Hôm nay,  

Tư Bản Mỹ Lại Bói Quẻ: Thương Ước Sắp Ký

04/07/200000:00:00(Xem: 5064)
HÀ NỘI (Reuters) - Hôm thứ hai theo dự định Mỹ và Việt Nam phải gập nhau ở Washington về vụ thương ước bị trì trệ, ông Peter Ryder, một nhà đầu tư độc lập và cũng là Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AMCHAM) ở Hà Nội nói với Reuters:

“Cứ xem tất cả chúng tôi đều muốn có ký kết, tôi có khuynh hướng lạc quan hơn là tiêu cực.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục bói trà ở đây bằng cách xem các lá trà đã pha. Cho đến nay đó là cách duy nhất chúng tôi dự liệu tương lai ở nước này. Nhưng hôm nay bói, tôi thấy có một lá cho thấy tình hình có vẻ tốt đẹp hơn kể từ lâu nay mới có.”

Ryder nói các nhà ngoại giao và nhiều người khác trong quá khứ đã bi quan, nhưng nay họ có vẻ lạc quan về một sự thỏa thuận mới đây.
Ryder nói mối lợi chính của các nhà kinh doanh Mỹ - trong các lãnh vực từ tài chính đến viễn thông, ngân hàng và đầu tư - là rất đáng kể nhất là về trung và dài hạn.

Ông tiếp: “Tuy nhiên về ngắn hạn, tôi thấy đó là một sự khích lệ rất lớn về tâm lý - khích lệ tinh thần.


“Và như Trời đã nhìn thấu, chúng tôi cần sự khích lệ đó vì khoảng hai năm qua là thời kỳ rất khó khăn cho kinh doanh nói về tổng quát. Một số công ty lớn của Mỹ đã rút lui và một số công ty khác thấy chán nản”.

Một bản tin khác từ Washington lại cho biết: Một viên chức hành pháp yêu cầu dấu tên cho biết cầm đầu cuộc cuộc thảo luận cấp chuyên viên sáng nay ở Washington là ông Nguyễn Đình Lương, trợ lý bộ trưởng bộ thương mại của Việt Nam, và ông Joseph Damond, Phó trợ lý đại diện thương mại của Hoa Kỳ.

Những nguồn tin khác nhau đều nói là cuộc gặp gỡ hôm nay có thể kéo dài đến ngày mai, để hai phái đoàn giải quyết ổn thỏa những thắc mắc, trước khi ông Vũ Khoan, bộ trưởng thương mại của Việt Nam và bà Charlene Barshefsky, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ gặp nhau vào ngày thứ Tư tới đây.

Một số viên chức thuộc hành pháp yêu cầu được dấu tên cũng nói là họ dự đoán trong cuộc thảo luận bắt đầu vào ngày mai, phía Việt Nam có thể sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tăng số lượng hàng may mặc và giầy dép mà Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.