách "nóng vội" "gò ép" mà không chú ý đến chất lượng, không lấy tiêu chuẩn làm chính (1). ở đây, chúng tôi xin đơn cử một hồ sơ xin xét phong để chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm.
Theo tiêu chuẩn của Nhà nước, ai muốn được phong danh hiệu Phó Giáo sư, ngoài các tiêu chuẩn rất rõ ràng, còn phải có ít nhất 250 giờ giảng dạy đại học (thực sự hay qui đổi). Trong hồ sơ nộp tại Hội đồng xét phong Bộ Quốc phòng và hiện lưu tại Hội đồng học vị và chức danh khoa học Nhà nước, anh Nguyễn Đình ước Thiếu tướng, Viện phó Viện Lịch sử Quân sự đã xin được vị chi là 380 giờ. Song chỉ xét hai trong bốn giấy chứng nhận đó đã có nhiều điều thật đáng băn khoăn. Đó là:
1. Giấy chứng nhận của Học viện Nguyễn ái Quốc, với nội dung: Học viện Nguyễn ái Quốc chứng nhận đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đình ước nguyên Tổng Biên tập báo Quân đội nhân dân, hiện là Phó Viện trưởng Viện LSQS đã tham gia giảng dạy cho cán bộ thuộc Học viện về "Đường lối quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" từ năm 1968-1972: 30 tiết, ký ngày 01/1/1991 (2). Chúng tôi thấy như sau:
a. Ngày 29/11/1988, Bộ trưởng Bộ ĐHTHCN và DN Trần Hồng Quân đã ký Quyết định số 156/QĐ-SĐH, giao chuyên ngành đào tạo NCS cho Học viện N.A.Q. Từ đó, những người mời đến giảng dạy tại đây mặc nhiên được xem là giảng dậy đại học. Tuy mang danh nghĩa Học viện, nhưng 30 tiết giảng dạy ghi trong giấy chứng nhận cho anh Nguyễn Đình ước lại không thể xem là "giảng dạy đại học được". Vì mãi đến ngày 27/7/1986 Bộ Chính trị mới ra Nghị quyết số 34/NQ-TW chuyển trường Nguyễn ái Quốc thành Học viện khoa học xã hội mang tên Nguyễn ái Quốc (3).
b. Dù quả thật anh Nguyễn Đình ước có giảng những năm 1968-1972 chăng nữa thì cũng không được xem là giảng dậy đại học, vì: mãi đến ngày 10/6/1983 Hội đồng Bộ trưởng mới có quyết định số 163/CT về việc đưa công tác đào tạo ở trường Đảng N.A.Q vào quy chế đại học (4). Tuy nhiên, mấy chục năm qua và cả hiện nay, đặc thù của Trường Đảng, Trường N.A.Q (và Học viện N.A.Q bây giờ) vẫn nhận nhiều học viên chưa học xong phổ thông trung học vào đào tạo, khoá dài nhất cũng chỉ là hai năm nên cái giấy chứng nhận HAI năm đó vẫn chưa được xem là bằng đại học.
c. Có cơ sở để chúng tôi hoài nghi giấy chứng nhận này. Vì: Kể từ khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc ngày 07-2-1965 "Trung ương quyết định trường Đảng tạm ngừng mở lớp đào tạo dài hạn, sơ tán trường đến những địa điểm an toàn". Mãi đến sau thời Giôn xơn "Mỹ phải đàm phán với ta ở Pari" thì "Trường Đảng từ nơi sơ tán về tiếp tục mở các lớp từ 1969 đến 1973" (5), Vậy thử hỏi: năm 1968 Trường thì đóng cửa, đang ở nơi sơ tán, anh Nguyễn Đình ước làm ở tờ báo hàng ngày làm sao có thì giờ để lên chỗ sơ tán. Mà để dạy dỗ ai năm 1968 khi nhà trường đóng cửa" d. ấy thế mà đồng chí Vũ Nhật Khải, mới làm Vụ trưởng Vụ quản lý đào tạo Học viện N.A.Q mấy năm nay, để bảo vệ cho chữ ký ngày 01-1-1991 của mình, ngày 16-1-1992 vừa rồi, vẫn viết thư gửi Hội đồng xét phong (qua Ban kiểm tra).
"Vụ quản lý đào tạo Học viện N.A.Q một lần nữa khẳng định rằng thời gian kể trên Vụ quản lý đào tạo chúng tôi đã nhiều lần mời đồng chí Nguyễn Đình ước đến giảng bài cho học viên là những cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước về những kiến thức về LSQS và vấn đề Đảng trong quân đội là hoàn toàn đúng sự thật".
ơ hay! sao ngày 01-1-1991 đối tượng giảng dạy của anh ước được ghi là: "giảng dạy cho cán bộ thuộc Học viện mà ngày 16-1-1992 đồng chí Vũ Nhật Khải lại phóng to đối tượng này thành " Những cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước " nhỉ" Tại sao về nội dung giảng dậy ngày 01-1-1991 được ghi là "Đường lối quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" mà đến ngày 16-1-1992 lại ghi thành 2 nội dung: "Những kiến thức về LSQS" và "vấn đề Đảng trong Quân đội" nhỉ" Phải chăng những giờ giảng này là không có thực nên nội dung trả lời được thay đổi một cách tuỳ tiện"
2. Về giấy chứng nhận mang số 250/VP của Tổng cục Chính trị: Với nội dung: Văn phòng Tổng cục chính trị chứng nhận đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đình ước (..) đã tham gia giảng dạy cho cán bộ cấp cao:
- Từ 1961-1988, 200 tiết về lý luận thời kỳ quá độ lên CNXH, đường lối quân sự và công tác Đảng, công tác chính Trị
- Từ 1983-1990, 50 tiết về lịch sử QĐNDVN cho các "chuyên gia Liên Xô" ký ngày 20-9-1991. Chúng tôi thấy như sau:
a. Chữ ký của đồng chí Thiếu tướng Chánh văn phòng TCCT Chu Tử Di là không đúng chức năng. Bởi vì chỉ có ai giảng dạy cho các lớp tập huấn do Bộ Quốc phòng triệu tập mới được coi là giảng dạy bậc đại học. Vậy thì những lớp tập huấn "cho cán bộ cao cấp" từ 1961-1983 đó, lớp nào là do Bộ Quốc phòng triệu tập" Nếu quả thật đó là những lớp do Bộ triệu tập mà đăng cai tại TCCT thì chỉ có các đồng chí phụ trách lớp tập huấn (từ 1961 đến nay phải là các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Song Hào, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết và hiện nay là Lê Khả Phiêu) mới đủ tư cách và chức năng xác nhận.
b. Đã vậy, mà giấy chứng nhận đó lại phi lý ở chỗ là có thêm chữ ký, con dấu của đồng chí Trung tướng Lê Hai, Phó chủ nhiệm TCCT "Xác nhận nội dung chứng nhận" của đồng chí Chánh văn phòng. Ai cũng biết rằng từ 13 năm nay, đồng chí Lê Hai thường xuyên công tác tại nước ngoài, vừa mới về làm Phó chủ nhiệm TCCT vài tháng nay. Thế thì một người xa Tổ quốc 13 năm, sao lại chứng nhận nội dung "giảng dạy" cho người ở nhà là anh ước" !
c. Mà giả dụ như đồng chí Trung tướng Lê Hai có ở sát anh Nguyễn Đình ước 13 năm qua thì: Sau khi chứng thực cho anh ước 250 giờ giảng khống như thế, cũng còn phải có xác nhận của cơ quan chức năng là Cục Nhà trường mới có giá trị. Bởi vì, ngay từ ngày 20-1-1981, nghĩa là cách đây 11 năm, Bộ Quốc phòng đã có công văn số 91/QP do Thủ trưỏng ký, "Uỷ nhiệm cho Cục Nhà trường Bộ TTM là đầu mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ " (6). Chúng tôi hiểu: Một công văn như thế chứng tỏ sự nghiêm túc và chặt chẽ rất cao của quân đội nhằm đề phòng tình trạng các cơ quan vì nể nang thương hại cán bộ mà cấp cho nhau văn bằng, giấy chứng thực một cách tuỳ tiện trong lĩnh vực giảng dạy, học hành.
ấy vậy mà Ban Kiểm tra do Bộ Quốc phòng chỉ định lại quá thật thà: Thay vì bằng việc đi sâu vào ba lý do trên đây; thay vì bằng việc kiểm tra xem anh ước đã dạy những lớp nào suốt 29 năm qua (1961-1990)" Ai quyết định mở những lớp đó" Lớp nào đúng là lớp tập huấn cấp Bộ" Giáo trình giảng là giáo trình gì" Phiếu nhận tiền thù lao "dạy cho Liên Xô" của anh ước (ít ra từ 1985-1990) còn lưu trong sổ tài vụ chứ".. thì lại tự đề ra cho mình nguyên tắc là "Kiểm tra xuống dưới một cấp ngưòi ký chứng nhận". Khổ một nỗi, người ký là Trung tướng Lê Hai và Thiếu tướng Chu Tử Di (cấp Tổng cục).
Khói lửa đạn bom mấy chục năm chiến tranh đã rèn đúc cho quân đội ta một đức tính vô cùng quí báu, thể hiện nghiêm khắc trong "cơ chế quân hàm" là: Cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Vậy thử hỏi: Một khi mà cấp trên đã do cả nể mà cho không anh ước 250 giờ giảng như thế, bây giờ Ban Kiểm tra về lại lấy chứng nhận của cấp dưới (là Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh, Thiếu tướng Phạm Quang Cận, Thượng tá Trần Việt) để minh chứng thì "phỏng tin được một phần nào chăng"" Một khi mà hai chữ ký đã do tình thương mến và sự chiếu cố mà có, thì dù cho 100 chữ ký do phải chấp hành cấp trên nhưng vẫn không đúng chức năng của cấp dưới áp đặt vào, cũng vẫn là vô nghĩa; vẫn là trái với công văn rất nghiêm túc ngày 20-1-1981 của Bộ Quốc phòng. Nên nhớ rằng Quân đội vốn chỉ là một bộ phận, một công cụ của Nhà nước. Vì những lẽ đó, chúng tôi cả tin rằng khó ai có thể chấp nhận một giấy chứng nhận như thế. Lại thử hỏi thêm rằng: 29 năm qua và ngay cả những năm gần đây nói là anh Nguyễn Đình ước dạy dỗ những lớp nào mà còn không chứng minh được cụ thể thì làm sao lại dễ dàng cho nhau những con số giờ giảng dạy quá tròn trịa như thế (200 + 50 = 250 giờ )" ! Rằng: Chứng thực 200 gìơ giảng về 3 bộ môn khoa học như thế thì mỗi bộ môn cụ thể là bao nhiêu giờ. Cần phải nói thêm rằng: Trong buổi làm việc với Ban Kiểm tra rất chóng vánh (từ 8-9 giờ sáng 30-1-1992) chúng tôi đã được Ban cho xem giấy chứng nhận của Trường đại học Tuyên giáo do Hiệu trưởng là PTS Tô Huy Rứa ký (2-1-1992) cho anh Nguyễn Đình ước 12 tiết "giảng dạy về báo chí năm 1966" với "Nội dung: Cách viết xã luận và bình luận". Nhận thấy đây là tờ giấy anh Nguyễn Đình ước mới xin được, lại xét thấy anh chưa kịp nộp thêm vào hồ sơ hiện lưu tại các Hội đồng để vượt quá con số 380 tiết giảng dạy đã khai; vả chăng hơn 20 năm làm nghề cầm bút, chúng tôi chưa được đọc một giáo trình nào để học thêm về "Cách viết xã luận và bình luận" cũng lại chưa thật rõ ràng năm 1966 đã có Trường Đại học Tuyên giáo chưa".. nên xin phép được miễn luận bàn về giấy chứng nhận này.
Cũng còn do bị bưng bít thông tin đến cùng, mãi đến sáng ngày 30-1-1991 Ban Kiểm tra mới giơ cho chúng tôi xem và chỉ cho phép ghi chép tại bàn họp các giấy chứng nhận quá bề bộn "chứng thực về các sự chứng thực " cho anh Nguyễn Đình ước - Mà cuộc họp chỉ có tính chất thông báo chứ không được thảo luận, tranh luận gì, nên chúng tôi không thể nào có thời gian xem xét toàn bộ mà chỉ xin trình bày hai trong số bốn, năm giấy chứng nhận mà về mặt khoa học, chúng tôi tự thấy có đủ cứ liệu chắc chắn "nói có sách, mách có chứng, trước bạn đọc. Nếu sự trình bày trên đây của chúng tôi đã đặt được một vấn đề - Hiểu theo nghĩa làm sáng tỏ cốt lõi của vấn đề được bạn đọc cho là phải, là chúng tôi vui mừng; vì đã mạnh dạn phát biểu được vài lời trước công luận, góp phần nhỏ bé của công dân vào việc xét phong hàm Giáo sư một cách công khai đợt này, để chúng ta có thêm nhiều giáo sự thực học.
Ngày 3-2-1992
(Giáo dục và Thời đại số 8, (1063) 24-2-1992)
(1) Chữ dùng của Chỉ thị số 265/CT-QP ngày 9-11-1990 do Đại tướng Lê Đức Anh ký, hướng dẫn "việc xem xét và đề nghị phong CDKH GS-PGS trong Quân đội "
(2) Chép nguyên văn. Những chữ in nghiêng in đứng là do chúng tôi.
(3) Sơ thảo 40 năm phấn đấu trưởng thành (1949-1989). Học viện Nguyễn ái Quốc H.1989, Tr. 68
(4) Văn kiện của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ đào tạo... Học viện N.A.Q H.1990, Tr.6
(5) Sơ thảo 40 năm. Tài liệu đã dẫn Tr43, 45.
(6) Những văn bản chủ yếu về công tác nhà trường.... Tập 4. Cục Nhà trường H.1991. Tr.3
***
Xung quanh bài báo về phong chức danh Phó Giáo sư cho ông Nguyễn Đình Ước
Tôi đã đọc rất kỹ bài "Tìm hiểu sự thực mấy trăm giờ giảng dạy đại học trong một hồ sơ xét phong danh hiệu Phó Giáo sư " của anh Đào Thái Tôn đăng trên báo Giáo dục và Thời đại số ra ngày 23-2-1992. Chẳng những tôi hoan nghênh mà còn tán đồng chủ trương của Ban biên tập đã vì trách nhiệm với xã hội và với nhân dân ta vốn có truyền thống nhân văn "Tôn sư trọng đạo" nên phải đưa vấn đề ra công luận xem xét. Đồng thời tôi cũng thấy tác giả đã mạnh dạn đưa ra vấn đề này với trách nhiệm người cầm bút của mình. Và chắc rằng sẽ có nhiều người sẽ gửi thư đến Toà soạn nêu ý kiến, phân tích, phê phán, phát hiện cung cấp thêm chứng lý và làm sáng tỏ hơn sự việc này, thậm chí cả những lý lẽ để phản bác bài viết của tác giả.
Thực vậy, báo Giáo dục và Thời đại số 8 mới phát hành vài hôm, đã có hơn chục người là bạn bè đồng đội cũ tìm đến hỏi và trao đổi ý kiến với tôi rằng : "Phải chăng tệ nạn xã hội nó cũng đã len lỏi, tiềm nhập và khuấy động cả trong lĩnh vực mà mọi người cứ nghĩ rằng rất nghiêm chỉnh, chặt chẽ, đáng tin cậy""
Tất nhiên không ai vơ đũa cả nắm, để thấy một cây tạp mộc nói cả khu rừng đều xấu, vì cho dẫu mía có sâu thì cũng chỉ sâu có đốt, song như vậy thì tránh sao khỏi vàng thau lẫn lộn, giả thật đan xen. Còn tôi, tôi đã đọc 3 lần bài báo ở những đoạn mang tính chứng liệu mà người viết đã phát hiện và khéo léo khai thác, thu thập được. Qua đó, tôi định tâm suy nghĩ nghiêm túc, khách quan, không để bị sự kiện mê hoặc, nhưng cuối cùng cảm nhận của tôi là rất phân vân về sự khuất tất này - bởi những luận cứ "nói có sách, mách có chứng" và được tác giả trình bày khá khúc triết, mang tính thuyết phục đối với người đọc, chứ không nói lấy được, hồ đồ vô trách nhiệm.
Tôi phân vân vì chưa khẳng định được thực hư. Là một sĩ quan gần 30 năm phục vụ tại cơ quan Tổng Hành dinh Bộ Quốc phòng, tôi luôn ý thức và khẳng định rằng Quân đội ta có sức mạnh kỳ diệu chiến thắng bởi vì ngoài sự lãnh đạo của Đảng, đùm bọc của nhân dân, ủng hộ của bạn bè, nó còn có một sức mạnh tự thân từ tính kỷ luật rất chặt chẽ nghiêm minh; ngoài pháp luật của Nhà nước còn có Điều lệnh của Quân đội và được sự lãnh đạo quản lý chặt chẽ của Đảng uỷ, Thủ trưởng, nên không thể nào có sự mờ ám do tự chủ trương hoặc gian dối trong động cơ của cơ quan chức năng đối với đề nghị phong chức danh này cho Thiếu tướng Nguyễn Đình ước. Còn có đúng như sự khuất tất đó không " Và vì sao sự thể là như thế, có lẽ phải chờ ý kiến của cơ quan chức năng là Cục Nhà trường và Cục Khoa học Bộ Tổng tham mưu giúp cho Bộ Quốc phòng xem xét, đệ trình lên Nhà nước phong chức danh nói trên. Đây là một trường hợp nằm trong chủ trương của Nhà nước cho phép phong đặc cách, cần có sự chiếu cố về hoàn cảnh lịch sử. Tuy nhiên mọi vấn đề đều có sự giới hạn của nó.
Trọng Nhân (Giáo dục và Thời đại số 11, 16-3-1992)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.